I. Tóm lược về Công ty XNK và Xây dựng Nông Lâm Nghiệp
1. Lịch sử hình thành phát triển của Công ty.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
II. Môi trường kinh doanh của Công ty
1. Môi trường Kinh doanh của Công ty
2. Môi trường kinh doanh bên trong Công ty
3. Môi trường cạnh tranh của Công ty
III. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty.
1. Phân tích kết quả tiêu thụ hàng hoá.
2. Phân tích kết quả mua hàng và dự trữ hàng hóa.
3. Phân tích kết quả chi phí.
4. Phân tích về lao động.
5. Phân tích về tài chính.
IV. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty.
1. Đánh giá kết quả kinh doanh.
2. Đánh giá công tác quản trị hoạt động kinh doanh.
2.1: Theo các chức năng quản trị.
2.2: Theo hoạt động tác nghiệp.
V. Một số ý kiến đề xuất.
Kết Luận .
28 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp Hà Nội – Afimexco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả, cây bóng mát, cây cảnh để phục hồi môi sinh, môi trường, thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, tư vấn xây dựng các dự án về lâm nghiệp, môi sinh, môi trường và liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước...
Nhiệm vụ của Công ty:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị liên doanh áp dụng các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
- Tiếp cận và mở rộng thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng lực cạnh tranh.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ và luật pháp của Nhà nước có liên quan đến xuât nhập khẩu. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán và các văn bản mà Công ty đã ký kết.
- Quản lý và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công ty theo quy chế hiện hành của Nhà nước.
ii . môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1 Tình hình phát triển kinh tế trong nước và quốc tế.
Những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, nền kinh tế có sự tăng trưởng đáng kể. Nhưng bản chất nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, phần lớn dân sống nhờ ruộng, nhờ rừng nên công ty đẵ gặp rất nhiều thuận lợi khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Do mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp như: Gỗ, giống cây trồng(giống mía, dứa, sắn cao sản…), ngoài ra công ty còn nhận thi công xây dựng các công trình nông- lâm- thuỷ lợi, nên thuận lợi mà công ty có được là nguồn nguyên liệu sẵn có, lao động sẵn có, được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nâng cao đới sống cho bà con nông dân. Giúp Công ty đạt được hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh.
Tình hình chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.
Mỗi quốc gia có một chế độ chính trị- xã hội khác nhau, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nước ta có tình hình chính trị khá ổn định, nó là một trong những điều kiện thuận lợi để Công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng do là Công ty xuất nhập khẩu nên công ty không chỉ chú trọng đến tình hình chính trị- xã hội trong nước mà còn phải tìm hiểu tình hình chính trị – xã hội của các nước trong khu vực có hợp tác làm ăn với công ty. Công ty luôn luôn theo dõi các chính sách và độ ổn định chính trị xã hội của mỗi chính phủ- quốc gia có quan hệ làm ăn với mình để có thể dự đoán được những biến động về chính trị- xã hội của các quốc gia đó, xem nó tác động tiêu cực hay tích cực đến lợi ích của công ty để có thể đưa ra được chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhưng hiện nay một khó khăn mà hầu hết các công ty xuất nhập khẩu đều gặp phải đó là thủ tục xuất nhập khẩu, nó làm cho tiến độ xuất nhập khẩu hàng hoá bị chậm lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ hàng hoá, làm cho công ty đánh mất cơ hội kinh doanh, nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Các yếu tố khác thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Ngoài tình hình kinh tế- chính trị – xã hội trong và ngoài nước Công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như :
Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay có rất nhiều đơn vị tham gia kinh doanh lĩnh vực nông lâm sản thuộc các cơ quan từ Trung ương đến địa phương. Do vậy công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và cả các công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt nam. Cụ thể:
Với mặt hàng gỗ, song mây: đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty là các doanh nghiệp trực thuộc Công ty Lâm sản Việt nam. Các doanh nghiệp này có nhiều ưu thế hơn Công ty trong khai thác nguyên liệu, máy móc thiết bị chuyên sâu hơn và đầu tư cũng thuận lợi hơn. Vì vậy để có thể cạnh tranh được Công ty đã luôn chú ý đảm bảo chất lượng hàng hoá cũng như dựa vào uy tín và quan hệ bạn hàng lâu năm.
