Tình hình hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Danh mục các từ viết tắt 26

Danh mục bảng biểu 26

I. Giới thiệu chung về Ngân hàng No&PTNT Hà Nội 1

1. Khái quát chung về Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 1

2. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội 2

II. Kết quả hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội trong năm 2008 5

1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 5

2. Định hướng hoạt động năm 2009 của Ngân hàng: 15

III. Những vấn đề pháp lý của NHNNo&PTNT Hà nội 16

1. Hệ thống những văn bản pháp lý mà Ngân hàng đang áp dụng 16

2. Những vấn đề pháp lý trong quan hệ lao động 18

3. Tranh chấp và việc giải quyết các tranh chấp 19

4. Những khó khăn đối với hoạt động của Agribank Hà Nội 19

5. Kiến nghị 22

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do sự suy giảm của ngành tài chính ngân hàng trên thế giới, biểu hiện ở việc năm 2008 là năm có sự biến động lớn về lãi suất điều hành của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Trong tình hình chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp trong cả nước, trong đó có Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã cố gắng tập trung nguồn lực, hoạt động có hiệu quả, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như: Tình hình biến động về các chính sách của Nhà nước như Quyết định của NHNo Việt Nam về chính sách điều hành tín dụng thay đổi liên tục, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng cũng như chính sách điều hành tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội; Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đặc biệt là về lãi suất huy động và cho vay giữa các ngân hàng trên địa bàn Thủ đô; Vị trí đặt trụ sở cách xa trung tâm thành phố, cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật của NHNo&PTNT Hà Nội và các chi nhánh trực thuộc tuy đã được đổi mới nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh doanh đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngân hàng; Tình hình kinh doanh chứng khoán của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng đã ảnh hưởng đến tình hình đầu tư tín dụng. Chịu tác động rất lớn của những khó khăn trên, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể các toàn thể cán bộ công nhân viên, những thành tựu của NHNo&PTNT Hà Nội đã đạt được là không nhỏ. Cụ thể: a. Về nguồn vốn: Khả năng tài chính của một ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn điều lệ, vốn vay, vốn tài trợ, vốn huy động; song cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động cho ta thấy khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Việc tạo ra một chính sách huy động, thu hút vốn hiệu quả được đặt lên hàng đầu, không chỉ đối với riêng bản thân NHNo&PTNT Hà Nội mà còn đối với bất kỳ một Ngân hàng thương mại nào, nếu ngân hàng đó muốn trụ vững trên thị trường tài chính. Trong năm 2008 vừa qua, công tác huy động vốn của Ngân hàng khó khăn hơn do sự suy giảm của ngành tài chính ngân hàng trên thế giới, biểu hiện là sự biến động lớn về lãi suất điều hành của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, xuất phát từ những thuận lợi riêng, đó là nằm trên địa bàn thủ đô, với mật độ dân số cao, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp; vì thế công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội cũng gặp nhiều thuận lợi. Bảng 1: Kết cấu nguồn vốn Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 06-07 So sánh 07-08 ST % ST % Tổng nguồn vốn 12.845 13.821 15.321 976 8 1.500 11 Nội tệ 11.488 12.947 14.233 1.459 13 1.286 10 - Tiền gửi dân cư 6.460 2.038 4.792 632 10 2754 135 - Tiền gửi TCKT 5.054 5.884 830 16 - Tiền gửi TCTD 1.542 1.412 1.031 (130) -8 (381) -27 - Tiền gửi khác 3.486 4.443 