Tình hình hoạt động tại Công ty xi măng kiện khê - Hà Nam

Phần I 1

Tổng quan về Công ty xi măng kiện khê-hà nam 1

I. Quá trình hình thành và phát triển 1

1. Sự hình thành và quá trình phát triển của Công ty Kiện khê. 1

1.1. Sự hình thành: 1

1.2. Quá trình phát triển: 1

2. Nhiệm vụ và vị trí của Công ty Xi măng Kiện khê : 2

3. Mối quan hệ với các đơn vị liên quan 3

3.1. Nhà cung cấp 3

3.2. Khách hàng 3

3.3. Cơ quan chủ quản 3

3.4. Đối tác 3

II. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả đổi mới công nghệ ở Công ty Xi măng Kiện Khê. 4

1. Sản phẩm 4

1.1. Đặc điểm về sản phẩm 4

1.2. Cơ cấu sản phẩm 6

2. Nguyên vật liệu. 6

2.1. Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Xi măng 6

2.2. Nguyên vật liệu phụ dùng cho quá trình sản xuất Xi măng. 7

2.3. Cơ cấu nguyên vật liệu trong sản phẩm xi măng 7

3. Đặc điểm về lao động 8

4. Đặc điểm thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm 11

4.1. Thị trường 11

4.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm. 15

4.3. Thị trường tiêu thụ của Công ty xi măng Kịên Khê 17

5. Cơ cấu sản xuất 18

5.1.Kiểu cơ cấu sản xuất 18

5.2. Bộ phận sản xuất chính: 18

5.3. Bộ phận phục vụ sản xuất 18

 