Với mặt hàng mỹ nghệ, đối thủ chính là các cơ sở sản xuất tư nhân ở vùng Đồng Kỵ- Bắc Ninh. Họ có lợi thế là cơ sở thủ công, chi phí nhân công rẻ nên giá thành dễ cạnh tranh. Nhưng do là cơ sở tư nhân nên họ không đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp nhân trong quan hệ kinh doanh cũng như xuất khẩu khi đối thủ đòi hỏi. Do đó đây không phải là đối thủ cạnh tranh khó khăn của Công ty.
Với thị trường quốc tế thì đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông lâm sản ở các quốc gia như: Đài Loan, Trung Quốc... Những doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn, công nghệ máy móc mà họ áp dụng vào sản xuất tiến bộ hơn so với Công ty nên khả năng cạnh tranh của họ cao hơn Công ty. Tuy nhiên Công ty cũng có lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn lao động dồi dào nên Công ty vẫn đứng vững được trên thị trường quồc tế.
Khách hàng:
Khách hàng luôn là một nhân tố không thể thiếu được của bất kỳ một doanh nghiệp thương mại nào.Muốn công ty làm ăn ngày một phát triển hơn, đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty và cho xã hội hơn thì công ty cần phải luôn chú ý đến khách hàng của mình. Công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp luôn nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đặc tính tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng khác nhau, để đưa ra được cách ứng xử, cung ứng, tiếp thị cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng đó. Có như vậy khách hàng mới tin dùng, tìm đến sản phẩm của Công ty. Công ty vẫn luôn củng cố, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng của mình, tạo sự tin tưởng lẫn nhau. Công ty luôn chú ý đến lợi ích của hai bên, nhờ vậy mà khách hàng của Công ty ngày một nhiều hơn, lượng hàng hoá tiêu thụ cũng ngày một tăng lên. Hiệu quả kinh doanh của Công ty đạt được ngày một cao hơn.
Hiện nay khách hàng chính của Công ty là các địa phương Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Sơn La…Họ mua sản phẩm là giống cây trồng từ phía Công ty, bên cạnh đó còn có một số địa phương đã đặt Công ty thiết kế, xây dựng các công trình nông lâm thuỷ lợi để phục vụ cho hoạt động sản xuất của địa phương được tiến hành thuận lợi hơn. Ngoài ra còn có một số khách hàng trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia…Công ty luôn chú trọng đến những đối tượng khách hàng này vì nó đem lại một khoản lợi nhuận đáng kể cho Công ty.
Nhà cung cấp:
Do đặc tính sản phẩm của công ty là giống cây trồng, gỗ…chúng có liên quan đén nhau, nênkhách hàng của công ty cũng đồng thời là nhà cung cấp cho công ty. Hiện nay nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho Công ty chính là các địa phương mà Công ty cung cáap hàng hoá cho họ. Chính vì vậy mà giữa khách hàng – Công ty – Nhà cung cấp có mối quan hệ mật thiết với nhau, giúp nhau cùng phát triển.
Ngoài ra, do lĩnh vực kinh doanh của Công ty là nông nghiệp nên hoạt động kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, tính thời vụ…
2. Môi trường kinh doanh bên trong công ty.
2.1 Nhân sự.
Con người là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành bại của công ty nên ngay từ khi mới thành lập công ty đã đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển dụng nhân sự, đề ra các tiêu chuẩn tuyển dụng . Công ty đã duy trì nề nếp trong công tác tổ chức, quản lý kinh doanh từ cơ sở đến văn phòng Công ty. Công ty áp dụng hình thức khoán có hiệu quả riêng cho từng cá nhân, đơn vị trực thuộc vừa phát huy tính năng động , sáng tạo, vừa đề cao được trách nhiệm cho các đơn vị tích cực khai thác nguồn hàng, hạ thấp chi phí, nâng cao năng suất, đẩy mạnh mức bán ra. Bên cạnh đó Công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên chức để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc bằng các hình thức đào tạo khác nhau như: Tổ chức lớp học chuyên môn hoặc cho người lao động đi học tại chức, cao đẳng ngoài giờ hành chính…Nhờ vậy mà công ty đã sử dụng lao động tương đối hiệu quả, không bị tình trạng dư thừa lao động, đảm bảo sử dụng đúng người, đúng việc để mọi người phát huy hết năng lực của mình.
