Tình hình hoạt động tại Cục thuế Hà Nội

Nội dung

I. lịch Sử ra đời của cục thuế Hà Nội.

1.1. khái quát về bộ máy quản lý thuế nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam.

1.2. Sự ra đời của Cục thuế Hà Nội.

II. cơ cấu, tổ chức của Cục thuế Hà Nội.

2.2.1. Mô hình tổ chức của Cục thuế Hà Nội.

2.2.1.1. mô hình chung.

2.2.1.2. Mô hình tổ chức của Cục thuế Hà Nội.

III. Chức năng nhiệm vụ của Cục thuế Hà Nội

IV. tổ chức quản lý thu thuế của Cục thuế Hà Nội

4.1. Quản lý đối tượng nộp thuế.

4.1.1. phương thức quản lý chung

4.1.2. Quản lý đối tượng nộp thuế ở Cục thuế Hà Nội.

4.2. Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thuế.

4.2.1. Quy trình quản lý chung

4.2.2. Quy trình quản lý thuế tại Cục thuế Hà Nội.

4.3. Tính thuế.

4.3.1. phương pháp chung

4.3.2. phương pháp tính thuế hiện đang áp dụng tại Cục thuế Hà Nội.

4.4. Tổ chức thu nộp tiền thuế.

4.4.1. Các hình thức thu nộp chung

4.4.2. Tổ chức thu nộp tiền thuế tại Cục thuế Hà Nội.

V. kết quả hoạt động của cục thuế Hà Nội trong những năm qua.

4.1. Tình hình thực hiện thu ngân sách của Cục thuế Hà Nội năm 1999.

4.4.2. Kết quả thu Ngân sách năm 2000.

4.4.3. Kết quả thu ngân sách các phòng – các chi cục năm 2001.

Kết luận

 

