Tình hình hoạt động tại ngân hàng chi nhánh Miền Bắc

- Tinh giảm lao động gián tiếp.

- Bố trí người lao động theo đúng người, đúng việc,đúng chuyên môn nghiệp vụ của từng người cho phù hợp với yêu cầu công việc.

2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh.

 Đầu mối sản xuất tăng: 02 đội, đưa lực lượng sản xuất chi nhánh lên 10 đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh.

- Mở rông thêm một số nghành nghề kinh doanh như: khai thác quĩ đất và kinh doanh địa ốc, sản xuất cấu kiện bê tông, sắt thép phục vụ các công trình dự án của chi nhánh và cung cấp trên địa bàn hoạt động của chi nhánh.

- Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế trong việc đầu tư kinh doanh những dự án công trình có qui mô lớn trên địa bàn và lĩnh vực kinh doanh khác, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho chi nhánh.

 

doc16 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại ngân hàng chi nhánh Miền Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cho tổng công ty XDCTGT5 và theo điều lệ tổ chức và hoạt động tổng công ty XDCTGT5, ban hành kèm theo quyết định số 159/QĐ /TCCB-LĐ ngày 21/6/1997 của bộ truởng bộ GTVT. Chi nhánh Miền Bắc đã được hành lập theo quyết định số 3265/TCCB-LĐ ngày 5/12/2000 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/02/2001. Là đơn vị được thành lập theo chiến lược phát triển của tổng công ty và hạch toán phụ thuộc của tổng công ty, chịu sự quản lý của tổng công ty và các cơ quan nhà nước theo pháp luật hiện hành, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng. Tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động được hai năm. Song Chi nhánh Miền Bắc đã từng bước mở rộng tổ chức tạo lập được uy tín và từng bước mở rộng chiếm lĩnh thị trường khu vực phía Bắc. II. Bộ máy tổ chức và hoạt động của công ty. 1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. Dựa trên chức năng, nhiệm vụ được tổng công ty giao, chi nhánh Miền Bắc xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh theo các phòng ban nghiệp vụ nhằm trực tiếp chỉ đạo và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chi nhánh từng bước tuyển dụng, xắp xếp hoàn thiện bộ máy quả lý khối văn phòng chi nhánh và các tổ, đội sản xuất đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Hiện tại cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm: - Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc. - Phòng ban nghiệp vụ: + Ban qủn lý khu đô thị Anh Dũng Hải Phòng. + Công trường đường Trần uang Khải – Hải Phòng. + Ban Tổ chức- Hành chính. + Phòng tài chính kế toán. + Phòng Kế hoạch –Kỹ thuật. + Phòng Vật tư –Thiết bị. + Phòng Công nghiệp. - Các tổ đội sản xuất: + Đội xây dựng số 1 + Đội xây dựng số 2 + Đội xây dựng số 4 + Đội xây dựng số 5 + Đội thi công cơ giới +Trạm trộn bê tông nhựa + Xí nghiệp sản xuất phân lân hữu cơ sinh học Bắc Giang - Tổng số lao động là 227 người. + Trong đó lao động gián tiếp : 57 người, chiếm 19% + Lao đọng trực tiếp: 223 người, chiếm 81% + Lao động thường xuyên: 117 người, chiếm 42% + Lao động không thường xuyên: 160 người, chiếm 58% - Trình độ lao động: + Trên đại học:3 người, chiếm 1% + Đại học (tương đương) :61 người, chiếm 22% + Cao đẳng trung cấp 15 người, chiếm 5% + Công nhân kĩ thuật:16 người, chiếm 6% + Lao động phổ thông :182 người, chiếm 66% Để bộ máy hoạt động được tốt chi nhánh đẫ tập trung ưu tiên chọn cán bộ có trình độ, đúng với nghành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của chi nhánh và nhiệm vụ của các tổ, đội được chi nhánh phân công. 2. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban. a. Phòng tổ chức hành chính. Hình thành trên cơ sở gộp hai chức năng tổ chức và hành chính, luôn theo dõi cập nhật biến động nhân sự, thực hiện chức năng tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý, điều phối lao động, nâng cao hiệu suất làm việc của chi nhánh. - Công tác tổ chức: Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của chi nhánh, của các phòng ban, đôị sản xuất, với phương châm “Việc tìm người ’’ phòng tổ chức hành chính tìm kiếm rà soát lại năng lực, phẩm chất của cán bộ công nhân viên tham mưu cho giám đốc chi nhánh bổ nhiệm đối với các chức danh phó phòng, ban nghiệp vụ . Đội trưởng đội phó, thủ kho, kĩ thuật đội …cũng như điều đông đội đối với lực lượng công nhân, nhân viên các phòng ban sao cho phù hợp đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ cho từng đơn vị. Tổ chức theo dõi thường xuyên năng lực, phẩm chất của từng cán bộ công nhân viên trong từng chi nhánh từ đó có những nhận xét và tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc sử dụng, qui hoạch, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chung của chi nhánh và của từng đơn vị, phòng tổ chức hành chính hàng năm phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghề, nghiệp vụ cho cán bộ chi nhánh. Có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các phòng Kế hoạch -Dự án, Vật tư –Thiết Bị nghiên cứu mô hình dội sản xuất chuyên nghiệp hoá theo nhiệm vụ chuyên môn của chi nhánh. - Công tác quản lý lao động. + Có trách nhiệm yêu cầu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thoả ước lao động ở các đơn vị sản xuất đảm bảo nguyên tắc: *Mọi cán bộ trong chi nhánh đều có quyền làm việc. * Các đơn vị sản xuất phải sử dụng triệt để nhân lực của chi nhánh.Tuyệt đối không được thuê lao động ở ngoài đối với công việc mà cán bộ công nhân viên trong chi nhánh có thể đảm nhận được. + Có trách nhiệm tham gia với lãnh đạo chi nhánh và các phòng ban trong việc giao nhiệm vụ sản xuất đảm bảo các đơn vị và ngườ lao động trong chi nhánh có việc làm. + Xây dựng ban hành chế độ chờ việc cho ngườ lao động trên nguyên tắc: chỉ giải quyết đối với trường hợp do nguyên nhân khách quan (mưa gió công địa) chứ không giải quyết đối với trường hợp tự ý bỏ việc, thiếu tinh thần lao động. + Có trách nhiệm bố trí xắp xếp, yêu cầu và kiểm tra sự phân công công việc cho người lao động theo đúng chuyên môn, ngành nghề và khả năng công nhân. + Xây dựng và tham mưu cho giám đốc chi nhánh đề ra qui định về chế đô lương, thưởng cho cán bộ chi nhánh khi làm thêm ngày, thêm ca, làm đêm Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động ngoài giờ qui định. + Kiểm tra theo dõi việc mua và đóng bảo hiểm đầy dủ cho cán bộ công nhân viên. + Chăm lo đời sống, tinh thần, vật chất, khen thưởng, nhằm động viên, khích lệ cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, sáng kiến trong lao động - Công tác quản lý lao động. + Phòng Tố chức- hành chính chủ trì việc xây dựng đơn giá tiền lương để tham mưu cho giám đốc ra quết định. Việc phân phối tiền lương của bộ máy quản lý cũng như các đơn vị sản xuất phải đảm bảo công bằng hợp lý