Công ty XNKvà xây dựng nông lâm nghiệp có tổng số cán bộ công nhân viên đến năm 2004 là 288 người trong đó lao động trực tiếp là 218 người, lao động gián tiếp là 70 người.
Tài chính.
Tài chính là một yếu tố không thể thiếu được trong các công ty kinh doanh thương mại, nó giúp cho công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Đối với công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp, nhìn chung Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, vốn được đưa vào quay vòng liên tục và ngày một phát triển hơn. So với những năm đầu khi mới thành lập, nguồn vốn của công ty đã tăng lên rất nhiều, tuy nhiên nguồn vốn mà công ty có chưa phải là lớn. Công ty gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành nhập khẩu gỗ lâm sản từ nước ngoài về do Nhà nước quản lý chặt chẽ về việc khai thác và xuất khẩu gỗ lâm sản. Ngoài ra do nguồn vốn nhỏ nên công ty đã phải bỏ qua rất nhiều cơ hội làm ăn , những hợp đồng xuất nhập khẩu cần nguồn vốn lớn công ty đã không ký kết được, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của công ty.
Mặt hàng kinh doanh.
Bất kỳ một công ty kinh doanh nào cũng cần lựa chọn cho mình những mặt hàng kinh doanh phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty mình. Việc lựa chọn đúng đắn mặt hàng kinh doanh rất quan trọng , nó giúp công ty mở rộng quy mô, thị trường, nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là gỗ, giống cây trồng( mía, dứa, sắn cao sản…), ngoài ra Công ty còn nhận thi công xây dựng các công trình nông lâm thuỷ lợi…Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo, nâng cao chất lượng những mặt hàng mà mình sản xuất ra, do đó sản phẩm của công ty được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài tin dùng.Trong năm 2003 Công ty đã ký kết một số hợp đồng xuất nhập khẩu đem lại một khoản lợi nhuận đáng kể cho Công ty, giúp công ty phát triển nguồn vốn kinh doanh. Bên cạnh việc kinh doanh những mặt hàng truyền thống của mình, Công ty còn luôn nghiên cứu tình hình biến động của thị trường trong và ngoài nước để thay đổi, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh cho phù hợp với sự thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một phát triển hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Thị trường.
Vì là một Công ty xuất nhập khẩu nên thị trường của Công ty bao gồm cả thị trường trong nước và quốc tế. Việc tìm kiếm, phát triển thị trường đã được Công ty rất quan tâm. Hiện nay công ty vẫn luôn nghiên cứu mở rộng thị trường nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để mở rộng trị trường Công ty luôn củng cố và thiết lập mối quan hệ trên quan điểm hai bên cùng có lợi .Trong những năm qua Công ty đã xây dựng được mối quan hệ thường xuyên và tin tưởng lẫn nhau với nhà cung cấp nguyên liệu ở các địa phương như: Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Sơn La…,các đầu mối cung cấp nguyên liệu đồng thời cũng là khách hành của Công ty về mặt hàng giống cây trồng. Năm 2001 Công ty đã mở rộng quan hệ với các lâm trường ở các tỉnh Nghệ An, một số đối tác khác ở nước bạn: Lào, Campuchia, Đài loan…Ngoài ra để mở rộng thị trường Công ty cần nghiên cứu các khu vực thị trường khác nhau với những tiềm năng đặc điểm của nó để tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa khả cung cấp của mình với đặc điểm tiêu dùng trên từng khu vực thị trường nhằm thích ứng với nó. Công ty cũng cần tổ chức tốt công tác tiếp thị- giải pháp then chốt để khai thác và phát triển thị trường như Công ty nên tham gia vào các Hội chợ hoặc triển lãm quốc tế để giới thiệu hàng hoá.
