Tình hình hoạt động tại Sở kế hoạch đầu tư Bắc Giang

Hiện nay trên lý thuyết cũng như trong thực tế đang tồn tại nhiều dạng mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Mỗi mô hình có những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Các mô hình được thể hiện bằng những dạng sau:

- Cơ cấu tổ chức quản lý theo trược tuyến.

- Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng.

- Cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến - tham mưu.

- Cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến - chức năng (hỗn hợp).

- Cơ cấu tổ chức quản lý kiểu ma trận.

Song với quy mô DNN & V theo kinh nghiệm áp dụng thích hợp nhất của các nước hiện nay đặc biệt trong điều kiện của nước ta là kiểu trực tuyên, trực tuyến tham mưu. Đối với các doanh nghiệp tư nhân nên áp dụng sơ đồ trực tuyến, các loại hình công ty, HTX nên áp dụng kiểu trực tuyến tham mưu,

 

doc42 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Sở kế hoạch đầu tư Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các mặt sau: a. Thiếu vốn: DNN & V gặp khó khăn nhiều về vốn để đầu tư sản xuất và mở rộng sản xuất, nhưng mức độ thiếu vốn không giống nhau. Thị trường cung ứng vốn cho DNN & V chủ yếu là thị trường tài chính phi chính thức, nhất là DNDD, chủ doanh nghiệp thường phải vay vốn với lãi xuất cao, vốn vay của thân nhân bạn bè, ít được tiếp xúc với nguồn vốn tín dụng chính thức của hệ thống ngân hàng. Theo kết quả quả điều tra của phòng ĐKKD cùng với viện quản lý kinh tế TW của 100 doanh nghiệp ở thị xã Bắc Giang thì có 80% số doanh nghiệp được trả lời có nhu cầu về vốn, khó khăn về vốn trong đó. - 80% DNTN, 85% CTTNHH, 78% CTCP, 67% hộ đăng ký kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT cần vay vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh. Tình trạng thiếu vốn của DNN & V có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý: Hệ thống tín dụng ngân hàng chưa quan tâm đến đối tượng này vì nguồn vốn được phân tán, chi phí cho vay lớn, rủi ro cao, khó đòi nợ. - Nhiều DNN & V không có khả năng đáp ứng đòi hỏi của ngân hàng về thủ tục lập dự án, thủ tục thế chấp, điều kiện lãi suất. - Một số chủ DNN & V không muốn vay ngân hàng vì khó trốn lậu thuế do vậy thường vay tư nhân. - Trình độ KD yếu, rủi ro lớn nên khó tích tụ vốn, khó trả nợ ngân hàng. b. Trình độ trang thiết bị và công nghệ yếu. Trình độ trang thiết bị, máy móc và công nghệ của DNN & V Bắc Giang nằm trong tình trạng chung về trình độ kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp cả nước, nói chung là yếu kém, lạc hậu, tỷ lệ đổi mới trang thiết bị rất thấp. Theo điều tra tại Bắc Giang hiện nay cho thấy: (Chỉ tính riêng DN không xét hộ ĐKKD). - Thiết bị có trình độ tiên tiến 1,5%, thiết bị có trình độ trung bình 30%, thiết bị có trình độ lạc hậu 68,5%. Nhiều DNN & V sử dụng thiết bị thải lại của các DNNN, thiết bị chế tạo trong nước hoặc thiết bị chế tạo có trình độ thiết kế gia công thấp (dây truyền sản xuất cơ khí của HTX cơ khí Lạng Giang, dây truyền nấu bia của xí nghiệp bia Tân Thịnh) các thiết bị ở các DNN & V hầu như có tiếng ồn lớn, chất lượng sản phẩm kém, chất thải lỏng, khí độc không được xử lý tác động môi trường nên thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngừơi lao động và dân cư xung quanh doanh nghiệp, mặt khác người lao động trong các doanh nghiệp này lại hầu như không được trang thiết bị an toàn lao động, chống độc hại do vậy tai nạn lao động sảy ra cao. c. Trình độ tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý thấp. Lao động trong các DNN & V chủ yếu là lao động phổ thông ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Số liệu điều tra gần đây của phòng ĐKKD cho thấy chỉ có 3% lao động khối DNDD có trình độ đại học, trong đó chỉ tập trung vào các CTTNHH, CTCP. Phần lướn các DNN & V mới được thành lập hầu như chưa được đào tạo. Trong số 