Tình hình hoạt động tại tổng công ty Chè Việt Nam

Đối với Tổng công ty thì việc giảm chi phí biến đổi là hết sức cần thiết cho việc hạ thấp doanh thu hoà vốn để nâng cao được lợi nhuận. Chi phí biến đổi được hạ thấp bằng cách:

 -Quản lý chặt chẽ giá mua vào, giảm việc vận chuyển qua kho, tăng cường vận chuyển thẳng.

 -Tăng vòng quay vốn bằng cách nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, sản xuất hàng hoá đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, bán với giá cả hợp lý và áp dụng các biện pháp như quảng cáo, giảm giá cho khách mua nhiều.

 + Để nâng cao doanh lợi Tổng công ty cũng cần phải chú ý đến nguồn vốn huy động nhằm giúp Tổng công ty vừa tạo thế chủ động trong kinh doanh, vừa đảm bảo chi phí về vốn thấp, có đủ thu nhập để trang trải cho chi phí và có lãi, tránh tồn quỹ, lượng tiền mặt quá lớn, dự trữ hàng hoá quá cao so với nhu cầu làm chậm tốc độ chu chuyển tài sản và tăng chi phí.

 +Ngoài ra Tổng công ty cần nắm được chiến lược kinh tế chung của Đảng và nhà nước nhằm có những xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Từ đó xây dựng kế hoạch tích tụ, tạp trung vốn trong điều kiện cho phép Tổng công ty nên huy động thêm vốn để tăng vòng quay công nợ phải trả nhằm tạo ra uy tín cho Tổng công ty và vừa tận dụng được vốn. Đông thời Tổng công ty cũng nên tăng vòng quay công nợ phải thu vì nó giúp cho Tổng công ty tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại tổng công ty Chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thập được ta có bảng tính sau: ĐVT:1000đ Thời điểm Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn Tỉ suất thanh toán tức thời 01/01/1999 43.276.533 366.141.847 0,12 31/03/1999 42.831.795 361.483.447 0,12 30/06/1999 42.979.608 321.096.873 0,14 30/09/1999 44.183.202 231.834.286 0,19 31/12/1999 42.527.632 209.195.999 0,20 Từ đó ta có sơ đồ sau: Thực tế cho thấy, mặc dù doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhưng nếu muốn thanh toán ngay thì doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, do đó doanh nghiệp nghiệp có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Vì thế, doanh nghiệp phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ, thu sao cho nhanh nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngay. Qua phần 1, ta thấy có một cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của Tổng công ty chè Việt nam. Mặc dù quy mô kinh doanh của Tổng công ty có phần nào đó bị thu hẹp. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải phân tích các mối quan hệ giữa các khoản mục, các bảng cân đối kế toán. 2 / Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong BCĐKT. 2.1/ Phân tích mối quan hệ giữa TS và NV. Muốn nắm được tình hình chung về hoạt động tài chính của doanh nghiệp ta cần phải xen xét mối quan hệ này. Trên phương diện lý thuyết, mỗi doanh nghiệp đều có nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải cho các loại tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh mà không phải đi vay, đi chiếm dụng. Theo quan điểm của luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp có hai loạibao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.Tức là: Cân đối1:B.Nguồn vốn = A. Tài sản [I +II + IV + V(2,3) + VI ] + B, Tài sản (I,II,III) Cân đối 1 : Chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc đi chiếm dụng. Trong thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp. Vế trái > Vế phải. Trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng. Vế trái < Vế phải: Do thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên chắc chắn doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoaì. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn trả, dùng cho mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn hợp pháp. Do vậy về mặt lý thuyết ta lại có: Cân đối 2: B. Nguồn vốn + A. Nguồn vốn [ I (1,2) + II ] = A. Tài sản ( I + II + IV + V(2,3) + + VI) + B. Tài sản ( I + II + III ) Cân đối 2 hầu như không xảy ra mà trên thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp: -Vế trái > Vế phải. thể hiện việc không sử dụng hết nguồn vốn chủ sở hữuvà nguồn vốn vay cho quá trình kinh doanh, nên bị các đơn vị khác chiếm dụng. Trong trường hợp này số vốn công ty bị chiếm dụng lớn hơn số vốn đi chiếm dụng, cụ thể: [(3-8 ) I + III ] A. Nguồn vốn < [ III + (1+4+5) V ] A. Tài sản + IV. B. Tài sản - Vế trái lớn hơn số vốn bị chiếm dụng, ta có [(3-8 ) I + III ] A. Nguồn vốn > [ III + (1+4+5) V ] A. Tài sản + IV. B. Tài sản Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán, tổng số tài sản luôn luôn bằng tổng số nguồn vốn nên tổng hợp cân đối 1 và 2 ta có: Cân đối 3: (A + B ) Tài sản = (A + B ) Nguồn vốn Căn cứ vào số liệu thu thập được của Tổng công ty chè Việt nam ta có thể phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty như sau: Cân đối 1: B. Nguồn vốn = A. Tài sản ( I + II + IV + V(2,3) ]+ B. Tài sản ( I + II + III ) Biểu số 1:Biểu phân tích cân đối 1: ĐVT : 1000 đ 1999 B. Nguồn vốn A. TS( I + II + IV + V(2,3) ]+ B. TS( I + II + III) So sánh Cuối năm 1998 61.277.652 43.276.533 + 53.565.123 + 9.254.986 +32.504.601 = 138.601.225 -77.232.573 Cuối năm 1999 149.278.561 46.527.632 + 40.193.407 + 9.232.478 +28.029.422 = 123.982.939 + 25.295.622 Biểu 1, cho thấy, nguồn vốn chủ sở hữu năm 1999, có số đầu năm không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản, cụ thể là số đầu năm 1999 nguồn vốn chủ sở hữu không đủ bù đáp là 77.232.573 (nđ). Nhưng cuối năm 1999 nguồn vốn chủ sở hữu đã đủ để trang trải cho hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp thừa nguồn vốn là 25.295.622 (nđ). Điều này khẳng định mức độ đảm bảo về vốn cuối năm tốt hơn đầu năm và để xem xét thêm về nguồn vốn chủ ta phân tích tiếp cân đối 2. Biểu số 2: Biểu phân tích cấn đối 2 Năm 1999 B. NV + A. NV [ I (1,2) + II ] A. TS ( I + II + IV + V(2,3) + B. TS So sánh Cuối năm 1998 466.695.019 138.601.225 328.093.794 Cuối năm 1999 390.404.110 123.982.939 266.421.171 Với số liệu ở bảng trên, ta thấy nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 1998 và đầu năm 1999 đều sử dụng không hết vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo phân tích ở cân đối 1 thì dầu năm 1999 Tổng công ty thiếu một lượng vốn là 77.232.573 (nđ), Tổng công ty đã huy động thêm được một lượng vốn là: 405.417.367(nđ) < ( I(1,2) + II) A.NV ), nhưng số huy động thêm này đã giúp cho doanh nghiệp quay nhanh vốn thể hiện ở số cuối năm 1999. Điều này cho thấy Tổng công ty bị cá đơn vị khác chiếm dụng và ta có : + Vốn đi chiếm dụng = [(3 - 8 ) I + III ] A. NV = [I – (1,2)I + III ] A. NV Đầu năm = 366.144.847 – 316.862.733 + 3.520.352 = 52.802.466 Số cuối năm = 209.490.209 – 180.300.000 + 5.880.241 = 35.070.450 + Vốn bị chiếm dụng = [ III + (1+4+5) V ] A. TS + IV.B. TS Đầu năm = [ 373.843.328 + 7.499.912 ] = 381.343.240 Số cuối năm = 297.134.565 + 8.357.056 = 305.491.621 Như vậy, đầu năm doanh nghiệp chiếm dụng 52.802.466 (nđ), trong khi đó số vốn bị chiếm dụng lại lớn hơn rất nhiều 381.343.240. Số cuối năm cũng vậy doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn nhiều hơn, nhưng so với đầu năm