LỜI MỞ ĐẦU 1
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH HÀ TÂY 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Tây 2
2. Hê thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của bộ máy Sở Nông nghiệp & PTNT
tỉnh Hà Tây 2
2.1. Chức năng, nhiệm vụ 2
2.2. Tổ chức bộ máy 3
II. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG NHIỆP HÀ TÂY 8
1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà Tây 8
1.1. Vị trí địa lý 8
1.2. Đặc điểm tự nhiên 8
2. Thực trạng, kết quả hoạt động mà nông nghiệp Hà Tây đạt được trong những
năm qua 10
2.1.Về trồng trọt 10
2.2. Về chăn nuôi 12
2.3. Về công tác thuỷ lợi 13
2.4. Công tác xây dựng cơ bản 14
2.5. Cũng cố HTX và phát triển ngành nghề nông thôn 14
2.6. Công tác khác 14
2.7. Đánh giá chung 15
3. Phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới 17
3.1. Phương hướng chung 17
3.2. Một số giải pháp chính 17
II. NGHIỆN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI DỰ ĐỊNH SẼ LỰA CHỌN 20
1. Lĩnh vực dự định lựa chọn 20
2. Tài liệu liên quan đến đề tài 21
3. Chuyên đề thực tập (đề cương sơ bộ) 22
KẾT LUẬN 25
26 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Phòng chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tâ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ.
Đôn đốc các chủ đầu tư các công trình XDCB thuỷ lợi, nông lâm ngư nghiệp so UBND tỉnh Hà Tây quyết định đầu tư thi công đúng đồ án được duyệt, bảo đảm chất lượng, đảm bảo mục tiêu và tiến độ được duyệt. Phát hiện sai phạm kỹ thuật trình Sở để xử lý, hoặc để Sở trình các cấp có thẩm quyền xử lý.
…
- Thanh tra : Nhiêm vụ của thanh tra :
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nước của cơ quan tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở.
+ Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc quyền của Giám đốc Sở; giải quyết khiếu nại tố cáo mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý, đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
…
- Phòng tổ chức hành chính tổng hợp :
Nhiệm vụ của phòng hành chính tổng hợp :
+ Tham mưu cho giám đốc sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ và lao động tiền lương của ngành.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án cũng cố ,kiện toàn tổ chức bộ máy trong ngành; theo dõi, tổng hợp đánh giá hiệu quả của từng tổ chức bộ máy ở cơ sở.
Phối hợp với các phòng chức năng để thẩm định các đề án vê kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị.
+ Xây dựng và thực hiện: quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của ngành.
+ Tham gia về bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, kế hoạch đào tạo, quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ khoa kọc kỹ thuật theo phan cấp của UBND tỉnh.
+ Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các đơn vị trong ngành thẹc hiện các nội dung quy định trong Bộ luật Lao động.
+ Hướng dẫn và thực hiện việc tuyển dụng công chức, viên chức, tiếp nhận, điều động, hợp đồng lao động theo phân cấp.
+ Giải quyết chế độ chính sách về nâng bậc lương, bảo hiểm xã hộ, bảo hộ an toàn lao động, bảo hiểm y tế và các loại hình bảo hiểm khác cho con người.
II. Tình hình chung của nông nhiệp Hà Tây .
Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà Tây .
Vị trí địa lý :
Tỉnh Hà Tây nằm ở phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, có thị xã Hà Đông và các huyện Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng chỉ cách trung tâm Hà Nội 12km, cách Hải Phòng 120km, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông giáp Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.
Với vị trí địa lý như trên của tỉnh Hà Tây có điều kiện thuận lợi trong mở mang giao lưu, quan hệ thị trường trong nước và nước ngoài. Nhất là có vị trí kề cận Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, tạo điều kiện tốt để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thủ đô Hà Nội cũng là thị trường tiêu thu sản phẩm nông lâm thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, cũng là nơi thu hút lao động của tỉnh. Đồng thời vị trí của tỉnh cũng có điều kiện trao đổi, giao lưu hàng hoá với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Đồng Bằng Sông Hồng.
Đặc điểm tự nhiên :
1.2.1. Khí hậu :
Hà Tây nằm trong nền chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và có mùa đông lạnh. Tuy vậy, do đặc điểm địa mạo, Hà Tây được chia làm 3 vùng rõ rệt.
