Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Tiến Đạt

Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1

Lịch sử của doanh nghiệp 1

Nhà máy số I

 Nhà máy số II

Chương II:Tình hình doanh thu tiêu thụ của công ty 6

1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6

2. Tình hình tiêu thụ theo phương thức kinh doanh 8

3. Tình hình tiêu thụ theo thị trường 9

4. Đánh giá hiệu quả của doanh thu 10

Chương III: Giải pháp nhằm tăng doanh thu tiêu thụ 15

1. Tồn tại 15

2. Một số giải pháp về thị trường, mặt hàng, chất lượng hàng hóa, phục vụ sau bán hàng 15

a) Một số giải pháp về thị trường 15

b) Một số giải pháp về mặt hàng, chất lượng hàng hóa 16

c) Một số giải pháp về phục vụ sau bán hàng 17

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Tiến Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Lịch sử của doanh nghiệp Tên: Công ty TNHH Tiến Đạt Ngày thành lập: 5/1990 Tổng giám đốc: Nguyễn Thế Hưng Trụ sở chính: 330 Lạc Trung, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại:04 9875 630 Fax: 04 9875 631 Wep: Nhà máy số I Lô C khu Công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh Điện thoại: (0241) 714 155 Máy fax: (0241) 714.154 Email: ngphong@hn.vnn.vn Nhà máy số II Công ty CP thép không gỉ Hà Anh - Dị Sử - Mỹ hào - Hưng Yên Điện thoại: (0321) 941 938 Máy fax: (0321) 974 464 Thị trường chính: Việt Nam Số lượng nhân viên: 1000 Phạm trù kinh doanh: Các thanh và que khác bằng thép không ghỉ, thép không ghỉ ở dạng góc, khuôn, hình Sản phẩm chính: Tấm cuộn inox cán nguội, ống hộp inox dùng trong công nghiệp và dân dụng Loại hình thương mại: sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối,bán hàng. Công ty TNHH Tiến Đạt được thành lập năm 1990, hoạt động trong hai lĩnh vực: nhập khẩu – phân phối nguyên vật liệu inox và sản xuất – phân phối sản phẩm inox. Những thành tựu mà tới nay chúng tôi có được trên thị trường đó là đạt được thị phần lớn nhất, có một bộ phận lớn khách hàng là những nhà sản xuất và cung cấp uy tín nhất, thiết lập được quan hệ lâu dài, bền vững với khách hàng, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của khách hàng về một nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng cao. Đầu tư về chiều sâu với hiệu quả cao là mong muốn và quan tâm của chúng tôi cho công việc sản xuất kinh doanh của Tiến Đạt cũng như của khách hàng. Nỗ lực trở thành nhà sản xuất đi đầu trong công nghệ, tới nay chúng tôi là nhà sản xuất đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có dây truyền cán - ủ cuộn Inox. Điều này cho phép chúng tôi đi trước một bước so với các nhà sản xuất thương mại và sản xuất khác, là biện pháp hiện hữu để chúng tôi chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất và kinh doanh. Với những nỗ lực, trí tuệ và lao động miệt mài, Công ty Tiến Đạt đã trở thành đối tác phân phối tin cậy của hầu hết các nhà sản xuất, cung cấp uy tín trên thế giới ở các nước như Ý, Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Tây Ba Nha, Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Singapore,... trở thành nhà cung cấp tin cậy cho các khách hàng cả nước cũng như tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia... Kế hoạch của chúng tôi trong những năm tới sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất và cung cấp nguyên liệu inox dùng trong sản xuất hàng công nghiệp, cũng như đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay chúng tôi đã đưa vào hoạt động hai nhà máy: - Tại KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh. - Tại Phố Nối - Hưng Yên và nhà máy thứ 3 tại Long An sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2008. Và chúng tôi luôn gắn thành công của mình với trách nhiệm trong việc phục vụ khách hàng. Chức năng của doanh nghiệp: Sản xuất và kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký với Nhà Nước, Đảm bảo đúng mẫu mã kiểu cách, chất lượng sản phẩm Nhiệm vụ của doanh nghiệp: Mô hình tổ chức của công ty, nhiệm vụ các phòng ban: Tổng giám đốc Giám đốc nhà máy II Giám đốc nhà máy I Ké toán trưởng Phòng tài chính Tổng giám đốc: là người quản lý cao nhất trong bộ máy tổ chức của công ty. Là người ra các quyết định về chức năng nhiện vụ của doanh nghiệp. Giám đốc nhà máy I: là người quản lý và chịu toàn bộ trách nhiệm với các công việc của nhà máy. Giám đốc nhà máy II: là người quản lý và chịu toàn bộ trách nhiệm với các công việc của nhà máy. Kế toán trưởng: chịu tránh nhiệm điều hành hệ thống kế toán của công ty, Phòng tài chính: chịu các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty, các hoạt động tài chính, các dòng tài chính lưu thông trong công ty. Hệ thống tổ chức của bộ máy kế toán: Kế Toán Trưởng Kế toán bán hàng Kế toán sản xuất Kế toán thuế Kế toán tài chính Kế toán trưởng:chịu trách nhiệm xem xét và tổng hợp các báo cáo của kế toán viên. Ký duêtj để nộp lên ban giám đốc và các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Kế toán sản xuất:là kế toán viên ở nhà máy, chịu trách nhiệm về kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, kế toán nhập kho, xuất kho, kế toán lương cho công nhân viên nhà máy và các nghiệp vụ kế toán liên quan đến nhà máy. Kế toán bán hàng:thực hiện các nghiệp vụ kế toán bán hàng Kế toán thuế: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thuế, lập các báo cáo thuế nôp cho ban giám đốc và cơ quan thuế. Kế toán tài chính: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài chính trong doanh nghiệp, lập các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp và nộp lên bộ tài chính và các cơ quan có thẩm quyền khác. Chương II:Tình hình doanh thu tiêu thụ của công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là mặt hàng inôc dùng trong công nghiệp và gia dụng, đây là mặt hàng đang phổ biến hiện nay vì tính chất bền nhẹ của sản phẩm. Vì vậy, có thể thấy sản phẩm của công ty rất có chỗ đứng trên thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất phát triển. Ngoài thị trường chính trong nước, công ty đã có hàng xuất khẩu ra nước ngoài, dần có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong năm 2007 công ty đã xây dựng thêm hai nhà máy ở Hưng Yên và Bắc Ninh, sắp tới công ty có thêm một nhà máy nũa ở Long An. Có thê thấy lựơng hàng công ty tiêu thụ, sự mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đố công ty cũng đã đầu tư nhiều vào khả năng quản lý doanh nghiệp (chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006: 2 980 165 731, năm 2007: 4 278 736 182). Qua biểu mẫu số một, ta có thể thấy tài sản của công ty năm 2007 là gần 108 tỷ 762 triệu, có tăng so với năm 2006 là gần 82 tỷ 255 triệu. Sự tăng về quy mô của tái sản chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính dài hạn mà trong đó là đầu tư vào công ty con là 26 tỷ trong năm 2007 so với năm 2006 là 3 tỷ. Cho thấy sự lớn mạnh về quy mô của công ty. Lượng tiền mặt lưu hành trong năm 2007 cũng tăng 6 lần so với năm trước, lượng tài sản cố định vô hình cũng tăng gần 20 tỷ. bên cạnh đó lượng hàng tồn kho tăng và phải thu khách hàng giảm cho thấy lượng hàng tiêu thụ trong năm 2007 có sự giảm sút. Nguồn vốn của công ty năm 2007 cũng tăng so với 2006, đặc biệt là vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng gần gấp đôi. Điều này cho thấy sự lớn mạnh của công ty nhưng lại có sự giảm sút về lượng hàng tiêu thụ trong năm. Đây là xu thế chung của thị trường trong năm nay, do sự lạm phát của nền kinh tế nước ta hiện nay là 20%, nên sự tiêu thụ hàng hóa bị chững lại. Thêm vào đó là sự tăng lãi suất cho vay nên các dự án công nghiệp bị ảnh hưởng, sản phẩm của công ty cũng gặp nhiều trở ngại trong tiêu thụ. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp cần chú ý quan tâm để phát triển doanh nghiệp, bên cạnh việc mở rộng quy mô công ty và thị trường tiêu thụ sản phẩm thì công ty cũng cần chú trọng đến các khoản thu chi để cân bằng sự phát triển. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty đang lớn mạnh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu năm 2006 năm 2007 so sánh DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 154 788 490 811 117 730 620 330 31,47% Giá vốn hàng bán 149 624 953 319 113 422 814 783 31,91% LN bán hàng và cung cấp dịnh vụ 5 163 537 419 4 307 805 547 19,86% DT hoạt động tài chính 6 073 026 20 168 175 -69,88% Chi phí tài chính 585 724 655 844 519 487 -30,64% Chi phí bán hàng 158 044681 56 053 411 181,95% Chi phí quản lý doanh nghiệp 4 278 736 182 2 980 165 731 43,57% LN thuần từ hoạt động kinh doanh 147 145 000 447 235 093 -67,09% Thu nhập khác 303 636 395 226 654 545 33,96% Chi phí khác 156 828 224 187 969 838 -16,57% LN khác 146 808 171 38 684 707 279,50% Tổng LN kế toán trước thuế 293 953 171 485 919 800 -39,51% LN sau thuế TNDN 211 646 283 349 862 256 -39,51% Qua bảng trên ta có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 31,47%, giá vốn hàng bán cũng tăng 31,91%, điều này làm lợi nhuận của công ty tăng thấp, tính theo con số giẩm giá trị của đồng tiền Việt Nam thì lợi nhuận năm 2007 bằng với năm 2006. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 69,88%, có thể thấy trong năm 2007 công ty không tập trung vào việc sử dụng các dòng tiền cho hoạt động tài chính mà chuyển tiên vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng khả năng sản xuất của công ty. Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao, =>công ty hoàn toàn tập trung vào vấn đề mở rộng công ty nên kết quả kinh doanh có giảm sút. Thấy rõ nhất là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh, tuy lợi nhuận khác tăng nhưng do các khoản chi phí cũng tăng nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 39,51%. Tổng doanh thu của công ty trong năm 2007 là có tăng so với năm 2006 nhưng nhìn trung sự tăng không cao, thêm vào đó là các loại chi phí, giá vốn hàng bán tăng theo khiến lợi nhuận của công ty bị giảm sút. Tuy công ty đang mở rộng sản xuất và đang chuẩn bị hướng ra thị trường nước ngoài nhưng thị trường chính của công ty vẫn là thị trường trong nước, nên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của sự lạm phát, Qua tất cả số liệu và sự phân tích trên cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp nhiều vấn đề, kết quả có nhiều giảm sút so với năm 2006. Tình hình tiêu thụ theo phương thức kinh doanh Sản phẩm chính của công ty là thép không gỉ sử dụng trong công nghiệp là chủ yếu nên phương thức kinh doanh chính là bán buôn, đây là một hình thức thanh toán phổ biến, thuận lợi cho việc giao dịch giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, tỷ lệ bán buôn chiếm hơn 80% hình thức kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty cũng có một hệ thống cửa hàng bán lẻ trải dài trên khắp cả nước nên lượng hàng bán lẻ của công ty cũng khá lớn. Tình hình tiêu thụ theo thị trường Công ty đang trên đà phát triển đã có một số lượng hàng lớn xuất khách hàngẩu ra nước ngoài nhưng thị trường chính vẫn là Việt Nam, đặc biệt là ba thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng Thành phố/Doanh thu Năm 2006 Năm 2007 Thành phố Hà Nội 117 730 620 330 154 788 490 811 Thành phố Hải Phòng 5 683 358 940 8 184 680 537 Thành phố Hồ Chí Minh 65 218 043 053 71 223 088 339 Dựa vào bảng trên ta có