thì cuối năm Tổng công ty đi chiếm dụng vốn ít hơn. Vậy để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh, yêu cầu cần thiết đối với Tổng công ty là cần tìm mọi biện pháp thu hồi công nợ để thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn. Để đi sâu phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty chè Việt nam, ta sẽ tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản. 2.2/ Phân tích cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu tài sản nhằm mục đích xem xét tính hợp lý của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp như thế nào, việc phân bổ đó hợp lý không. Vậy ta tiến hành so sánh tổng tài sản của Tổng công ty số đầu năm với số cuối năm để thấy được sự biến động về số tiền, tỉ lệ. Bên cạnh đó so sánh giá trị và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản qua số đầu kỳ và số cuối kỳ để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho các loại tài sản trong doanh nghiệp.Nếu như tài sản của doanh nghiệp tăng lên, điều này chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại. Tài sản của doanh nghiệp giảm xuống sẽ phản ánh quy mô kinh doanh của doanh nghiệp giảm xuống. Cũng qua việc phân tích cơ cấu tài sản, ta biết được tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đang đầu tư (Mục I loại B- TS) Tổng số tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/1999 của Tổng công ty ta lập biểu phân tích như sau: Biểu số 3: Phân tích cơ cấu tài sản năm 1999 ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Cuối năm 1998 Cuối năm 1999 So sánh ST TT ST TT ST TL(%) TT A/ TSLĐ & ĐTNH 478.184.897 91,97 388.212.660 91,24 -89.972.237 -18,82 -0,73 I. Tiền 43.276.533 8,32 42.527.632 10,0 -748.901 -1,73 +1,68 II.Các khoản phải thu 373.843.328 71,9 297.134.565 69,84 -76.708.763 -20,52 -2,06 III. Hàng tồn kho 53.565.123 10,3 40.193.407 9,45 -13.371.716 -24,96 -0,85 IV. TSLĐ khác 7.499.912 1,45 8.357.056 1,95 857.144 +11,43 -0,5 B/ TSCĐ & ĐTDH 41.759.587 8,03 37.261.900 8,76 -4.497.687 -10,77 +0,73 I. TSCĐ 9.254.986 1,78 9.232.478 2,17 -22.508 -0,24 +0,39 II. ĐTTCDH 32.504.601 6,25 28.029.422 6,59 -4.475.179 -13,77 +0,34 Tổng cộng 519.944.484 100,0 425.474.560 100,0 -94.469.924 -18,17 0 Qua số liệu ở biểu trên ta thấy tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm của Tổng công ty giảm 94.469.924 (nđ), tương ứng vơi tỷ lệ giảm 18,17 %. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của Tổng công ty giảm đi. Để có sự nhận biết sự giảm tài sản này có hợp lý hay không ta đi sâu phân tích cơ cấu tài sản. + Về TSLĐ & ĐTNH của Tổng công ty số cuối kỳ so với số đầu kỳ năm giảm18,82% với số tiền tương ứng là 89.972.237(nđ) nguyên nhân là do hàng tồn kho và các khoản phải thu giảm. Hàng tồn kho của Tổng công ty trong kỳ giảm 24,95 % với số tiền là 13.371.716 (nđ) so với số đầu năm, các khoản phải thu giảm 20,51 % tương ứng với số tiền :76.708.763(nđ). Hàng tồn kho giảm là do trong kỳ Tổng công ty đã tiêu thụ khá tốt hàng tồn kho, điều này giúp cho Tổng công ty không bị ứ đọng vốn. Mặt khác, các khoản phải thu giảm đã giúp cho Tổng công ty thu được phần vốn bị người khác chiếm dụng. + Về tình hình tài sản cố định, cuối kỳ so với đầu năm giảm 10,77% với số tiền là 4.497.687(nđ), trong đó nguyên nhân giảm chủ yếu là ĐTTCDH với tỷ lệ giảm 13,77 % tương ứng số tiền 4.475.179(nđ). Xét về tỷ trọng: Tài sản lưu động cuối kỳ giảm so với đầu kỳ là 0,73% và tài sản cố định tăng 0,73 %, đối với một Tổng công ty chuyên giữ vai trò chủ đạo là kinh doanh nên tỷ trọng TSLĐ cao là tất yếu, nhưng để đảm bảo cho kinh