Lời nói đầu
Phần I: Vốn cố định sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
I. Vốn cố định
1. Khái niệm
2. Đặc điểm lưu chuyển của vốn cố định
II. Tài sản cố định
1. Khái niệm đặc điểm của TSCĐ trong doanh nghiệp
2. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
III. Khấu hao TSCĐ
1. Hao mòn TSCĐ
2. Khấu hao TSCĐ và các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
IV. Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
1. Nội dung quản trị vốn cố định
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Phần II: Thực trạng về vốn cố định tại Công ty may thăng long
I. Quá trình hình thành và phát triển
1.1. Quá trình hình thành
1.2. Quá trình phát triển
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty
3. Tình hình chung về công tác kế toán
37 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Tại công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có lợi nhất cho các doanh nghiệp.
1.2. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) các hoạt động kinh doanh thường xuyên (sản xuất các sản phẩm hàng hoá dịch vụ ) của doanh nghiệp. Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động kinh doanh thường xuyên, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển vốn cố định của doanh nghiệp ở mỗi chu kỳ kinh doanh.
Do đặc điểm TSCĐ và vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu (đối với TSCĐ hữu hì) còn giá trị lại chuyển lại vào giá trị sản phẩm. Vì thế nội dung bảo toàn vốn cố định luôn bao gồm hai mặt hiện vật và giá trị. Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là cơ sở, tiền đề để bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị.
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định, các doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn. Có thể nêu ra một số biệp pháp chủ yếu sau:
- Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá) đó là toàn bộ các chi phí của doanh nghiệp đã chi ra để có được TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường, như giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt...
- Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục: là giá trị để mua sắm TSCĐ ở tại thời điểm đánh giá. Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật đánh giá này thấp hơn giá nguyên thuỷ.
- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: là phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu (nguyên thuỷ) hoặc giá đánh lại (giá trị khôi phục).
1.3. Phân cấp quản lý vốn cố định.
Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, do có sự phân biệt giữa quyền sở hữu vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về quyền quản lý kinh doanh, do đó cần phải có sự phân cấp quản lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.
Theo quy chế tài chính hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
+ Chủ động sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn.
+ Chủ động thay thế cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả.
+ Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập...
+ Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tổ chức tín dụng theo trình tự quy định của pháp luật.
+ Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về mặt kỹ thuật, thu hồi vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
+ Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp:
Đây là nội dung quan trọng của hoạt động tài chính. Thông qua đó doanh nghiệp có những căn cứ xác minh đúng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh về quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá TSCĐ, về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất TSCĐ hiện có nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ của doanh nghiệp. Thông thường bao gồm các chỉ tiêu sau:
2.1. Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
Số vốn bình quân trong kỳ
Số vốn cố định bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số học giữa số vốn cố định ở đầu kỳ và cuối kỳ
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
=
Số vốn cố định đầu kỳ
+ Số vốn cố định cuối kỳ
2
Trong đó số vốn cố định ở đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) được tính theo công thức:
Số vốn cố định ở đầu kỳ (hoặc cuối kỳ)
=
Nguyên giá TSCĐ ở đầu kỳ (hoặc cuối kỳ)
-
Số tiền khấu hao luỹ kế ở đầu kỳ (hoặc cuối kỳ)
Số tiền khấu hao luỹ kế ở cuối kỳ
=
Số tiền khấu hao ở đầu kỳ
+
Số tiền khấu hao tăng trong kỳ
-
Số tiền khấu hao giảm trong kỳ
2.2. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định:
Nó là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
Hàm lượng vốn cố định
=
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
2.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập)
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
=
Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập)
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Ngoài các chỉ tiêu tổng hợp trên đây người ta còn có thể sử dụng một số chỉ tiêu phân tích sau:
2.4. Hệ số hao mòn TSCĐ:
Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ sô này càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại.
Hệ số hao mòn TSCĐ
=
Số tiền khấu hao luỹ kế
Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
1.5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Hiệu suất càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
2.6. Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất:
Phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho sản xuất của doanh nghiệp càng cao.
