LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIBANK 2
I. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VIBank: 2
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy 4
1.1 Đặc điểm của bộ máy tổ chức 4
1.2 Cơ cấu tổ chức và Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định 7
III. Quy trình nghiệp vụ Khối Quản lý tín dụng: 9
1. Quy trình chung: 9
1.1 Cơ cấu Khối quản lý tín dụng: 9
1.2 . Cơ chế báo cáo: 11
2. Quy trình Tái thẩm định: 12
2.1 Phạm vi tham gia Tái thẩm định: 12
2.2 Nhận hồ sơ tín dụng 12
2.3 Tái thẩm định và phê duyệt tín dụng 13
2.4 Thẩm định trực tiếp các khoản vay theo quy định 13
2.5 Lập/ rà soát mức phê duyệt của các cá nhân 14
2.6 Phê duyệt của UBTD 15
2.7 Cơ chế báo cáo: 15
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VIBANK TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 17
I. Tổng quan tình hình tài chính: 17
1. Các chỉ tiêu lợi nhuận 17
2. Các chỉ tiêu hoạt động: 17
II. Tình hình hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây: 19
1.1Tổng tài sản: 19
1.2 Nguồn vốn: 19
1.3 Hoạt động tín dụng: 20
1.4 Hoạt động đầu tư: 22
1.5 Hoạt động tài trợ thương mại: 22
1.6 Hoạt động phát triển dịch vụ: 23
1.7 Kinh doanh thẻ: 24
1.8 Phát triển mạng lưới kinh doanh: 24
III. Đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng VIBank trong những năm gần đây: 25
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 27
KẾT LUẬN 28
31 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Ngân hàng quốc tế Vibank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Ngân hàng Quốc tế luôn phù hợp với diễn biến của thị trường. Hội đồng Quản trị phê duyệt ngân hàng sách hoạt động hàng năm cho Ngân hàng, kiểm soát định kỳ kết quả kinh doanh của Ngân hàng, kiểm soát việc sử dụng ngân sách và các kế hoạch hành động của Ban điều hành. Hội đồng quản trị đặt ra các quy định, các chính sách về quản lý về quản lý rủi ro tín dụng và một số lĩnh vực kinh doanh quan trọng khác của Ngân hàng. Hội đồng quản trị còn thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng. Hội đồng Quản trị họp định kỳ mỗi quý một lần để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và báo cáo của các ủy ban. Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị có thể triệu tập họp bất thường để kịp thời giải quyết những công việc đột xuất. Chương trình họp cùng với các báo cáo chi tiết sẽ được gửi trước cho các thành viên Hội đồng quản trị để họ xem xét trước khi cuộc họp diễn ra.
Ban kiểm soát : Các thành viên ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra với ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận của tất cả các cổ đông dự họp. Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Ban kiểm soát họp định kỳ ít nhất mỗi quý một lần và có thể được triệu tập họp bất thường để kịp thời giải quyết những công việc đột xuất. Giúp việc trực tiếp cho ban kiểm soát là phòng kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
Ban tổng giám đốc: Gồm có 1 tông giám đốc và 5 phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quỳên và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc được phân công, chủ động giải quyêt những công việc đã được Tổng giám đốc uỷ quyền và phân công.
1.2 Cơ cấu tổ chức và Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định
a. Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định gồm có 1 trưởng phòng và 13 nhân viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của phòng tín dụng và tái thẩm định:
1. Xây dựng chính sách quản lý chất lượng tín dụng dựa trên các định hướng của Hội đồng quản trị, để trình Uỷ ban tín dụng phê duyệt.
2. Xây dựng các quy trình, mẫu biến chuẩn cho thẩm định và phê duyệt tín dụng.
3. Tái thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng và cấp hạn mức tín dụng giao dịch gửi vốn với các tổ chức tín dụng khác trong phạm vi thẩm quyền.
4. Tái thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng và cấp hạn mức giao dịch gửi vốn với các tổ chức tín dụng khác nếu vượt thẩm quyền.