- Vùng đồng bằng : có độ cao trung bình 5 – 7 m, có chế độ khí hậu của đồng bằng Sông Hồng, vùng này chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm hơn, nhiệt độ trung bình năm 23,80 C, lượng mưa trung bình 1.700 – 1.800 mm.
- Vùng gò đồi : độ cao trung bình 15 – 50 m , khí hậu “lục địa”, chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình năm 23,50 C, lượng mưa trung bình 2.300 - 2.400mm.
- Vùng núi Ba Vì, từ độ cao 700m trở lên đến đỉnh Ba Vì cao 1.281 m , đây là vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180 C.
1.2.2. Địa hình.
Địa hình đồi núi phía Tây với diện tích 70.400ha, chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh, địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông của tỉnh, với diện tích 148.896ha , chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Nhìn chung với điều kiện địa hình Hà Tây có điều kiện thuân lợi thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, luân canh được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, cần cũng cố, xây dựng các công trình chống úng, kết hợp với việc lựa chọn chế độ canh tác thích hợp với chế độ mưa, ngập ở vũng trũng úng trong đê.
1.2.3. Tài nguyên nước.
Với hệ thống sông suối rất lớn : như các hệ thống sông chính: sông Đà, sông Hồng, sông Tích, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Đáy, sông Thanh Hà và hệ thống các hồ đập với diện tích trên 9,8 ngàn ha , dung tích khoảng 168 x 10 6 m3 , Hà Tây có nguồn nước mặt rất lớn, đảm bảo cho quá trình sản xuất nông nghiệp luôn được tiến hành thuận lợi. Bên cạnh đó con có hệ thống nguồn nước ngầm lớn, chất lượng nước chưa bị ô nhiễm.
1.2.4. Tài nguyên đất.
Toàn tỉnh Hà Tây có các loại đất chính sau :
Vùng đồng bằng :
- Đất phù sa được bồi, diện tích 17.030ha, chiếm 8% diện tích tự nhên, phân bố ở ngoài đê và trong một số vùng phân lũ.
- Đất phù sa không được bồi, diện tích 51.392ha chiếm 24% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của các sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đáy.
- Đất phù sa glay, diện tích 51.551ha , chiếm 24% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình thấp ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông, ngoài ra ở vùng đồng bằng còn có các loại đất sau: đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng nước, đất lầy thụt, đất than bùn…
Vùng núi:
- Đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, diện tích 20.603ha, chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, diện tích 10.783ha, chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên.
Nhìn chung, đất đai của Hà Tây có độ phì cao với nhiều loại địa hình, có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Với nhiều hệ thống canh tác có tưới hoặc không tưới. Có đồng cỏ chăn nuôi và đất rừng, có nhiều đặc dụng, rừng bảo tồn thiên nhiên.
2. Thực trạng, kết quả hoạt động mà nông nhiệp Hà Tây đạt được trong những năm qua.
2.1. Về trồng trọt.
2.1.1. Sản xuất lương thực:
Về cây lúa:
Diện tích lúa chiếm 2/3 tổng diện tích canh tác toàn tỉnh. Vì vậy sản xuất thóc gạo được tỉnh quan tâm coi là nhiệm vụ trọng tâm số một.
Các biện pháp được tỉnh quan tâm và chỉ đạo là các khâu: thuỷ lợi, giống, thời vụ, bảo vệ thực vật, kỹ thuật sử dụng phân bón. Sự chuyển biến nổi bật nhất về sản xuất lúa của Hà Tây là thực hiện được chương trình cấp 1 hoá giống lúa nhờ tổ chức được hệ thống sản xuất giống lúa nhân dân, sự chuyển đổi thợi vụ theo công thức:sản xuất lúa chíng vụ + lúa mùa sớm+ vụ đông,
Năng suất lúa năm 1998 bình quân đạt 44,76 tạ/ha/vụ, đến năm 2003 :60,79tạ/ha/vụ, tăng 39,5%so với nă 98, bình quân tăng 7,9% năm
Sản lượng thóc: năm 98 đạt 75,29 vạn tấn, đến năm 2003 : 103,17 vạn tấn tăng 41,1% so với năm 1998, bình quân tăng 8,2% năm.