Hệ số trang bị TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
2.7. Tỷ suất đầu tư TSCĐ:
Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nói một cách khác là trong một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ. Tỷ suất càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
x 100%
Tổng tài sản
2.8. Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp:
Phản ánh quan hệ ttỷ lệ giữa các giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.
Qua phương pháp xác định hiệu qủa sử dụng vốn cố định trên đây, chúng ta thấy rằng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa là khai thác một cách triệt để khả năng hiện có của doanh nghiệp. Phát huy hết công suất thiết kế máy móc tận dụng một cách tối đa giờ máy... để từ đó tạo ra nhiều sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp làm cho kết quả thu được trên một đồng chi phí về TSCĐ (vốn cố định) ngày một tăng. Điều đó có nghĩa là khi hiệu quả.
Phần II
Thực trạng về vốn cố định tại Công ty may Thăng Long
I. Quá trình hình thành và phát triển
Tên đơn vị
: Công ty may Thăng Long
Tên giao dịch
: Thang Long Garment export Company
Tên viết tắt
: THALOGA
Trụ sở chính
: 250 - Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
1.1. Quá trình hình thành.
Ngày 8/5/1958 Bộ ngoại thương chính thức ra quyết định thành lập Công ty may mặc xuất khẩu thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp khẩu, trụ sở văn phòng Công ty đặt tại 15 phố Cao Bá Quát tiền thân của Công ty may Thăng Long ngày nay.
1.2. Quá trình phát triển.
Thời kỳ đầu, năng lực sản xuất của Công ty nhỏ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tuy nhiên do quyết tâm khắc phục khó khăn ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành tổng kế hoạch sản lượng 391.129 sản phẩm đạt tỷ lệ 112,8% so với chỉ tiêu đặt ra. Thời kỳ 1973 - 1975, khi hiệp định Pari chấm dứt ở miền Bắc được ký kết, Công ty gấp rút khắc phục hậu quả chiến tranh và đi vào sản xuất, giá trị tổng sản lượng vượt mức kế hoạch. Năm 1990 thời kỳ đổi mới Công ty may Thăng Long cũng không nằm ngoài cơn lốc đó, thị trường lớn của Công ty lúc này là Đông Đức và Liên Xô.
Ngày 8/2/1991, Công ty được Bộ công nghiệp và thương mại du lịch cho phép xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài. Ngoài nhiệm vụ chính là gia công may mặc xuất khẩu, Công ty còn tổ chức làm hàng xuất khẩu, hàng nội địa, hàng gia công, hàng thêu cho tập thể cá nhân. Sản phẩm chính của Công ty may Thăng Long gồm: đồng phục, sơ mi nam nữ, comple, áo jacket, quần áo bò, áo khoác các loại...sản phẩm của Công ty may Thăng Long đã được xuất khẩu và có uy tín tại thị trường của hơn 20 nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Hà Lan...
THALOGA đã sử dụng các loại máy móc hiện đại như máy bổ túi, tự động, máy thêu điện tử... của các nước tiên tiến trên thế giới. Sản phẩm của Công ty thiết kế đẹp, chất lượng cao, hợp kiểu dáng và thị hiếu tiêu dùng nên thị trường Công ty rất lớn.
Ngày nay, trải qua bao thăng trầm, có những thành công và những khó khăn, Công ty ngày càng đứng vững và phát triển lớn mạnh. Với cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, nhà ăn, hội trường, nhà điều hành được mở rộng đến 2.000 m2 sửa sang lắp máy lạnh. Tổng số lao động của Công ty (hết ngày 31/12/2000) là 2.300 người. sản phẩm của Công ty hàng năm chiếm 80% tổng giá trị sản xuất. Hình thức tiêu thụ chính là gia công theo đơn đặt hàng, xuất khẩu bán đứt (FOB), hàng của Công ty phần lớn được xuất sang các nước thú ba như Đài Loan, Hàn Quốc...