5. Xây dựng, rà soát và tổ chức triển khai các công cụ đo lường chất lượng tín dụng.
6. Quyền hạn:
Yêu cầu cán bộ nhân viên các Khối kinh doanh giải trình các thông tin tài liệu, số liệu, tình hình ở dạng sự kiện hoặc khẳng định liên quan đến các khoản cấp tín dụng.
Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng nếu thấy cần thiết.
7. Có nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Phó tổng giám đốc phụ trách khối quản lý tín dụng.
b. Cơ cấu tổ chức nghiệp vụ chuyên môn của phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định gồm:
- Bộ phận xây dựng chính sách, công cụ quản lý tín dụng.
- Bộ phận tái thẩm định tín dụng, phê duyệt tín dụng.
c. Các chỉ tiêu đo lường kết quả công việc:
Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng.
Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng, tăng trưởng doanh thu dịch vụ tín dụng.
Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng, bao gồm cả khách hàng nội bộ (thời gian duyệt khoản vay).
Các chính sách công cụ quản lý tín dụng.
Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng.
Quy trình nghiệp vụ Khối Quản lý tín dụng:
Quy trình chung:
Cơ cấu Khối quản lý tín dụng:
Khối quản lý tín dụng (QLTD) bao gồm các phòng/ bộ phận: Bộ phận chính sách tín dụng , Phòng tái thẩm định (TTĐ) phía Bắc, Phòng tái thẩm định phía Nam, Phòng Quản lý tài sản bảo đảo, Phòng giám sát tín dụng , Phòng xử lý nợ. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Khối QLTD. Nhân viên từng bộ phận chịu sự trực tiếp của lãnh đạo bộ phận.
Bộ phận Hỗ trợ tín dụng toàn hàng là một bộ phận thuộc phòng Giám sát tín dụng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng Giám sát tín dụng (GSTD).
Giữa Tái thẩm định và Hỗ trợ tín dụng: Đề nghị Hỗ trợ tín dụng chi nhánh hỗ trợ cung cấp các thông tin về khoản vay, kiểm tra lại thực tế khách hàng, tham khảo giá trị tài sản đảm bảo (TSĐB)... của các khoản vay do chi nhánh trình lên. Đây chỉ là những thông tin tham khảo để Tái thẩm định ra quyết định, không phải là nhiệm vụ trong mô tả công việc của Hỗ trợ tín dụng và các thông tin tham khảo này Hỗ trợ tín dụng không cần phải gửi cho tái thẩm định bằng văn bản.
·Giữa Tái thẩm định và Quản lý Tái sản đảm bảo:
Hàng ngày phòng tái thẩm định phía bắc, phía nam gửi cho Phòng định giá Tài sản đảm bảo các biên bản định giá BĐS của các chi nhánh để xây dựng cơ sở dữ liệu TSĐB cho toàn hàng.
Phòng Quản lý TSĐB dựa trên các biên bản định giá của các chi nhánh, khuyến cáo TTĐ các trường hợp theo ý kiến của Phòng Quản lý TSĐB là giá định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá thị trường, các bất cập khi định giá và nhận TSĐB như vậy.
Khi có yêu cầu của Phòng TTĐ, chuyê n viê n (CV) định giá thực hiện định giá các TSĐB không thuộc phạm vi định giá của Phòng Quản lý TSĐB.
·Giữa Tái thẩm định và Giám sát tín dụng:
Hàng ngày phòng TTĐ cung cấp cho phòng GSTD các hồ sơ tín dụng gồm tờ trình của chi nhánh, các biên bản định giá, tờ trình thẩm định phê duyệt tín dụng dưới dạng file mềm đề phòng GSTD lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi các khoản vay mới phát sinh trong tháng, lên kế hoạch kiểm tra.
Đối với những khoản vay CV TTĐ đề nghị GSTD lên kế hoạch kiểm tra ngay khi giải ngân thì Trưởng phòng TTĐ sẽ thông báo cho Trưởng phòng GSTD lên kế hoạch kiểm tra ngay và có báo cáo cho Giám đốc khối về kết quả kiểm tra.