3. Môi trường cạnh tranh của Công ty.
Cạnh tranh được xem xét trên hai góc độ: cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Trong cùng một thời kỳ nếu tồn tại nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một loại mặt hàng, tiêu thụ ở một thị trường thì việc cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoá đó. Các DN cũng dễ bị ép giá do vậy sẽ đẩy giá lên cao, giảm doanh số bán, giảm mức tiêu thụ và do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Các công ty nước ngoài khi xâm nhập vào Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty, họ có lợi thế về vốn, công nghệ nên khả năng cạnh tranh của họ cao hơn so với công ty. Tuy nhiên công ty cũng có lợi thế hơn so với hơn so với đối thủ cạnh tranh: Nguồn nguyên liệu sẵn có, lao động dồi dào…
phân tích kết quả kinh doanh.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm: 2001; 2002; 2003:
Đơn vị tính : 1000 đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2003/2002
Số tiền Tỷ lệ(%)
1
2
3
4
5
6
7
1. Tổng doanh thu
01
34.713.912
38.643.251
44.090.315
5.447.064
14,09
Trong đó : DTXK
02
2.154.753
3.974.793
5.146.229
1.171.436
29,47
2. Các khoản giảm trừ
03
0
Chiết khấu
04
0
Giảm giá
05
0
Hàng bán bị trả lại
06
0
Thuế DT+XK phải nộp
07
0
3. Doanh thu thuần
10
32.559.159
34.668.458
38.944.084
4.275.626
12,33
4. Giá vốn hàng bán
11
30.278.319
32.320.882
36.382.226
4.061.344
12,56
5. Lợi nhuận gộp
20
2.283.840
2.347.576
2.561.858
214.282
09,13
6. Chi phí bán hàng
21
205.973
195.350
162.544
-32.806
-16,97
7. Chi phí QLDN
22
1.912.357
1.708.478
1.281.533
-426.925
-24,99
8. LN thuần từ HĐKD
30
165.510
443.748
1.117.781
674.033
151,89
9. Thu nhập từ HĐTC
31
0
0
0
0
10. Chi phí từ HĐTC
32
0
0
0
0
11. LN từ HĐTC
40
0
0
0
0
12. TN bất thường
41
50.176
68.729
72.446
3.717
5,41
13. CP bất thường
42
47.172
66.020
70.183
4.163
6,31
14.LN bất thường
50
3.004
2.709
2.263
-446
-16,46
15.Tổng LN trước thuế
60
168.514
446.457
1.120.044
673.587
150,87
16. Thuế TNDN
70
97.079
200.904
504.015
303.111
150,87
17. LN sau thuế
80
71.435
245.553
616.029
370.476
150,87
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng14,09%, ứng với số tiền là 5.447.064 nghìn đồng .
- Kết quả tiêu thụ hàng hoá.
Ta có bảng:
Mặt hàng.
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Tổng trị giá.
34.714
38.643
44.090
3.929
11,32
5.447
14,09
- Gỗ.
15.504
14.312
16.175
-1.192
-7,69
1.863
13,02
- Giống cây trồng.
14.720
17.811
22.322
3.091
21
4.511
25,53
- Một số mặt hàng khác.
4.490
6.520
5.593
2.030
45,21
-927
-14,22
Qua bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty tăng nên qua các năm, năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 11,32%, ứng với số tiền là 3.929 trđ. Còn năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 tăng 14,09% ứng với số tiền là 5.447 trđ. Cụ thể:
với mặt hàng gỗ: tình hình tiêu thụ của mặt hàng này năm 2002 giảm hơn so với năm 2001 là 7,67%, ứng với số tiền là 1.192 trđ. Nhưng so với năm 2002 thì năm 2003 lại tăng hơn 13,02%, ứng với số tiền tăng lên là 1.863 trđ.