doc19 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại Cục thuế Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thuế có nguồn gốc từ xa xưa và là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào, từ những nước phát triển tới các nước đang phát triển. Ngày nay, Thuế lại càng có vị thế lớn trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Tuỳ vào đặc điểm kinh tế – chính trị của từng nước, mỗi nước tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. ở nước ta bộ máy quản lý thuế được tổ chức thành 3 cấp: Tổng cục thuế, Cục thuế và Chi cục thuế. Vai trò mỗi cấp đều rất quan trọng trong đó Cục thuế đóng vai trò chủ đạo trong việc thu thuế và quản lý thuế đối với các chi cục. Là một đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, trung tâm kinh tế – chính trị của cả nước, Cục thuế Hà Nội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế…Với sự quan tâm vào lĩnh vực thuế, em đã xin thực tập tại Cục thuế Hà Nội để tìm hiểu sâu hơn vào cơ cấu, tổ chức cũng như hoạt động của Cục thuế Hà Nội nói riêng và bộ máy quản lý thuế của Việt Nam nói chung nhằm học hỏi, tích luỹ kiến thức chuẩn bị hành trang cho quá trình công tác sau này. Em xin cảm ơn các bác, các anh chị trong Cục thuế Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo. Nội dung I. lịch Sử ra đời của cục thuế Hà Nội. khái quát về bộ máy quản lý thuế nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam. Trước 1990, tổ chức bộ máy thu của nước ta gồm 3 cơ quan thu độc lập tương ứng với từng khu vực kinh tế trực thuộc Bộ Tài chính, đó là: Cục thu quốc doanh trực thuộc Bộ Tài chính và các chi cục thu quốc doanh các tỉnh thành phố chịu trách nhiệm thu từ khu vực kinh tế quốc doanh. Cục thuế công thương nghiệp và các chi cục thuế công, thương nghiệp các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về các khoản thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Vụ Thuế nông nghiệp và các phòng thuế nông nghiệp các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thu thuế nông nghiệp Từ 1990, với nỗ lực cải cách thuế trong đó có cải cách bộ máy quản lý thuế, Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) đã quy định việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Theo tinh thần của nghị định này, bộ máy quản lý thuế được tổ chức lại theo nghành dọc từ trung ương đến các địa phương trên cơ sở hợp nhất ba bộ phận Cục Thu quốc doanh, Cục Thuế công, thương nghiệp ngoài quốc doanh và vụ Thuế nông nghiệp thành Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. ở trung ương, có Tổng cục thuế trực thuộc Bộ tài chính. Bộ máy giúp việc cơ quan tổng cục gồm một số phòng chức năng và phòng nghiệp vụ. Tổng cục thuế do Tổng cục trưởng phụ trách và một số Phó tổng cục trưởng giúp việc ở các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương ( gọi chung là tỉnh) có các cục thuế trực thuộc tổng cục thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cục thuế do một cục trưởng phụ trách và một số cục phó giúp việc. ở các quận huyện và cấp tương đương ( gọi chung là huyện ) có Chi cục thuế thuộc Cục thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Uỷ ban Nhân dân cùng cấp. Chi cục thuế do một chi cục trưởng phụ trách và có một số phó chi cục trưởng giúp việc. Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế là tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Bộ trưởng Bộ tài chính quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ , tổ chức bộ máy của Tổng cục thuế, Cục thuế và Chi cục thuế. 1.2. Sự ra đời của Cục thuế Hà Nội. Theo nghị định 281/HĐBT (nay là chính phủ) và thông thư hướng dẫn thi hành nghị định 281/HĐBT, Cục thuế Hà Nội là một bộ phận của hệ thống thuế của nhà nước. Cục thuế Hà Nội chịu sự quản lý theo nguyên tắc song trùng trực thuộc đó là chịu sự quản lý của Tổng cục thuế và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Hiện nay, Cục thuế Hà Nội có trụ sở tại 187 Giảng Võ – Hà Nội. Trụ sở tạm thời tại 25 phố Thái Thịnh - Đống Đa – Hà Nội và 23 Thành Công - Đống Đa - Hà Nội. II. cơ cấu, tổ chức của Cục thuế Hà Nội. 2.2.1. Mô hình tổ chức của Cục thuế Hà Nội. 2.2.1.1. mô hình chung. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, cơ quan thuế ở các nước trên thế giới được tổ chức thành nhiều cấp. ở từng cấp, bộ máy cơ quan thuế có thể được chia theo các mô hình sau. Mô hình 1: mô hình tổ chức theo sắc thuế. Theo mô hình này, các phòng ban riêng biệt được thành lập để quản lý một số loại thuế cụ thể như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập các nhân, VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp... Mô hình 2: mô hình tổ chức theo chức năng. Theo mô hình này, trong một cơ quan thuế, người ta tổ chức ra các phòng ban chức năng riêng rẽ, mỗi phòng ban thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế, ví dụ: phòng xử lý tờ khai thuế, phòng tính thuế, phòng kiểm tra đối tượng nộp thuế…. Mô hình 3: mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế. Theo mô hình này, đối tượng nộp thuế được chia thành các nhóm, dựa trên qui mô hoạt động, hình thức sở hữu, hoặc nghành kinh tế…mỗi phòng ban chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm đối tượng nộp thuế. 2.2.1.2. Mô hình tổ chức của Cục thuế Hà Nội. Theo Thông tư 38 TC/ TCCB (25/8/1990) của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng cơ cấu bộ máy Cục thuế Hà Nội gồm các phòng: Phòng kế hoạch – kế toán – thống kê. Phòng thanh tra và xử lý tố tụng về thuế Phòng thuế trước bạ và phòng thu khác Phòng thuế TTĐB và thuế các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Phòng thuế khu vực kinh tế QD và các nghành CN xây dựng và giao thông Phòng thuế khu vực kinh tế QD và các nghành lưu thông phân phối dịch vụ Phòng nghiệp vụ thuế nông nghiệp Phòng nghiệp vụ thuế khu vực ngoài quốc doanh Phòng tổ chức cán bộ, đào tạo và thi đua tuyên truyền Phòng hành chính quản trị Phòng tài vụ Hiện nay, Cục thuế Hà Nội tổ chức theo mô hình đối tượng nộp thuế bởi những ưu điểm của mô hình như: nâng cao ý thức trách nhiệm của các phòng ban trong Cục thuế Hà Nội, giảm bớt sự phiền hà cho các đối tượng nộp thuế, cung cấp kịp thời những thông tin về các đối tượng nộp thuế, cho phép thực hiện chuyên môn hoá theo đối tượng kết hợp chuyên môn hoá theo sắc thuế nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế. Mặt khác, cán bộ quản lý Cục thuế Hà Nội có trình độ chuyên môn cao nên đáp ứng được yêu cầu tiếp xúc và giải đáp kịp thời tất cả các thông tin về các sắc thuế mà đối tượng nộp thuế đưa ra. Theo mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế, Cục thuế Hà Nội gồm 9 phòng chức năng và 10 phòng thu thuế với ban lãnh đạo gồm: Cục trưởng: ô. Lương Minh Chủng. Cục phó: ô. Phạm Quốc Thái ô. Nguyễn Quang Đôn ô. Phi Văn Tuấn B. Trần Mai Hương. và khoảng 2000 cán bộ công chức trong đó trên văn phòng cục khoảng 500 và 1500 thuộc 12 chi cục thuế trực thuộc. 12 chi cục thuế trực thuộc là: Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng Chi cục thuế quận Ba Đình Chi cục thuế quận Đống Đa Chi cục thuế quận Thanh Xuân Chi cục thuế quận Tây Hồ Chi cục thuế quận Cầu Giấy Chi cục thuế huyện Gia Lâm Chi cục thuế huyện Từ Liêm Chi cục thuế huyện Thanh Trì Chi cục thuế huyện Đông Anh 12.Chi cục thuế huyện Sóc Sơn. Các phòng chức năng của Cục thuế Hà Nội Phòng tổ chức cán bộ đào tạo thi đua tuyên truyền Phòng kế hoạch. Phòng nghiệp vụ. Phòng hỗ trợ tổ chức và người nộp thuế Phòng hành chính quản trị Phòng xử lý thông tin và tin học Phòng thanh tra Phòng quản lý ấn chỉ Phòng tài vụ. Các phòng thu thuế của Cục thuế Hà Nội Phòng thuế giao thông bưu điện. Phòng thuế công nghiệp Phòng thuế thương nghiệp Phòng thuế đầu tư nước ngoài Phòng thuế nông lâm thuỷ lợi Phòng thuế văn xã. Phòng thuế tài chính – ngân hàng. Phòng thuế ngoài quốc doanh và quốc doanh quận huyện số 1. Phòng thuế ngoài quốc doanh và quốc doanh quận huyện số 2. Phòng trước bạ. Chức năng các phòng thu thuế Chức năng của các phòng quản lý thuế được thể hiện theo lĩnh vực nghành nghề, cụ thể là: Phòng thuế giao thông bưu điện: quản lý thuế, phí đối với các hoạt động trong lĩnh vực