Trước mỗi đợt kiểm tra thực tế định kỳ/đột xuất, phòng GSTD gửi cho phòng TTĐ danh sách khách hàng kiểm tra để phòng TTĐ cho ý kiến bổ sung về các vấn đề cần lưu ý trước khi triển khai thực hiện.
Phòng GSTD thông báo cho phòng TTĐ báo cáo đánh giá sau khi kiểm tra thực tế các chi nhánh bằng văn bản và các lưu ý, khuyến cáo để phòng TTĐ lưu ý khi thẩm định các khoản vay.
Toàn bộ các danh sách khách hàng kiểm tra định kỳ, đột xuất, các vấn đề cần kiểm tra Phòng GSTD trình Giám đốc khối phê duyệt trước khi tiến hành thực hiện.
·Giữa TTĐ và Xử lý nợ:
Hàng quý, Phòng Xử lý nợ cung cấp cho Bộ phận CSTD, phòng TTĐ, phòng QL TSBĐ, GSTD các bài học kinh nghiệm, cách thức khách hàng/ chi nhánh sử dụng để đưa ra những phương án kinh doanh không đúng thực tế, các vấn đề về TSĐB, khuyến cáo những vấn đề cần lưu ý khi phê duyệt cho vay để Bộ phận TSĐB, khuyến cáo những vấn đề cần lưu ý khi phê duyệt cho vay để Bộ phận CSTD có các chính sách tín dụng phù hợp, phòng TTĐ rút kinh nghiệm trong quá trình phê duyệt, Phòng QL TSBĐ rút kinh nghiệm thực tế khi định giá, Phòng GSTD lưu ý các vấn đề khi kiểm tra thực tế khách hàng.
·Giữa CSTD và các phòng ban trong khối:
Căn cứ trên các định hướng tín dụng của ngân hàng, các biến động thị trường, đề xuất các chính sách tín dụng chuyển Giám đốc khối cho ý kiến để trình Uỷ Ban tín dụng phê duyệt.
Căn cứ trên các đề nghị, khuyến cáo, báo cáo dư nợ theo ngành hàng, nhóm khách hàng... của các phòng ban, đề xuất các chính sách tín dụng phù hợp.
Thông báo, khuyến cáo cho các phòng ban, đặc biệt là Phòng Tái thẩm định, về các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thẩm định khoản vay.
Cho ý kiến về mặt rủi ro tín dụng đối với các sản phẩm tín dụng mới của ngân hàng.
Trên cơ sở đánh giá, nhận xét của trưởng phòng TTĐ phía bắc, phía nam về chất lượng tờ trình tín dụng của từng chi nhánh, các ý kiến của các giám đốc khối, đề xuất giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng, nâng thẩm quyền phê duyệt tín dụng của các giám đốc chi nhánh cũ/ mới.
Đề xuất các điều chỉnh về mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho từng cấp trên cơ sở quy mô tín dụng, định hướng tín dụng, chất lượng tín dụng và năng lực cán bộ của từng cấp tham gia thẩm định phê duyệt cho vay.
. Cơ chế báo cáo:
Hàng tháng vào tuần đầu của tháng tổ chức họp toàn khối Quản lý tín dụng.
Hàng tháng, các trưởng phòng/giám đốc Chính sách tín dụng, Tái thẩm định, Giám sát tín dụng, Quản lý Tài sản đảm bảo, Xử lý nợ, báo cáo với Giám đốc khối các vấn đề sau:
Các công việc thực hiện trong tháng, các vấn đề vướng mắc.
Các công việc không thực hiện được theo đúng kế hoạch, lý do, giải pháp để hoàn thành.
Kế hoạch thực hiện công việc tháng tiếp theo.
Các kiến nghị, đề xuất, các vướng mắc cần xử lý của cấp trên.
Quy trình Tái thẩm định:
2.1 Phạm vi tham gia Tái thẩm định:
Tham gia thẩm định trên hồ sơ đối với các khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch.