Với mặt hàng giống cây trồng: tình hình tiêu thụ của mặt hàng này tăng lên qua các năm, năm 2002 tăng hơn so với năm 2001là 21%, ứng với số tiền là 3.091 trđ. Còn năm 2003 cũng tăng hơn so với năm 2002 là 25,53%, ứng với số tiền là 4.511 trđ. Như vậy tình hình tiêu thụ giống cây trồng nhìn chung là tốt.
Một số mặt hàng khác: ta thấy, năm 2002 có tăng hơn so với năm 2001 với tỷ lệ tăng là45,21%, ứng với số tiền là 2.030 trđ. Nhưng năm 2003 thì lại giảm hơn so với năm 2002, với tỷ lệ giảm là 14,22%, ứng với số tiền là 927 trđ.
Tóm lại, tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty tuy có tăng, nhưng trong một số trường hợp vẫn còn giảm. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giảm lượng tiêu thụ hàng hoá ở một số mặt hàng đó để đưa ra biện pháp điều chỉnh cho hợp lý. Nguyên nhân có thể là do chất lượng hàng hoá không đạt yêu cầu, hoặc do hàng hoá đó không còn phù hợp với nhu cầu nữa…
Phân tích kết quả mua hàng và dự trữ hàng hoá .
Ta có bảng:
Mặt hàng.
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Tổng trị giá.
29.514
30.625
38.712
1.111
3,76
8.087
26,41
- Gỗ.
12.315
10.572
14.235
-1.743
-14,15
3.663
34,45
- Giống cây trồng.
12.686
15.638
17.113
2.952
23,27
1.475
9,43
- Một số mặt hàng khác.
4.513
4.415
7.346
-98
-2,17
2.931
66,39
Qua bảng trên ta thấy tình hình mua hàng của Công ty tăng nên qua các năm, năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 3,76 %, ứng với số tiền là 1.111 trđ. Còn năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 tăng 26,41% ứng với số tiền là 8.087 trđ. Nhìn chung công ty đã đáp ứng kịp thời quá trình bán ra của mình. Cụ thể:
Với mặt hàng gỗ: tình hình mua vào của mặt hàng này năm 2002 giảm hơn so với năm 2001 là 14,15 %, ứng với số tiền là 1.743 trđ. Nhưng so với năm 2002 thì năm 2003 lại tăng hơn 34,45 %, ứng với số tiền là 3.663 trđ. Như vậy mặt hàng này nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng lên.
Với mặt hàng giống cây trồng: tình hình mua vào của mặt hàng này tăng lên qua các năm, năm 2002 tăng hơn so với năm 2001là 23,27 %, ứng với số tiền là 2.952 trđ. Còn năm 2003 cũng tăng hơn so với năm 2002 là 9,43%, ứng với số tiền là 1.475 trđ. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao lượng mua vào lại giảm, do nhu cầu giảm, hay là do mặt hàng này Công ty đã có thể tự cung cấp…để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Một số mặt hàng khác: ta thấy, năm 2002 có giảm hơn so với năm 2001 với tỷ lệ là 2,17 %, ứng với số tiền là 98 trđ. Nhưng năm 2003 thì lại tăng hơn so với năm 2002, với tỷ lệ tăng là 66,39 %, ứng với số tiền là 2.931 trđ.
Qua tìm hiểu về công ty ta thấy tình hình dự trữ hàng hoá của công ty tương đối tốt. Công ty đã quan tâm đến việc dự đoán nhu cầu người tiêu dùng để tính toán đưa ra mức dự trữ hợp lý nhằm giảm tối đa chi phí dự trữ, đảm bảo cho quá trình sản xuất, quá trình bán ra của công ty được diễn ra liên tục mà không bị gián đoạn.