2.526 957 27 (1917) -43 Ngoại tệ 1.357 874 1.088 (483) -36 214 24 - Tiền gửi dân cư 1.062 584 795 (377) -36 211 36 - Tiền gửi TCKT 101 180 79 78 - Tiền gửi TCTD 311 189 133 (122) -39 (76) -40 (Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008 NHNo&PTNT Hà Nội) Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi (cả nội- ngoại tệ) Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh ST (tỷ) TT ST (tỷ) TT ST (tỷ) % Tiền gửi dân cư 2.622 19% 5.587 36.5% 2.965 113,08 Tiền gửi TCKT 5.164 36% 6.064 39,6% 900 17,42 Tiền gửi TCTD 1.601 11% 1.144 7,5% -457 -28,54 Tiền gửi khác 4.492 34% 2.575 16,4% -1.917 -42,67 (Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008 NHNo&PTNT Hà Nội) Từ 2 bảng trên ta thấy, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hà Nội tăng trưởng khá ổn định trong 3 năm vừa qua. Nếu như năm 2006, tổng nguồn vốn đạt 12.845 tỷ đồng thì đến năm 2008, tổng nguồn vốn đã tăng mạnh, đạt 15.321 tỷ đồng, tăng 1500 tỷ so với năm 2007. Trong đó, nguồn nội tệ đạt 14233 tỷ, tăng 1286 tỷ; nguồn ngoại tệ đạt 1088 tỷ, tăng 214 tỷ so với năm 2007, tuy vẫn là giảm mạnh so với năm 2006 (1357 tỷ), nhưng đã cải thiện hơn rất nhiều so với năm 2007 (874 tỷ). Tiền gửi dân cư (cả nội- ngoại tệ) đạt 5.587 tỷ, chiếm 34% tổng nguồn vốn, và tăng 113% so với năm 2007. Nhưng bên cạnh sự tăng mạnh mẽ của nguồn vốn dân cư và các tổ chức kinh tế thì nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, của Kho bạc nhà nước (tiền gửi khác) lại giảm mạnh so với năm 2007 (xem bảng 2) Nhìn tổng thể, đây là kết quả đáng mừng của NHNo&PTNT Hà Nội, vì trong vài năm trở lại đây, sự cạnh tranh trong thị trường tiền tệ, tín dụng trên địa bàn thủ đô ngày càng gay gắt, quyết liệt, nhất là sau sự xuất hiện của các ngân hàng liên doanh, 100% vốn nước ngoài, cùng với những cạnh tranh về lãi suất huy động, hay những dịch vụ tiện ích khác. Đạt được kết quả trên là do Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn tại Hội sở và 17 điểm giao dịch trực thuộc với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như: huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại (NHNo&PTNT Việt Nam phát hành) với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, lãi sau, đồng thời phù hợp với lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ dân cư. Đặc biệt thông qua việc trả lương qua tài khoản cũng đã tạo thêm nguồn vốn từ dân cư cho Ngân hàng. Không những thế, cơ sở vật chất, trang thiết bị từ Hội sở đến các phòng giao dịch đã được chỉnh sửa và thay thế bổ sung toàn diện, phong cách giao dịch ngày càng tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong các các hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng. b. Về tăng trưởng tín dụng Tổng dư nợ đạt 3438 tỷ, tăng trên 701 tỷ so với năm 2007, tỷ lệ tăng 25,62%. Dư nợ ngắn hạn đạt 1323 tỷ, chiếm 38%. Dư nợ trung hạn đạt 2215 tỷ, chiếm 62% tổng dư nợ. Bảng 3: Số liệu tổng thể cho vay, thu nợ, dư nợ toàn chi nhánh Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu Đến 31/12/2007 Đến 31/12/2008 Tăng giảm so với 2007 Tuyệt đối % Doanh số cho vay 2.928.268 3.729.502 801,234 27,3 Doanh số thu nợ 3.011.589 3.028.395 16,806 0,55 Dư nợ 2.737.030 3.438.137 701,107 25,62 Nợ từ nhóm 3- nhóm 5 20.815 26.618 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,6 0,6 (Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008 NHNo&PTNT Hà Nội) Bảng 4: Dư nợ phân theo thời hạn cho vay Đơn vị: Triệu đồng, % Loại cho vay Đến 31/12/2007 Đến 31/12/2008 Tăng giảm so với năm 2007 Tuyệt đối % Ngắn hạn 1.448.559 1/323/025 -125.534 -8,67% Trung hạn 347.174 343.364 -3.810 -1,10% Dài hạn 941.297 1.771.748 830.451 88,22% Tổng cộng 2.737.030 3.438.137 701.107 25,62% (Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008 NHNo&PTNT Hà