Tình hình hoạt động tại Khách sạn du lịch Kim Liên

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÁCH SẠN. 2

1.1.Sơ luợc lịch sử và phát triển của công ty khách sạn du lịch và du lịch Kim Liên. 2

1.2. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty khách sạn du lịch Kim Liên. 6

1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức. (Trang bên) 6

1.2.2. Việc phân công nhiệm vụ công việc của công ty khách sạn và du lịch Kim Liên. 7

1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty khách sạn du lich Kim Liên. 8

1.4. Đặc điểm cơ sở vật chất và môi trường kinh doanh của công ty khách sạn và du lịch Kim Liên. 8

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH KIM LIÊN. 9

2.1. Chỉ tiêu doanh thu, chi phí, khách, lao động, lợi nhuận. 9

2.2. Đặc điểm thị trường công ty khách sạn du lịch Kim Liên. 15

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. 16

3.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của công ty. 16

3.2. Đánh giá nhận xét chung về kết quả kinh doanh. 16

3.3. Các ý kiến đề xuất chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên. 17

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Khách sạn du lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảN trị kinh doanh Ngành du lịch Báo cáo tổng hợp Nơi Thực Tập: Khách sạn DU LịCH Kim Liên Sinh viên : Vũ Thế Hải Lớp : 844(QTDL) GVHD : Hoàng Thị Lan Hương Hà Nội/ 2005 lời mở đầu Bước sang thế kỷ 21 văn hoá con người được nâng cao du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống con người.Du lịch được coi là nghành công nghiệp 'không khói',là nghành kinh tế mũi nhọn của cả nước.Thu nhập từ du lịch hàng năm khoảng 3500 tỷ U S D và thu hút trên 200 triệu lao động .Du lịch ở Việt Nam đã trở thành vấn đề hết sức quan trọng có tầm chiến lược trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ mở cửa,thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nghành kinh tế khác tạo công ăn việc làm,mở rộng giao lưu văn hoá giữa nước ta với các nước khác. Việc kinh doanh khách sạn du lịch là mối quan tâm của nhiều người đặc biệt là sinh viên khoa du lịch sắp ra trường .Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa ngành du lịch Việt Nam tiến kịp với các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển trong vùng và trên thế giới ,đưa du lịch trong nước thành một nền kinh tế quan trọng. Chính vì vậy nhằm hoàn thiện và nâng cao kiến thức chuyên môn của sinh viên ĐHDL Phương Đông nghành du lịch sắp sửa ra trường em chọn công ty khách sạn du lịch Kim Liên làm địa điểm thực tập nghiên cứu .Mặt khác thông qua nghiên cứu thực tế tại công ty cộng với kiến thức được học ở nhà trường một phần nào em đưa ra những góp ý nhận xét nhỏ bé của mình đối với công ty thông qua ''Bản báo cáo thực tập tổng hợp''. 1.NHữNG VấN Đề CHUNG Về KHáCH SạN. 1.1.sơ luợc lịch sử và phát triển của công ty khách sạn du lịch và du lịch Kim Liên. Công ty khách sạn du lịch và du lịch Kim Liên là một doanh ngiệp nhà nuớc được thành lập theo quyết dịnh 49/TC-CCG ngày 12/05/1961 và quyết định đổi tên doanh nghiệp thông qua quyết định 454/QT- TCDL ngày 16/10/1996 của tổng cục du lịch. Tên đầy đủ:Công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Trụ sở công ty:số 7 Đào Duy Anh-Phường Khương Mai Quận Đống Đa Thành Phố Hà Nội. Điên