3. Phân tích kết quả tình hình quản lý và sử dụng chi phí.
Ta có bảng:
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Chênh lệch
Tỷ lệ(%)
Chênh lệch
Tỷ lệ(%)
1. Tổng CF
3.407
37.398
43.475
2.991
86,93
6.077
16,52
2.Tổng DT
34.714
38.643
44.090
3.929
11,32
5.447
14,09
3. Tỷ suất chi phí(F’)
99,12
96,68
98,61
-
-
-
-
4. Mức độ tăng(giảm) TSCF
-2,44
1,93
5. Tốc độ tăng(giảm)TSCF
-
-2,46
-
1,2
6. Mức tiết kiệm(lãng phí) về CF
9,1526
0,8816
Qua số liệu trên bảng ta thấy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp năm 2002
so với năm 2001 tăng 8,693%, ứng với số tiền là 2.991 trđ. Tốc độ tăng này nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh thu(11,32%), điều này đã làm cho TSCF giảm 2,44%, với tốc độ giảm 2,46%, chứng tỏ Công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí là 9,1526 trđ. Như vậy tình hình quản lý và sử dụng chi phí năm 2002 là tốt.
Chi phí kinh doanh của Công ty năm 2003 lại tăng hơn so với năm 2002 là16,25%, ứng với số tiền là 6.007 trđ. Tốc độ tăng này lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh thu(14,09 %), điều này đã làm cho TSCF tăng 1,93 %, với tốc độ tăng 1,2 %, chứng tỏ Công ty đã lãng phí một khoản chi phí là 0,8816 trđ. Như vậy tình hình quản lý và sử dụng chi phí năm 2003 là không tốt. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp điều chỉnh cho hợp lý.
3. Phân tích kết quả tình hình quản lý và sử dụng lao động.
Ta có bảng:
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Chênh lệch
Tỷ lệ(%)
Chênh lệch
Tỷ lệ(%)
1. Tổng DT
34.714
38.643
44.090
3.929
11,32
5.447
14,09
2.Tổng LĐ
-LĐ trực tiếp
-LĐ gián tiếp
213
155
58
260
218
70
288
218
70
37
32
5
17,37
20,64
8,62
28
21
7
10,97
10,66
11,11
3.NSLĐBQ
(Người/năm)
162,98
153,09
183,09
14,35
8,8
4,46
3
4.TNBQ
0,490
0,550
0,590
0,06
12,24
0,04
7,27
Qua bảng số liệu trên ta thấy. Năm2002 so với năm2001 tổng lao động tăng 17,37%, ứng với số lao động là 37 người. Điều này làm cho năng suất lao động bình quân tăng 8,8%, ứng với số tiền là 14,35trđ, nhưng tốc độ tăng của NSLĐBQ không đáng kể, nên tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tổng lao động. Tình hình quản lý và sử dụng lao động của Công ty trong năm 2002 là không hợp lý.Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp đIũu chỉnh hợp lý. Còn so với năm 2002 thì năm 2003 có tổng lao động tăng với tỷ lệ tăng là 10,97%, ứng với số lao động là 28 người.ĐIũu này đã làm cho NSLĐBQ tăng 3%, ứng với số tiền là 4,46 trđ. Ta thấy tổng doanh thu tăng hơn tốc độ tăng của tổng lao động. Vậy tình hình quản lý và sử dụng lao động năm 2003 là hợp lý.
4. Phân tích kết quả tình hình tài chính của Công ty.
Ta có bảng:
Các chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
1.Nợ phảI trả
15.120
19.900
22.201
4.780
31,61
301
11,56
2.Nguồn vốn chủ sở hữu
2.296
2.519
3.015
223
9,17
496
19,69
Tổng NV
17.416
22.419
25.216
5.003
28,73
2.797
12,48
Ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh tăng trong năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 28,73% ứng với số tiền là 5.003 trđ. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 12,48% ứng với số tiền là 2.797 trđ, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu 19,69% ứng với số tiền là 496 trđ, nguồn công nợ tăng 11,56% ứng với số tiền 2.301 trđ.
Năm 2003:Ta có hệ số tự chủ về tài chính = nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn=0,12
Hệ số nợ phải trả= Nợ phải trả/tổng nguồn vốn= 0,88
Điều này chứng tỏ hiện tại khả năng tự chủ về tài chính của công ty kém nhưng trong tương lai công ty có xu hướng cải thiện tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của mình theo hướng thuận lợi cho công ty.