Cùng với sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty may Thăng Long, hàng của Công ty được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Ngày 30 và 31/3/2000 Công ty chính thức mời BVQI (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9002.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Công ty may Thăng Long là doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất gia công các mặt hàng may mặc theo quá trình công nghệ khép kín từ A đến Z.
Mô hình sản phẩm của Công ty gồm 8 xí nghiệp chính phù hợp với đặc điểm quá trình sản xuất sản phẩm. Trong mỗi xí nghiệp này được chia làm các bộ phận có nhiệm vụ khác nhau: Văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, tổ bảo quản. Ngoài các xí nghiệp may chính Công ty còn tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ như xí nghiệp phù trợ, cửa hàng thời trang...
Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty
XN 2
XN 3
XN 4
XN 5
XN 6
XN may HP
XN may N. Hải
PX Thêu
PX Mài
CH. Thời trang
XN phụ trợ
XN 1
Tổ hoàn thiện
Tổ cắt
Tổ may
Văn phòng XN
Tổ bảo quản
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty.
Công ty may Thăng Long là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tổ chức quản lý theo "Chức năng trực tuyến" có nghĩa là tham mưu với giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc điều hành đưa ra những quyết định đúng đắn có lợi cho Công ty, bộ máy quản lý được phân thành 2 cấp:
- Cấp Công ty:
+ Tổng giám đốc: Người đứng đầu bộ máy Công ty.
+ Giám đốc điều hành sản xuất: Giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo việc kinh doanh.
+ Giám đốc điều hành nội chính.
Các phòng ban chức năng gồm có:
+ Văn phòng Công ty tham mưu cho Tổng giám đốc.
+ Phòng kế toán: quản lý về sản xuất và giá trị về mặt số lượng.
+ Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch đưa vào sản xuất.
+ Phòng thị trường: Làm công tác nghiên cứu khảo sát.
+ Cửa hàng dịch vụ : Phục vụ cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
+ Phòng kỹ thuật đầu tư: Thiết kế mẫu, lập định mức...
+ Phòng KCS: kiểm tra chất lượng thành phẩm của xí nghiệp.
+ Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm (39 - Ngô Quyền).
+ Phòng kho: Gồm nguyên vật liệu, kho thành phẩm...
+ Cửa hàng thời trang: Nơi trưng bày giới thiệu và bán những sản phẩm Model.
3. Tình hình chung về công tác kế toán:
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong toàn bộ Công ty, các số liệu phục vụ yêu cầu lãnh đạo của giám đốc Công ty và yêu cầu quản lý của cơ quan chức năng. Bộ máy của Công ty theo hình thức kế toán tập trung và vận dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ. Mặt khác do đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư hàng hoá riêng của ngành may và yêu cầu quản lý, phương pháp áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán TSCĐ theo phương pháp khấu hao tuyến tính. Mọi chế độ kế toán tại Công ty may Thăng Long được áp dụng thống nhất trong niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Theo hình thức này, toàn bộ công việc ghi sổ kế toán và quyết toán được tập trung tại phòng kế toán ở các xí nghiệp thành viên là toàn bộ các bộ phận trực thuộc (phòng kho) không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê, làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện việc hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi chép vào sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi xí nghiệp, lập báo cáo kế toán nghiệp vụ như: Báo cáo nguyên vật liệu, báo cáo kho thành phẩm, báo cáo chế biến... Định kỳ chuyển các chứng từ cùng các báo cáo đó về phòng kế toán của Công ty để xử lý và tiến hành công việc kế toán trong toàn bộ Công ty.
Phòng kế toán Công ty có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác thu thập, xử lý các thông tin kế toán ban đầu, cung cấp thông tin về tình hình tài chính đầy đủ kịp thời, chính xác, đánh giá tình hình kết quả tiêu thụ thành phẩm, từ đó đề ra các biện pháp, quyết định đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển của Công ty.