thể thấy doanh thu của thị trường Hà Nội khá cao so với doanh thu các thị trường khác, thị trường Hà Nội là thị trường quyết định doanh thu. Tuy nhiên, qua các bản dữ liệu của các chi nhánh thì chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là thị trường chính của công ty trong tương lai. Tài sản cố định của chi nhánh tăng từ 70 triệu năm 2006 lên 305 triệu năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng từ 270 triệu lên 814 triệu. Doanh thu thuần về cung cấp hàng hóa, dịch vụ tăng hơn 6 tỷ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 610 triệu. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp 10 lần, từ 7 triệu lên hơn 73 triệu. Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiềm năng cho công ty, ban lãnh đạo công ty đã nhận thấy điều này để đầu tư vào chi nhánh với lượng lớn. Như đã nói ở trên, mặt hàng chính công ty kinh doanh là sản phẩm dùng trong công nghiệp, phương thức kinh doanh chủ yếu là bán buôn nên hình thức thanh toán là trả chậm. Công ty cũng có những hình thức chiết khách hàngấu thương mại nhằm đẩy cao khả năng thu tiền mặt về sớm. Nhưng nhìn chung các khoản phải thu khách hàng vẫn tương đối lớn. Tuy năm 2007 phải thu khách hàng có giảm nhưng là do sự giảm của lượng hàng hóa bán ra. Đánh giá hiệu quả của doanh thu Để đánh giá được hiệu quả của doanh thu ta so sánh các chỉ tiêu: Doanh thu vói chi phí : Hoạt động chủ yếu của một doanh nghiệp là sản xuất, cung úng những loại sản phẩm, dịch vụ nhất định đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngoài ra doanh nghiệp còn nhiều hoạt động kinh doanh khác. Để thực hiện hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2006 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịnh vụ 154 788 490 811 117 730 620 330 Doanh thu hoạt động tài chính 6 073 026 20 168 175 Thu nhập khác 303 636 395 226 654 545 Chi phí tài chính 585 724 655 844 519 487 Chi phí bán hàng 158 004 681 56 053 411 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4 278 736 182 2 980 165 731 Chi phí khác 156 828 224 187 969 838 Chi phí thuế TNDN hiện hành 82 306 888 136 057 544 Tổng doanh thu năm 2007: 155 098 200 232 tổng chi phí năm 2007: 5 261 600 630. Tổng doanh thu năm 2006: 117 977 443 050 tổng chi phí năm 2006: 4 244 766 011. Tổng doanh thu và tổng chi phí năm 2007 đều tăng so với năm 2006. Tổng doanh thu = Tổng sản phẩm * giá thành sản phẩm Chi phí là yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm =>chi phí tăng, giá thành cũng tăng , doanh thu tăng theo. Yêu cầu quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp là phải tiết kiệm chi phí, vì chi phí có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và lợi nhuận. Nếu chi phí tăng hoặc chi phí không đúng nội dung của nó, tất yếu sẽ phản ánh sai kết quả hoạt động kinh doanh và làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút. Như vậy chi phí có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu, nói cánh khác là chi phí có ảnh hưởng thuận chiều với doanh thu, chi phí tăng doanh thu cũng tăng. Vấn đề của doanh nghiệp là giảm chi phí nhưng vẫn làm tăng doanh thu, dựa vào số liệu trên có thể thấy chi phí của doanh nghiệp tăng nhanh chậm doanh thu của doanh nghiệp (tỷ lệ chi phí so với doanh thu năm 2007 là 3,2%, năm 2006 là 3,4%). Công ty đã điều chỉnh được doanh thu và chi phí,. Doanh thu với lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra dể đạt được doanh thu đó. So sánh các chỉ tiêu giữa lợi nhuận và doanh thu để thấy mối quan hệ của doanh thu và lợi nhuận: CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2006 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịnh vụ 154 788 490 811 117 730 620 330 Doanh thu hoạt động tài chính 6 073 026 20 168 175 