thoại:048522522-048521210 Fax:045249190 Email:KimLiên hotel@.hn.vnn.vn-KimLiêntourism.com.vn Tài khoản Ngân Hàng Công Thương Đống Đa. Trải qua hơn 40 năm tồn và phát triển,công ty đã 6 lần đổi tên cho hoạt động của mình. Ngày 12/05/1961:Khách Sạn Bạch Mai. Năm 1971 :Khách Sạn Chuyên Gia Kim Liên. Ngày 29/8/1992 :Khách Sạn Chuyên Gia và Du Lịch Kim Liên. Ngày 19/7/1993 :Công Ty Du Lịch Bông Sen Vàng. Ngày 16/10/1996:Công Ty Du Lịch Khách Sạn Du Lịch Kim Liên. Quay lại với lịch sử hình thành và phát triển công ty ,ta sẽ thấy cơ sở vật chất ban đầu của công ty bao gồm 8 dãy nhà 4 tầng tại làng Kim Liên phía nam thành phố Hà Nội.Nghiệp vụ chính của khách sạn là phục vụ chuyên gia và gia đình chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa sang làm việc tại Viêt Nam. Đây là cơ sở phục vụ chuyên gia lớn nhất miiền bắc hồi đó.Với 8 dãy nhà 4 tầng được đánh số tư 1-8,mỗi dãy 64 phòng và các khu vực bổ trợ khách hàng được xây dựng trên diện tích 15600m2. Trong năm từ 1981-1985 công ty đã xây dựng thêm nhà 9 nhà 10 với 72 phòng,nâng số phòng của khách sạn lên 584 phòng phục vụ tốt hơn nhu cầu đang tăng lên của khách hàng.Đến tháng 3/1986 khách sạn chuyên gia Kim Liên chuyển từ cục chuyên gia sang tổng cục du lịch. Đầu năm 1989 khi đất nước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, do đó đối tượng khách phục vụ được mở rộng. Cho nên khách sạn đã nâng cấp số phòng ở dãy 4, 6 thành 32 phòng đơn theo kiểu khách sạn có lắp đặt và trang bị đồng bộ phục vụ khách không phải là chuyên gia. Cuối năm 1990 đầu năm 1991 hàng trăm chuyên gia khách sạn rút về nước do việc kinh doanh ở khách sạn chuyên gia Kim Liên giảm đột ngột. Trước tình hình đó khách sạn phải xin ý kiến cấp trên trả lại cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà nước gồm 3 dãy nhà 3, 7, 8 để giảm bớt khấu hao vốn cố định và chi phí liên quan. Chính phủ quyết định chuyển khu nhà đó thành nhà ở cho cán bộ công nhân viên, văn phòng chính phủ và cục chuyên gia. Do vậy, số lượng phòng giảm đột ngột, giảm từ 392 xuống còn 216 phòng. Đứng trước tình hình đó một lần nữa khẳng định việc đầu tư nâng cấp khách sạn chất lượng sản phẩm dich vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng là hết sức cần thiết . Trong giai đoạn này khách sạn định hướng mục tiêu vào khách hàng trong nước là chủ yếu, chuẩn bị từng bước để đón khách nước ngoài. Trong năm 1991 khách sạn cải tạo nâng cấp toàn bộ nhà 9 , đưa các trang thiết bị mới vào áp dụng thành một khu vực khép kín có khả năng thanh toán cao. Ngoài ra khách sạn còn lắp đặt tổng đài điện thoại 200 số liên lạc nội bộ và phục vụ khách đàm thoại quốc tế đồng thời cải tạo nâng cấp đường đi, điện, nước... ` Đầu năm 1992 cục chuyên gia chính thức giao vốn cho khách sạn. Đây là mốc thời gian pháp lý , xác nhận kể từ đây khách sạn Kim Liên chính thức đổi tên thành khách sạn Chuyên gia và Du lịch Kim Liên ( QĐ 191_BT). Tên mới đã khẳng định rõ tính chất nhiệm vụ của khách sạn tại thời điểm này. Giai đoạn này khách sạn tiếp tục cải tạo dãy nhà 1,4 , 5 và xây dựng khu C nhà kính , các khu vực bổ sung như nhà hàng, tắm hơi, mát xa, các kiôt bán hàng phục vụ mọi đối tượng khách. Đặc biệt là khách du lịch. Đầu năm 1993 cục chuyên gia chính thức sát nhập vào tổng cục du lich Việt Nam theo quyết định của Chính