Tham gia thẩm định trực tiếp đối với các khoản vay lớn mà theo quy định phải có sự tham gia thẩm định trực tiếp của Phòng Tái thẩm định.
2.2 Nhận hồ sơ tín dụng
Gửi hồ sơ tín dụng lên Phòng Tái thẩm định
Quản lý khách hàng gửi hồ sơ tín dụng cho nhân viên tiếp nhận hồ sơ của Phòng Tái thẩm định phía bắc
Quản lý khách hàng, Hỗ trợ tín dụng, Giám đốc Hội sở/ chi nhánh, trưởng phó giám đốc và các cá nhân liên quan khác tại các đơn vị cho vay (gồm trưởng phòng kinh doanh HO, các chi nhánh, Phòng giao dịch) chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các số liệu, các thông tin trong tờ trình tín dụng và các tài liệu, thông tin bổ sung gửi cho phòng Tái thẩm định để thực hiện tái thẩm định.
Nhận tờ trình tín dụng, vào sổ đăng kí
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ của Phòng TTĐ phía bắc chỉ nhận hồ sơ khi đã có đầy đủ chữ ký, ý kiến phê duyệt của các bộ phận/ cá nhân liên quan trên tờ trình, đầy đủ hình ảnh theo yêu cầu. Trường hợp hồ sơ tín dụng không đầy đủ theo yêu cầu và/ hoặc thông tin chưa rõ ràng, nhân viên tiếp nhận hồ sơ cần trao đổi với Quản lý khách hàng yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc xác nhận lại thông tin.
Khi tiếp nhận hồ sơ tín dụng, nhân viên tiếp nhận hồ sơ thực hiện:
Kiểm tra mức độ đầy đủ hồ sơ, thông tin theo yêu cầu.
Vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào chương trình theo dõi.
Đóng dấu và/ hoặc ghi ngày giờ nhận hồ sơ trên tờ trình.
Kiểm tra tổng hạn mức phê duyệt và phân loại theo thẩm quyền phê duyệt của khối quản lý tín dụng hoặc Uỷ ban tín dụng (UBTD).
Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ tín dụng, nhân viên tiếp nhận hồ sơ Phòng Tái thẩm định phía bắc chuyển cho Trưởng phòng TTĐ phía Bắc/Nam.
Kiểm tra tổng hạn mức xin phê duyệt
Trưởng phòng TTĐ phía Bắc/ Nam rà soát lại tổng hạn mức xin phê duyệt, xét xem tờ trình sẽ được duyệt tại Khối Quản lý tín dụng hay ở cấp cao hơn và chuyển lại cho nhân viên tiếp nhận hồ sơ để gửi cho chuyên viên TTĐ thực hiện thẩm định hoặc chuyển cho thư ký UBTD để thẩm định, lên lịch họp UBTD nếu trường hợp hạn mức phê duyệt thuộc UBTD-kết thúc quy trình.
2.3 Tái thẩm định và phê duyệt tín dụng
Phân công thẩm định
Kiểm tra thông tin và thẩm định
Duyệt tín dụng
2.4 Thẩm định trực tiếp các khoản vay theo quy định
Phân công thẩm định: Trưởng phòng TTĐ phía Bắc/ Nam phân công thẩm định đối với các khoản vay phải có sự tham gia thẩm định trực tiếp theo quy định.
Kiểm tra thông tin và đi thẩm định trực tiếp
·Trước khi đi thẩm định trực tiếp:
Đối với các chi nhánh đã hoàn thiện tờ trình tín dụng: Chuyên viên TTĐ kiểm tra mức độ đầy đủ của thông tin trên tờ trình tín dụng theo đúng nội dung yêu cầu của tờ trình tín dụng.
Đối với các khách hàng chưa hoàn thiện tờ trình tín dụng: Chuyên viên TTĐ đề nghị chi nhánh cung cấp thông tin, nhu cầu khách hàng, và thu thập các thông tin cần thiết khác (nếu có)
Lên kế hoạch, thời gian làm việc và các nội dung cần thẩm định, gửi Trưởng phòng TTĐ phía Bắc/Nam xem xét và cho ý kiến.