doanh thì Tổng công ty phải có TSCĐ để làm nền tảng, đó chính là thế mạnh của Tổng công ty. Vì vậy, để làm rõ hơn tình hình TSCĐ đã và đang đầu tư, ta xem xét chỉ tiêu Tỷ suất đầu tư để biết được xu hướng phát triển cũng như năng lực sản xuất của Tổng công ty. Theo số liệu ở bảng trên ta có - Tại thời điểm đầu năm Tỷ suất suất đầu tư = 9.254.986 519.944.484 =0,0178 - Tại thời điểm cuối kỳ Tỷ suất đầu tư == 9.232.478 425.474.560 = 0,0217 Nhìn vào số liệu trên ta thấy việc sử dụng TSCĐ của Tổng công ty là hợp lý và có hiệu quả. Thông qua tỷ suất dầu tư cho thấy Tổng công ty cũng chú trọng tới việc đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, điều đó tạo điều kiện từng bước đổi mới TSCĐ để đáp ứng ngày càng cao của thị trườngđảm bảo tốt cho hoạt động kinh doanh. Xét về tỉ trọng từng loại tài sản ta thấy lượng tiền của Tổng công ty cuối kỳ tăng 10,94 trên tổng tài sản chiếm 2,62 % vì Tổng công ty đã thu về một lượng hàng chè tiêu thụ của Tổng công ty nhiều hơn. Bên cạnh đó tỷ trọng các khoản phải thu cũng giảm 3% chứng tỏ Tổng công ty đã thu hồi vốn tránh tình trạng bị chiếm dụng. 2.3 / Phân tích cơ cấu phân bổ nguồn vốn. Vốn và nguồn vốn là hai mặt trong một thể thống nhất. Do đó ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn ta còn phải tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn. Sự biến động tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một phần cũng do sự biến động về tài sản mặt khác sự biến động của nguồn vốn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh. Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia làm hai loại: + Loại A: Nguồn vốn với công nợ phải trả; phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp và đây là nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoài. + Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu ; phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và đây là nguồn vốn được tài trợ trong doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong công tác khai thác nguồn vốn. Dựa vào BCĐKT ngày 31/12/1999 ta lập biểu sau. Biểu số 4 : Phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 1999 ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Cuối năm 1998 Cuối năm 1999 So sánh ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT A/Nợ phải trả 458.216.832 88,13 276.195.999 64,91 -182.020.833 -39,72 -23,22 I/ Nợ ngắn hạn 366.141.847 70,42 209.490.209 49,24 -156.651.638 -42,78 -21,18 II/ Nợ dài hạn 88.554.634 17,03 60.825.849 14,29 -27.728.789 -31,31 -2,74 III. Nợ khác 3.520.352 0,68 5.880.241 1,38 2.359.889 +67,04 +0,7 B/ NVCSH 61.727.652 11,87 149.278.561 35,09 87.550.909 +141,83 +23,22 I. NV – Quỹ 60.683.632 11,67 140.695.577 33,07 80.011.945 +131,85 +21,4 II. Nguồn kinh phí 1.064.019 0,2 668.141 2,02 -375.878 -36 +1,82 Tổng cộng NV 519.944.484 100 425.474.560 100 -94.469.924 18,17 0 Dựa vào số liệu ở trên ta thâý tổng nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty giảm 94.464.924(nđ) với tỷ lệ giảm 18,17 %. Trong đó nợ nhắn hạn giảm 156.651.638 (nđ) tương ứng với tỷ lệ giảm 42,78 %. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 87.550.909 (nđ), với tỷ lệ tăng 141,83%, trong đó chủ yếu là nguồn vốn quỹ tăng. Nguồn vốn của Tổng công ty giảm chứng tỏ quy mô kinh doanh của Tổng công ty giảm đi nhưng việc giảm này chỉ trong ngắn hạn, bởi vì nguồn vốn trong kỳ giảm chủ yếu là công nợ phải trả giảm. từ đó cho thấy Tổng công ty chấp hành khá tốt kỷ luật tài chính do vậy đã tạo được uy tín đối với các nhà đầu tư và cho vay. Trong kỳ nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty có xu hướng tăng, điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty ngày càng khả quan. Do vậy trong kỳ Tổng công ty đã bổ sung một lượng vốn bằng tiền từ lợi nhuận kinh doanh vào nguồn vốn chủ sở hữu. Điều đó sẽ giúp cho Tổng công ty sẽ chủ động hơn trong kinh doanh. Xét về tỷ trọng thì nợ phải trả của Tổng công ty cuối kỳ chiếm 64,91% tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 35,09%. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn 49,24%. Trong kỳ nguồn vốn của Tổng công ty giảm có thể trong kỳ tới doanh nghiệp cố gắng tìm cách trang trải các khảon nợ để tăng dần khả năng tự chủ trong kinh doanh. Phân tích tình hình nguồn vốn ta cũng cần tính toán các hệ số nợ và hệ số tự chủ tài chính để thấy rõ hơn tình hình và mức độ tự chủ tài chính cũng như tình hình công nợ của Tổng công ty. Hệ số nợ = Tổng công nợ phải trả Tổng số nguồn vốn Hệ số tự chủ tài chính = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số tự chủ tài chính phản ánh mức độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Hệ số công nợ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỷ suất tài trợ, ta lập bảng tính toán sau: Biểu số: Chỉ tiêu Cuối năm 1998 Cuối năm 1999 Chênh lệch 1. Hệ số nợ 0,88 0,65 -0,23 2. Hệ số tự chủ tài chính 0,12 0,35 +0,23 Như vậy hệ số nợ của Tổng công ty cuối kỳ so với đầu năm giảm 0,23 lần chứng tỏ trong kỳ Tổng công ty đã cố gắng trong việc trang trải các khoản nợ. Mặt khác xét hệ số tự chủ tài chính mặc dù đầu năm thấp nhưng đến cuối năm đã tăng lên so với đầu năm là 0,23. Mặc dù hệ số tự chủ còn thấp nhưng ta cũng ghi nhận sự cố gắng phấn đấu của Tổng công ty trong việc giảm sức ép nợ vay từng bước chủ động về vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đây tạo điều kiện giúp cho Tổng công ty có khả năng huy động được nguồn vốn. Qua phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán ta thấy trong kỳ doanh nghiệp đã quản lý và khai thác các nguồn vốn khá tốt, đảm bảo cung cấp từng bước để đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh mà không bị phụ thuộc nhiều vào vốn tín dụng. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh có cạnh tranh hiện nay nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu thì sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh do vậy trong kỳ tới Tổng công ty cũng cần có biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng. 3 / Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, nd cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ các nguồn của bản thân chủ sở hữu. Sau nữa hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp. Cuối cùng nguồn vốn được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp. Có thể phân loại các nguồn vốn ( nguồn tài trợ ) thành hai loại: - Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ dài hạn, trung hạn(trừ vay - nợ quá hạn) - Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Thuộc nguồn tài trợ tạm thời trong các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn và các khoản vay- nợ quá hạn; các khoản chiếm dụng bất hợp phápcủa người bán, người mua. Có thể khái quát nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp qua sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Nguồn tài trợ tài sản Tổng tài sản - TSCĐ hữu hình - Vốn chủ sở hữu Thường xuyên Nguồn tài trợ -TSCĐ vô hình - Vay dài hạn, trung hạn - TSCĐ thuê mua - Nợ dài hạn, trung hạn - Đầu tư dài hạn vv... - Vay ngắn hạn - Tiền -Nợ phải thu - Đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho vv... Tạm Thời - Nợ ngắn hạn - Chiếm dụng bất hợp pháp Khi xem xét sự bù đắp của các loại nguồn vốn cho các loại tài sản căn cứ vào thời gian sử dụng của từng loại nguồn vốn và tính chất của từng loại tài sản thì nguồn vốn thường xuyên nên để bù đắp cho TSCĐ và ĐTDH, còn nguồn vốn tạm thời nên để bù đắp cho TSLĐ và ĐTNH. Khi phân tích ta có thể xem xét các trường hợp sau: -Trường hợp 1: TSLĐ được bù đắp bởi hai nguồn vốn thường xuyên và tạm thời. Nguồn vốn TSCĐ & ĐTDH > 1 Nguồn vốn tạm thời TSLĐ & ĐTNH < 1 - Trường hợp 2: Nguồn vốn nào thì bù đắp cho tài sản đó. Nguồn vốn TSCĐ & ĐTDH = 1 Nguồn vốn tạm thời TSLĐ & ĐTNH = 1 - Trường hợp 3: Nguồn vốn thường xuyên không bù đắp đủ cho TSCĐ và được một phần nguồn vốn tạm thời bù đắp. Nguồn vốn TSCĐ & ĐTDH < 1 Nguồn vốn tạm thời TSLĐ & ĐTNH > 1 Đối với Tổng công ty chè Việt nam ta lập biểu phân tích sau Biểu số 5: Biểu phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ĐVT : 1000đ Chỉ tiêu Cuối năm 1998 Cuối năm 1999 So sánh ST Tỉ lệ (%) 1. TSLĐ & ĐTNH 478.184.897 388.212.660 -89.972.237 -18,82 2. TSCĐ & ĐTDH 41.759.587 37.261.900 -4.497.687 -10,77 3.NVTX 61.277.652 149.278.561 +88.000.909 +143,61 4.NV tạm thời 458.216.832 276.195.999 -182.020.833 - 39,72 5.NVTX / TSCĐ &ĐTDH 1,16 1,01 +2,33 +138,69 NVTT / TSLĐ & ĐTNH 0,96 0,71 -0,25 -26,04 Qua biểu số liệu trên ta thấy sự bù đắp của nguồn tài trợ cho các loại tài sản thuộc trường hợp 1. Trường hợp tốt nhất đối với doanh nghiệp vì nguồn vốn thường xuyên thừa để bù đắp cho nhu cầu về tài sản cố định mà conf tài trợ một phần cho tài sản lưu động điều đó tiếp tục lại được khẳng đinh rằng Tổng công ty có khả năng tự chủ được về vốn so với đầu năm. Đặc biệt ta nhận tháy tính chủ động trong kinh doanh của Tổng công ty cuối kỳ tốt hơn đầu năm vì tỷ lệ NVTX / TSCĐ & ĐTDH tăng so với đầu năm là 138,69% tương ứng với tăng 2,33 lần. Bên cạnh đó, Tổng công ty chè Việt nam còn có nhiệm vụ chủ yếu là vừa hoạt động điều hành sản xuất, vừa có hoạt động kinh doanh, điều đó đòi hỏi Tổng công ty phải có một lượng vốn lưu động thường xuyên là cao và đó cũng chính là điều mà chúng ta cần phân tích. + Phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên: Là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm: Các khoản phải thu, hàng tồn kho; các TSLĐ khác( trừ tiền). Khi đó Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Các tài sản lưu động (trừ tiền) - (Nợ ngắn hạn + Nợ khác) Khi nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0, chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài không đủ cho nhu cầu vốn, doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn vốn dài hạn để tài trợ. Khi nhu cầu vốn lưu động < 0, cho thấy nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài thừa để tài trợ cho lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần. Căn cứ vào số liệu thu thập được ta lập biểu sau: Biểu số 6: Phân tích nhu cầu vốn thường xuyên. ĐVT 1000 đ Chỉ tiêu Cuối năm 1998 Cuối năm 1999 So sánh ST Tỉ lệ (%) 1.Các khoản phải thu 373.843.328 297.134.565 -76.708.763 -20,52 2. Hàng tồn kho 53.565.123 40.193.407 -13.371.716 -24,96 3. TSLĐ khác 7.499.912 8.357.056 857.144 +11,43 4. Nợ ngắn hạn 366.141.847 209.490.209 -156.651.638 -42,78 5. Nợ khác 3.520.352 5.880.241 2.359.889 +67,04 6.NC vốn LĐTX 65.246.164 130.314.578 +65.077.414 +99,76 Qua biểu 6 ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cuối năm 1999 > 0 tức là nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài không đủ bù đắp cho các sử dụng ngắn hạn nên doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ. Mặc