giao thông, bưu chính viễn thông, xây dựng, hàng không. Phòng thuế công nghiệp: quản lý thuế đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp Phòng thuế thương nghiệp: quản lý thuế đối với các đối tượng trong lĩnh vực thương nghiệp Phòng thuế đầu tư nước ngoài: quản lý thuế đối với các đối tượng hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài như các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài… Phòng thuế nông lâm thuỷ lợi: quản lý thuế đối với các hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ lợi. Phòng thuế văn xã: quản lý thuế đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực văn hoá xã hội như xuất bản, in ấn, phát thanh, truyền hình, các đơn vị làm kinh tế thuộc về Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An… Phòng thuế tài chính – ngân hàng: quản lý thuế đối với các đối tượng thuộc lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, Phòng trước bạ: quản lý, thu phí đối với các hoạt động mua bán tài sản. Phòng thuế ngoài quốc doanh và quốc doanh và quốc doanh quận 1 & Phòng thuế ngoài quốc doanh và quốc doanh quận 2: đây là 2 phòng thuế được phân theo dõi theo địa bàn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và quốc doanh. Cụ thể quốc doanh quận huyện số 1 và quốc doanh quận huyện số 2 được chia như bảng dưới đây. Quận huyện số 1 Quận huyện số 2 Quận Hoàn Kiếm Quận Hai Bà Trưng Quận Tây Hồ Quận Thanh Xuân Quận Ba Đình Quận Đống Đa Quận Cầu Giấy Huyện Thanh Trì Huyện Từ Liêm Huyện Sóc Sơn Huyện Gia Lâm Huyện Đông Anh III. Chức năng nhiệm vụ của Cục thuế Hà Nội Là đơn vị ra đời trên cơ sở Nghị định số 281/HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nước trực thuộc Bộ tài chính nên Cục thuế Hà Nội cũng có cũng chức năng được quy định đối với các cục thuế, đó là: Một là: Hướng dẫn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện thống nhất các chính sách, chế độ, thể lệ, nguyên tắc về quản lý, thu thuế trên địa bàn theo đúng các Luật, Pháp lệnh, các văn bản quy định của Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, cơ quan thuế cấp trên. Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách thuế cho các đối tượng nộp thuế, các nghành, các cấp, toàn dân để chấp hành. Hai là: Lập kế hoạnh thu thuế và thu khác trên địa bàn thành phố Hà Nội (theo tháng, qúi, năm) báo cáo cho Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ tài chính theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với sở tài chính Hà Nội trong việc xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách của thành phố Hà Nội, phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch thu thuế và thu khác cho các chi cục thuế trực thuộc. Ba là: Tổ chức thu thuế đối với các đối tượng do cục thuế Hà Nội trực tiếp quản lý thu thuế. Thực hiện các nghiệp vụ thu thuế theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ tài chính hay Tổng cục thuế: tính thuế, lập sổ thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác…, đôn đốc các đối tượng nộp thuế nộp đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu vào kho bạc nhà nước. Xem xét, đề nghị miễn thuế, giảm thuế và các khoản thu khác thuộc thẩm quyền theo qui định của nhà nước. Thực hiện thanh, quyết toán kết quả thu nộp thuế đến từng đối tượng nộp thuế. Bốn là: Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên 12 chi cục thuế trực thuộc trong việc tổ chức công tác thu thuế, thực hiện luật, pháp lệnh, kế hoạch thu thuế và thu khác, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về các biện pháp tổ chức thu thuế. Năm là: Thực hiện công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, chế độ thuế, kỷ luật thu nộp thuế của các đối tượng nộp thuế và trong nội bộ nghành thuế ở địa phương, kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế toán, chứng từ… có liên quan đến số thuế phải nộp. Xử lý các vi phạm về thuế, các khiếu nại theo thẩm quyền được luật thuế qui định. Sáu là: Được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ cần thiết cho việc tính toán các khoản thuế và thu khác (kể cả các kế