Sau khi được Trưởng phòng chấp thuận, chuyên viên TTĐ thông báo với Quản lý khách hàng về thòi gian và kế hoạch làm việc xác nhận với khách hàng.
·Sau khi thẩm định trực tiếp và thu thập đẩy đủ thông tin khách hàng, chuyên viên TTĐ cần lập và hoàn thiện Báo cáo thẩm định trực tiếp.
·Chuyên viên Tái thẩm định phải gửi báo cáo thẩm định cho Trưởng phòng TTĐ phía Bắc/ Nam xem xét và cho ý kiến trước khi gửi cho Thư ký Uỷ ban tín dụng để lên lịch họp.
·Phòng TTĐ phía bắc, phía nam được phân công thẩm định các khoản vay của các chi nhánh nào thì Trưởng phòng Tái thẩm định phía bắc, phía nam sẽ thẩm định và tham gia họp Uỷ Ban Tín Dụng các khoản vay đó. Trưởng phòng Tái thẩm định phía Bắc, phía Nam sẽ được bổ sung vào thành viên của UBTD.
2.5 Lập/ rà soát mức phê duyệt của các cá nhân
·Đối với các cá nhân mới được bổ nhiệm làm Giám đốc chi nhánh/ Trưởng phòng giao dịch:
Giám đốc khối QLTD căn cứ trên chất lượng tờ trình tín dụng của các chi nhánh/ phòng giao dịch mới và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tín dụng cho các Giám đốc chi nhánh/ trưởng phòng giao dịch (GĐCN/TPGD) đề xuất cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho các GĐCN/TPGD mới, gửi cho Giám đốc khối CB/PB.
Giám đốc khối CB/PB cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho các cá nhân mới được bổ nhiệm làm GĐCN/TPGD.
·Đối với các cá nhân đã được cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng:
Giám đốc Khối QLTD lên lịch rà soát định kỳ mức phê duyệt cho các cá nhân.
Nội dung rà soát bao gồm:
-Thống kê các khoản phê duyệt của từng cá nhân trong thời gian qua.
-Thống kê các rủi ro cho các khoản vay đã duyệt của từng cá nhân, những chú ý trong quá trình phê duyệt của cá nhân.
Trên cơ sở các nội dung rà soát, Giám đốc khối Quản lý tín dụng đối chiếu với chính sách phân quyền của VIB để đề xuất mức điều chỉnh về thẩm quyền phê duyệt của từng cá nhân và trình UBTD và/ hoặc Tổng GĐ phê duyệt theo thẩm quyền.
2.6 Phê duyệt của UBTD
Thư ký UBTD nhận thông báo có khoản duyệt thuộc thẩm quyền của UBTD
Xác định phương thức phê duyệt của UBTD
Việc xin ý kiến UBTD được tiến hành thông qua phiếu xin ý kiến do Phòng TTĐ lập
Việc triệu tập UBTD phải có thời gian và địa điểm cụ thể
Thư ký UBTD chuẩn bị hồ sơ để cung cấp cho các thành viên UBTD và thông báo thời gian, địa điểm họp
Thư ký cuộc họp lập trích lục biên bản họp UBTD đối với các hồ sơ tín dụng được phê duyệt đồng ý, lấy chữ ký của thư ký UBTD và Chủ tịch UBTD, gửi cho chuyên viên tiếp nhận hồ sơ Phòng TTĐ để thông báo cho QLKH.
Sau khi nhận được biên bản họp UBTD đã có đầy đủ chữ ký UBTD và Chủ tịch/phó chủ tịch UBTD, nhân viên tiếp nhận hồ sơ Phòng TTĐ phía Bắc scan và gửi thông báo cho QLKH, đồng thời gửi cho Giám đốc/ Trưởng đơn vị cho vay.