Thu nhập khác 303 636 395 226 654 545 LN bán hàng và cung cấp dịnh vụ 5 163 537 419 4 307 805 547 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 147 145 000 447 235 093 LN khác 146 808 171 38 684 707 LN sau thuế chưa phân phối 199 559 779 (55 505 787) LN sau thuế TNDN 211 646 283 349 862 256 Tổng doanh thu năm 2007: 155 098 200 232 tổng lợi nhuận sau thuế năm 2007: 211 646 283 Tổng doanh thu năm 2006: 117 977 443 050 tổng lợi nhuận sau thuế năm 2006: 349 862 256. Tuy doanh thu của công ty tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm. Lợi nhuận khác và lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, nhưng lợi nhuận tử hoạt động kinh doanh lại giảm mạnh. Đây là sự ảnh hưởng của việc doanh thu tài chính giảm, các hoạt động kinh doanh ngoài sản xuất cũng giảm. Công ty đang tập chung vào sản phẩm chính, ngoài ra công ty mở rộng sản xuất nên lợi nhuận chủ yếu chuyển vào đầu tư vào nhà máy, tài sản cố định, và quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2007 là gần 200 triệu, trong khi đó năm 2006 là âm 55 triệu, doanh thu tăng lợi nhuận cũng tăng. Như đã phân tích ở trên lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, tỷ lệ tăng của chi phí với doanh thu năm 2007 thấp hơn năm 2006 nên lợi nhuận của năm 2007 cao hơn năm 2006. Như vậy doanh thu có quan hệ thuận chiều với lợi nhuận, doanh thu tăng néu chi phí không tăng hoặc chi phí giảm thì lợi nhuận sẽ tăng. Doanh thu vói vốn kinh doanh Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có những tài sản cần thiết nhất định bao hàm tài sản lưu động như nguyên vật liệu, hàng hóa dự trữ Mỗi doanh nghiệp tùy theo lĩnh vực hoạt động, quy mô kinh doanh và điều kiện kinh doanh cụ thể khác nhau để xác định nhu cầu về từng loại tài sản. Khi thành lập doanh nghiệp cũng như trong quá trình phát triển, người quản lý xác định được nhu cầu vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là vấn đề hàng đầu để thành lập nên công ty, vốn cũng là yếu tố quyết định quy mô của doanh nghiệp. theo sự vận động của nên kinh tế hiện nay là T-H-T’: tiên đầu tư mua hàng hóa để bán tạo ra một lượng tiền lớn hơn lượng tiên cũ. Nguồn vốn là lượng tiền đầu tiên để tạo ra những lượng tiền thặng dư, nên nguồn vốn là yếu tố đầu tiên quyết định doanh thu. So sánh các số liệu giũa doanh thu và nguồn vốn: CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2006 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịnh vụ 154 788 490 811 117 730 620 330 Doanh thu hoạt động tài chính 6 073 026 20 168 175 Thu nhập khác 303 636 395 226 654 545 Nợ phải trả ngắn hạn 70 796 447 623 59 225 623 041 Nợi phải trả dài hạn 7 755 154 055 7 963 260 848 Vốn chủ sở hữu 39 128 905 013 15 074 623 160 Nguồn kinh phí và quỹ khác 8 510 532 8 510 532 Tổng doanh thu năm 2007: 155 098 200 232 tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2007: 108 761 996 159 Tổng doanh thu năm 2006: 117 977 443 050 tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2006: 82 254 996 517 Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn tăng doanh thu cũng tăng theo, sự đầu tư của công ty rất có hiệu quả. Đặc biệt là việc tăng vốn chủ sở hữu, giảm nguồn vốn từ nguồn vay dài hạn, điều này làm giảm đáng kể các chi phí cho lãi vay. Tăng vốn là đồng thời tăng các tài sản cố định, đẩy mạnh sản xuất, các hoạt động bán hàng làm tăng doanh thu, giảm chi phí lãi vay =>tăng lợi nhuận. Lợi nhuận được phân phối chuyển vào nguồn vốn làm nguồn vốn của công ty tăng lên, đây là tác động qua lại của doanh thu và nguồn vốn. Chương III: Giải pháp nhằm tăng doanh thu tiêu thụ Tồn tại Tuy công ty dã có sự phát triển trong thời gian gần đây nhưng bên cạnh đó công ty cũng còn những vấn đề về hoạt động kinh doanh. Lượng hàng