40% số chủ DNDD là đã từng làm cán bộ công chức Nhà nước, trên 45% số chủ DNDD có độ tuổi lớn hơn 40. Có tới 60% không có bằng cấp chuyên môn, 30% số chủ doanh nghiệp có trình độ trung cấp trở lên. Đội ngũ quản lý DNN & V là trình độ quản lý doanh nghiệp yếu, thiếu cơ bản nhưng vấn đề về lý thuyết quản trị kinh doanh và rất lúng túng trong biến động thị trường. d. Thị trường eo hẹp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp. Bắc Giangh với dân số 1,5 triệu người trong đó 90% dân ở nông thôn đang có nhu cầu về khối lượng hàng hoá và dịch vụ đây là điều kiện thuận lợi đối với thị trường DNN & V. Tuy nhiên thị trường cho DNN & V đang bị thu hẹp lại do sức mua của người nông dân quá thấp, hàng hoá nhập lậu qua biên giới không kiểm soát được đang tác động đến thị trường của sản phẩm DNN & V. Khả năng cạnh tranh của khối DNN & V rất yếu do công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề người lao động và trình độ quản lý, quản trị kinh doanh yếu, khả năng tiêu thụ hàng hoá khó, xuất khẩu lại càng khó. Hiện nay Bắc Giang chỉ có 10% số DNN & V có ưu thế trong cạnh tranh, còn lại 65% số DNN & V khó khăn về thị trường chính vì thế đầu tư kinh doanh vào công nghiệp có xu hướng giảm dần hướng chuyển mạnh sang lĩnh vực buôn bán, dịch vụ. e. Hiệu quả kinh doanh thấp, tốc độ tăng trưởng không cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN & V so với DNNN rất thấp. Theo thống kê đầu năm 2001 của Phòng ĐKKD thì hoạt động SXKD của 100 DNDD hiệu quả còn thấp, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5,5% thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh (6% năm 2000). Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP (%). Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tốc độ tăng GDP I. Khu vực kinh tế trong nước - Nhà nước + Trung ương + Địa phương - Tập thể - Tư nhân - Cá thể - Hỗn hợp II. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài III. Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 13,48 12,98 10,7 3,52 21,76 7,12 98,37 25,34 - 8,24 5,39 5,5 1,23 - 3,31 7,16 5,96 77,65 7,05 239,29 - 30,23 - 18,02 5,89 5,83 5,58 5,58 5,58 5,58 124,3 6,38 - 6,96 289,08 8,91 Doanh thu bình quân cho mọt lao động đạt thấp (33,26 triệu đồng), trong đó, DNNN: 55,5 triệu đồng/lao động, DNDD: 11,02 triệu đồng/lao động, 1 đồng vóon kinh doanh năm 2000 chỉ đạt được 4 đồng doanh thu, 0,0215 đồng lợi nhuận và 0,215 đồng nộp ngân sách. f. Những khó khăn và hạn chế của DNN & V có nguyên nhân sau đây. - Bản thân doanh nghiệp: Do quy mô vừa và nhỏ nên ít vốn, công nghệ lạc hậu, tay nghề kém, quản lsy kinh doanh hạn chế, thiếu thông tin, trong khi môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và ổn định, quản lý Nhà nước còn hạn chế đưa DNN & V gặp nhiều sai phạm, kinh doanh trái nghề, làm hàng giả, kém phẩm chất, trốn lậu thuế, hoạt động phân tán, ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. - Môi trường kinh doanh: Thị trường còn sơ khai, thiếu ổn định và lành mạnh, về môi trường thể chế, chế độ chính sách và cả luật pháp chưa thật thuật lợi cho DNN & V. - Tác động quản lý Nhà nước: Ngoài cơ chế chính sách và thể chế còn nhiều vướng mắc, thì quản lý của Nhà nước đối với DNN & V còn nhiều hạn chế: chưa có chiến lược rõ ràng và chính sách chưa nhất quán, tệ quan liêu vẫn còn, thủ tục nhiêu khê, phiền hà, gây khó khăn cho hoạt động của DNV & N. 1.2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách ở Bắc Giang Qua điều tra và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN & V ở Bắc Giang, các chính sách và khuôn khổ pháp lý thực hiện được nhận xét như sau: - Các chính sách ưu đãi đất đai, vốn, thuế đã được Nhà nước ban hành nhưng phần lớn chưa được triển khai và thực hiện tốt, đối với DNN & V còn thấp. - Các biện pháp hỗ trợ DNN & V tiếp cận còn hạn chế đối với doanh nghiệp dân doanh ở Bắc Giang. Do môi trường đầu tư kém