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty xi măng kiện khê - Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nghiền than 2 Nhà vận hành lò nung 3 Móng lò nung, móng Tbị làm nguội Clanke 4 Nhà tháp trao đổi nhiệt 5 Khung đỡ tháp điều hoà khí thải 6 Móng quạt hút khí thải 7 Khung đỡ lọc bụi điện 8 ống khói 9 Móng các thiết bị, hố công nghệ 10 Trạm khí nén 11 Hệ thống giao thông khu vực lò nung (Nguồn: Ban dự án) Năm 2003 Công ty XMKK đánh giá lại thiết bị máy móc. Xác định thiết bị hiện đại chiếm 44%. Do khấu hao nên mức trang bị vốn giảm từ 20,221 (năm2000) xuống còn 124,49 (năm 2003). Móng lò nung năm 2002 Công ty đầu tư xây dựng mới và trạm khí nén nên Kdm tăng từ 54%(năm 2002) lên 124,49 (2003) các thiết bị được đầu tư mới, giá trị lớn nên làm cho Ihđ tăng lên 44%. Đến tháng 1/2004 Công ty XMKK đã hoàn thành hệ thống giao thông khu vực lò nung, nhà vận hành lò nung, ống khói, qua đó Ihd đạt tới 70%. Tuy nhiên chỉ số đó mới phản ánh về mặt giá trị. Thực tế tại thời điểm này thiết bị hiện đại chỉ chiếm phần nhỏ. Dây chuyền thiết bị chính (lò nung clanke) là lò quay trong giai đoạn II. Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị mới hiện đại. Qua đó tỷ lệ cơ khí hoá, tự động hoá tăng từ 59,4% (2003) lên đến 70,55. Nội dung đầu tư chủ yếu của giai đoạn III. Xây mới các hạng mục đã được đề cập ở bảng…. Đặc biệt là các hạng mục quan trọng như: + Lò nung Clanke: từ lò đứng sang lò quay tăng công suất Clanke từ 240 tấn/ngày - 300 tấn/ngày. + Nhà nghiền than, nhà vận hành lò nung, nhà tháp trao đổi nhiệt, khung đỡ bọc bụi điện được thiết kế theo bậc chịu lửa cao nhất. Tất cả các hạng mục xây mới chủ yếu được áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên một số tiêu chuẩn của Trung Quốc có thể được áp dụng cho công trình với sự thoả thuận của chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế. III. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đổi mới công nghệ tại Công ty XMKK 1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.1. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm: Sản phẩm chính của Công ty XMKK là xi măng và Clanke. Quy trình công nghệ của sản xuất xi măng bao gồm 3 công đoạn chính là: chuẩn bị nguyên liệu, Nghiền phối liệu, nghiền và đóng bao xi măng. Đây là quy trình công nghệ rất phức tạp có nhiều công đoạn nhỏ, lẻ. Thời gian của quy trình công nghệ dài. Quy trình công nghệ lò đứng cơ khí hoá. a. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu Than cám 3 Kho tổng hợp Xỷ pirit Đất sét Đá vôi Phụ giao cao silic Kho tổng hợp Kho tổng hợp Bãi tập kết Kho tổng hợp Máy cán đất sét Máy đập hàm (đập lần 1) Bun ke cấp than Bun ke cấp liệu Bun ke cấp liệu Máy sấy thùng quay (sấy từng loại riêng) + lọc bụi tĩnh điện Máy đập hàm (đập lần 2) Băng tải cao su Gầu tải - Băng tải cao su - Gầu tải - Băng tải cao su Silo đá vôi Silô than Silô phụ gia Silo sỉ pyrit Silo đất sét b. Công đoạn nghiền phối liệu Cân băng (đá vôi) Silo đất sét Silo phụ gia Cân băng (xỉ pyrit) Cân băng (đất sét) Cân băng (phụ gia) Silo xỉ pyit Silo đá vôi Silo than Cân băng (than) Băng tải cao su cấp liệu cho máy nghiền Gầu tải Máy nghiền 23,5 tấn/h Máy tính ĐK tỷ lệ phối liệu, NS Máy phân ly vít tải hồi bột thô Vít tải bột mịn Gầu tải c. Công đoạn nung Clanke bằng lò Trước khi cải tạo thì công đoạn này được thực hiện bằng lò đứng cơ khí hoá sau khi cải tạo công đoạn này được xử lý bằng lò quay phương pháp khô làm cho công suất Clanke tăng từ 240 tấn/ngày - 300 tấn/ngày. ở công đoạn này ngoài các thiết bị thuộc hệ thống nung Clanke và xử lý khí thải còn có hệ thống gầu tải và vít tải đảo trộn phối liệu để tăng độ đồng nhất, dưới các nilo đồng nhất bổ sung thêm hệ thống