Cây ngô :
Do có sự chuyển đổi một số diện tích trồng ngô vụ đông sang cây khác nên diện tích ngô có giảm.
Nhờ ứng dụng các loại giống ngô lai với cơ cấu ngày càng tăng, từ năm 2000 đến nay, 100% diện tích trồng ngô thương phẩm được trồng bằng các giống ngô lai nên năng suất ngô qua các năm đều tăng.
Sản lượng lương thực(cây có hạt) tăng trưởng khá: Năm 1998 :80,70 vạn tấn ,đến năm 2003 : 109,20 vạn tấn, tăng 38,1% so với năm 1998, bình quân tăng 7,6% năm.Bình quân lương thực đầu người năm 1998: 333,4kg, đến năm 2003 đạt 440,4kg, bảo đảm vững chăc an ninh lương thực trên địa bàn, vượt chỉ tiêu của tình đề ra là phấn đấu giữ mức 400kg/ đầu người.
2.1.2. Cây công nghiệp và cây ăn quả.
Là tỉnh có mật độ dân số cao, Hà Tây chủ trương duy trì và phát triển các loại cây công nghiệp hàng năm và đẩy mạnh việc trồng một số cây ăn quả có giá trị, phù hợp với điều kiện đất đai phục vụ cho nhu cầu thị trường trong tỉnh và thủ đô Hà Nội. Về cây công nghiệp, hướng mở rộng diện tích các cây hàng năm( kể cả việc trồng vào vụ đông) để phát triển mạnh 2 cây đỗ tương và lạc.
Cây ăn quả: năm 1998 : 5100 ha, năm 2003 : 8.100 ha. Trong đó nhãn, vải đạt 1.500 ha. Ngoài vườn nhãn Đốc Tín có từ 80 năm nay được trồng thêm mở rộng, còn có các vườn vải trồng mới dọc quốc lộ 21A, vùng bán địa sơn. Đặc biệt, hà Tây đang chủ trương nhân các loại giống vải chín sớm và giống nhãn lồng chín muộn có giá bán cao.
2.1.3. Các loại rau, đậu:
Hàng năm Hà Tây có diện tích rau, đậu các loại đạt 25.000 ha trồng trong 3 vụ xuân, hè thu và thu đông. Các loại rau, đậu thực phẩm hết sức phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong tỉnh và Hà Nội. Từ bắp cải, xu hào, hành tỏi, dưa chuột, cà chua đến các loại bí đao, bí đỏ, ngô bao tử, đậu Hà Là, đậu Trạch,… đều có giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích rất cao, hơn nhiều so với trồng cây lượng thực. Các sản phẩm rau đậu là nhu cầu thường xuyên trong bữa ăn của mỗi gia đình.
2.1.4. Sản xuất vụ động ở Hà Tây được duy trì và phát triển :
Hà Tây chủ trương mở rộng diện tích cây vụ đông nhất là trên đất sau 2 vụ lúa để tăng thêm khối lượng nông sản, giải quyết việc làm tị chỗ và tăng thu nhập cho nông dân.
Quá trình phát triển, diện tích cây trồng vụ đông ở Hà Tây năm 2003 đã đạt trên 43.500 ha, chiếm 45,7% diện tích lúa màu.
Sản xuất vụ đông thực sự đã tạo ra khối lượng nông sản lớn. Nhiều cây trồng đã và đang thể hiện tính phổ cập dễ làm và tính bền vững. Chủ trương mở rộng diện tích vụ đông đã và đang được chứng minh là một chủ trương đúng, có giá trị về lâu dài. Nhiều địa phương đã xác định vụ đông là vụ chính vì thực tế ở đó vụ đông đã cho thu nhập hơn một vụ lúa.
2.1.5. Công tác bảo vệ thực vật:
Thường xuyên điều tra phát hiện, điều tra dự tính dự báo chính xác các đổi tượng sâu bệnh, tham mưu kịp thời cho tỉnh trong công tác bảo vệ mùa màng.
Trong 5 năm qua, diện tích luá và cây trồng các loại ở Hà Tây bị nhiễm sâu bệnh hại ít hơn nhiều so với các tỉnh khác trong vùng.