phủ. Cũng từ đây khách sạn chuyên gia Kim Liên sau 32 năm phục vụ chuyên gia này đã chuyển sang bước ngoặt mới, hoạt động trong ngành du lịch và trực thuộc quản lý của Tổng cục du lịch. Ngày 19/7/ 1993 , để xác nhận chức năng và nhiệm vụ mới của khách sạn Kim Liên tổng cục du lịch đã quyết định đổi tên khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên thành công ty du lịch Bông sen vàng ( Số 276 QĐ_Tổng cục du lịch). Năm 1994 khách sạn cải tạo xong khu nhà 4 theo tiêu chuẩn khách sạn 3 sao , có cầu thang máy , hệ thống báo cháy tự động, tổng đài điện thoại 1000 số, hệ thống thông tin liên lạc quốc tế... Cải tạo nhà 5, 9 , 10 ( đây là cụm phục vụ khách quốc tế) . Đến tháng 11/ 1994 công ty tiến hành phân loại sản phẩm lưu trú: Khách sạn Kim Liên 1 bao gồm hai toà nhà 4,9 với 80 phòng được ưu tiên về trang thiết bị để phục vụ khách nước ngoài và khách Việt nam có khả năng thanh toán cao. Khách sạn Kim Liên 2 gồm 5 toà nhà 2,3,5,6 với 283 phòng chủ yếu là phục vụ khách nội điạ. Tháng 10/1996 công ty đổi tên thành Công ty khách sạn và du lich Kim Liên như ngày nay. Từ đầu năm 1997 đến nay khách sạn không ngừng cải tạo nâng cấp nhà ở các khu vực bổ trợ, cảnh quan môi trường để tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch đáp ứng tôt hơn nhu cầu của khách hàng. Các công trình xây mới như cửa hang lưu niệm, sân gôn, sân tennist. Hiện nay công ty khách sạn và du lich Kim Liên có 365 phòng đưa vào kinh doanh với 370 giường , 5 nhà ăn có khả năng phục vụ từ 200 đến 500 khách. Phòng hội thảo hội trường 50 đến 600 chỗ ngồi, phòng họp, phòng lễ tân, phòng bảo vệ. Khách sạn Kim Liên 1 được công nhận là khách sạn 3 sao. Đội ngũ công nhân viên giầu kinh nghiệm có trình độ tay nghề cao cùng với cơ sở vật chất hiện đaị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước. Do vậy kết quả kinh doanh 6 năm gần nhất đạt được cụ thể: Năm 1999 công suất sử dụng phòng đạt 78% với doanh thu 31,7 tỷ đồng. Năm 2000 công suất sử dụng phòng đạt 86% với doanh thu 40,3 tỷ đồng. Năm 2001 công suất sử dụng phòng đạt 87% với doanh thu 47,5 tỷ đồng. Năm 2002 công suất sử dụng phòng đạt(BÔ SUNG) với doanh thu tỷ đồng. Năm 2003 công suất sử dụng phòng đạt BÔ SUNG với doanh thu tỷ đồng. Năm 2004 công suất sử dụng phòng đạt BÔ SUNG với doanh thu tỷ đồng. 1.2. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Để thực hiện được chức năng nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo và quản lý khách sạn Kim Liên nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra, cần phải tập hợp một số lực lượng nhất định. 1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức. (Trang bên) Giám đốc Tổng giám đốc Phó giám đốc điều hành kinh tế Phó giám đốc nghiệp vụ Bộ phận bếp Bộ phận bar Bộ phận bàn Bộ phận lễ tân Bộ phận mar Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Qua sơ đồ tổ chức trên, ta thấy đứng đầu công ty là ban giám đốc công ty trong đó tổng giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc cùng với các thành viên trong ban giám đốc có trách nhiệm điều hành quản lý hoạt động của công ty. Đứng sau ban giám đốc là các ban phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động mà minh trực tiếp quản lý. Các giám đốc có nhiệm vụ thực thi các quyết định do tổng giám đốc chuyển xuống, đồng thời cùng phối hợp với