khí nén để tháo bột liệu, chóng tạo vòm, tắc liệu. d. Công đoạn nghiền, đóng bao xi măng Phụ gia Kho tổng hợp Thạch cao Kho tổng hợp Silo xỉ pyrit Cấp liệu rung điện tử Silo đất sét Cấp liệu rung điện tử Silo clanhke Cấp liệu rung điện tử Máy đập hàm Gầu tải Két xi măng Máy đóng bao 2 vòi Băng tải cao su Xi măng e. Công đoạn nghiền than, vận chuyển và dự trữ than mịn: đây là công đoạn đầu tư mới hoàn toàn, nhằm cung cấp than mịn cho vòi phun than của lò quay nung Clanke. Công nghệ lò quay phương pháp khô a. Công đoạn chuẩn bị liệu: Giữ nguyên toàn bộ hệ thống thiết bị hiện có theo sơ đồ ở trên. b. Công đoạn nghiền phối liệu: Giữ lại toàn bộ hệ thống thiết bị hiện có theo sở đồ ở trên, riêng cân bằng dưới silo than sẽ được thay bằng cấp liệu đĩa để cấp than cho máy nghiền than (thuộc công đoạn nghiền than, vận chuyển và dự trữ than mịn được đầu tư mới như mục e dưới đây). c. Công đoạn nung clanhke bằng lò quay phương pháp khô: Đây là công đoạn quan trọng nhất của dự án cải tạo công nghệ, công đoạn này thay thế cho công đoạn nung clanhke bằng lò đứng cơ khí hoá hiện có. ở công đoạn này, ngoài các thiết bị thuộc hệ thống rung clanhke và xử lý khí thải được đầu tư mới hoàn toàn còn bổ sung thêm hệ thống gầu tải và vít tải đảo trộn phối liệu để tăng độ đồng nhất, dưới các silo đồng nhất bổ sung thêm hệt hống sục khí nén để tháo bột liệu, chống tạo vòm, tắc liệu. 1.2 Thực trạng máy móc thiết bị tại Công ty XMKK Tỷ trọng giá trị thiết bị nhập ngoại chiếm 80%. Phần lớn giá trị thiết bị này nằm trong dây chuyền sản xuất. Ngoài ra hơn 50% thiết bị của nhà máy đều đã cũ chủ yếu là các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất như lò nung Clanke, hệ thống điện, chuẩn bị liệu. Từ năm 1998 - 2000 Công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị do đó năng suất và chất lượng của sản phẩm đã tăng lên rõ rệt. Nhưng do quy trình công nghệ sản xuất xi măng áp dụng tại nhà máy là quy trình công nghệ lò đứng cơ khí hoá. Do đó sản phẩm của Công ty chưa cạnh tranh được với sản phẩm áp dụng công nghệ lò quay. Nhận thức được đây là vấn đề sống còn của Công ty trong tương lai. Vì vậy ban giám đốc Công ty XMKK đã đi đến quyết định thực hiện giai đoạn III của đổi mới công nghệ. Chuyển từ công nghệ lò đứng sang công nghệ lò quay. Từ đó nâng công suất Clanke từ 240 tấn/ngày tăng lên 300 tấn/ngày. Nhìn chung, hiện nay máy móc của Công ty XMKK đã có nhiều sự thay đổi, tỷ lệ máy móc mới, hiện đại chiếm phần lớn. Điều này giúp Công ty đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. 1.3. Thông tin cho đổi mới công nghệ Quá trình đổi mới công nghệ của Công ty XMKK cần dựa vào thông tin về nhiều yếu tố như: thị trường công nghệ, quy mô thị trường xi măng, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, thực trạng công nghệ của nhà máy. Những thông tin này là cơ sở là căn cứ để Công ty ra quyết định hợp lý, đảm bảo hiệu quả đổi mới công nghệ. Nguồn và phương pháp thu thập thông tin chủ yếu của Công ty XMKK. Hiện nay Công ty đã áp dụng phương pháp thu thập thông tin. Thôngtin thị trường và thông tin trong ngành thường lấy từ tổng Công ty xi măng. Ngoài ra Công ty còn thu thập qua các báo cáo hàng tháng, hàng quý. Do đó, thông tin thu được về thị trường và đối thủ cạnh tranh thiết và chậm. Điều này làm cho Công ty gặp khó khăn khi hoạch định phương án đổi mới công nghệ hiệu quả nhất. Đảm bảo khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Thông tin về công nghệ thường thu thập qua tổng Công ty và một số nhà tư vấn, nhưng thiếu chi tiết và cụ thể. Do đó Công ty chỉ có thông tin mang tính định hướng để ra tiêu chí mời thầu. Vì thiếu tư liệu về thiết kế kỹ thuật, giải pháp công nghệ. Nên Công ty phải phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn từ nhà thầu cung cấp. Những thông tin này chủ yếu do một số nhà môi giới đem tới còn Công ty chưa chủ động tìm kiếm. Chính vì vậy hiệu quả đổi mới công nghệ bị giới hạn. Phương pháp xử lý thông tin cho đổi mới công nghệ. Công ty XMKK vẫn căn cứ vào phương pháp thống kê kinh nghiệm, bán hàng giản đơn để dự báo khả năng tiêu thụ. Ngoài ra Công ty chưa áp dụng phương pháp bài bản để phân tích và lượng hoá các yếu tố định tính của thị trường công nghệ, thiếu cơ sở định hướng khoa học để đảm bảo sự phù hợp của quyết định và hiệu quả của đổi mới công nghệ. 1.4. Chất lượng lao động: Thực trạng chất lượng lao động hiện tại của Công ty XMKK là tương đối thấp. Tỷ trọng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên còn thấp, thiếu cán bộ có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về sản xuất xi măng. Đây là một yếu tố tác động không nhỏ tới hiệu quả đổi mới công nghệ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ , Công ty cần cải thiện chất lượng lao động. Củ thể, sau khi hoàn thành giai đoạn 3 của quá trình đổi mới công nghệ, Công ty sẽ đưa một số lao động đi học tập kinh nghiệm quản lý và sử dụng công nghệ hiện đại tại một số nhà máy xi măng trong nước và nước ngoài. 1.5. Khả năng tài chính: ở thời điểm hiện nay, Công ty XMKK là doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ tại Công ty. Dự án đổi mới công nghệ ở Công ty XMKK cố tổng vốn đầu tư là 29.650 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư này sẽ được huy động từ các nguồn vốn sau: - Vốn tự có của chủ đầu tư: 8000 triệu đồng (chiếm 28,4%) - Phần còn lại là 21,650 triệu đồng (7,16%) vay ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nam với lãi suất 0,7%/tháng (8,4%/năm). - Vốn lưu động: 998.054 triệu đồng, vay ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nam với lãi suất 0,63%/tháng. Qua các số liệu trên ta thấy việc huy động nguồn vốn chủ sở hữu cho dự án đầu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án (28,4%). Còn phần vốn đầu tư chủ yếu là vay ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nam (71,6). Vì vậy Công ty không thể chủ động trong việc huy động vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ, dẫn đến những khó khăn cho việc đổi mới công nghệ. Do đó Công ty không nắm bắt được cơ hội kinh doanh, các quết định đầu tư sẽ bị chậm trễ không kịp thời. Dẫn đến việc giảm hiệu quả trong việc đổi mới công nghệ. Bên cạnh khó khăn trên, Công ty cũng có những thuận lợi nhất định trong việc huy động vốn vay ngân hàng. Đó là do kết quả kinh doanh của Công ty trong ba năm trở lại đây rất khả quan. Công ty có được sự tín nhiệm của các ngân hàng trong tỉnh đặc biệt ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nam. Với thuận lợi như vậy thì Công ty có thể huy động được một nguồn vốn lớn cho dự án giúp khắc phục được những khó khăn do việc huy động vốn qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ. * Cơ cấu vốn: Xét theo tính chất vốn thì vốn kinh doanh được chia thành vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động là hình thái giá trị biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSLĐ hiện có trong doanh nghiệp. Vốn cố định là hình thái giá trị biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ hiện đang được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh. * Vốn cố định của Công ty XMKK bao gồm các hạng mục sau: - Tài sản cố định của dây chuyền - Tài sản cố định sẽ được khấu hao hết đến thời điểm khởi công xây dựng công trình. - Vốn cố định đầu tư mới bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác, chi phí dự phòng và lãi vay trong thời gian xây dựng cơ bản. * Vốn