Để thực hiện nhiệm vụ đề ra, bộ máy kế toán của Công ty gồm 11 người được tổ chức theo phần hành kế toán.
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty, tham mưu cho Tổng giám đốc các vấn đề tài chính kế toán.
- Kế toán tổng hợp: Là người tập hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp sau đó lập các báo cáo tài chính đồng thời là người giúp việc cho kế toán trưởng.
- Bộ phận kế toán thanh toán, tiền gửi ngân hàng: viết phiếu thu chi, phát hành séc, uỷ nhiệm chi, hàng tháng lập kế hoạch tiền gửi cho ngân hàng có quan hệ giao dịch, quản lý TK 111,112,431 và các chi tiết của nó. Cuối tháng vào nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, bảng kê số 1, 2.
- Bộ phận kế toán tiền lương: Phụ trách các TK 334, 338 (3382, 3383, 3384) 627, 642. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của mỗi xí nghiệp là hệ số lương gián tiếp để tính ra quỹ lương của bộ phận gián tiếp. Cuối tháng lập thanh toán tiền lương, lập bảng phân bổ số 1 và bảng tổng hợp chi phí.
- Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Hàng tháng nhận được các báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu. Căn cứ vào bảng phân bổ số 1 lapạ bảng tập hợp chi phí để cuối tháng ghi vào bảng kê số 4.
- Bộ phận kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hạch toán doanh thu, ghi sổ chi tiết tài khoản 155, 511. Cuối tháng lập bảng kê số 8, 11 và các sổ cái tài khoản có liên quan.
- Bộ phận kế toán công nợ: Theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp các ngân hàng mà Công ty có giao dịch, chịu trách nhiệm các TK 131, 136, 138, 331, 333, 338... Cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 5, bảng kê 11.
- Bộ phận kế toán nguyên vật liệu: Phụ trách TK 152, 153... Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp và chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho từng loại vật tư.
- Bộ phận kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Phụ trách các TK 211, 411, 214, 414. Cuối tháng lập bảng phân bổ số 3 và nhật ký chứng từ số 9.
- Thủ quỹ: Phụ trách về quỹ tiền mặt của Công ty. Hàng tháng căn cứ vào các phiếu thu chi... hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi quỹ phần thu, phần chi. Cuối ngày đối chiếu với thủ quỹ của kế toán tiền mặt.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty may Thăng Long.
Kế toán trưởng
Kế toán tập hợp của văn phòng và tính tổng giá thành
Kế toán TP và tiêu thụ thành phẩm
Kế toán thanh toán
Kế toán công nợ
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán lương và bảo hiểm xã hội
Kế toán TSCĐ và nguồn vốn
Nhân viên thống kê tại các xí nghiệp
1.4. Đặc điểm công tác kế toán
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý cũng như trình độ của nhân viên kế toán, Công ty đã trang bị máy tính giúp công việc kế toán. Các chứng từ phát sinh được thực hiện song song trên máy và được đối chiếu với nhau. Các báo cáo được in ra từ trên máy nên công việc đã giảm bớt nhưng không đáng kể.
Hiện nay Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Sự lựa chọn này là phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty, trình độ của nhân viên kế toán, vì hình thức Nhật ký - chứng từ được xây dựng trên sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nên đảm bảo các mặt của quá trình hạch toán được tiến hành song song, việc kiểm tra đối chiếu sơ lược thường xuyên, công việc đồng đều ở tất cả các khâu và trong tất cả các phần hành kế toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời. Công ty sử dụng hầu hết các mẫu sổ do bộ tài chính ban hành.
Khái quát và trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Báo cáo tài chính
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2. Thực trạng về vốn cố định nói chung và việc sử dụng vốn của Công ty may Thăng Long.