hoạch kinh tế – tài chính của Bộ, nghành và cơ sở), tham gia phối hợp cùng với các cơ quan chức năng quản lý đối tượng đăng ký kinh doanh và xét duyệt đăng ký mã số thuế, trực tiếp quản lý hồ sơ đăng ký kinh doanh và các tài liệu có liên quan đến việc tính thuế của các đối tượng do cục quản lý trực tiếp thu thuế. Bảy là: Tổ chức công tác kế toán thuế, kế toán ấn chỉ, kế toán hàng tịch thu, tạm giữ đầy đủ, kịp thời, chính xác; hướng dẫn các chi cục thuế thực hiện các qui định về kế toán thu; tổ chức công tác thống kê các chỉ tiêu kinh tế và thu nộp thuế; lập các báo cáo về tình hình và kết quả thu thuế phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và các bên có liên quan. Tám là: Quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu của hệ thống thuế ở địa phương theo đúng các quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp của Tổng cục thuế. Tổ chức bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ thuế. Tổ chức công tác thi đua và tuyên truyền về công tác thuế ở địa phương. IV. tổ chức quản lý thu thuế của Cục thuế Hà Nội Trong tổ chức quản lý thu thuế của các cơ quan thuế trên thế giới nói chung bao gồm 4 nội dung: 4.1. Quản lý đối tượng nộp thuế. 4.1.1. phương thức quản lý chung Hằng năm, trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đối tượng sản xuất kinh doanh, cơ quan thuế tiến hành đăng ký đối tượng nộp thuế và trên cơ sở đó tiến hành quản lý và thu thuế đối với đối tượng này. Có 2 phương thức đăng ký đối tượng nộp thuế thường được áp dụng. Một là: Đăng ký đối tượng nộp thuế theo phương thức thủ công. Theo phương pháp này mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một sổ đăng ký thuế riêng, các thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được phản ánh và lưu trữ trong sổ này. Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp số lượng đối tượng nộp thuế ít và khá tập trung, điều kiện cho việc cơ giới hoá công tác quản lý thuế chưa được thực hiện. Hai là: phương thức quản lý bằng mạng vi tính. Theo phương pháp này, trong phạm vi cả nước, mỗi đối tượng nộp thuế được gắn một mã số duy nhất, mọi thông tin về đối tượng nộp thuế được nạp vào máy với một file riêng với tên file là mã số của đối tượng nộp thuế. Đây là phương thức quản lý hiện đại hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. 4.1.2. Quản lý đối tượng nộp thuế ở Cục thuế Hà Nội. Cục thuế Hà Nội hiện đang áp dụng quản lý đối tượng nộp thuế qua mạng máy tính bởi Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước, số lượng đối tượng quản lý lớn 4.2. Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thuế. 4.2.1. Quy trình quản lý chung quy trình quản lý thuế phản ánh trình tự các bước công việc phải làm nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời số thu thuế vào ngân sách nhà nước. Trên thế giới có 2 dạng quy trình quản lý thuế như sau Một là: Cơ quan thuế tính và ra thông báo số thuế phải nộp. Theo định kỳ thời gian hoạc theo chuyến hàng, trên cơ sở các Luật thuế và hoạt động sản xuất kinh doanh, các đối tượng nộp thuế phải kê khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế nhận tờ khai, kiểm tra tờ khai và tính thuế sau đó ra thông báo số thuế phải nộp và gửi cho đối tượng nộp thuế. Trong khoảng thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ số thuế theo thông báo vào Kho bạc Nhà nước Hai là: Đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế. Theo định kỳ thời gian hoạc theo chuyến hàng, các đối tượng nộp thuế tự kê khai, tính và nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước. 4.2.2. Quy trình quản lý thuế tại Cục thuế Hà Nội. Cục thuế Hà Nội hiện nay đang áp dụng quy trình quản lý thuế thứ 2 tức là để đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính và nộp thuế. Tuy nhiên quy trình này đang được tiến tới hoàn thiện 4.3. Tính thuế. 4.3.1. phương pháp chung Tuỳ thuộc vào từng loại thuế và tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế, việc tính số thuế có thể tiến hành theo các phương pháp sau. Một là: phương pháp đánh giá hành chính. Theo