2.1.6. Công tác trồng rừng và bảo vệ rừng:
Hà Tây có 19.596 ha rừng và đất rừng, chiếm 9% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó:
Rừng tự nhiên: 4.393 ha
Rừng trồng :10.807 ha(năm 2002)
Đất trồng chưa có rừng : 4.396 ha (năm 2002)
Thực hiện dự án quốc gia trồng mới 5 ha rừng, trong 4 năm qua, Hà Tây đã trồng mới được 1.146 ha rừng đạt 97% kế hoạch.
Công tác kiểm lâm : Đã tổ chức và triển khai làm tốt khâu bảo vệ rừng tại gốc nên không xảy ra hiện tượng phá rừng nghiêm trọng, các đám cháy rừng nhỏ và được dập tắt kịp thời, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.
2.1.7. Phát triển kinh tế trang trại :
Tính đến hết năm 2002, Hà Tây có 190 trang trại, trong đó : Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 75, chăn nuôi 40, tổng hợp 31, cây hàng năm 25, cây lâu năm 16, cây lâm nghiệp 3.
Tổng diện tích sử dụng gần 1.800 ha, trong đó : mặt đất nước 822 ha, đất nông nghiệp 500 ha, đất lâm nghiệp 450 ha.
Tổng số lao động sử dụng 1.100 người, trong đó : lao động của chủ hộ là 500 người.
Tổng số vốn đầu tư 31.500 triệu đồng, trong đó vốn tự có của chủ trang trai là 23 tỷ đồng, vốn vay 8,5 tỷ đồng.
2.2. Về chăn nuôi.
Hà Tây có lợi thế lớn nhất là gân thành phố Hà Nội, một thị trường tiêu thu thực phẩm lớn. Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi , Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây đã đề xuất với tỉnh xây dựng các chương trình nạc hoá đàn lợn, Sind hoá đàn bò, chương trình phát triển đàn bò sữa. Các chương trình đã đề cập đến các giải pháp về khoa học kỹ thuật, về chính sách hỗ trợ giống, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, tập trung, vận hành theo kiểu công nghiệp. Qua 5 năm hợp ngành, kết quả ngành chăn nuôi đã có bước tăng trưởng cao.
Đàn lợn : Năm 1998 : 82,4 vạn con, đến năm 2003 : 1,19 triệu con, tăng 48,3% so với năn 1998, bình quân tăng 9,86%/năm. Trong đó, đàn lợn nái ngoại ; 1998 : 5420 con, đến năm 2003 : 7.020 con, tăng 13 lần so với năm 1998
Đàn bò : mặc dù nhu cầu tiêu dùng thịt bò của thị trường hàng năm tăng mạnh nhưng đàn bò của Hà Tây vẫn duy trì và có tăng trưởng nhẹ. Năm 1998 đàn bò đạt 96.961 con, đến năm 2003 là 98.467 con, tăng 1,56%. Trong đó, đàn bò sữa : Năm 1998 : 952 con, đến năm 2003 : 3.162 con, tăng trên 5 lần so với năm 1998.
Đàn gia cầm : 1998 : 7,48 triệu con, đến năm 2003 : 10,51 con , tăng 44% so với năm 1998, bình quân tăng 8,5%/năm.
Công tác thú y đạt tiến bộ đáng kể. Hàng năm tổ chức tốt các đợt tiêm phòng cho đàn gia cầm và 50 – 60% đàn gia súc. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát giết mổ nên đã giập tắt nhanh chóng các ổ bệnh phát sinh, không để dịch bệnh lây lan rộng, bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh.
Ngành thuỷ sản cũng có bước tăng trưởng khá. Sản lượng thuỷ sản năm 1998 đạt 11.360 tấn, đến năm 2003 : 14.660 tấn, tăng 31,78% so với năm 1998, bình quân tăng 6,36%/năm.
2.3. Về công tác thuỷ lợi.
2.3.1. Tăng cường năng lực tưới tiêu cho các công trình thuỷ lợi:
Hệ thống công trình thuỷ lợi đến năm 1996 nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất nhưng còn ở mức thấp. Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, đòi hỏi thuỷ lợi phải tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, từng bước hiện đại hoá, nâng mức hệ số tưới mặt ruộng, gắn công trình thuỷ lợi với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và môi trường sinh thái.