lưu động: Vốn lưu động được xác định theo thời gian dự trữ nguyên nhiên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang. Vì vậy khi đổi mới công nghệ vốn lưu động cần bổ sung thêm 1.000.000 đồng trong đó: - Vốn lưu động tự có: 1.946.000 đồng - Vay vốn lưu động: 998.054.000 đồng với lãi suất 0,65%/tháng Bảng 19: Tổng hợp mức đầu tư cho đổi mới công nghệ. ĐVT: 1000 đồng STT Chỉ tiêu Giá trị I Vốn cố định 28.650.216 1 Chi phí xây lắp 7.235.122 2 Chi phí thiết bị 17.463.748 3 Chi phí khác 2.130.367 4 Dự phòng 1.316.457 5 Lãi vay trong thời gian xây dung 504.566 II Vốn lưu động 1.00.000 III Tổng mức đầu tư 29.650.216 (Nguồn: Ban dự án) 2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 2.1. Môi trường cạnh tranh trong ngành xi măng Việt Nam Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Công ty XMKK cùng một thị trường mục tiêu và cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm XMKK có thương hiệu xi măng bút sơn, xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai. Bảng 20: Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty XMKK. TT Tên doanh nghiệp Chủng loại sản phẩm Công suất thiết kế Công suất hiện tại Công nghệ áp dụng 1 Công ty xi măng Bút Sơn XM Clenke 1,4 1,4 Lò quay 2 Công ty XM Bỉm Sơn XM Clanke 1,2 1,2 Lò quay Mặc dù hướng tới thị trường mục tiêu không hoàn toàn giống Công ty XMKK, nhưng thực tế các thương hiệu trên đều có thể chia sẻ thị trường và cạnh tranh với sản phẩm XMKK. Các đối thủ cạnh tranh trên thực lực rất mạnh. Cả hai Công ty đều là Công ty lớn trực thuộc bộ Xây dựng. Có bề dày lịch sử, họ được thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp quản lý kinh doanh hiện đại. Trong bối cảnh đó, nếu chất lượng của Công ty XMKK không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, thì khách hàng tiềm năng và cả một bộ phận khách hàng hiện tại sẽ quay sang sử dụng sản phẩm xi măng khác như Bút Sơn và Bỉm Sơn. Trước sức ép cạnh tranh như vậy, Công ty xi măng Kiện Khê đã bước đầu đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là yếu tố để Công ty quảng bá với khách hàng, hàng là công cụ cạnh tranh trên thị trường. Bởi Công ty đã quyết định lựa cho công nghệ lò quay thay thế công nghệ lò đứng đang áp dụng. Công ty Xi măng Bút Sơn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Xi măng Kiện Khê đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong và ngoài tình Hà Nam. Vì vậy để duy trì và tăng được thị phần trên thị trường. Công ty cần đẩy nhanh tiến độ đổi mới công nghệ. Sớm hoàn thành các hạng mục đầu tư để huy động vào sản xuất. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Trên thực tế, ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Công ty còn có những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Xi măng Kiện Khê trong tương lai. Khi Công ty xi măng Kiện Khê mở rộng khu vực thị trường sang miền Trung thì sẽ phải cạnh tranh với thương hiệu xi măng đã chiếm lĩnh thị trường khu vực đó như: Nghi Sơn, Bỉm Sơn và Công ty xi măng Tam Điệp sắp sửa đi vào hoạt động. Ngoài ra nhiều Công ty xi măng cũng dự định thâm nhập thị trường tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận. Tới năm 2006 khi hội nhập AFTA, các doanh nghiệp xi măng ở Việt Nam còn p hải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực Đông Nam á. Đó chính là đối thủ tiềm ẩn, là rào cản với Công ty XMKK trong quá trình thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường và củng cố vị thế hiện tại. 2.2. Cơ chế và chính sách quản lý của Nhà nước Theo quy chế quản lý tài chính DNNN, Công ty XMKK phải thực hiện thủ tục xin phép đầu tư và xin phê duyệt dự án đầu tư. Với dự án lớn, Công ty phải lập dự án theo hai bước: dự án tiền khả