phương pháp này, số thuế phải nộp được tính dựa trên những căn cứ khách quan rõ ràng không cần phải điều tra. Hai là: phương pháp tính theo thuế khoán. Trên cơ sở các yếu tố khách quan do người nộp thuế cung cấp và trên cơ sở các biện pháp kiểm tra của cán bộ thuế, cơ quan thuế ấn định một mức thu cụ thể. Mức thu này được cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Ba là: phương pháp tính thuế theo kê khai thực tế. Theo phương pháp này việc tính thuế dựa trên tờ khai với các số liệu thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở. 4.3.2. phương pháp tính thuế hiện đang áp dụng tại Cục thuế Hà Nội. Hiện nay, Cục thuế Hà Nội đang áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp kê khai thực tế bởi vì tuy phương pháp này phức tạp trong tính toán, quản lý và theo dõi nhưng nó đảm bảo số thu vào Ngân sách Nhà nước. Trong khi đó phương pháp đánh giá hành chính dựa vào sự đánh giá chủ quan, phương pháp tính theo thuế khoán tuy đơn giản nhưng nó không bao quát hết các nguồn thu phát sinh bởi , tác dụng của chính sách thuế khoán trong việc tập trung thu nhập vào ngân sách nhà nước bị hạn chế. 4.4. Tổ chức thu nộp tiền thuế. 4.4.1. Các hình thức thu nộp chung Một là: nộp trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến hiện nay. Với hình thức này, đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp vào cho Kho bạc Nhà nước bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Hai là: nộp bằng tiền mặt qua cơ quan thuế. Các đối tượng buôn bán không có cơ sở ổn định, các hộ kinh doanh nhỏ, phân tán, số tiền thuế phải nộp ít và những trường hợp không có điều kiện nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, cán bộ thuế thu trực tiếp từ các đối tượng nộp thuế sau đó nộp vào Kho bạc Nhà nước. 4.4.2. Tổ chức thu nộp tiền thuế tại Cục thuế Hà Nội. Hiện nay, Cục thuế Hà Nội tổ chức thu nộp thuế qua Kho bạc Nhà nước bởi hình thức này khắc phục được tình trạng chiếm dụng tiền thuế của nhà nước. Mặt khác, đối tượng quản lý của Cục thuế Hà Nội là những đơn vị tương đối lớn qui mô, có tài khoản tại các ngân hàng nên có điều kiện thuận lợi để nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước qua hình thức chuyển khoản thông qua các ngân hàng. Để áp dụng hình thức này Cục thuế Hà Nội đã có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các ngân hàng, kho bạc để kiểm soát thu ngân sách Nhà nước. V. kết quả hoạt động của cục thuế Hà Nội trong những năm qua. 4.1. Tình hình thực hiện thu ngân sách của Cục thuế Hà Nội năm 1999. Được sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, của Thành uỷ, HĐND và UBND Thành phố Hà Nội; cấp uỷ và UBND các cấp; sự phối kết hợp chặt chẽ của các Ban, Nghành, đoàn thể… cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công chức nghành Thuế Hà Nội. Năm 1999, Cục thuế Hà Nội đã hoàn thành vượt mức dự toán thu Ngân sách mà bộ tài chính và Thành phố đã giao cho và vượt cả chỉ tiêu phấn đấu. Việc triển khai thực hiện các Luật thuế mới bước đầu đã thu được những kết quả tốt. Cụ thể như sau. Dự toán Thực hiện năm 1999 So sánh ( % ) Dự toán năm 1999 DT phấn đấu 1999 TH 1999 so DT năm TH 1999 so DT phấn đấu. TH 1999 so TH 1998. 1 2 3 4 = 3/1 5 = 3/2 6 = 3/CK 8.758.740 9.138.740 10.337.115 118,02% 113,11% 95,67% 4.4.2. Kết quả thu Ngân sách năm 2000. Với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công chức nghành Thuế Hà Nội và sự chỉ đạo, giúp đỡ của các nghành, các cấp, đến 31/12/2000 tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 124,02% dự toán năm, tăng 21,57% so với thực hiện 1999, trong đó do nghành Thuế trực tiếp quản lý thu đạt 124,25% so dự toán năm và tăng 22,47% so với năm 1999. các Luật thuế mới tiếp tục được triển khai, đi dần vào nề nếp. Cụ thể như sau: STT Chỉ tiêu thu % so với dự toán 2000 % so với dự toán phấn đấu % so với thực hiện 1999 1 Thu từ DNNN trung ương 132,91 121,88 120,64 2 Thu từ DNNN địa phương 132,18 125,62 100,04 3 Thu từ DN có vốn đầu tư NN 105,23 105,23 116,94 4 Thuế công thương nghiệp NQD 80,56 80,56 98,56 5 Thu lệ phí