giữa các đối tương, khả năng nghành nghề, thời gian làm việc và hiêu suất công việc.Việc xây dựng qui chế quản lý và phân phối tiền lương cũng phải đảm bảo yếu tố kích thích lao động và gắn bó với cán bộ công nhân viên. + Đối với mỗi công trình khi bắt đầu phòng Kế hoạch- dự án phố hợp cùng phòng TC-HC ,TC-HC xây dưng quỹ tiền lương công trình và gia khoán cho đội(theo tỷ lệ trên một đơn vị thực hiện) hàng tháng căn cứ vào báo cáo sử dụng lao động của đội, báo cáo sản lương tính toán và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh hệ số luơng của từng đơn vị sao cho đảm ảo thu nhập của người lao động nhưng cũng không vượt quá tổng quĩ lương đã giao khoán. + Khi công trình kết thúc phòng có trách nhiệm quyết toán lương, xem xét và trình hội đồng nghiệm thu ra quyết định. - Công tác hành chính quản trị. + Phòng tổ chức việc bảo vệ trụ sở và tài sản chung của Chi nhánh với thời gian 24/24 giờ trong ngày đảm bảo không mất mát, hư hỏng taì sản cũng như thất lạc hồ sơ. + Xây dựng và duy trì sự hợp tác đoàn kết với các đơn vị lân cận, với chính quyền địa phương. + Hàng tháng, hàng quí thực hiện việc cung cấp đồ dùng văn phỏng phẩm cho ban giám đốc cũng như các phòng theo đăng kí. + Quản lí tài sản và phương tiện công tác như ô tô, máy phôtcopy, máy Fax. . và sử dụng hoặc điều động khi có ý kiến của Giám đốc hau thủ trưởng chi nhánh. Lập sổ theo dõi phương tiện. +Thực hiện công tác nhận,gửi và theo dõi văn bản, công văn công tác, lập các loại sổ công tác công văn theo qui định. + Có trách nhiệm giữ con dấu của chui nhánh và thực hiện các qui định về quản lý và sử dụng dấu. +Têo dõi việc chấp hành kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên khối văn phòng của chi nhánh. +Tiếp xúc và giải quyết các công tác có liên quan đến pháp luật, thông tin tuyên truyền , quảng cáo . . . b. Phòng Kế Hoạch –Dự án. _Công tác tiếp cận thi trường: +Công tác tiếp cận thị trường tìn kiếm công ăn việc làm: Chủ động quan hệ với các Chủ đầu tư trong và ngoài nghành, các cơ quan quản lý Nhà Nước để nắm bắt các thông tin về chủ trương qui hoạch, khả năng đầu tư xây dựng để tham mưu cho Lãnh đạo có những biện pháp thiết thực để tham gia dự thầu, liên doanh liên kết, kí kết các hợp đồng kinh tế đảm bảo tính cạnh tranh nhưng vẫn đủ chi phí và có lợi nhuận.Ngoài ra phòng Kế hoạch - Dự án chủ trì việc lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ liên doanh liên doanh liên kết. Chủ đông phân công các nội dung của Hồ sơ dự thầu cho các phòng ban có liên quan. Tham mưu cho Giám đốc phương án bỏ thầu hợp lý nhất trên cơ sở năng lực sẵn có. +Công tác thu thập thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh. Chủ đông tổ chức công tác thu thập thông tin về giá cả vật tư, vật liệu, xe máy thi công, chế độ chính sách địa phương. Phục vụ cho công tác lập hồ sơ dự thầu, biện pháp tổ chức thi công thức hiện nội bộ cũng như làm cơ sở cho công tác khoán quản nội bộ.Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp qui các thông tư, chỉ thị của Nhà nước, của nghành, của cấp trên để phục vụ cho công tác dự toán, thanh quyết toán, hoàn công trình. Cập nhật thường xuyên các qui trình, qui phạm thi công mới, các ứng dụng KHKT tiên tiến để phục vụ cho công tác chỉ đạo và hướng dẫn thi công. - Công tác tham mưu giao nhiệm vụ sản xuất. + Phòng KH-DA với tư cách thường trực Hội đồng giao khoán có trách nhiệm nghiên cứu cơ chế quản lý nội bộ trên nguyên tắc năng cao trách nhiệm và tính chủ động của các đơn vị. Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh giao nhiệm vụ cho các đơn vị sản xuất đảm bảo tính khả thi và hiêụ quả kinh tế. + Thông qua xem xét khối lượng công trình, mức dộ ứng dụng kĩ thuật cân đối với năng lực trình độ quản lý và thi công của đội sản xuất để tham mưu cho Giám đốc giao nhiệm vụ cho đội(hặc kí hợp đồng thầu phụ khi cần thiết) đảm bảo tính đồng đều về công ăn việc làm và phù hợp với khả năng của từng đơn vị. + Sau khi giao nhiệm vụ, phòng KH-DA cùng đội Sản xuất tiến hành lập và thống nhất biện pháp tổ cức thi công, tiến độ thi công trình giám đốc duyệt làm cơ sở cho việc tính dự toán TCTC và việc theo dõi chỉ đạo công trình sau này. +Căn cứ biện pháp TCTC, giá vật liêu thực tế thiết bị đưa vào công trình (hoặc đi thuê) chế độ người lao động, tổ chức lập dự toán thi công công trình. Dựa trên cơ sở quản lý nội bộ vàdự toán thi công phòng kế hoach dự án thm mưu cho Giám đốc cơ chế hình thức và tỷ lệ giá trị giao khoán hợp lý(khoán gọn hoặc bóc tách chi phí khoán giá trị ). - Công tác chỉ đạo và quản lý kinh doanh. +Công tác lập kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch năm do Tổng công ty giao và tiến độ yêu cầu, khả năng thu hồi vốn của từng công trình, phòng KH-DA cùng đội thống nhất kế hoạch và tiến độ thi công chung của công trình, tiến độ quý, tháng làm cơ sở co việc quản lý của lãnh đậo và các phòng ban nghiệp vụ. Hàng tháng, quý phải lập và trình Giám đốc Chi nhánh duyệt sản lượng thực tế của tháng, quý trước cũng như dự kiến kế hoach sản lượng tháng, quý tiếp theo. Lập và thống nhất với các đội sản xuất, các công trình kế hoạch sử dụng vốn cho từng giai đoạn (tháng, quý, năm), kế hoạch nghiệm thu thanh toán thu hồi vốn của từng công trình và toàn chi nhánh. Số liệu kế hoạch trên sẽ làm cơ sở cho phòng TC-KT bố trí nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất. Chịu trách nhiệm lập các biểu mẫu báo cáo kế hoạch, thống kê về sản lượng doanh thu. Định kỳ theo yêu cầu của Tổng công ty. +Công tác theo dõi sản lượng, quản lý vốn. Phòng KH-DA có trách nhiệm yêu cầu các đơn vị sản xuất báo cáo và thống kê sản lượng theo từng kỳ (tháng,quý,năm) nhằm phục vụ công tác báo cáo thống kê, công tác tính hệ số kinh doanh và công tác cân đối vốn sản xuất. Bóc tách khối lượng và giá trị vật tư, nhân công máy thi công, chi phí chung lên các biểu mẫu tổng hợp làm căn cứ theo dõi và quản lý vốn cho từng công trình Ngoài ra phòng KH-DA còn có trách nhiệm phân kỳ vốn đầu tư cho từng công trình, từng giai đoạn đầu tư xây dựng. Vì vậy phải nghiên cứu và thiết lập các biểu mâu báo kế hoạch sử dụng và kiểm tra việc sử dụng vốn. Các biểu mẫu phải thể hiện được chi tiết các yêu cầu như: vốn đã vay kỳ trước, chi tiết việc sử dụng (khối lượng đơn giá chi tiết các loại vật tư thiết bị ) sản lượng thực hiện tương ứng, chi tiết các hạng mục, lý trình cụ thể. Chịu trách nhiệm về độ chính xác các số liêụ báo cáo và qua số liệu này phân tích và tham mưu cho Ban giám đốc có những quyết định điều chỉnh kịp thời tránh những biểu hiện đầu tư không hiệu quả hay thua lỗ.Tuỳ theo nhiệm vụ của chi nhánh đối với từng dự án Giám đốc sẽ có những bổ sung phù hợp. + Công tác quản lý kĩ thuật chất lưộng và nghiệm thu thanh toán: Phòng