Nội) Quán triệt tư tưởng chất lượng tín dụng là sự nghiệp của từng đơn vị và của toàn hệ thống, là lương tâm cán bộ và là tiêu chuẩn đánh giá năng lực điều hành của lãnh đạo, trong năm qua, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội luôn được chú trọng. Các khách hàng có tiềm ẩn nợ xấu đã được Trung tâm và các chi nhánh Ngân hàng No trực thuộc chú trọng bám sát đôn đốc thu hồi nợ. Qua đánh giá và phân tích, các khách hàng này chỉ gặp khó khăn về vốn trong thời gian ngắn do thu tiền hàng chậm hoặc do chậm trả lãi nhưng đều có khả năng thu hồi nợ. Một số khách hàng tư nhân có nợ quá hạn trong thời gian dài đã được đôn đốc nợ thường xuyên. Nợ xấu (nợ từ nhóm 3- nhóm 5) Điều 6.1.c,d,đ QĐ 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN: Điều 6.1: c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. đến thời điểm 31/12/2008 là 26.681 triệu đồng, chiếm 0,6% tổng dư nợ. i, Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước: 0 triệu đồng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 13.363 triệu đồng, chiếm 50,08% tổng dư nợ từ nhóm 3- nhóm 5. Hộ sản xuất và tư nhân: 13.318 triệu đồng, chiếm 49,92% tổng dư nợ từ nhóm 3- nhóm 5. Cho vay cầm cố: 0 triệu đồng. ii, Nợ xấu phân theo loại cho vay Ngắn hạn: 18.077 triệu đồng, chiếm 67,75% tổng dư nợ từ nhóm 3- nhóm 5. Trung hạn: 7.704 triệu đồng, chiếm 28,87% tổng dư nợ từ nhóm 3- nhóm 5. Dài hạn: 900 triệu đồng, chiếm 3,38% tổng dư nợ từ nhóm 3- nhóm 5. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro i, Về trích lập dự phòng Nguồn còn đến 01/01/2008: dự phòng chung: 21.263 triệu đồng; dự phòng cụ thể: 1.025 triệu đồng. Trích lập dự phòng trong năm: dự phòng chung: 0 triệu đồng; dự phòng cụ thể: 108.352 triệu đồng. Số phải trích thêm trong năm: Dự phòng chung: 0 triệu đồng; dự phòng cụ thể: 179.327 triệu đồng. Nguồn còn đến 31/12/2008: Dự phòng chung: 21.263 triệu đồng; dự phòng cụ thể: 67.978 triệu đồng. ii, Về nợ đã xử lý rủi ro Nợ quá hạn đã xử lý rủi ro từ năm trước chuyển sang: 475.388 triệu đồng. Nợ quá hạn đã xử lý rủi ro trong năm: 113.399 triệu đồng. Thu nợ quá hạn đã xử lý rủi ro trong năm: 104.668 triệu đồng. Nợ đã xử lý rủi ro còn lại đến cuối năm: 466.657 triệu đồng (quy đổi) Năm 2008, doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng cao như trên là do một số nguyên nhân như sau: NHNo&PTNT Hà Nội chủ trương mở rộng đầu tư tín dụng, tăng trưởng dư nợ vào năm 2008 một cách an toàn, sàng lọc khách hàng theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam; Công tác đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn tốt hơn nhiều so với các năm trước, do đó khi đến hạn, các khoản cho vay đều thu được, nhiều món vay trả nợ trước hạn, số món cơ cấu lại nợ ít hơn; Các món nợ khó thu hồi trong tổng dư nợ làm cho doanh số cho vay và thu nợ không tăng đã được xử lý rủi ro và chuyển sang ngoại bảng. Trong năm 2008, mặc dù hệ thống ngân hàng đang khó khăn về vốn đầu tư tín dụng, song NHNo&PTNT Hà Nội đã luôn có đủ nguồn vốn đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng, Ngân hàng đã tập trung cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt trong năm, Ngân hàng đã đầu tư dây chuyền thiết bị cho một số tổng công ty lớn như: Tổng công ty Rượu Bia Nước giải khát, Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội... để mở rộng thêm các nhà máy sản xuất tại các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc... với doanh số hàng năm hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra Ngân hàng tiếp tục đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Để phát triển ổn định và vững chắc, NHNo&PTNT Hà Nội đã và đang tiếp tục thay đổi phong cách giao dịch, xử lý những yêu cầu tín dụng của khách hàng nhanh, an toàn, đúng theo quy định, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu của khách hàng kịp thời. c. Kết quả mở rộng dịch vụ thu ngoài tín dụng Cùng với những bước đột phá trong ứng dụng công nghệ của trụ sở chính Agribank như triển khai hàng loạt các dự án công nghệ có tầm quan trọng: dự án IPCAS giai đoạn II, dự án kết nối thẻ Visa, Master card, Banknetvnnâng cấp mạng truyền thống, kết nối trực tiếp với các công ty chứng khoán, cung cấp dịch vụ SMS, mua bản quyền Microsoft Office cho toàn bộ hệ thống. Trong năm 2008 Agribank đã triển khai thêm 800 máy ATM nâng tổng số máy ATM lên 1602 máy, triển khai Pos tại tất cả các chi nhánh trên toàn quốc, đồng thời phát hành sản phẩm thẻ mang thương hiệu Visa, Master card. Đây là bước đột phá của Agribank trong việc giới thiệu các sản phẩm, tiện ích ngân hàng hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa hoạt động ngân hàng theo đó tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu của toàn hệ thống Ngân hàng No&PTNT Hà Nội cũng có sự kế thừa và phát huy tốt công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, dần hiện đại hóa. Đến nay Ngân hàng đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ: chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, nội địa, thẻ ghi nợ; thanh toán thẻ ACB, Master card, Visa card, American Express, thanh toán sec du lịch... thu đổi ngoại tệ. Ngoài ra trong năm vừa qua, Ngân hàng còn chủ động kết nối thu tiền từ các đại lý của công ty cổ phần Rượu Bia Hà Nội, và đang triển khai thu đại lý của Mobiphone với trên 60 đại lý trên địa bàn Hà Nội và các đại lý của trên 10 tỉnh thành, dự kiến thực hiện vào năm 2009. Năm 2008 nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại hối. Song công tác thanh toán quốc tế vẫn tiếp tục ổn định, đảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh toán, vay vốn các loại ngoại tệ của các thành phần kinh tế. Trong năm Ngân hàng đã mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với trị giá hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác, tăng 23% so với năm 2007, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục triệu USD, tăng 20% so với năm 2007. Bên cạnh đó, để làm tốt công tác thanh toán quốc tế, Ngân hàng đã chủ động khai thác được các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY... được gần 240 triệu USD, gần 70 triệu EUR, trên 1230 triệu JPY để phục vụ cho khách hàng, đồng thời triển khai thu đổi các loại ngoại tệ tại các trung tâm thương mại. Cùng với việc triển khai thanh toán quốc tế, NHNo&PTNT Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh toán biên mậu như: chuyển tiền (thương mại và phi thương mại), thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyển dịch biên mậu, thanh toán bằng thư uỷ thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ doanh số đạt hàng chục triệu CNY, tăng 10% so với năm 2007. Đến hết năm 2008 có trên 60.000 tài khoản cá nhân với số dư trên 150 tỷ VNĐ, trong đó có 41500 thẻ ghi nợ với số dư gần 100 tỷ đồng, doanh số hoạt động trên 50 tỷ với trên 350.000 món nợ. Việc phát hành thẻ ghi nợ thực sự đem lại tiện lợi đối với nhân dân và hiệu quả kinh doanh cho NHNo&PTNT Hà Nội. Ngoài ra Ngân hàng đã phát hành 380 thẻ tín dụng quốc tế. Mặt khác, Ngân hàng tiếp tục triển khai ký hợp đồng chi lương qua tài khoản với tổng số 146 đơn vị, trong đó có 94 đơn vị hành chính sự nghiệp, 52 đơn vị kinh doanh, trả lương hưu trí hầu hết các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và nhiều cá nhân khác. Dịch vụ ngoại hối ngày càng ổn định và phát huy hiệu quả, như: chuyển tiền kiều hối. chuyển tiền nhanh WU, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ mặt, đại lý thu đổi ngoại tệ. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt gần 5triệu USD, Western Union đạt gần 3 triệu USD. Thanh toán thẻ và séc du lịch đạt gần 200 ngàn USD. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ với gần 30 đại lý thu đổi ngoại tệ mặt với doanh số gần 10 triệu USD (quy đổi các loại ngoại tệ), tương đương gần 170 tỷ VND. Ngoài ra Chi nhánh đang thực hiện thu đổi nhiều loại ngoại tệ khác như GBP, CHF, CAD, HKD, SGD, BATH, CNY nhưng số lượng còn hạn chế. d. Kết quả tài chính: - Thu nhập: Năm 2008 NHNo&PTNT Hà Nội đã tập trung tận thu mọi nguồn thu như thu lãi cho vay đạt trên 98%, thu thừa vốn và các khoản thu khác: Tổng thu nhập đạt 4025 tỷ, tăng 1458 tỷ, tăng 56% trong đó thu lãi đạt trên 370 tỷ; thu dịch vụ và thu bất thường đạt 145 tỷ đồng trong đó thu dịch vụ đạt 40,3 tỷ, tăng 61% so với năm 2007. - Chi phí: Năm 2008 tổng chi phí 3776 tỷ, tăng 1435 tỷ, tăng 61% so với năm 2007. Chênh lệch chi phí chưa lương là 276 tỷ, tăng 23 tỷ so với năm 2007. - Chênh lệch lãi suất nội tệ đầu vào- đầu ra: 0,271%. - Hệ số tiền lương làm ra: đảm bảo đủ chi lương theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. e. Chiến lược chiếm lĩnh thị trường và thị phần: - Thị phần huy động vốn: nguồn vốn các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội ước đạt 428.092 tỷ đồng, với trên 15.300 tỷ nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội chiếm 3,5%. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng nguồn vốn của Ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng huy động trên địa bàn và của toàn ngành. - Thị phần dư nợ: dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt trên 258870 tỷ đồng, với 3.500 tỷ dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội, chiếm 1,4%. 2. Định hướng hoạt động năm 2009 của Ngân hàng: Năm 2009, NHNo&PTNT Hà Nội phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản theo thông báo kế hoạch kinh doanh và Đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2006- 2010 của NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt và định hướng phát triển kinh doanh của Chi nhánh, đó là: Một là, tập trung tìm mọi giải pháp huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội khác; chú trọng huy động nguồn vốn trung dài hạn cả nội tệ và ngoại tệ. Hai là, tập trung khai thác và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ quy định về vay vốn chú trọng khai thác đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất. Tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ 100% khách hàng đang còn dư nợ. Tập trung tìm mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Ba là, tập trung triển khai mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ, sản phẩm dịch vụ toàn diện có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường. Bốn là, tập trung triển khai toàn diện có hiệu quả, chất lượng cao công tác quảng cáo, quảng bá toàn diện kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, các loại hình dịch vụ, sản phẩm công nghệ hiện đại có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường nhằm nâng cao thương hiệu uy tín của Chi nhánh nói riêng và của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung. Năm là, tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại toàn diện các mặt nghiệp vụ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế... Đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, khai thác chương trình công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm đáp ứng tốt quy chuẩn cán bộ ngân hàng trong hội nhập khu vực và quốc tế. III. Những vấn đề pháp lý của NHNNo&PTNT Hà nội 1. Hệ thống những văn bản pháp lý mà Ngân hàng đang áp dụng Ngân hàng No&PTNT Hà Nội là một Ngân hàng thương mại nhà nước, nên có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật các tổ chức tín dụng số 07 năm 1997 được sửa đổi, bổ sung năm 2004. Ngoài ra, với những nghiệp vụ cụ thể của mình, Ngân hàng còn áp dụng rất nhiều những văn bản luật liên quan, cũng như những văn bản chuyên ngành dưới luật Trong hoạt động tín dụng, bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng và điều chỉnh quan hệ tín dụng, Ngân hàng còn áp dụng những văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng khác. Một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng 1. Luật các tổ chức tín dụng 1997 được sửa đổi, bổ sung năm 2004. 2. Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: - QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN; và 783/2005/QĐ-NHNN. - QĐ 756/2005/QĐ-NHNN hướng dẫn điều kiện, hồ sơ cho vay ngoại tệ. - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN quy định phân loại nợ, được sửa đổi bổ sung bởi QĐ 18/2007/QĐ-NHNN. 3. Quy định về bảo đảm tiền vay - NĐ 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; được sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 85/2002/NĐ-CP. - TT 07/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định của về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. - NĐ 08/2000/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm. - TTLT 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT về đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Bộ luật dân sự 2005 (quy định về tài sản và các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ). 4. Quy định về an toàn tín dụng - QĐ 457/2005/QĐ-NHNN quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. - NĐ 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (Mục 4). 5. Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng - QĐ 283/2000/QĐ-NHNN về ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng, đuợc sửa đổi bổ sung bởi QĐ 112/2003/QĐ-NHNN. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng 1. Bộ luật Dân sự 2005 2. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 3. Luật Đất đai 4. Luật Doanh nghiệp 5. Luật Thương mại 6. Luật Đầu tư 7. Luật Phá sản Mặt khác, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội cũng áp dụng những văn bản nội bộ trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam: 1. QĐ 1300/2007/QĐ-HĐQT-TDHo quy định về bảo đảm tiền vay. 2. QĐ 100/QĐ-HĐQT-KHTH quy định phân cấp mức cho vay tối đa đối với một khách hàng. 3. Công văn 3973/2006/NHNo-XLRR hướng dẫn phân loại nợ và xử lý rủi ro. 4. Công văn 539/2005/NHNo-TD về cho vay đối với Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 5. Văn bản 09/2001/HĐQT hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh Ngân hàng trong hệ thống NHNoVN theo QĐ 283/2000/QĐ-NHNN; Văn bản 409/2003/NHNo-TD hướng dẫn thực hiện QĐ 112/2003/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung 1 số điều của quy chế bảo lãnh. 6. QĐ 389/2007/QĐ-HĐQT-TD quy định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống NHNo Việt Nam. 7. QĐ 758/2007/QĐ-HĐQT quy định về chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá. 8. Công văn số 1410/2007/NHNo-TD hướng dẫn cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 9. Công văn số 1476/2007/NHNo-TD hướng dẫn cho vay xây dựng nhà mới, cải tạo, sửa chữa, mua nhà ở và kinh doanh bất động sản. 10. Quy định số 1406/2007/NHNo-TD quy định tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. 