thuận lợi, điều kiện tiếp cận các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi còn nhiều khó khăn như: Vốn, đất đai, công nghệ, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, kinh nghiệm kinh doanh, làm cho các DNN & V vẫn còn lúng túng và có tâm lý chán nản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, chủ yếu để tồn tại không muốn hoặc không giám mở rộng quy mô sản xuất. Đây là nguyên nhân dẫn đến khu vực DNN & V ngoài quốc doanh ở Bắc Giang còn nhỏ bé, số doanh nghiệp mới thành lập tăng không nhiều, doanh nghiệp đã thành lập không có điều kiện thuận lợi phát triển, quy mô nhỏ, khả năng tạo việc làm mới thấp: - Đã có tổ chức như: Trung tâm tư vấn DNN & V của tỉnh, Liên minh các HTX, phòng đăng ký kinh doanh - sở kế hoạch và đầu tư, phòng tiểu thủ công nghiệp thị xã Bắc Giang... có vai trò quan trọng trong hỗ trợ các DNN & V nhất là tư vấn pháp lý, hỗ trợ vay vốn, đào tạo, cung cấp thông tin cũng như các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ còn nhiều vướng mắc, các thủ tục hành chính còn rất phức tạp, nội dung hỗ trợ chưa phong phú, chưa thiết thực nên rất ít DNN & V được tiếp cận cũng như được hưởng các biện pháp hỗ trợ. Nguyên nhân chính là các DNN & V dân doanh còn ít dự án khả thi, làm dự án còn sơ sài, khả năng trả nợ ngân hàng thấp, thiếu trình độ quản lý. Nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho loại hình DNN & V. - Trong việc thực hiện chủ trương, pháp luật, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư còn thiếu thống nhất giưã các cơ quan Nhà nước dẫn đến nhiều thủ tục gây phiền hà cho các DNN & V. Đặc biệt là chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giải quyết các thủ tục để DNN & V nhận được hỗ trợ. Thủ tục đều bù và giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp thuê đát và thủ tục vay vốn ưu đãi đầu tư còn phức tạp, cứng nhắc. Điều này gây tâm lý thông tin vào các biện pháp hỗ trợ và “nản lòng” do nghĩ rằng chi phí để được hỗ trợ còn cao hơn cái được hỗ trợ. - Việc cụ thể hoá chủ trương, chính sách ưu đãi, hỗ trợ các DNN & V của các cơ quan quản lý Nhà nước ở tỉnh còn chậm. Tỉnh đã có chính sách và biện pháp khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp nhưng sự hướng dẫn, tuyên truyền còn hạn chế, các biện pháp chưa sâu sát, chưa tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Do vậy, chưa tạo ra lòng tin cho doanh nghiệp, chưa gắn doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý Nhà nước chưa là “bà đỡ” của doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp là hình thức hỗ trợ DNN & V ở Bắc Giang được hưởng nhiều nhất, vì Bắc Giang có Trung tâm tư vấn doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin doanh nghiệp này cũng mới chỉ dừng ở việc khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, chưa được đổi mới và thiết thực cho doanh nghiệp, nhiều thông tin còn thiếu tính thời sự. - Do bị đối sử bất bình đẳng giữ doanh nghiệp dân doanh so với doanh nghiệp Nhà nước, chịu áp lực lớn về cạnh tranh, thiếu kinh nghiệm, trình độ quản lý... kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN & V ngoài quốc doanh ở Bắc Giang còn kém. Mặc dù số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ít nhưng phần lớn còn hoạt động cầm chừng, dựa vào kinh nghiệm, kinh doanh bằng vốn tự có hạn hẹp, lợi nhuận sau thuế thấp nên cũng rất khó có năng đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu, đầu tư vào con người. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn và lao động, phần lớn các doanh nghiệp vẫn sử dụng lao động phổ thông không được đào tạo, cán bộ quản lý đa phần là cán bộ về hưu thành lập doanh nghiệp, htực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn rất yếu. - Hội kinh doanh cá thể chiếm một tỷ lệ lớn, tuy nhiên quy mô về vốn còn quá nhỏ, ngành nghề kinh doanh chưa đa dạng chủ yếu là thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp có vốn lớn, sử dụng trên 10 lao động nhưng không muốn đăng ký theo luật doanh nghiệp vì thuê nhana công không cần thực hiện chính sách bảo hiểm, thuế nộp thấp hơn do áp dụng hình thức khoán, đây cũng biểu hiện sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp ở tỉnh ta. phần thứ III. xây dựng mô hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh bắc giang 1. Bắc Giang là một tỉnh có vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển DNN & V. Bắc Giang là một tỉnh nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị quan 110km về phía Nam; nằm trung tâm làm giao kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nơi có vị trí thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế. Dân số của Bắc Giang hiện nay trên 1,5 triệu người với 87 vạn lao động. Hệ thống giao thông của tỉnh bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sông, được phân bổ đều và thuận tiện. Các tuyến đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 37, 31, 279 đã và đang được nâng cấp; đặc biệt cuối năm 2000 Quốc lộ 1A mới đã hoàn thành, tạo điều kiện rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Ba tuyến đường sắt và ba con sông lớn là Sông Thương, Sông Cầu, Sông Lục Nam chạy qua tạo nên một mạng lưới giao thông thuận lợi. Hệ thống lưới điện của Bắc Giang bao gồm các cấp điện áp 110; 35; 10 và 6 kỳ đảm bảo phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Đến nay 100% huyện, thị trong tỉnh và 213/227 xã, phường, thị trấn đã có điện lưới. Điều kiện vị trí địa lý và có số kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DNV & N, đây cũng chính là lợi thế so sánh của tỉnh Bắc Giang với các tỉnh miền núi khác. Về đất đai: Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên bao gồm 123 ngàn ha đất nông nghiệp; 110 ngàn ha đất lâm nghiệp; 66,5 ngàn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở là điều kiện thuận lợi để phát triển CN, NN - LN và thuỷ sản. Ngoài khu công nghiệp tập trung Đình Trám 110 ha và một số cụm công nghiệp ở các huyện, thị xã; tỉnh chru trương dành những vị trí thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp, tạo điều kiện đảm bảo mặt bằng sản xuất cho các loại hình doanh nghiệp trong đó có DNN & V. Đất nông nghiệp của Bắc Giang ngoài việc thâm canh lúa bảo đảm an toàn lương thực còn rất thích họp để phát triển rau,củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hành chục ngàn ha trồng lúa không ăn chắc sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trông thủy sản. Với trên 55 ngàn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư liên doanh liên kết trồng rừng và chế biến lâm sản. Về lao động: Với nguồn lao động dồi dào 87 vạn người trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 10%, trong đó có một bộ phận thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở thị xã và các thị trấn. Dự tính đến năm 2005, lực lượng lao động được bổ sung thêm 13 vạn, tỷ lệ lao động qua đào toạ sẽ đạt khoảng 25 -30% để có thể tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế địa phương. Hiện tại tỉnh đã có 8 cơ sở đào tạo nghề trong đó có Trường Công nhân dạy nghề số 2 của Tổng Công ty hoá chất Việt Nam với quy mô lớn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng về đào tạo nghề của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp. Mặt khác, để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ, tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí để nhà đầu tư đào tạo nghề cho công nhân. Về sản xuất nông - lâm - nghiệp. Đặc điểm địa hình Bắc Giang được phân làm hai vùng sinh thái tương đối rõ rệt: trung du và miền núi, phù hợp cho phát triển nền nông - lâm - nghiệp đa dạng. Ngoài diện tích trồng cây lương thực với sản lượng hàng năm 550 ngàn tấn, Bắc Giang còn là tỉnh có kinh tế trang trại phát triển mạnh; đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất Miền Bắc gồm: vải thiều, dứa, nhãn, hồng, na..., với diện tích đạt 3,45 vạn ha, sản lượng các loại quả mỗi năm đạt khoảng 5 vạn tấn, trong đó vải thiều đạt 3,2 vạn tấn; doanh thu hàng năm khoảng 200 tỉ đồng. Bắc Giang có thể mạnh về các cây công nghiệp ngắn này như: lạc, đậu tương,vừng, thuốc lá... hàng năm cung cấp trên 8,5 ngàn tấn lạc vỏ, trên 6k ngàn tấn đậu tương và gần 1.000 tấn thuố lá nguyên liệu. Bắc Giang có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiêkpj với 64 ngàn ha rừng tự nhiên, 46 ngàn ha rừng trồng với trữ lượng gỗ rừng đạt 2,2 - 2,5 triệu m3. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 33% trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp với 13 vạn con trâu: 6,8 vạn con bò; gần 72 vạn con lợn; 6,5 triệu con gia cầm; , 6.526 ha diện tích nuôi cá nước ngọt; hàng cho sản lượng 56 ngàn tấn thịt lợn; trên 12 ngàn tấn thịt gia cầm các loại; gần 5 ngàn tấn cá và thuỷ sản, v.v. Với khối lượng sản phẩm nông - lâm nghiệp khá lớn như trên, đủ điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, làm tiêu đề cho DNV & N sản xuất, kinh doanh lĩnh vực hình thành. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ngoài Nhà máy hoá chất phân đạm Hà Bắc có quy mô lớn, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh còn khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh cuả tỉnh về vị trí địa lý, đất đai và lao động. Hiện nay, toàn tỉnh có 70 doanh nghiệp Nhà nước, 150 doanh nghiệp dân doanh và 198 HTX, cùng với hơn 21.090 Hộ kinh doanh cá thể phân bổ ở các lĩnh vực: Sản xuất phân bón; chế biến nông - lâm sản; vật liệu xây dựng, hoá chất, hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản, thủ công mỹ nghệ... chủ yếu là DNN & V với tổng số lao động khoảng 41.223 người. Bắc Giang có một số doanh nghiệp có khả năng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tăng khả năng cạnh tranh, sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập như: Công ty May, Công ty xuất nhập khẩu, Công ty dịch vụ Thương mại Hữu Nghị, công ty cổ phần Nhựa, Công ty Du lịch , Công ty cổ phần xe khách, Công ty cổ phần thương mại, xí nghiệp thuốc lá, Công ty xi măng Hương Sơn, Công ty TNHH Việt Thắng, Công ty TNHH thương mại Tiến Thành, Công ty XNK mỹ nghệ Phan Nam,v.v... Về khu công nghiệp: Bắc Giang đã được Chính phủ cho quy hoạch khu công nghiệp Đình Trám có diện tích 110 ha thuộc địa phận xã Hoàng Ninh và một phần xã Hồng Thái, huyện Việt Yên. Đây là một địa điểm có điều kiện giao thông thuận lợi, nằm cạnh QL 1A mới, QL 37, cách Hà Nội 40 km về phía đông bắc, cách thịi xã Bắc Giang 7 km về phía nam và cách ga Sen Hồ khoảng 2 km. Về cung cấp điện, hiện nay trạm trung gian Đình Trám đang được mở rộng, đảm bảo cung cấp đủ điện cho khu công nghiệp. Nguồn cung cấp nước được đảm bảo từ 2 nguồn (nước ngầm và nước sông Cầu). Đến nay, ngoài khu công nghiệp tập trung, còn quy hoạch 6 cụm công nghiệp các huyện thị xã, đang được xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện cho DNV & N thuê đất để làm mặt bằng sản xuất, khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường. Về thương mại và dịch vụ: Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển Thương mại, là tỉnh chuyển tiếp giữa Đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng núi phía Bắc, nên có điều kiện giao lưu phát triển thương mại - dịch vụ. Lợi thế về giao thông với mạng lưới đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Linh, Lạng Sơn và Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc hình thành một trung tâm thương mại. Về du lịch, đây là lĩnh vực Bắc Giang có nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn bỏ ngỏ. Điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho Bắc Giang có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sủ - văn hoá như: Hồ Cấm Sơn, Hồ Khuôn Thần, Suối Mơ, Hồ Suối Nứa, Khu bảo