cấp dưới của mình thực hiện một cách tốt nhất công việc được giao. Cuối cùng là đội ngũ công nhân viên có trách nhiệm thực thi các mệnh lệnh, quyết định có tính chất nhiệm vụ do cấp trên đưa xuống (trực tiếp từ các bộ phận cấp trên). Tóm lại, cơ cấu này luôn có sự chuyên môn hoá các cán bộ lãnh đạo cấp trung gian và đảm bảo nguyên tắc một ngưòi lãnh đạo đối với những người trực tiếp làm việc. Xác định rõ thẩm quyền của các chuyên gia đồng thời phân định rõ ràng nhiệm vụ , trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bộ phận tác nghiệp trong khách sạn Kim Liên. 1.2.2. Việc phân công nhiệm vụ công việc của công ty khách sạn và du lịch Kim Liên. Việc phân công, phân nhiệm công việc cho từng cá nhân ở các bộ phận được chia thành các ca trong một ngày. Cụ thể các cá nhân làm việc một ca trên ngày được tính lương căn cứ vào số điểm đạt được trong một tháng. Việc phân ca ở từng bộ phận cụ thể như sau: 1. Bộ phận lễ tân( khách sạn Kim Liên 1,2) + Ca 1 từ 6 h 30 -> 14h30 + Ca 2 từ 14h30 -> 23h30 + Ca 3 từ 23h30 -> 6 h30 2. Bộ phận buồng: + Ca 1 từ 6 h -> 14h00 + Ca 2 từ 14h00 -> 22h00 + Ca 3 từ 22h00 -> 6 h00 3. Bộ phận ăn uống: +Ca 1 từ 6h00 -> 14h00 +Ca 2 từ 14h00 -> 22h00 4. Tổ bảo vệ: +Ca 1 từ 6h00 -> 14h00 + Ca 2 từ 14h00 -> 22h00 + Ca 3 từ 22h00 -> 6h00 1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty khách sạn du lich Kim Liên. Có thể nói lĩnh vực kinh doanh của công ty khách sạn và du lịch Kim Liên là tương đối rộng. Xong có thể cụ thể hoá thành ba nhóm: 1. Lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động khách sạn du lịch. + Lưu trú + Ăn uống + Đại lý du lịch 2. Lĩnh vực liên quan gián tiếp đến hoạt động khách sạn du lịch. +Vận chuyển khách + Đặt chỗ ghế máy bay + Cấp visa, hộ chiếu cho khách đi du lịch quốc tế trong và ngoài nước. + Dịch vụ tennis, giặt là , karaokê, massage... 3. Lĩnh vực kinh doanh không liên quan đến hoạt động du lich, khách sạn du lịch. + Dịch vụ cugn ứng lao động cho tổ chức nước ngoài. + Dịch vụ kinh doanh nhà ở. 1.4. Đặc điểm cơ sở vật chất và môi trường kinh doanh của công ty khách sạn và du lịch Kim Liên. Công ty khách sạn và du lịch Kim Liên có bề dày trong bước đường phát triển cả về thời gian lẫn kinh nghiệm. Với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hiện đại. Bao gồm hệ thống nhà ăn 1, 2, 3, 4, 5 với đầy đủ trang thiết bị cần thiết cộn với đội ngũ nhân viên nhà bếp tay nghề cao, có khả năng đáp ứng tôt nhất nhu cầu của khách du lịch cả về quy mô lẫn chất lượng món ăn ở khách sạn Kim Liên 1, 2 được tổ chức về tiêu chuẩn chất lượng công nhận khách sạn 3 sao, có khả năng phục vụ khách trong nước và khách quốc tế. Bên cạnh cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện khách sạn Kim Liên được xây dựng trên địa điểm hết sức thuận lợi - cạnh ngã tư quan trọng của thành phố. Thêm vào đó là uy tín của công ty với bạn hàng, mối quan hệ cá nhân tổ chức nội bộ, với các tổ chức cá nhân trogn và ngoài nước hết sức rộng rãi đã tạo nên lợi thế cạnh tranh tương đối so với các khách sạn nhà nước cùng loại. Đặc biệt là về mặt sản phẩm dịch vụ ngày càng được hoàn thiện về mẫu mã, chất lượng đã tạo nên sức mạnh trogn cạnh tranh của công ty trên thị trường kinh doanh khách sạn du lịch. Bên cạnh các lợi thế kể trên, mặt khác bản thân công ty đang gặp phải những