11. Công văn số 2472/2007/NHNo-TDHo hướng dẫn cho vay mua cổ phần 12. Công văn số 2473/2007/NHNo-TDHo hướng dẫn cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán. 13. QĐ số 1378/2007/QĐ-HĐQT-NCPT quy định hoạt động bao thanh toán. 2. Những vấn đề pháp lý trong quan hệ lao động Cho tới ngày 31/12/2008, tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội có 337 cán bộ, với tuổi đời trung bình là 35,6. Trong đó, có 236 cán bộ là nữ chiếm 70%, số cán bộ nam là 101 cán bộ, chiếm 30%. Số cán bộ là Đảng viên là 125 đồng chí, chiếm 37,1%. Về trình độ chuyên môn, tại Ngân hàng có 1 tiến sỹ- chiếm 0,3%, 8 thạc sỹ- chiếm 2,4%, 268 cán bộ có trình độ đại học, chiếm 79,5%. Số cán bộ là lãnh đạo là 105 cán bộ- chiếm 31,2% trên tổng số các cán bộ tại ngân hàng. Người lao động làm việc tại NHNo&PTNT Hà Nội đều ký hợp đồng lao động giữa người sử dụng và người lao động. Nội dung hợp đồng có những điều khoản quy định đầy đủ về: thời hạn, công việc, chế độ làm việc, thời giờ làm việc- nghỉ ngơi, lương thưởng, bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động. 3. Tranh chấp và việc giải quyết các tranh chấp Tranh chấp giữa Ngân hàng với các khách hàng của mình không nhiều, và hầu hết đều được giải quyết thông qua con đường thương lượng, hòa giải. Trong năm 2008 vừa qua, Ngân hàng chỉ có duy nhất một tranh chấp với khách hàng thông qua con đường tố tụng tại Tòa án Theo Báo cáo vụ việc đơn vị đang tham gia tố tụng (quý I/2008) của phòng Tín dụng gửi tới phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ Ngân hàng No&PTNT Hà Nội . Đây là vụ tranh chấp thực hiện hợp đồng tín dụng của Công ty Chế biến tinh dầu (địa chỉ: số 137 Tân Mai- quận Hoàng Mai- Hà Nội) với Ngân hàng No&PTNT Hà Nội. Trong vụ kiện này, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội là chủ nợ, đóng vai trò là Nguyên đơn, Công ty Chế biến tinh dầu đóng vai trò là bị đơn. Đối tượng tranh chấp là về việc thực hiện hợp đồng tín dụng, với số tiền nợ gốc là 10.432.215.000 đồng. Kết quả, hiện đã có quyết định của Tòa án Nhân dân Tối cao- bản án phúc thẩm 110/KTPT ngày 19,20/05/2005 và đã được cơ quan Thi hành án Hà Nội kê biên phát mại trụ sở, nhà xưởng của Công ty, trả cho Ngân hàng hơn 10.724.014.940 đồng. Hiện nay Ngân hàng đang chờ Cơ quan Thi hành án tiếp tục thi hành để trả nốt số tiền lãi của Công ty. 4. Những khó khăn đối với hoạt động của Agribank Hà Nội Năm 2008 là năm ngành tài chính ngân hàng trên thế giới suy giảm nghiêm trọng, biểu hiện ở việc năm 2008 có sự biến động rất lớn về lãi suất điều hành của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đây là khó khăn không chỉ đối với NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng, mà còn đối với hệ thống Ngân hàng nói chung. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong năm vừa qua. Bên cạnh những yếu tố khách quan khác như: tình hình biến động về các chính sách của Nhà nước thay đổi liên tục; sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn Thủ Đô cả về lãi suất huy động, cho vay, lẫn uy tín; thị trường chứng khoán ảm đạm, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến tình hình đầu tư tín dụng thì ngay nội tại Ngân hàng cũng tồn tại một số điểm hạn chế cần khắc phục. Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng tuy đã được nâng cao nhưng vẫn chưa đồng bộ, do được đào tạo từ nhiều loại hình khác nhau, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Cho tới ngày 31/12/2008, tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội có 337 cán bộ, trong đó có 268 cán bộ có trình độ Đại học, chiếm 79,5%. Như vậy tức là vẫn còn tới 69 cán bộ trình độ chưa tới Đại học. Việc thẩm định và phân tích những dự án xin vay vốn, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đôi khi vẫn còn chưa sát với thực tế nên vẫn còn những khoản vay khó thu hồi, nhiều khoản phải tiến hành gia hạn nợ hoặc giãn nợ. Nhiều dự án có nội dung kinh tế- kỹ thuật phức tạp, cán bộ không đủ trình độ, điều kiện và hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn để xác định hiệu quả của dự án một cách chính xác. Cán bộ Ngân hàng tính toán các chỉ tiêu chủ yếu dựa vào các số liệu do doanh nghiệp cung cấp và tự tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5756.doc
Tài liệu liên quan