tồn rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bổ Đà v.v Ngoài ra, còn hơn 100 di tích lịch sử văn hoá đã được Bộ VHTT xếp hạng và hàng chục các lễ hội văn hoá dân gian được tổ chức hàng năm. Bắc Giang đã đưa vào kế hoạch xây dựng 2 khu công viên vui chơi giải trí tại thị xã Bắc Giang vơí diện tích hàng chục ha. Về đầu tư nước ngoài: Từ năm 1997 đến năm 2000, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã triển khai 44 dự án viện trợ với tổng trị giá thực hiện là 18 triệu USD. Hiện nay, Bắc Giang đang triển khai 2 dự án mới, đó là: 1. Dự án phát triển nông thôn tổng hợp giảm nghèo do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ tổng số vốn 15 triệu USD cho 41 xã đặc biệt khó khăn thuộc 4 huyện miền núi trong thời gian 5 năm (2001-2005). 2. Dự án xây dựng HTX nông nghiệp hiện đại tại xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên do Italia tài trợ với số vốn 850 nghìn USD, thực hiện trong 3 năm (2001-2003) + Về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI): Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trước năm 2001 có 3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 2 công ty liên doanh và 1 công ty 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 1,7 triệu USD. Từ đầu năm 2001 đến nay, môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Giang được cải thiện một bước; cùng với việc Nhà nước bổ sung sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài, vừa qua UBND tỉnh Bắc Giang đã bổ sung thêm một số chính sách ưu đãi như : hỗ trợ nhà đầu tư tiền đền bù đất và một phần kinh phí đào tạo nghề cho công nhân là người địa phương. Do vậy, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Nga v.v, đến khảo sát tìm cơ hội đầu tư tại tỉnh Bắc Giang. Kết quả bước đầu là: - Tỉnh đã cấp phép đầu tư cho 2 Doanh nghiệp là: Công ty TNHH bánh kẹo Gia Sỹ, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc thành lập công ty TNHH Tích Sỹ Giai - 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất kinh doanh may mặc và tất với tổng vốn đầu tư là 3,6 triệu USD tại thị xã Bắc Giang. - Tỉnh đang hướng dẫn Công ty Daeshin ( Hàn Quốc) lập hồ sơ dự án xây dựng Khu liên hợp may, dệt, nhuộm 100% vốn nước ngoài với tổng số vốn đầu tư khoảng 4 ,5 triệu USD. Về đầu tư trong nước: Từ năm 1997 đến nay, nhờ chủ trương tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển trên cơ sở phát huy nội lực và hết sức tranh thủ thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nên đã huy động được trên 2.500 tỉ đồng vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 83% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, bình quân mỗi năm huy động trên 600 tỷ đồng để đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhờ đó hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, bộ mặt đô thị và nhiều vùng nông thôn đã được đổi thay rõ nét. Về lĩnh vực doanh nghiệp, đáng chú ý có một số dự án lớn đang được đầu tư như Dự án cải tạo nâng cấp Nhà máy Phân đạm và hoá chất Hà Bắc được Chính phủ Trung Quốc viện trợ và cho vay 32 triệu USD, Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu Bắc Giang do Tổng Công ty chế biến xuất khẩu nông sản đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư khoảng 75 tỷ đồng. Tổng Công ty Lâm sản Việt Nam đang chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy ván nhân tạo và nhà máy sản xuất bột giâý, với công suất lớn, Nhà máy Phân đạm số 2 sẽ được xây dựng ở Bắc Giang là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các DNV & N, các doanh nghiệp này sẽ là những vệ tinh của doanh nghiệp lớn, là thành viên của hiệp hội doanh nghiệp, tham gia cung cấp những dịch vụ, bộ hận chi tiết, sản phẩm mà doanh nghiệp lớn không cần quan tâm, không cần phát triển hoặc nếu có phát triển cũng không có hiệu quả. Tóm lại, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự giúp đỡ của