Với định hướng trên, từ năm 1998đến nay, gần 1.000 tỷ đồng đã được đầu tư để tập trung nâng cao hệ thống sông, hệ thống tiêu, hệ thống trạm bơm. Hệ thống đê điều phòng chống lũ không những được cũng cố , trong các năm qua Nhà nước đầu tư 400 tỷ đồng để nâng cấp tu bổ hệ thống đê trong tỉnh.
Thuỷ lợi phát triển, đất đai được cải tạo, hệ số sử dụng đất tăng lên, nhiều vùng đã làm 3 – 4 vụ/năm.
2.3.2. Công tác phòng chống thiên tai.
Hà Tây có nhiều sông lớn chảy qua, có hệ thống đê dài, là địa bàn trọng yếu của Trung ương về công tác phòng chống lũ lụt và là vùng nằm trong phương án phân lũ, chậm lũ của Trung ương để bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Công tác phòng chống thiên tai được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND quan tâm đặc biệt. Các phương án phòng chống lụt bão, úng, phân chậm lũ, phòng chống hạn, đảm boả sản xuất được xây dựng và triển khai sớm, đông bộ từ tỉnh đến cơ sở. Do chuẩn bị tốt nên đã đối phó có hiệu quả mưa úng vụ mùa, tiếp nước từ các sông Đà, sông Hồng, sông Đáy… khắc phục hạn hán các vụ xuân đảm bảo cho quá trình sản xuất của nhân dân đươc thuận lợi.
2.4. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Công tác đầu tư XDCB phục vụ sản xuất nông nghiệp của Hà Tây trong những năm qua tập trung vào các khâu trọng yếu là nâng cao năng lực của hệ thống các công trình thuỷ lợi, các Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, thú y và bảo vệ rừng.
Tuy triển khai rất nhiều dự án, song nhìn chung các dự án đầu tư đều có hiệu quả. Thủ tục, trình tự XDCB được giám sát chặt chẽ, chất lượng công trình nhìn chung bảo đảm. Hệ thống công trình được đầu tư đã tăng, nămg lực tưới tiêu tăng, bảo đảm sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục trong 5 năm qua.
2.5. Cũng cố HTX và phát triển ngành nghề nông thôn.
2.5.1. Công tác cũng cố HTX :
Trong 5 năm qua, đã giúp các HTX chuyển đổi hoạt động theo luật HTX. Từ 514 HTX kiểu cũ đến nay có 520/521 HTX nông nghiệp đã chuyển đổi hoạt động theo luật HTX.
2.5.2. Phát triển ngành nghề nông thôn :
Năm 1998 có 874 làng nghề, trong đó có 91 làng nghề đạt tiêu chuẩn(giá trị ngành nghề chiếm > 50%). Năm 2002 có : 1.051 làng nghề, chiếm 70% số làng trong tỉnh, trong đó có 200 làng nghề đạt tiêu chuẩn làng nghề. Ngành nghề nông thôn đã thu hút 158.720 lao động(năm 1998), đến năm 2003 là : 397.820 lao động, hàng năm giải quyết việc làm cho thêm 50.000 – 60.000 người.
Giá trị sản xuất của các làng nghề : năm 1998 đạt : 1049,44 tỷ đồng, đến năm 2003 ước đạt : 2715,14 tỷ đồng, tăng 3,3 lần, bình quân tăng 18%/năm, chiếm 56,6% sản xuất công nghiệp của tỉnh. Phát triển ngành nghề nông thôn đã đã giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy nông thôn phát triển theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.6. Các mặt công tác khác.
2.6.1. Công tác khuyến nông:
Năm năm qua, đã có chuyển giao, phổ biến với tổng số 24 tiến bộ kỹ thuật mới, thành công nhất là triển khai và duy trì được hệ thống sản xuất giống lúa nhân dân, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới, có năng suất cao, chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn chất lượng vào sản xuất.