Kế hoạch -Dự án cùng với đội tiến hành lập và thống nhất thiết kế tổ chức thi công nội bộ, trong đó thống nhất các nguồn thi công nội bộ, trong đó các nguồn cung cấp vật liệu (trên tinh thần chỉ đạo của kỹ sư tư vấn công trình) , các chủng loại thiết bị sử dụng, cácbiện pháp thi công các hạng mục chi tiết.Biện pháp này phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công trình, tận dụng tối đa máy móc nhân lực thiết bị sẵn có của chi nhánh và đảm bảo giá thành thấp nhất. Có trách nhiệm nghiên cứu các quy trình, quy phạm kĩ thuật và hướng dẫn cho các dội sản xuất nếu được yêu cầu, nghiên cứu và phổ biến các qui trình công nghệ thi công tiên tiến, cá kinh nghiệm thi công nội bộ đơn vị. -Nghiên cứu và phổ biến các định mức thi công nội bộ cho các đội sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành công trình. Có trách nhiệm yêu cầu cá đội sản xuất nghiệm thu kĩ thuật, khối lương và thanh toán đúng thời điểm. Yêu cầu và ướng dẫn đội lập hồ sơ và thanh quyết toán khối lượng hoàn thành, hồ sơ bàn giao và quyết toán công trình. C. Phòng Tài chính – Kế toán. - Công tác thống kê. + Phòng TCKT có trách nhiệm vụ xây dựng hệ thống tài khoản và tổ chức công tác kế toán thống kê, công tác hạch toán theo đúng qui định về chế độ của pháp lệnh kế toán thống kê do Nhà Nước ban hành. + Phòng TCKT có trách nhiệm yêu cầu và hướng dẫn các đợn vị mở sổ sách và cập nhật các chứng từ chi phí theo đúng các chế độ tài chính qui định và đáp ứng kịp thời với yêu cầu sản xuất. + Định kì 3 tháng, 6 tháng, 1 năm qua các số liệu kế toán thống kê được cập nhật và ghi chép, phòng TCKT lên các biểu mẫu theo qui định làm cơ sở cho ban giám đốc đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ tương ứng. + Lên các biểu mẫu báo cáo theo đúng chức năng phục vụ cho công tác báo cáo, kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán, tài chính của tổng công ty và các cơ quan quản lý nhà nước. Công tác chuẩn bị và cung ứng vốn đầu tư. + Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn được ban giám đốc thông qua, phòng tài chính kế toán chủ động quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để tổ chức huy động vốn đảm bảo cung ứng kế hoạch. + Có nhiệm vụ kết hợp với đội thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình đã song các thủ tục quyết toán được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Tổ chức nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc các qui định về quản lý và thủ tục đàu tư vốn cho công trình trên nguyên tắc: Mọi nguồn vốn(vốn vay ngân hàng,vốn vay tín dụng , vốn thu hồi từ chủ đầu tư …)đều phải qua tài khoản và chịu theo dõi, quản ý của chi nhánh và viẹc cho vay vốn đối với mỗi công trình phải đảm bảo tính an toàn và việc thu hòi và phát triển vốn. + Phòng TCKT có trách nhiệm kết hợp với phòng KH-DA nghiên cứu thực các biểu mẫu của hồ sơ vay vốn và hoàn vốn cho ngắn gọn chặt chẽ, để thực hiện đày đủ các nội dung cần thiết và đáp ứng được yêu cầu vay vốn của các ngân hàng. + Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm kiểm tra, tập hợp các hoá đơn chứng từ của đội theo các kì một cách hệ thống và đảm bảo nguyên tắc tài chính. + Khi công trình hoàn thành hồ sơ quyết toán được phê duyệt, phòng tài chính kế toán có trách nhiệm cùng đội sản xuất tiến hành đối chiếu côn nợ thanh toán với chủ đầu tư nhằm thu hồi vốn nhanh