khó khăn cụ thể: + Thứ 1: Đội ngũ cán bộ công nhân viên tuy đã có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn song mặt hạn chế của đội ngũ lao động ở chỗ chưa được đào tạo bài bản, nguyên nhân là do chế độ kinh tế bao cấp cùng với các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, ít được đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực du lịch. Do vậy, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, đội ngũ lao động tỏ ra thiếu năng động trong việc nắm bắt phương tiện kĩ thuật xử lý thông tin, quyết định một cách năng động. Điều này tạo ra hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng khi văn hoá của con người được nâng cao. + Thứ 2: Công tác maketing, quảng cáo, chiêu thị, khuếch trương sản phẩm của công ty chưa được chú trọng. + Thứ 3: Sản phẩm dịch vụ của công ty chưa xâm nhập vào tất cả thị trường khách. Công ty chủ yếu tập trung vào một số đối tượng khách nhất định như đám cưới, hội nghị, hội thảo...chưa khai thác thị trường khách du lịch có thu nhập cao. Đó là những khó khăn mà công ty khách sạn du lịch Kim Liên cần phải giải quyết nhằm tạo ra sức mạnh trong hoạt động của mình trên thị trường. 2. thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch kim liên. 2.1. Chỉ tiêu doanh thu, chi phí, khách, lao động, lợi nhuận. Bảng phân tích chỉ tiêu doanh thu, chi phí , khách, lao động, lợi nhuận (trang bên). Nhìn vào bảng phân tích ta thấy kết quả kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 là đạt thông qua các chỉ tiêu sau: + Tổng doanh thu tăng 40,25% tương ứng với 18790,752 triệu đồng. + Tổng số lượt khách quốc tế tăng 61,21%, khách nội địa tăng 11,5%, đồng thời tổng số ngày khách quốc tế tăng 41,64%. Song ngược lại tổng số ngày khách nội địa giảm 0,34%. Điều đó chứng tỏ xu hướng kinh doanh du lịch quốc tế được mở rộng. + Các chỉ tiêu tiền lương bình quân chi phí đều có được tốc độ tăng tương ứng là 0,05% và 37,71% song tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng lên. Biểu 1: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên (số liệu công ty khách sạn du lịch Kim Liên) Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2001/2002 +/- % 1. Tổng số lượt khách Lượt khách 137000 163700 26700 19,48 Lượt khách quốc tế N/t 22000 35466 13466 61,21 Lượt khách nội địa N/t 115000 128234 13234 11,5 2. Tổng số ngày khách Ngày khách 270000 282003 12003 4,45 Ngày khách quốc tế N/t 30800 43626 12826 41,64 Ngày khách nội địa N/t 239200 238377 -823 0,34 3. Tổng doanh thu Triệu đồng 46683,076 65473,828 18790,752 40,25 - Doanh thu lưu trú N/t 18384,645 20570,427 2185,782 11,89 % 39,38 31,42 -7,96 - Doanh thu ăn uống Triệu đồng 19196,472 24869,866 5673,394 29,55 % 41,12 37,98 -3,14 - Doanh thu khác Triệu đồng 9101,959 20033,535 1931,576 120,1 % 0,19 30,59 30,4 4. Lao động bình quân Người 565 575 10 5. Tổng chi phí Triệu đồng 39320,829 54148,148 14827,319 37,71 6. Nộp ngân sách nhà nước N/t 4400 7000 2600 59,09 7. Lợi nhuận N/t 7362,247 11325,68 3963,433 54,09 8. Lương bình quân 1,35 1,4 0,05 9. Công suất sử dụng buồng 90 90 Biểu 2: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên (số liệu công ty khách sạn du lịch Kim Liên) Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2003/2004 +/- % 1. Tổng số lượt khách Lượt khách 145.907 146.654 747 0 Lượt khách