2.1. Đặc điểm về TSCĐ:
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng may mặc. Do vậy, trong tổng số TSCĐ của Công ty, máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu. Máy móc thiết bị rất đa dạng gồm máy may, máy vắt sổ, máy vắt gấu, máy thêu, máy mài, máy thùa khuyết, máy ép mex, máy đính cúc, bàn là hơi... Hầu hết các máy này đều được nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới như: Đức, Nhật, Đài Loan... Về nhà cửa vật kiến trúc và nhà sản xuất, nhà kho, nhà xe, văn phòng, hội trường, nhà dịch vụ giới thiệu sản phẩm... Về phương tiện vận tải, truyền dẫn có các loại như: Xe tải, xe Toyota, máy phát điện... Ngoài ra, Công ty còn trang bị các phương tiện phục vụ cho quản lý bằng nguồn vốn tự có của mình: Máy photo, máy vi tính, máy điều hoà nhiệt độ...
2.2. Vốn của Công ty may Thăng Long hiện nay:
Hiện nay tính đến ngày 31/12/2001 tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty là 69.595.160.144 đồng (trong đó máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất 60,43%).
Vốn của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tự có và các nguồn khác như vốn tín dụng... Trong những năm gàn đây, hầu hết máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh đèu được Công ty trang bị bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn tín dụng. Do vậy Công ty rất chú trọng tới việc sử dụng tối đa để tái đầu tư TSCĐ, nâng cao hiệu quả đầu tư.
2.3. Nội dung quản lý TSCĐ trong Công ty may Thăng Long.
a. Công tác quản lý TSCĐ ở Công ty:
TSCĐ là bộ phận tài sản chủ yếu phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của Công ty. TSCĐ là bộ phận cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao trình độ của công nhân, do đó TSCĐ có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy vấn đề quản lý TSCĐ của Công ty luôn được thực hiện đều đặn.
Việc theo dõi TSCĐ về mặt hiện vật được thực hiện ở từng phân xưởng, từng đối tượng sử dụng TSCĐ. Về số lượng và chất lượng chủng laọi TSCĐ, theo dõi tình hình sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị của phân xưởng mình, hướng dẫn kiểm tra ý thức sử dụng máy móc thiết bị của từng công nhân. Các phân xưởng này cùng với các phòng ban liên quan lập kế hoạch khấu hao TSCĐ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ không cần dùng hoặc TSCĐ về mặt giá trị được thực hiện ở phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán lập sổ chi tiết, nhật ký chứng từ sô 9 theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ ở Công ty, theo dõi chỉ tiêu giá trị, ghi chép, tính toán, lập bảng tính và phân bổ khấu hao, phân bổ khấu hao cho các đơn vị sử dụng TSCĐ, thu hồi vốn đầu tư khấu hao để tái đầu tư TSCĐ.
b. Phân loại TSCĐ ở Công ty:
Công ty may Thăng Long có các cách phân loại TSCĐ như sau:
+ Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
TSCĐ của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau do đó để tăng cường quản lý TSCĐ theo nguồn hình thành, Công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo các nguồn sau: (số liệu 31/12/2001)
- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách: 25.563.134.211 đồng (33,86%).
- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự có: 17.460.015.119 đồng (25,08%).
- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn khác (vốn tín dụng): 28.572.010.794 đồng (chiếm 41,06%)
Qua việc phân loại này ta thấy TSCĐ hình thnàh từ nguồn vốn tín dụng của Công ty, huy động được nguồn vốn lớn từ các ngân hàng để đầu tư mua sắm trang thiết bị nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy nó cũng mang lại rủi ro lớn cho Công ty nếu đầu tư không có hiệu quả.
+ Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật.
Công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật để có thể quản lý, hạch toán chi tiết TSCĐ. Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ của Công ty chia làm 4 nhóm chính sau:
- Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: 24.868.679 đồng (chiếm 35,05%)
- Nhóm 2: máy móc thiết bị: 41.402.419.356 đồng (chiếm 60,43%)
- Nhóm 3: Phương tiện vận tải truyền dẫn: 1.479.202.216 đồng (chiếm 2,16%)
- Nhóm 4: Thiết bị dụng cụ quản lý: 1.614.725.497 đồng (Chiếm 2,36%)
Qua việc phân loại này, ta thấy kết cấu TSCĐ của Công ty tương đối hợp lý.
+ Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng: Cách phân loại này giúp Công ty có thể nhận biết được những TSCĐ nào phải trích khấu hao. Theo cách phân loại này TSCĐ của Công ty được chia thành:
+ TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh: 68.861.191.021 đồng (chiếm 98,94%)
+ TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi công cộng: 733.969.103 đồng (chiếm 1,06%)
Qua đây ta thấy bên cạnh việc đầu tư phát triển sản xuất, Công ty còn quan tâm đến điều kiện vật chất để nâng cao phúc lợi cho tập thể người lao động.
Biểu 1: Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty may Thăng Long.
Phân loại TSCĐ
Đầu năm
Tăng trong quý (đồng)
Giảm trong quý (đồng)
Cuối quý
Nguyên giá (đồng)
Tỷ trọng(%)
Nguyên giá (đồng)
Tỷ trọng(%)
1. TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh
64.905.300.407
98,09
189.860.077
-
64.595.160.124
98,91
- Nhà cửa, vật kiến trúc
23.987.848.063
37,25
29.831.391
-
24.008.679.454
37,16
- Máy móc thiết bị
37.402.414.356
58,1
157.325.572
-
37.659.739.928
58,3
- Phương tiện vận tải truyền dẫn
1.519.681.220
2,65
-
40.201.004
1.479.480.216
2,29
- Thiết bị dụng cụ quản lý
1.371.820.405
2,0
42.905.178
-
1.414.725.513
2,25
2. TSCĐ dùng cho MĐ phúc lợi
723.969.992
1,11
-
-
1.414.725.513
1,09
3. TSCĐ chờ xử lý
0
0
-
-
0
0
Cộng
65.129.270.039
100
189.860.077
40.201.004
65.319.130.116
100
Qua biểu 1 trên ta thấy, TSCĐ của Công ty quý 1 so với đầu năm tăng 189.860.077 đồng là tăng do hoạt động sản xuất kinh doanh, chứng tỏ trong quý 1 Công ty đã chú trọng tới việc trang bị thêm TSCĐ để nâng cao năng lực sản xuất, tuy nhiên mức độ vẫn còn ít.
Trong tổng số TSCĐ tăng lên thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu (82,86%). Điều này chứng tỏ Công ty đã quan tâm đến việc đầu tư, trang bị thêm các máy móc thiết bị sản xuất hiện đại để tăng năng suất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Tuy nhiên cũng phải tìm hiểu xem tại sao giá trị phương tiện vận tải lại giảm so với đầu năm, do quá cũ phải thanh lý hay do trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh...? Còn TSCĐ dùng hco phúc lợi không đổi, TSCĐ chờ xử lý không có, chứng tỏ mọi TSCĐ khi được xây dựng hoàn thành bàn giao hoặc mua sắm đều được Công ty đưa vào sử dụng ngay, phát huy ngay tính năng tác dụng của nó.
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty may Thăng Long.
Để có được cách đánh giá đúng đắn về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định, chúng ta cần cân nhắc lại khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn cố định, được hiểu trên những khía cạnh sau:
Một là với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm, với chất lượng tốt, giá thành hạ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hai là đầu tư thêm vốn cố định hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu bảo đảm tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn.
Hai khía cạnh nêu trên cũng chính là mục tiêu cần đạt được của việc sử dụng vốn cố định, đồng thời đó cũng chính là tiêu chuẩn, thước đo của việc phân tích kiểm tra tài chính.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được hiểu là cứ một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn cố định cao có nghĩa là vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh ngày càng tạo ra thêm nhiều lợi nhuận.
Vì vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định được tất cả các doanh nghiệp quan tâm. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt được việc này mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường, từng bước mở rộng sản xuất.
Biểu 2: Hiệu quả sử d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0279.doc