IV. đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.
Đánh giá kết quả kinh doanh.
Ưu điểm:
Công ty hoạt động trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, diễn biến thị trường phức tạp, các chính sách quản lý của nhà nước luôn có sự thay đổi và quản lý ngày một chặt chẽ . nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ dẫn đến giải thể nhưng công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp vẫn giữ được hoạt động bình thường, kết quả kinh doanh của công ty năm sau cao hơn năm trước. điều đó được thể hiện:
Công ty đã tạo được uy tín và khẳng định khả năng của mình với các cơ quan quản lý nhà nước về việc chấp hành chính sách đề ra về sản phẩm gỗ xuất khẩu với khối lượng tương đối lớn.
Về tiêu thụ hàng hoá: Năm 2003 Công ty đã tăng cường các mối quan hệ giao dịch, liên hệ và ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu sản phẩm với khách nước ngoài, tìm kiếm thị trường , đẩy mạnh tiêu thụ, nhờ vậy mà doanh thu của Công ty ngày càng tăng lên .
Công ty đã sử dụng vốn kinh doanh một cách hợp lý có hiệu quả do vậy mà quá trình kinh doanh đạt được kết quả cao.
Mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng , phong phú.
Nhược điểm
Chất lượng sản phẩm khá ổn định nhưng quy mô thị trường còn rất nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong khu vực
Khâu tiếp thị tuy có phát triển song vẩn còn yếu kém , Công ty chưa tham gia vào các hội chợ , triển lãm quốc tế để giới thiệu hàng hoá của Công ty nên sản phẩm của Công ty chưa được nhiều nước trong khu vực và trên thế giới biết đến .
2 . Đánh giá công tác quản trị hoạt động kinh doanh .
2.1 theo các chức năng quản trị .
2.1.1: Hoạch định.
Hoạch định là một trong chức năng quan trọng của quá trình quản trị và dường như Công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp ý thức được tầm quan trọng đó nên các nhà quản trị của công ty đã hoạch định đưa ra phương hướng thực hiện các mục tiêu , chiến lược của công ty trong từng giai đoạn một cách chi tiết , cụ thể và mang tính khả thi cao . Tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu, chiến lược có đem lại hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào việc hoạch định mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như những biến động về môi trường kinh doanh , biến động của thị trường , vào quá trình tổ chức thực hiện …
2.1.2: Tổ chức .
Về cơ bản các nhà quản trị trong Công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp đã thực hiện tốt chức năng tổ chức , họ đã phân công bố trí và giao nhiệm vụ cho các phòng ban , các cấp lãnh đạo hợp lý , nhờ vậy mà các phòng ban và các cá nhân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình , phát huy hết năng lực của các cá nhân trong Công ty. Ngoài ra Công ty thường xuyên tổ chức các buổi họp mạt, giao lưu giữ các nhà lãnh đạo , các phòng ban, các xĩ nghiệp với nhau để hộ trao đổi kinh nghiệm làm việc, giải quyết các vấn đề. Nhờ vậy mà hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một phát triển hơn. Bên cạnh đó Công ty cũng luôn quan tâm đến việc nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, để họ yên tâm làm việc. Nhờ vậy mà hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày một cao hơn.
2.1.3: Lãnh đạo .
Ban lãnh đạo của Công ty là những người có năng lực vì vậy họ biết cách lãnh đạo các nhân viên dưới quyền một cách có hiệu quả , biết sử dụng đúng người đúng việc nhờ vậy mà nhân viên cấp dưới có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình . Công ty luôn có chế độ khen thưởng, kỷ luật kịp thời, hợp lý tạo hứng thú làm việc đối với nhân viên do vậy đạt được hiệu quả cao trong công việc.
2.1.4: Kiểm soát.
Kiểm soát là một chức năng không thể thiếu được trong quá trình quản trị. Việc k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC634.doc