quốc tế N/t 24.666 17.504 - 7162 -29 Lượt khách nội địa N/t 121.241 129.150 7909 6 2. Tổng số ngày khách Ngày khách 284.439 290.000 5561 1 Ngày khách quốc tế N/t 35.657 26.500 - 9157 - 25 Ngày khách nội địa N/t 248.782 263.500 14.718 5 3. Tổng doanh thu Triệu đồng 87.929 104.023 16.094 18 - Doanh thu lưu trú N/t 23.645 26.955 3310 14 % 15 14 - Doanh thu ăn uống Triệu đồng 25.940 27.237 1.297 5 % 4 5 - Doanh thu khác Triệu đồng 38.334 49.831 11.497 30 % 91 30 4. Lao động bình quân Người 665 731 66 9 5. Tổng chi phí Triệu đồng 69.556 85.553 15.997 22 6. ngân sách lao động bình quân N/t 132,22 142,3 7. Lợi nhuận N/t 18.373 18.470 97 0 8. Lương bình quân 1560 1700 140 8 9. Công suất sử dụng buồng % 80 89 2.2. Đặc điểm thị trường công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Với quy mô kinh doanh tương đối lớn, công ty khách sạn và du lịch Kim Liên đã tạo ra cho mình thế mạnh về thể loại sản phẩm dịch vụ du lịch. tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ được biểu hiẹn cả quy mô lẫn chiều sâu. Đa dạng sản phẩm theo quy mô tức là có nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ như sản phẩm dịch vụ nội trú, ăn uống và bổ sung khác. còn đa dạng theo chiều sâu tức là mức đa dạng của sản phẩm cung loại. Biểu hiện của sự đa dạng này ở sự đa dạng của giá cả đáp ứng nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách. Về mặt giá cả sản phẩm dịch vụ có thể nói là tương đối phù hợp với nhu cầu của khách trong nước và quốc tế. Thêm vào đó chất lượng sản phẩm dịch vụ đảm bảo, điều đó tạo ra thế mạnh cho công ty khách sạn và du lịch Kim Liên trong việc khai thác thị trường trong nước (thị trườgn khách công vụ, tiệc cưới, hội nghị...) và thị trường khách quốc tế đặc biệt là khách Trung Quốc. Khi côn ty đã đạt được thế mạnh trogn việc khai thác thị trường khách có thu nhập trugn bình và khá. Bên cạnh đó tiềm năng thị trường chưa được khai thác, đó là thị trường khách có thu nhập cao. Hạn chế này một mặt là do sự giới hạn và cơ sở vật chất, cơ chế quản lý mà bản chất công ty là một doanh nghiệp nhà nước. Một lĩnh vực có thể coi là rất quan trọng trong ngành kinh doanh du lịch hiện nay, đó là kinh doanh tour và đại lý du lịch. Đặc biệt là việc xây dựng thực hiện tổ chức các tour du lịch trọn gói mà công ty chưa chú trọng chưa đưa vào danh mục sản phẩm chính của mình. Điều này công ty cần phải xem xét, đánh giá lại. Bên cạnh đó cần nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩch vực sản phẩm mà khách du lịch cần được thoả mãn nhu cầu của họ. 3. đánh giá chung và các ý kiến đề xuất. Từ những thực tế phân tích ở mục 2 có thể đưa ra một số nhận xét đề xuất xoay quanh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của công ty. 3.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của công ty. Công ty khách sạn và du lịch Kim Liên qua quá trình phát triển của mình đã được thực tế khẳng định là một trong số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hiệu quả nhất trong lĩnh vực khách sạn du lịch. Có thể nói thế mạnh của công ty được biểu hiện ở mặt vị trí địa lý,có lực lượng lao động giàu kinh nghiệm, uy tín công ty trên thị trường, quan hệ đối tác, giá cả sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh thế mạnh trên, công ty thể hiện sự yếu kém trong các mặt sau: Công tác smaketing