Sau đó, nhân viên tiếp nhận hồ sơ của Phòng TTĐ phía bắc cần gửi bằng e-mail cho các phòng liên quan
2.7 Cơ chế báo cáo:
Đối với nhân viên tiếp nhận hồ sơ: Hàng tuần/ tháng/quý, nhân viên tiếp nhận hồ sơ phải tổng hợp số lượng tờ trình nhận được từ các Chi nhánh theo các chỉ tiêu như: số lượng tờ trình, tổng dư nợ, loại cho vay, số lượng tờ trình đã phân công cho từng chuyên viên TTĐ... và báo cáo cho trưởng phòng TTĐ phía bắc.
Đối với chuyên viên TTĐ: hàng tháng, chuyên viên TTĐ tổng hợp và báo cáo các công việc đã thực hiện và kế hoạch làm việc cho Tổ trưởng hoặc trưởng phòng TTĐ phía Bắc/ Nam.
Trưởng phòng TTĐ phía Bắc/ Nam tập hợp báo cáo và đánh giá công việc của các tổ trưởng, chuyên viên TTĐ và báo cáo cho Giám đốc khối QLTD.
Giám đốc khối QLTD xem xét đánh giá kết quả công việc và kế hoạch thực hiện Phòng TTĐ phía Bắc/ Nam.
Kết thúc quy trình.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VIBANK
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Tổng quan tình hình tài chính:
1. Các chỉ tiêu lợi nhuận
Năm (triệu đồng)
2005
2006
2007
Lợi nhuận trước thuế
95.114
200.006
425.699
ROA
1,06%
1,21%
1,08%
ROE
18,67%
20%
21%
Tổng thu nhập
963.936
1.084.065
4.926.698
Tổng chi phí
868.672
884.059
4.500.999
(Theo nguồn: báo cáo thường niên năm 2007)
2. Các chỉ tiêu hoạt động:
Năm (triệu đồng)
2005
2006
2007
Tổng tài sản
8.967.681
16.526.623
39.305.035
Tổng vốn huy động
5.268.617
9.813.515
17.686.761
Tổng dư nợ
5.255.206
9.111.234
16.661.779
Vốn chủ sở hữu
592.787
1.189.931
2.182.533
(Theo nguồn: báo cáo thường niên năm 2007)
Biểu đồ:
II. Tình hình hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây:
1.1Tổng tài sản:
Năm 2005 tổng tài sản của Ngân hàng là 8.967.681 triệu, đến năm 2006 tổng tài sản đã tăng lên 16.526.623 triệu. Năm 2007 tổng tài sản của Ngân hàng quốc tế đạt 39.305.000 triệu, vượt 57,3% so với khách hàng đầu năm, tăng gần 20 lần so với năm 2003, với mức tăng trưởng trung bình hơn 100% năm. Trong đó tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng hơn 95,64%( hơn 2,07% so với 2006) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình cả năm cao hơn 0,16% so với năm 2006.
Biểu đồ:
1.2 Nguồn vốn:
Huy động vốn:
Đến 31/12/2007, tổng vốn huy động đạt37.122 tỷ đồng, tăng 143% so với cuối năm 2006. Trong đó, huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 17.686 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 96% so với cuối năm 2006, tăng hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành. Huy động từ dân cư đạt 13.015 tỷ đồng(chiếm 73,59%) và huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 4.671 tỷ đồng (chiếm 26,41%) . Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng cũng phát triển mạnh đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho toàn hệ thống.
Biểu đồ:
Về sử dụng vốn:
Nguồn vốn của Ngân hàng Quốc tế được phân bổ trên cơ sở đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu kinh doanh của hệ thống. Tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng đến thời điểm 31/12/2007 đạt 16.611 tỷ đồng, tăng 86,7% so với cuối năm 2006 và chiếm 87% so với tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, trong đó , dư nợ trung và dài hạn chiếm 39% tổng dư nợ. Đầu tư vào các chứng từ có giá đạt 6.676 tỷ đồng, gấp 2,46 lần so với cuối năm 2006 và tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng đạt 12.846 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2006 và lợi nhuận tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng đạt 49,7 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2006.