Chính phủ, của các Bộ, Ngành TW và sự hợp tác có hiệu quả của các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp, nền kinh tế tỉnh Bắc Giang đã từng bước phát triển; năm 2000 tỏng sản phẩm GDP đạt 3.500 tỉ đồng, tốc độ tăng GDP đạt 8,5%, thu nhập bình quân đầu người 208 USD, sản lượng lương thực đạt 550 nghìn tấn, thu ngân sách trên địa bàn 123 tỉ đồng; Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 20 triệu USD cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực song tỷ trọng ngành Nông nghiệp vẫn chiếm 51,1%. Dịch vụ chiếm 34,6% và Công nghiệp xây dựng còn chiếm tỷ trọng nhỏ 14,3%; tỷ lệ hộ nghèo còn 22%. Trong đó có đóng góp DNV & N trên địa bàn. 2. Xây dựng mô hình phát triển DNN & V ở tỉnh Bắc Giang 2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển DNN& V * Bối cảnh quốc tế: Nước ta trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới thông qua việc tham gia khối ASEAN và các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế khác, hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết, đây vừa là một thách thức vừa là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có DNN & V. Chúng ta đã khẳng định nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng cho phát triển kinh tế nước nhà. Đó là cơ hội để phát triển DNN & V. Các nước trong khu vực DNN & V rất phát triển. Đó là sự khích lệ đối với khu vực DNN & V trong nước. * Bối cảnh trong nước: Bối cảnh trong nước có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển DNN & V: Đảng và Nhà nước ta có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách mở cửa và hợp tác, làm bạn với tất cả các nước. Chủ trương phát triển DNN & V đã được Đại hội IX khẳng định, nhất là nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 4 (khoá VIII) và mới đây BCH TW lần thứ 3 khoá IX). Chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế được đại hội lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh và đang có chính sách ưu tiên tạo điều kiện có bản cho các chính sách kinh tế hướng đến việc huy động các nguồn lực trong nước cho phát triển. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi phát triển DNN & V trong khuôn khổ chiến lược phát triển kinh tế như đẩy mạnh CNH & HĐH nông nghiệp nông thôn, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình tạo việc làm, chương trình xuất khẩu, chương trình đào tạo nguồn nhân lực các chương trình này đều cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho sự phát triển DNN & V. * Điều kiện địa phương: Đại hội lần thứ 15 của Đảng bộ tỉnh xác định 6 chương trình kinh tế trọng điểm trong đó có: Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tạo tiền đề phát triển DNN&V ở địa phương. Ngoài các chương trình trọng điểm, tỉnh có chủ trương tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp như: Xây dựng cơ chế "một đầu mối" xúc tiến đầu tư, ban hành các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hấp dẫn hơn các tỉnh lân cận là điều kiện tốt để DNN & V phát triển. Tuy nhiên, bối cảnh trong nước và điều kiện địa phương còn một số điểm chưa thuận lợi cho DNN & V phát triển. Trước hết đó là nhận thức chưa đầy đủ của các cấp các ngành về vai trò, vị trí của DNN & V trong phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình CNH & HĐH nền kinh tế. Chưa có một chiến lược rõ ràng và biện pháp cụ thể. 2.2. Mô hình, quan điểm và định hướng phát triển 2.2.1. Mục tiêu và mô hình phát triển Tình hình và mô hình phát triển Tình hình trong nước, bối cảnh Quốc tế và điều kiện địa phương có nhiều thuận lợi cũng như những cơ hội thách thức đối với việc phát triển DNN & V ở Bắc Giang trong thời gian tới. Phát triển DNN & V ở Bắc Giang phải dựa trên lợi thế cạnh tranh của tỉnh, có gắn với thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu thiết yế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3612.doc
Tài liệu liên quan