chưa được chú trọng, từ đó tạo nên thách thức cho công ty nếu thị trường cung khách sạn du lịch được mở rộng và cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó bộ máy quản lý quá công kềnh, cơ cấu của bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng đã tạo ra không linh hoạt trong việc ra quyết định quản lý cộng với đội ngũ cán bộ công nhân viên được trưởng thành trong thời kinh tế bao cấp, điều này hạn chế tính năng động, khả năng nắm bắt, tiếp thu công nghệ kĩ thuật hiện đại, điều này tạo ra điểm yếu trong kinh doanh đòi hỏi tính linh hoạt trong giao tiếp quản lý ra quyết định. Mặt hạn chế khác của khách sạn, mặc dù coi chất lượng là vấn đề cần thiết và phấn đấu cho chất lượng là chiến lược kinh doanh, nhưng thực tế vấn đề này chưa được đề cao. Công ty đã có nghiên cứu maketing nhưng chưa thực sự đi sâu tìm hiểu sự trông đợi của khách hàng, mới chỉ bán những dịch vụ mà công ty có chứ chưa thực sự bán cái mà khách hàng cần. Dịch vụ có thoả mãn thực sự nhu cầu của khách hàng hay chưa thì công ty chưa quan tâm. Do đó mà khách sạn thiếu các biện pháp cải tiến chất lượng kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách. 3.2. Đánh giá nhận xét chung về kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh được thể hiện ở biểu 1-2, ta thấy kết quả kinh doanh của khách sạn du lịch Kim Liên đạt được là khá khả quan, tổng doanh thu tăng 40,25% tương đương với 18790,752 triệu đồng (2001/2002) 18% tương ứng với 16094 (2003 - 2004) cho thấy sự tăng lên về quy mô của công ty. Xem xét về mặt hiệu quả cho ta thấy công ty đã đạt được một số mặt nhất định như số lượt khách quốc tế và khách nội địa tăng nhanh hơn so với năm trước. Cụ thể tốc độ tăng của khách nội địa là 11,5%, của khách quốc tế là 61,21% (2001/2002) giảm 29% tương ứng với - 7162 chứng tỏ khách quốc tế đang có xu hướng giảm. Bên cạnh đó mức lương của cán bộ, nhân viên trong công ty tăng đáng kể, từ 1,35 triệu đồng đến 1,4 triệu đồng (2001/2002) và đến năm 2003 - 2004 tăng lên 1,6 triệu đồng. Các chỉ tiêu chi phí, thuế, lương bình quân có tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu xác định hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm qua tương đối tốt. Về mặt lâu dài công ty cần xem xét lại cơ cấu doanh thu của mình có sự tăng trưởng là chưa hợp lý. Cụ thể là các lĩnh vực kinh doanh ăn uống, lưu trú có tỷ lệ tăng doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu khác. Song dù sao có được thành tựu trên công ty phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ để có thể tồn tại và phát triển khi thị trường khách sạn du lịch được mở rộng có sự cạnh tranh gay gắt. 3.3. Các ý kiến đề xuất chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, công ty cần chú ý vào các điểm sau: + Chú trọng hơn trong việc xây dựng hoàn thiện chiến lược maketing trong và ngoài công ty. Cụ thể bằng việc xây dựng đội ngũ làm maketing năng động, giàu kinh nghiệm đi đôi với việc thành lập phòng maketing, đồng thời cần có chính sách tạo ngân quỹ dành cho công tác maketing là một vấn đề sống còn dối với công ty nếu công ty muốn tồn tại và phát triển đồng thời tổ chức các lớp huấn luyện marketting ngắn hạn cho các cán bộ công nhân viên cho công ty. Chú trọng hơn công tác quản trị lỗ hổng chất lượng dịch vụ .Bao gồm lỗ hổng do sự hiểu biết sai về khách hàng ,lỗ hổng thiết kế, lỗ hổng cung cấp, lỗ hông giao tiếp.