1.3 Hoạt động tín dụng:
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây tiếp tục được duy trì trong năm 2007. Tổng dư nợ đạt 16.611 tỷ đồng vượt 19,6% so với kế hoạch, tăng 86,7% so với cuối năm 2006, tăng hơn gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Trong đó, dư nợ các tổ chức kinh tế đạt 11.993 tỷ đồng (chiếm 72,2% trên tổng dư nợ của cá nhân là 4.618 tỷ đồng (chiếm 27,8% trên tổng dư nợ). Cơ sở khách hàng có quan hệ tín dụng lên đến hơn 16.000 khách hàng, tăng hơn 60% so với cuối năm 2006.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn nhất và giàu tiềm năng nhất trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng hiện nay phần lớn đều gặp khó khăn trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, hiện đại hoá công nghệ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Ngân hàng Quốc tế đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh. Trong năm 2007, dư nợ cho vay đối tượng này chiếm gần 60% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp.
Cũng trong năm 2007, Ngân hàng Quốc tế đã xây dựng và hoàn thiện nhiều sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp, chính sách về lãi suất biểu phí, chính sách khách hàng trọng tâm; hỗ trợ thông tin ngành hàng, xây dựng danh mục khách hàng; đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng theo ngành và địa bàn kinh doanh, phát triển quan hệ các hiệp hội, các cơ quan chức năng, các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức các chương trình hội thảo chuyên đề: ngành, nhu cầu khách hàng, tạo lập quan hệ các nguồn quỹ tín dụng như: Dự án phát triển hợp tác kinh doanh với Citibank, Quỹ tín dụng xanh, Dự án năng lượng tái tạo REDP, Quỹ tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ PECSME.
Trong năm 2007, một loạt các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cũng được cải tiến ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng như: cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua ôto, cho vay tín chấp, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay hỗ trợ phát triển kinh doanh, thấu cho tài khoản,
Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát đối với quy trình kiểm soát ngày càng chặt chẽ. Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Quốc tế lại giảm (1,21% giảm 0,24% so với cuối năm 2006) trong khi quy định sửa đổi, bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng lại chặt chẽ hơn về phân loại nợ so với năm 2006.
1.4 Hoạt động đầu tư:
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 có những bước thăng trầm, cùng với những đợt IPO lớn của Bảo Việt, PVFC, VCB nhưng nhìn chung đã có sự tăng trưởng tốt. Để nắm bắt các cơ hội đầu tư trên thị trường, Ngân hàng Quốc tế đã tổ chức, xây dựng lại Phòng đầu tư và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Trong năm qua, bộ phận đầu tư đã từng bước xây dựng và quản lý danh mục đầu tư theo hướng cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, thường xuyên theo dõi và đánh giá danh mục đầu tư, tiến hành rút vốn ở một số khoản mục đầu tư có thời gian đầu tư lâu để xác định lợi nhuận. Chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và đề xuất đầu tư, như: tham gia đợt IPO của doanh nghiệp lớn, tham gia đầu tư cổ phiếu trên sàn và thực hiện các khoản đầu tư, góp vốn mới. Ngoài ra, phòng đầu tư đang xây dựng quy trình đầu tư và có hạn mức đầu tư theo từng ngành, từng cổ phiếu, từng công ty.
Tổng giá trị danh mục đầu tư cuối năm của Ngân hàng Quốc tế đạt 738 tỷ đồng, tăng 10 lần so với đầu năm 2007,với giá trị thị trường của danh mục đầu tư đạt 1.042 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư trên sàn &OTC đạt 114,6 tỷ đồng, đầu tư trực tiếp đạt 623,7 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư trong năm qua cũng đã đóng góp 19% vào lợi nhuận của toàn hàng.
1.5 Hoạt động tài trợ thương mại:
Nằm trong xu thế tăng trưởng mạnh của hoạt động xuất nhập khẩu trong toàn bộ nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu của Ngân hàng Quốc tế cũng có bước tăng trưởng đáng khích lệ.