thi và dự án khả thi. Về thủ tục xin phép đầu tư, Công ty phải thông qua sở xây dựng (cơ quan chủ quản) để trình lên UBND tỉnh Hà Nam. Nội dung xin phép phê duyệt là quy mô, công suất của dự án, địa điểm đầu tư, các vấn đề liên quan đến giao thông, môi trường. Với dự án khả thi, Công ty lập hồ sơ rồi trình lên sở xây dựng tỉnh Hà Nam. Lãnh đạo sở sẽ xem xét, xin ý kiến UBND tình Hà Nam về các vấn đề liên quan tới địa điểm đầu tư, đồng thời trình dự án lên Bộ Xây dựng thẩm định dự án khả thi rồi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt Công ty sẽ lập dự án khả thi. Với dự án khả thi. Công ty đã ký kết hợp đồng với viện KHCN vật liệu xây dựng lập báo cáo nghiên cứu khả thi cải tạo công nghệ. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư 29.650.216 (1000đ). Dự án này sẽ nâng công suất clanke từ 240 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày. Dự án được UBND tỉnh Hà Nam. Cơ chế quản lý tài chính nói chung, và quản lý đầu tư nói riêng đối với DNNN hiện còn rất chặt chẽ, có nhiều thủ tục mỗi quyết định đầu tư trên 250 triệu đồng, Công ty XMKK phải thông qua 3 cơ quan phê duyệt là Bộ Xây Dựng, Xây dựng Tỉnh Hà Nam, tổng Công ty Xi Măng. Mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục. Bên cạnh đó Công ty cũng có nhiều thuận lợi là có sự quan tâm của cơ quan chủ quản, được phép đầu tư quy mô lớn, tuy nhiên trong quá trình triển khai thủ tục còn phức tạp. 2.3. Năng lực của nhà thầu Thuận lợi: Công ty XMKK sử dụng phương thức đấu thầu để lựa chọn đối tác thực hiện dự án đổi mới công nghệ. Do dự án lớn, năng lực công nghệ của Công ty lại chưa cao nên Công ty quyết định chọn tổng thầu. Khó khăn: Theo quy định hiện tại, Công ty XMKK áp dụng đấu thầu trong nước để lựa chọn đối tác thực hiện các hạng mục xây lắp. Do các công trình phức tạp, nên chỉ một ít số nhà thầu Việt Nam đủ điều kiện tham gia đấu thầu hình thành một dạng độc quyền tập đoàn. Vì thế, Công ty XMKK gặp khó khăn trong khâu tổ chức đấu thầu vì các nhà thầu có thể liên minh để nâng giá thầu. Năng lực của nhà thầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cong nghiệp còn hạn chế. Do đó Công ty XMKK cũng gặp khó khăn trong khâu lựa chọn nhà thầu và giám sát thi công cho công trình đảm bảo được các yêu cầu nghiêm ngặt của thiết kế. Mặt khác cơ chế xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế ở Việt Nam còn lỏng lẻo. Chính vì thế, khi các nhà thầu không đảm bảo yêu cầu của hợp đồng thì Công ty XMKK cũng không đền bù thiệt hại do chậm tiến độ, sai hỏng thiết kế, nhất là khi nhà thầu là DNNN. IV. Đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ của Công ty XMKK 1. Thành tựu đạt được Sau khi đổi mới công nghệ, chất lượng xi măng được nâng lên đáng kể không thua kém các đối thủ cạnh tranh tại thị trường khu vực. Sau khi cải tạo công nghệ công ty có thể sản xuất sản phẩm theo cả 3 phương án: Phương án I: sản xuất 100%; Xi măng PC B30 (chứa 75% Clanke PC 50). Phương án II: sản xuất 100% XM PC 40 (chứa 80% PCB 40) Phương án III: sản xuất 80% XM PCB 40; 10% xi măng Bền Nun phát (xi mang đặc biệt) PCHS 40; 10% xi măng giếng khoan chủng loại G (đặc biệt). Để có được các phương án sản phẩm đa dạng là nhờ Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ lò quay phương pháp khô. Chuyển từ lò đứng sang lò quay làm cho chất lượng Clanke tăng đáng kể. Dẫn đến xi măng có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. 