tồn kho của công ty tăng cao, năm 2006 là hơn 23 tỷ đến năm 2007 đã là gần 41,5 tỷ, cho thấy lượng hàng sản xuất trong năm tăng nhưng lượng hàng tiêu thụ lại giảm. Lượng hàng bán ra giảm kéo theo lượng tiền phải thu khách hàng cũng giảm theo, năm 2006 là hơn 46 tỷ, năm 2007 chỉ còn gần 30 tỷ. Tuy đây là do sự ảnh hưởng của thị trường kinh tế nước ta hiện nay nhưng bên cạnh đó công ty đã quá tập trung vào việc mở rộng quy mô sản xuất, điều này đẫ làm giảm lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm 2007 của doanh nghiệp. Một số giải pháp về thị trường, mặt hàng, chất lượng hàng hóa, phục vụ sau bán hàng Một số giải pháp về thị trường Thị trường là sự giáp mặt giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa người bán và người mua, giữa cung và cầu hàng hóa, giữa hàng và tiền. Định hướng phát triển thị trường trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta là xây dựng và phát triển thị trường theo định hướng XHCN, tạo thành một thể thống nhất với nhiều lực lượng tham gia sản xuất lưu thong, trong đó kinh tế Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới. Giựa vào định hướng phát triển của thị trường nước ta như vậy công ty cần có những kế hoạch: Bộ phận Marketing của công ty phải tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm khách hàng. Dưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng thị trường mà công ty hướng tới. Xây đụng và phát triển các kênh lưu thông hàng hóa theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với cung - cầu hàng hóa ở từng khu vực, thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng hợp lý nhất và hiệu quả cao nhất. Tìm kiếm thị trường mới cho mặt hàng công ty đang sản xuất. Một số giải pháp về mặt hàng, chất lượng hàng hóa Hàng hóa là những sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra thị trường nhằm đáp ứng một nhu cầu của người tiêu dùng. Với nhu cầu hiện nay về sản phẩm thép không ghỉ dùng trong công nghiệp là rất cao vì tính chất bền và nhệ của sản phẩm. Nhưng với tình hình kinh tế hiện nay các cong trình xây dựng bị chạm lại thì sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ vì vậy cần: Dựa vào nguồn lực sẵn có tìm hiểu và tạo ra sản phẩm mới phù hợp với thị trường hiện nay. Quảng bá sản phẩm đến với nhiều thị trường bằng cánh tham gia các hội chợ, các triển lãm về các mặt hàng xây dựng. Tạo sự đa dạng về hàng hóa, mẫu mã sản phẩm, phong phú về chủng loại, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường. Giảm các chi phí không cần thiết để giảm giá thành của sản phẩm. Một số giải pháp về phục vụ sau bán hàng Với nền kinh tế hàng hóa phát triển như ngày nay thì vấn đề phục vụ sau bán hàng là rất quan trọng, điều này giúp khách hàng yên tam khi mua sản phẩm, ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường. có nhiều phương pháp phục vụ sau bán hàng như: Cho nhân viên đến nơi tư vấn về sản phẩm, bảo hành, hoàn thiện sản phẩm. Các chiết khấu thương mại khi khách hàng thanh toán trước kỳ hạn. Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1 Lịch sử của doanh nghiệp 1 Nhà máy số I Nhà máy số II Chương II:Tình hình doanh thu tiêu thụ của công ty 6 1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6 2. Tình hình tiêu thụ theo phương thức kinh doanh 8 3. Tình hình tiêu thụ theo thị trường 9 4. Đánh giá hiệu quả của doanh thu 10 Chương III: Giải pháp nhằm tăng doanh thu tiêu thụ 15 1. Tồn tại 15 2. Một số giải pháp về thị trường, mặt hàng, chất lượng hàng hóa, phục vụ sau bán hàng 15 a) Một số giải pháp về thị trường 15 b) Một số giải pháp về mặt hàng, chất lượng hàng hóa 16 c) Một số giải pháp về phục vụ sau bán hàng 17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5863.doc
Tài liệu liên quan