nhất. + Có những qui đinh cần thiết và hợp lý tránh trường hợp xảy ra phát sinh công nợ của các cá nhân dây dưa kéo dài gây khó khăn cho công tác hạch toán và qyền lợi của người lao động. d. Phòng Vật tư –Thiết bị. Phòng vật tư thiết bị có nhiệm vụ quản lý khai thác và duy trì hoạt động của mọi phương tiện , xe máy, thiết bị thi công và thợ vận hành của chi nhánh đảm bảo các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và chuyên nghành. Theo dõi giám sát việc sử dụng vật tư tại các công trình theo đúng với các định mức xây dựng cơ bản tiến hành. + Phòng vật tư thiết bị có trách nhiệm nghiên cứu tham mưu cho giám đốc chi nhánh ban hành qui định về việc quản lý xe máy, thiết bị thi công sao cho việc theo dõi, quản lý của chi nhánh được chặt chẽ, không chồng chéo, trên tinh thần nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng thiết bị, không để xảy ra trường hợp vượt đinh mức về nhiên liệu và chế độ duy tu bảo dưỡng. +Tham mưu cho giám đốc chi nhánh và tổ chức điều động các chung rloại thiết bị theo yêu cầu của từng công trình, hạng mục công trình của từng đơn vị. + Chủ động phổ biến và kiểm tra chặt chẽ qui trình vận hành và bảo dưỡng sửa chữa, các hướng dẫn về quản lý, khai thác các biểu mẫu báo cáo cho đơn vị sử dụng, thợ vận hành. + Xây dựng định mức tiêu hao cho từng thiết bị làm cơ sở cho việc giao nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả thi công chung của chi nhánh. + Tổ chức việc sữa chữa thiết bị lớn theo thời hạn qui định. + Kết hợp cùng phòng tổ chức hành chính tổ chức vận hành cho từng thiết bị đảm bảo tính hợp lý, đúng người đúng máy. + Có trách nhiệm tính toán đơn giá ca máy nội bộ của từng thiết bị thi công làm cơ sở cho việc tính toán giá trị sử dụng máy của các đơn vị. + Thiết lập và thực hiện báo cáo dinh kỳ về sử dụng vật tư để thực hiện yêu cầu về báo cáo, thống kê của tổng công ty và các đơn vị quản lý nhà nước. e. Các đơn vị sản xuất (Công trường, đội): Các đơn vị sản xuất do các chỉ huy trưởng công trình, đội trưởng phụ trách, được giám đốc chi nhánh uỷ quyền và giao nhiệm vụ sử dung lao đông, máy móc thiết bị và tiền vốn của chi nhánh. Các đơn vị phải chịu sự chỉ đạo và quản lý của Giám dốc chi nhánh. Các đơn vị phải chịu sự chỉ đạo và quản lý của giám đốc chi nhánh thông qua các phòng ban nghiệp vụ. Các ông chỉ huy trưởng công trường, đội trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh và pháp luật về việc sử dụng và quản lý lao động, xe máy thiết bị và tiền vốn. Việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuát nêu trên phải đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, bảo toàn và phục vụ mục tiêu phát triển. III. Qui trình công nghệ. Chi nhánh Miền Bắc được thành lập ngành nghề của tổng công ty đã được qui định theo Giấyphép hành nghề và Giấy phép đăng kí kinh doanh đã được các bộ nghành qui định và cho phép, cụ thể là: Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước. Xây dựng công nghiệp và dân dụng. Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn. Sữa chữa phương tiện thiết bị. Thi công và gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép và sản phẩm cơ khí khác. Cung ứng xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị GTVT. Xây dựng các công trình khác: Thuỷ lợi, Thuỷ điện … Tư vấn xây dựng: Tư vấn khảo sát, thiết kế công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ diện, công nghiệp và dân dụng. Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư và đô thị. Khai thác và chế biến vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi). Đầu tư theo phương thức hợp đồng BOT (xây dựng- kinh doanh - chuyển giao) trong nước các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện. Sau đây là quy trình công nghệ thi công đường. Bao gồm các bước chủ yếu sau: I. Quy trình thi công nền đường. Công tác chuẩn bị thi công nền đường 1.1 Giao nhận mặt bằng công trường. 1.2. Khôi phục tuyến tại hiện trường và cố định các điểm yếu chính. 1.3. Vạch định giới hạn của đường. 1.4. Công tác dọn dẹp. 2. Đào khuông đường và vét lớp đất hữu cơ. 2.1. Đào đất. 2.2. Đắp nền đường. 3. Vân chuyển và san rải vật liệu. 4. Lu lèn vật liệu. II. Quy trình thi công lớp móng cấp khối đá dăm. Lu lèn. Kiểm tra chất lượng. III. Quy trình thi công mặt đường láng nhựa Điều kiện thi công. Trình tự thi công. IV. Quy trình thi công kè bảo vệ nền đường V. Quy trình thi công mặt đường bê tông nhựa. 1. Công tác chuẩn bị thi công. 2. Thi công lớp nhựa dính bám. 3. Rải bê tông. 4. Công tác lu lèn. 5. Công tác khai thác khi rải thảm mặt đường. VI. Biển pháp quản lý chung. - Thường xuyên có cán bộ kỹ thuật và cônh nha khảo sát để chỉ đạo kiểm tra về yêu cầu kích thước hình học, công nghệ lu lèn. - Có sơ đồ lu lèn trong giai đoạn thi công theo qui trình để đảm bảo chất lượng. - Thưòng xuyên kiểm tra qui cách và chất lượng. - Làm các thí nghiệm kiểm tra nhánh về độ chặt tại hiện trường bằng phương pháp phễu rót cát. IV. Kết quả sản xuất kinh doanh. Tổng kết nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2002 Chi nhánh đã báo cáo với Tổng công ty như sau: - Kế hoach sản lượng năm 2002: 18.000.000.000 đồng. - Giá trị thực hiện: 28.856.000.000 đồng. - Tổng giá trị hợp đồng đã ký 36.956.000.000 đồng - Sản lượng xây lắp:21.041.037.656 đồng. - Tổng doanh thu:30.857.000.000. - Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà Nước:1.434.300.000 đồng. - Lãi thực hiện:436.800.000 đồng. - Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2002 so với chỉ tiêu xây dựng, chi nhánh đã đạt 117% kế hoạch. Sản lượng tập trung chủ yếu ở các công trình, dự án sau: 1.Đường Bình Minh giai đoạn II- Thị xã Cửa Lò: 12.885.000.000 đồng. 2.Đường Nguyễn Sỹ Sách - Vinh - Nghệ An: 1.981.096.414 đồng. 3.Dự án R5- Hải Phòng: 1.678.385.524 đồng. 4.Trường tiểu học Nghi Thuỷ - Nghệ An: 242.000.000 đồng. 5.Sân vận động Thành phố Vinh - Nghệ An: 440.000.000 đồng. 6.Dự án ngã năm Cát Bi - Hải Phòng: 3.187.639.619 đồng. 7.Dự án đường Bình Minh III - Cửa Lò: 97.413.370 đồng. 8.Quốc lộ 46 Nghệ An: 716.992.009 đồng. V. Khái quát chung về phòng tổ chức hành chính. Phòng TC-HC được coi là then chốt xương sống của chi nhánh. Phòng gồm có 12 người. -1 trưởng phòng. -1 cán bộ quản lý bảo hiểm xã hội. -1 cán bộ quản lý công văn giấy tờ. -3 nhân viên tạp vụ. -1 giữ con dấu. -3 lái xe. -2 bảo vệ. Trong đó: 4 người cò trình độ đại học. 3 người có trình độ trung cấp. 5 người có trình độ văn hoá khác. Như trên đã nêu nhiệm vụ của phòng TC-HC, qua đó đánh giá được những mặt đạt được và chưa dược của phòng như sau: Mặt đạt được: + Công tác tuyển chọn lao động chi nhánh đã tập chung, ưu tiên những cán bộ có trình độ, đúng với nghành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của chi nhánh