Làm tốt công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền nhằm giới thiệu cho cán bộ chủ chốt các HTX và nông dân nắm được các tiến bộ kỹ thuật mới, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế thị trường, gắn chuyển giao kỹ thuật với xoá đói giảm nghèo ở các xã vùng sâu vùng xa
2.6.2. Công tác quy hoạch, định hướng.
Thực hiện các nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh uỷ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, từ năm 1998 đến năm 2003, Sở Nông nghiệp & PTNT đã coi trọng công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp.
Kế hoạch phát triển nông nghiệp hàng năm được xây dựng theo quy hoạch và các chương trình được duyệt. Các chương trình có khối lượng lớn được hình thành Ban quản lý chương trình.
2.6.3. Công tác nghiên cứu khoa học :
Trọng tâm công tác nghiên cứu khoa học của ngành là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Trọng tâm là các khâu giống cây trồng, vật nuôi, các tiến bộ kỹ thuật trong công tác bảo vệ thực vật, thú y, về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, cây ăn quả,…về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, quản lý đê điều, phòng chống lụt bão.
2.7. Đánh giá chung.
2.7.1. Những kết qủa đạt được :
- Sản xuất nông nghiệp Hà Tây (1998-2003) tuy thời tiết diễn biến phức tạp, song 5 năm qua vẫn liên tục được mùa và có bước tăng trưởng khá kể ca trồng trọt và chăn nuôi. Kết quả sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo vững chắc an ninh, an toàn lương thực, góp phấn quan trọng ổn định xã hội, phát triển kinh tế của tình nhà, chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện.
- Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá. Ngành chăn nuôi đã và đang trở thành ngành sản xuất chính và làm giàu cho nông dân.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp được đầu tư gấp 20 lần năm trước,tập trung chủ yếu cho các công trình thuỷ lợi, các trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi…
- Ngành nghề trong nông thôn có tốc độ phát triển mạnh. Số l àng nghề đạt tiêu chuẩn mỗi năm một tăng lên. Bộ mặt sản xuất ở nhiều nơi đang dần thay đổi từ thuần nông sang hình thái nông – công nghiệp – dịch vụ. Đã và đang hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại lớn, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, du lịch …
- Quan hệ sản xuất nông thôn bước đầu phù hợp với cơ chế mới, các HTX nông nghiệp đã chuyển đổi cơ chế hoạt động theo Luật, nhiều HTX hoạt động khá, nhiêu hộ nông dân làm ăn giỏi và có thu nhập cao.
2.7.2. Nguyên nhân đạt được những kết quả trên :
- Có sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp & PTNT , các cơ quan thuộc Bộ, sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp chỉ đạo, hỗ trợ của các Ban ngành, các tổ chức xã hội chính trị, của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự nỗ lực vươn lên của tập thể CBCNVC trong ngành và sự lao động cần cù sáng tạo của giai cấp nông dân trong tỉnh.
- Đảng, Nhà nước và tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới. Cơ chế chính sách mới ngày càng phát huy tác dụng trong thực tiễn sản xuất.
- Các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi của thế giới và trong nước được tiếp thu và phát triển mạnh.
- Quá trìh đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp đã từng bước khắc phục và giảm nhiều thiệt hại do thiên tai.
2.7.3. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới :
- Tốc độ chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn nhìn chung còn chậm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. Giá trị nông sản thu được trên 1 ha còn thấp..
- Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, tính ổn định và vững chắc chưa cao. Khối lượng nông sản hàng hoá nói chung và nhất là hàng hoá xuất khẩu chưa nhiều, chưa hình thành được vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản chưa phát triển.
- Sự tiếp cân thị trường của nông dân còn hạn chế. Công tác xúc tiến thương mại trong nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
- Mức độ bảo đảm cho sản xuất khi gặp mưa úng lớn của các hệ thống công trình thuỷ lợi chưa cao, lại đang xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng nợ đọng thuỷ lợi phí và hiện tượng vi phạm pháp luật bảo vệ công trình thuỷ lợi đê điều còn nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý.
- Môi trường nông thôn nhiều nơi bị ô nhiễm nặng, nhất là ở các làng nghề chế biến nông sản, các địa phương phát triển mạnh chăn nuôi.
3. Phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới.
3.1. Phương hướng chung:
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết TW 5 khóa 9 .