Để đạt đươc mục tiêu trong công ty cần có biện pháp thích hợp như tăng cường kiểm soát công tác tuyển dụng đào tạo cán bộ công nhân viên.Trong công ty không ngừng nâng cao kĩ năng giao tiếp, chuyên môn ngoại ngữ...Đồng thời ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng cho từng bộ phận cụ thể nhằm hệ thống hoá khâu cháat lượng biến nó thành nguyên tắc mà các ca nhân tổ chức bộ phận có liên quan cần phải nắm bắt và am hiểu. + Bên cạnh đó công ty cần tăng cường đầu tư nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng lên của khách hàng về chất lượng mẫu mã sản phẩm dịch vụ.Đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh tránh được nguy cơ tụt hậu trong kinh doanh. +Về vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty cần tiến hành các biện pháp tinh giảm biên chế đặc biệt là khâu tổ chức hành chính .Mặt khác cần giao quyền cho từng cá nhân ở các bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả công việc.ngoài ra cần có chế độ khen thưởng rõ ràng ,cần đổi mới phương pháp trả lương cho cán bộ công nhân viên trong khách sạn đảm bảo làm theo năng lực hưởng theo kết quả mà mình đạt được như doanh thu đạt dược trong môt tháng. +Vấn đề tuyển dụng nhân sự công ty cần khách quan hơn trong tuyển dụng.Công tác tuyển dụng cần phải lựa chọn người có kinh nghiệm am hiểu lĩnh vực chuyên môn đặc biệt là ngoại ngữ ,ý thức kỷ luật tốt.Điều này tạo ra cho công ty đôi ngũ lao động vững mạnh là yếu tố quan trọng đặc biệt là khi thị trường khách sạn du lịch có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay,ngoài ra cần phải lời 3 câu hỏi :Chúng ta sẽ làm gì cho ai? :Chúng ta muốn đạt mục đích gì? :Chúng ta sẽ quản lý các hoạt động của khách sạn như thế nào để đạt được mục đích đề ra một cách hoàn hảo nhất? ->Ba câu hỏi trên là kim chỉ nam cho hoạt động vững chắc của khách sạn sau này . Lời kết Kinh doanh du lịch đã mở ra một phương hướng mới cho việc phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2004 ngành du lịch Việt Nam đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân 26.500tỷ đồng chiếm 7,7% theo dự đoán năm 2005 ở Hà Nội sẽ thiếu khoảng 3400 buồng khách sạn. Đây là một thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam nói chung cũng như của công ty khách sạn du lịch Kim Liên nói riêng. Nắm bắt được dự báo này công ty khách sạn du lịch Kim Liên đã và đang đầu tư vốn vào xây dựng thêm nhà 4B đạt tiêu chuẩn 4 sao để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường khách với việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng phục vụ để giữ vững và phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty khách sạn du lịch Kim Liên chắc chắn sẽ đáp ứng và phát triển lên tầm cao mới đóng góp hết mình vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Do vốn kiến thức còn hạn chế cộng với thời gian thực tập tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên không nhiều nên báo cáo này khó tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè và đặc biệt cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Hoàng Thị Lan Hương đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 17 tháng 02 năm 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC662.doc
Tài liệu liên quan