trước bạ 100,99 108,78 82,08 6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 127,96 127,96 97,59 7 Thuế nhà đất 103,81 103,81 105,43 8 Thuế thu nhập cá nhân 109,92 109,92 96,27 9 Thu Xổ số kiến thiết 72,35 72,35 121,80 10 Thu phí giao thông qua giá XD 109,09 109,09 110,77 11 Thu phí và lệ phí 139,83 139,83 219,36 12 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 115,80 115,80 92,63 13 Thu tiền sử dụng đất 189,22 189,22 215,08 14 Thu tiền bán nhà thuộc SHNN 116,17 116,17 119,39 15 Thu tiền thuê đất 116,37 116,37 92,96 16 Thu KHCB nhà thuộc SHNN 107,31 4.4.3. Kết quả thu ngân sách các phòng – các chi cục năm 2001. Năm 2001, kết quả thu của Cục thuế Hà Nội tăng lên vượt chỉ tiêu dự toán và chỉ tiêu phấn đấu. Cụ thể như sau. STT Phòng – Chi cục Kết quả thu năm 2001 so (%) Dự toán pháp lệnh Dự toán phấn đấu. So năm 2000 1 Phòng công nghiệp 103,12% 101,81% 104,87% 2 Phòng giao thông 114,16% 97,11% 108,43% 3 Phòng tài chính 119,95% 98,47% 98,42% 4 Phòng thương nghiệp 106,75% 99,24% 109,23% 5 Phòng đầu tư 102,65% 92,59% 109,56% 6 Phòng văn xã 113,16% 96,26% 93,82% 7 Phòng nông lâm 124,81% 72,59% 122,18% 8 Phòng thu trước bạ 134,55% 130,81% 116,225 9 Phòng ngoài quốc doanh số 1 106,21% 101,25% 110,23% 10 Phòng ngoài quốc doanh số 2 112,66% 107,25% 120,40% 11 Chi cục Thuế Hoàn Kiếm 104,12% 98,26% 107,94% 12 Chi cục Thuế Hai Bà Trưng 112,97% 106,11% 114,32% 13 Chi cục Thuế Đống Đa 114,37% 107,88% 111,26% 14 Chi cục Thuế Ba Đình 117,17% 109,44% 100,26% 15 Chi cục Thuế Tây Hồ 112,20% 103,70% 110,69% 16 Chi cục Thuế Thanh Xuân 146,68% 124,41% 136,045 17 Chi cục Thuế Cầu Giấy 160,19% 124,62% 149,58% 18 Chi cục Thuế Từ Liêm 143,49% 131,97% 125,12% 19 Chi cục Thuế Thanh Trì 135,32% 121,78% 123,20% 20 Chi cục Thuế Gia Lâm 130,84% 114,44% 113,00% 21 Chi cục Thuế Đông Anh 141,94% 119,76% 102,75% 22 Chi cục Thuế Sóc Sơn 154,10% 135,47% 100,97% Kết thúc năm 2002, Cục thuế Hà Nội dự kiến tổng thu khoảng 16100 (tỷ), tăng 13% so với kế hoạch. Qua số liệu báo cáo của Cục thuế Hà Nội, ta thấy tổng thu của cục thuế nói chung, của từng nghành, tong phòng thu nói riêng không ngừng tăng lên. Đó là tín hiệu đáng mừng cho nghành thuế và cho cả nền kinh tế. Kết luận Qua tìm hiểu sự ra đời, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tình hình hoạt động… Cục thuế Hà Nội, em thấy Cục thuế Hà Nội đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Có kết quả đó là nhờ sự giúp đỡ của các nghành, các cấp, sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công chức của Cục thuế. Tuy nhiên, trong tình hình biến động không ngừng của nền kinh tế, sự hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi nghành thuế nói chung và Cục thuế Hà Nội nói riêng phải có những điều chỉnh thích hợp để làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao. Nội dung I. lịch Sử ra đời của cục thuế Hà Nội. 1.1. khái quát về bộ máy quản lý thuế nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam. 1.2. Sự ra đời của Cục thuế Hà Nội. II. cơ cấu, tổ chức của Cục thuế Hà Nội. 2.2.1. Mô hình tổ chức của Cục thuế Hà Nội. 2.2.1.1. mô hình chung. 2.2.1.2. Mô hình tổ chức của Cục thuế Hà Nội. III. Chức năng nhiệm vụ của Cục thuế Hà Nội IV. tổ chức quản lý thu thuế của Cục thuế Hà Nội 4.1. Quản lý đối tượng nộp thuế. 4.1.1. phương thức quản lý chung 4.1.2. Quản lý đối tượng nộp thuế ở Cục thuế Hà Nội. 4.2. Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thuế. 4.2.1. Quy trình quản lý chung 4.2.2. Quy trình quản lý thuế tại Cục thuế Hà Nội. 4.3. Tính thuế. 4.3.1. phương pháp chung 4.3.2. phương pháp tính thuế hiện đang áp dụng tại Cục thuế Hà Nội. 4.4. Tổ chức thu nộp tiền thuế. 4.4.1. Các hình thức thu nộp chung 4.4.2. Tổ chức thu nộp tiền thuế tại Cục thuế Hà Nội. V. kết quả hoạt động của cục thuế Hà Nội trong những năm qua. 4.1. Tình hình thực hiện thu ngân sách của Cục thuế Hà Nội năm 1999. 4.4.2. Kết quả thu Ngân sách năm 2000. 4.4.3. Kết quả thu ngân sách các phòng – các chi cục năm 2001. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC669.doc
Tài liệu liên quan