- Về trồng trọt : tiếp tục đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm các loại cây trồng, nâng cao giá trị thu được trên một đơn vị diện tích. Tập trung chỉ đạo hình thành vùng lúa chất lượng cao, chuyển đổi vùng sản xuất lúa có hiệu quả thấp sang trồng cây có chất lượng cao. Tiếp tục thực hiện dự án trồng rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng theo quy hoạch đã được duyệt.
- Về chăn nuôi: tiếp tục thực hiện nạc hoá đàn lợn phục vụ thị trường nông thôn, phát triển nhanh đàn bò sữa, tạo điều kiện cho việc phát triển các trại chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa. Xây dựng cùng thịt lợn sạch phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Về thuỷ lợi : tiếp tục đầu tư bổ sung, xây dựng mới và cải tạo và nâng cấp các công trình đã có nhằm nâng cao chất lượng tưới, tiêu.
- Về phát triển nông thôn : Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo HTX nông nghiệp , phát triển ngành nghề, thúc đẩy qúa trình phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giải quyết nhu cầu nước sạch và vấn đề vệ sinh môi trường ở nông thôn.
3.2. Một số giải pháp chính.
3.2.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và định hướng phát triển:
- Công tác quy hoạch phải đi trước một bước. Dựa trên cơ sở quy hoạch định hướng của tỉnh về phát triển nông nghiệp đến 2005 và 2010
- Nội dung quy hoạch phải đáp ứng tốt yêu cầu chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn , giành địa bàn phát triển ngành nghề, công nghiệp nông thôn , phát triển trang trại, trại chăn nuôi quy mô lớn và quy hoạch làng xã văn minh hiện đại theo hướng công nghiệp hóa.
3.2.2. Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công tác chuyển giao khoa học công nghệ cho hộ nông dân, giải quyết tốt vấn đề môi trường.
- Trong trồng trọt : ứng dụng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng cao, giá băn cao, thực hiện các biện pháp thâm canh về thời vụ, từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Trong chăn nuôi : tăng số lượng đàn lợn nái và lợn đực ngoại, tập trung chỉ đạo việc nhân giống bò sữa, phát triển mạnh đàn gia cầm chất lượng thịt cao.
- Tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn chuyể giao kỹ thuật cho nông dân, làm tốt công tác dự dự tính, dự báo, phát hiện phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
- Phát triển ngành nghề, phát triển chăn nuôi phải đề cập nội dung vệ sinh môi trường.
3.2.3. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp :
- Trước hết tập trung đầu tư hoàn thành các cơ sở giống cây trồng, vật nuôi, thực hiên chương trình nguyên chủng hóa giống lúa thuần chủng.
- Phát huy tối đa nguồn lực trong dân để xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế .
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ có khả năng mở trại chăn nuôi, đấu thầu trên những diện tích lớn và khuyến khích chuyển đổi ruộng đất tạo điều kiện phát triển kinh tế .
3.2.4. Chú trọng khâu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Phát huy năng lực đào tạo tập trung tại trường cao đẳng cộng đồng để cung cấp nguồn lực cho nông thôn kết hợp với việc bội dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ.
3.2.5. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động cuả HTX NN sau chuyển đổi:
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ nông dân góp vốn hình thành các HTX kiểu mới để phát triển chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến nông sản.
- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp sau chuyển đổi. Nâng cao kiến thức và năng lực quản lý của đôi ngũ quản lý HTX.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
3.2.6. Tiếp tục củng cố, đổi mới doanh nghiệp theo hướng cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê nhằm nâng cao tính cạnh tranh và chủ động trong sản xuất kinh doanh.
3.2.7. Tham mưu đề xuất về cơ chế chính sách:
- Hỗ trợ kinh phí cho các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng hạ tầng nông thôn , nhất là cho các làng nghề, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp công ích.
3.2.8. Đẩy mạnh các biện pháp xuc tiến thương mại nông nghiệp :
- Định hướng về loại sản phẩm hàng hoá có giá trị tiêu thụ trước mắt và lâu dài để khuyến cáo tới nông dân.
- Phân tích hoạt động của thị trường tiêu thụ nông sản trong tỉnh để đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Tăng cường thông tin tiếp thị thông qua hội chợ, triễn lãm, phương tiện thông ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC692.doc