1.1. Nâng cao công suất và tăng sản lượng tiêu thụ nhờ có đổi mới công nghệ mà sản lượng xi măng của Công ty liên tục tăng trưởng. Từ chỗ chưa đạt công suất thiết kế (1998 - 1999) đến chỗ vượt công suất thiết kế (2000 - 2001). Cụ thể trong Năm 2000 Công ty sản xuất và tiêu thụ được 61.000 tấn Năm 2001 Công ty sản xuất và tiêu thụ được 84.000 tấn Năm 2002 Công ty sản xuất và tiêu thụ được 99.500 tấn Có được các kết quả này nhờ hai giai đoạn đổi mới công nghệ đầu. Tuy nhiên do đặc thù công nghệ lò đứng do đó Công ty không cải thiện được chất lượng và năng suất Clanke. Do vậy Công ty tiến hành đổi mới công nghệ chuyển từ công nghệ lò đứng sang lò quay (giai đoạn III). Với công nghệ này Công ty có thể nâng công suất Clanke từ 240 tấn/ngày đến 300 tấn/ngày, giảm 25% đáp ứng được nhu cầu thị trường tăng thị phần của Công ty trên thị trường. Sau khi thực hiện giai đoạn III Công ty có thể thực hệin 3 phương án sản phẩm với sản lượng P/A P/A I II III Sản lượng (tấn/năm) 126.000 168.125 115.750 1.2. Tăng doanh thu và hoàn trả các khoản vốn vay cho đổi mới công nghệ Tăng doanh thu là kết quả rõ ràng thể hiện qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh so với các năm doanh thu của Công ty tăng liên tục qua các năm từ 2000 - 2002 đây là kết quả của quá trình đổi mới công nghệ qua 2 giai đoạn đầu. Trong giai đoạn II của quá trình đổi mới công nghệ Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng. Nhờ có sự đầu tư này mà doanh thu của Công ty tăng từ 30 tỷ (năm 2000) lên đến 47 tỷ năm 2002. 1.3. Tăng năng suất lao động, đảm bảo lợi ích của người lao động. Chủ trương của Công ty là đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại - tự động hoá. Do đó năng suất lao động của Công ty đã được tăng nhanh. Bên cạnh đó các điều kiện lao động cũng được cải thiện. Hơn nữa do tiếp xúc với công nghệ hiện đại, phải tuân theo thủ tục nghiêm ngặt và các quy tắc quy phạm lao động nên nhìn chung ý thức kỷ luật lao động tác phong công nghiệp của người lao động tiến bộ rõ rệt. Bảng 21: Năng suất lao động của Công ty XMKK Năm Số lao động (người) Sản lượng (tấn) Doanh thu thuần (tr.đ) Năng suất LĐ theo doanh thu (Tr/người/năm) NSLĐ theo SL (tấn/người/năm) 2000 230 61.000 30.102 130,878 265,217 2001 240 84.000 41.048 171,033 350 2002 259 99.500 47.700 184,169 384,169 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Mặt khác trong quá trình đổi mới công nghệ, Công ty luôn quan tâm tới lợi ích của người lao động. Để tiết kiệm đầu tư và giải quyết việc làm cho người lao động Công ty chủ trương dùng lao động thủ công thay thế cho việc nhập khẩu thiết bị. Đổi mới công nghệ góp phần tăng thu nhập cho người lao động trong Công ty đây là kết quả được thể hiện rõ qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh. 2. Những khó khăn còn tồn tại 2.1. Dây chuyền sản xuất của Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và sản lượng. Khi đưa dây chuyền sản xuất lò đứng cơ khí hoá tự động. Sản phẩm của Công ty không đáp ứng được yêu cầu cao về chất lượng của khách hàng dẫn đến sản phẩm của Công ty chỉ phục vụ được một số ít khách hàng, không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ lò quay. Bên cạnh đó sản lượng của Công ty còn thấp so với các Công ty khác như Bút Sơn và Bỉm Sơn do vậy Công ty chỉ chiếm được thị phần nhỏ trên thị trường khu vực. 2.2.Năng lực tài chính cho đổi mới công nghệ Công ty XMKK mặc dù được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND Tỉnh Hà nam về mọi mặt và cả vấn đề tài chính. Được sư tín nhệm của các ngân hàng trong tỉnh, đặc biệt là ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nam. Công ty có thể vay được một số vốn lớn đáp ứng yêu cầu về tài chính của dự án đổi mới công nghệ. Mặc dù được một số vốn lớn nhưng Công ty phảI chịu một lãI vay tương đối cao. Trong tổng vốn đầu tư của dự án đổi mới công nghệ của giai đoạn 3, tỷ trọng vốn tự có còn thấp chủ yếu là vốn vay. Do vậy, Công ty không thể chủ động về nguồn vốn, dẫn đến làm chậm tiến độ đổi mới công nghệ. 2.3.Chất lượng lao động Công ty XMKK mới được thành lập đI vào hoạt động chưa đây 10 năm, do đó chất lượng lao động của Công ty còn thấp. Cụ thể là thiếu cán bộ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm trong vấn đề quản lý nhân sự. Bên cạnh đó đội ngũ công nhân kỹ thuật còn yếu và thiếu cả về kinh nghiệm lẫn chuyên môn. Họ chưa có khả năng sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại. 2.4. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng: Hiện nay, Công ty XMKK không có đội ngũ nghiên cứu, phân tích thị trường một cach chuyên nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm là chức năng của phòng kinh doanh. Tuy nhiên, công việc của phòng kinh doanh chỉ dừng lại ở mức độ bán hàng, xuất giao cho các đại lý và kí kết các hợp đồng bán buôn. Việc nắm bát thông tin thị trường chỉ dựa vào các thống kê của tổng Công ty xi măng Việt nam. Phần III Biện pháp nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ tại Công ty Xi măng Kiện Khê I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty 1. Phương hướng phát triển 1.1. Phát triển bền vững Công ty xi măng Kiện Khê mới đi vào hoạt động được gần 10 năm do vậy trong quá trình phát triển Công ty phải luôn xác định duy trì vị thế của mình trên thị trường khu vực tạo dựng uy tín lâu dài. Với chủ trương ấy Công ty xác định mục tiêu phát triển bền vững. Sự phát triển của giai đoạn trước không gây những tác động tiêu cực lâu dài tới các giai đoạn sau. Phát triển bền vững có nghĩa là những kết quả thành tựu của giai đoạn trước phải trở thành nền tảng thuận lợi, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Có như vậy, Công ty mới đạt được sự phát triển lâu dài và luôn giữ được uy tín vị thế, đồng thời đạt kết quả kinh doanh tốt. Đối với doanh nghiệp công nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, một yếu tố cơ bản để đánh giá tiềm lực và sức mạnh của doanh nghiệp là năng lực sản xuất, trình độ thiết bị công nghệ và chất lượng sản phẩm. Như vậy, để thực hiện phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải đầu tư và phát triển các nhân tố nói trên. Do đó, xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững, đổi mới công nghệ là một đòi hỏi khách quan, một nhiệm vụ tất yếu của doanh nghiệp. Nó phục vụ cho chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, đồng tời phản ánh trình độ phát triển của doanh nghiệp, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh lâu dài. 1.2. Củng cố, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp Nhà nước lớn chính là công cụ kinh tế để thành phần kinh tế Nhà nước giữ được vai trò chủ đạo, nắm giữ và điều tiết các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Công ty xi măng Kiện Khê trong tương lai sẽ trở thành một Công ty lớn có khả năng cạnh tranh cao không chỉ ở thị trường khu vực mà vươn ra cả các thị trường bên ngoài. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra khi tiến hành đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất là phải đạt hiệu quả đồng bộ trên nhiều mặt: đổi mới công nghệ phải gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, phù hợp với sự phát triển xã hội, giải quyết được các vấn đề liên quan. 1.3. Nâng cao trình độ công nghệ theo hướng hiện đại và tự động hoá cao. Công ty xi măng Kiện Khê là một doanh nghiệp vừa và nhỏ đặt ra phương hướng phát triển với nhiều mục tiêu do đó gắn liền với xu thế phát triển chung của ngành xi măng nói chung, Công ty cũng đặt ra nhiệm vụ nâng cao trình độ công nghệ. Đó là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất, củng cố vị thế của Công ty trên thị t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0032.doc
Tài liệu liên quan