và nhiệm vụ của các tổ đội được chi nhánh phân công. Năm 2001 với tổng số lao động là: 137 người. Năm 2002 với tổng lao động là 227 người tăng 140 người cả lao động gián tiếp và lao động trực tiếp đáp ứng yêu cầu mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của chi nhánh. + Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động: Lao động làm việc trong chi nhánh được kí kết hợp đồng lao động 100%. Trong đó: Lao động không kí hợp đồng lao động 4 người chiếm 1%. Lao động không xác định thời hạn 15 người chiếm 5%. Lao đông có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên:82 người chiếm 30%. Lao đông ngắn hạn:176 người chiếm 64%. Phòng đã thực hiện đầy đủ chế độ BHXH, BHYT và các chế độ khác như bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động theo qui định của nhà nước và pháp luật đối với người lao động. - Những mặt chưa làm được : +Việc theo dõi cập nhật biến động nhân sự trong các đơn vị trực thuộc chi nhánh chưa kịp thời từ đó việc áp dụng các chế độ chính sách với người lao động thường bị chậm, muộn dẫn đến việc chưa khuyến khích đối với người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. + Việc điều phối người lao động trong chi nhánh còn nhiều bất cập,phòng TC-HC chưa đưa ra được giải pháp tinh giảm bộ máy cũng như việc nâng cao hiệu suất làm việc của chi nhánh. - Phòng chưa xâydựng được qui chế trả lương cho cán bộ công nhân viên của chi nhánh.Đây là một tồn tại mà phòng chưa giải quyết được. - Đội ngũ cán bộ nhân viên trong chi nhánh còn yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiều người còn chưa làm đúng việc đúng chuyên môn. VI. Tổng quan về quản lý nhân sự. Chi nhánh mới thành lập từ năm 2000. vì vậy lực lượng lao động còn rất trẻ và đầy tiềm năng.Với đội ngũ lao động trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết tham vọng, song còn đang thiếu kinh nghiệm. Vì vậy việc quản lý cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc tổ chức phân bổ lao động trong chi nhánh. Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tháng 12/2002, toàn Chi nhánh có: Tổng số lao động là 227 người, trong đó: -Tổng số lao động gián tiếp là 120 người, chiếm 43%. +Ban giám đốc: 5 người. +Phòng TC-HC: 12 người. +Phòng KH-KT: 11 người. +Phòng TC-KT : 6 người. +Phòng Thiết Bị -Vật tư: 3 người. +Phòng Công nghiệp:4 người.+Công trường Trần Quang Khải:5 người. +Ban điều hành Hải Phòng: 5 người. +Đội thi công cơ giới: 29 người. +Đội xây dựng số 1: 4 người. +Đội xây dựng số 2: 5 người. +Đội xây dựng số 2: 5 người. +Đội xây dựng số 4: 5 người . +Đội xây dựng số 5: 5 người. +Xí nghiệp phân hoá sinh học Bắc Giang: 24 người. -Tổng số lao động trực tiếp: 157 người. Đây là lao động không thường xuyên (Thời vụ), chiếm 57%. Với trình độ lao động. +Trên đại học: 3 người, chiếm 1%. +Đại học (Tương đương: 61 người), chiếm 22%. +Cao đẳng trung cấp: 15 người, chiếm5%. +Công nhân kỹ thuật: 16 người, chiếm 6%. +Lao động phổ thông: 182 người. Đặc biệt phòng TC-HC đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. -Việc xây dựng qui chế trả lương của chi nhánh chưa khuyến khích người lao động có tinh thần trách nhiệm, sáng kiến trong lao động. - Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ chế độ BHXH,BHYT và các chế độ khác như bảo hộ lao động,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC741.doc
Tài liệu liên quan