Tính đến cuối năm 2007, phí dịch vụ Tài trợ thương mại toàn hệ thống đạt 40,67 tỷ đồng, chiếm 87,69% tổng phí dịch vụ toàn hàng, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 68,48% so với năm 2006. Trong năm 4 năm qua, Ngân hàng Quốc tế liên tục giành được giải thưởng "Ngân hàng hoạt động thanh toán quốc tế xuất sắc" do CITI Group trao tặng.
Doanh số xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 853,69 triệu USD, tăng 122,42% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, doanh số hoạt động nhập khẩu đạt 735,8 triệu USD, tăng 144% so cùng kỳ và doanh số hoạt động xuất khẩu đạt gần 118 triệu USD, tăng 43,1% so cùng kỳ. Cơ cấu doanh số xuất nhập khẩu nhưng chiếm tỷ trọng rất cao 86,19% (năm 2006 chiếm 78,54%) và doanh số xuất khẩu giảm đi chỉ còn chiếm 13,8% (năm 2006 chiếm 21,46%)
Tính đến hết năm 2007, cơ cấu về lượng và giá trị trong doanh số nhập khẩu nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với năm 2006. Đứng đầu vẫn là hoạt động L/C mở chiếm tỷ trọng 86,4% về lượng và 97,5% về giá trị; Nhờ thu gửi đến chiếm 13,6% về lượng so với năm 2006, đứng đầu vẫn là Bộ chứng từ gửi đi, tăng 48,74% về lượng và 223,75% về giá trị khiến tỷ trọng về lượng và giá trị tăng lên chiếm 17,6% và 19,1%.
Các mặt hàng nhập khẩu thanh toán chủ yếu là sắt thép, máy móc thiết bị, xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, giấy, hoá chất, vải, ôtô và phụ tùng ôtô 10 nhóm hàng thanh toán nhập khẩu chiếm tỷ trọng tới 98,7% và có tốc độ tăng trưởng khá cao so năm 2006, điểm hình là nhóm hàng xăng dầu tăng 443,5%; máy móc thiết bị 218%; hoá chất 210%, sắt thép tăng 184%, vải tăng 164,7%. Các mặt hàng xuất khẩu thanh toán chủ yếu là thuỷ sản, hàng dệt may, hồ tiêu, chè, gạo, hạt điều, cao su, quế, hàng thủ công mỹ nghệ.
1.6 Hoạt động phát triển dịch vụ:
Với nhận thức sâu sắc về thu dịch vụ là nguồn thu có rủi ro thấp và bền vững trong hoạt động ngân hàng, trong năm 2007, công tác phát triển dịch vụ ngân hàng đã được Ban điều hành quan tâm, thúc đẩy và được quán triệt tới từng đơn vị trong Hệ thống ngân hàng Quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng về cả chất lượng và số lượng. Năm 2007 Ngân hàng Quốc tế đạt 425,7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 21% kế hoạch, tăng 112,8% so với năm 2006 và tăng trưởng trung bình hơn 100% năm, tăng gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của toàn hệ thống ngân hàng. Cũng trong năm 2007, Ngân hàng Quốc tế đã ban hành Quy chế tài chính mới theo đó đã cập nhật các quy định mới về công tác kế toán, quản lý tài chính của Nhà nước và giao quyền chủ động nhiều hơn cho các đơn vị kinh doanh.
1.7 Kinh doanh thẻ:
Ngân hàng Quốc tế đang là 1 trong 7 ngân hàng thương mại cổ phần có đủ năng lực công nghệ và hệ thống để độc lập phát hành thẻ. Tuy mới ra đời từ tháng 5/2006, trung tâm thẻ của Ngân hàng Quốc tế đã là thành viên chính thức của các tổ chức phát hành thẻ quốc tế là VISA Card, MASTER Card và liên minh thẻ Vietcombank.
Đến 31/12/2007, ngân hàng Quốc tế đã phát hành 178.335 thẻ, đạt 71,33% kế hoạch,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5718.doc