dù các khoản tài sản lưu động giảm mạnh các khoản phải thu giảm 20,51%, hàng tồn kho giảm 33,27%, trong khi đó TSLĐ khác lại tăng nhưng số tăng không nhiều so với TSLĐ thực có. Vì vậy Tổng công ty cần phải giảm hơn nữa mặt hàng tồn kho để không bị đọng vốn, qua đó sẽ giảm được khoản nợ ngắn hạn và nợ khác. + Phân tích vốn lưu động thường xuyên Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính. Chỉ tiêu này cho biết: Liệu doanh nghiệp đó có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không ? TSCĐ có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không? Từ đó ta lập biểu phân tích sau: Biểu 7: Biểu phân tích vốn lưu động thường xuyên ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Cuối năm 1998 Cuối năm 1999 So sánh ST Tỉ lệ (%) 1. TSCĐ & ĐTDH 41.759.587 37.261.900 -4.497.687 -10,77 2. NVCSH 61.727.652 149.278.561 87.550.909 +141,83 3. Nợ dài hạn 88.554.634 60.825.849 -27.728.789 -31,31 4. VLĐTX(2 + 3-1) 108.522.698 172.842.210 +64.319.512 +59,27 Qua việc phân tích trên, một lần nữa khẳng định rõ nét việc TSCĐ được tài trợ vững chắc bởi nguồn vốn dài hạn và mức độ tài trợ có sự tăng trưởng, cụ thể vốn lưu động thường xuyên cuối kỳ so với đầu năm tăng về số tiền là 64.319.512(nđ), tương ứng là 59,27%. Điều này giúp cho doanh nghiệp ngày một đáp ứng tốt hơn yêu cầu về vốn trong việc thanh toán công nợ phải trả và khả năng thanh toán ngày càng cao. Để thấy khả năng sẵn sàng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền hay nói cách khác là thể hiện số vốn bằng tiền của doanh nghiệp, ta tiến hành so sánh giữa vốn lưu động thường xuyên với nhu cầu để thấy được mối liên hệ giữa chúng. Ta lập bảng phân tích sau: Biểu số 8: Biểu phân tích vốn lưu động thường xuyên với nhu cầu. ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Cuối năm 1998 Cuối năm 1999 So sánh ST Tỉ lệ (%) 1. VLĐTX 108.522.698 172.842.210 +64.319.512 +59,27 2.NC VLĐ TX 65.246.164 130.314.578 +65.068.414 +69,73 3. Vốn bằng tiền (1-2) 43.275.534 42.527.632 -748.902 -1,73 Qua biểu phân tích trên ta thấy do nhu cầu vốn lưu động cuối năm quá cao trong khi đó nguồn vốn lưu động không đáp ứng đủ. Do vậy chênh lệch giữa số cuối kỳ giảm so với số đầu năm là 57.654.584( nđ), tương ứng giảm tỷ lệ 63,49%. Điều đó chứng tỏ cuối năm doanh nghiệp đã tăng sử dụng tiền mặt lên nhiều, tức là doanh nghiệp đã đưa tiền vào lưu thông dẫn đến lượng vốn bằng tiền giảm. Qua việc phân tích này ta thấy Tổng công ty có khả năng tự chủ được về vốn, thể hiện qua vốn lưu động thường xuyên > 0 và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0, chứng tỏ toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Cũng qua đó giúp cho doanh nghiệp có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là tốt. 4 / Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Như ta đã biết tài sản của doanh nghiệp bao gồm TSLĐ & TSCĐ. Trong đó TSLĐ là tất cả những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp trong thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển trong một chu kỳ kinh doanh dưới một năm. Còn tài sản cố địnhlà những tài sản của doanh nghiệp có thời gian dử dụng dài trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp là sự đánh giá biến động của các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp. Để từ đó thấy được trình độ sử dụng vốn, việc phân bổ giữa các loại tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả và hợp lý hay không, để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong nội dung này ta sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, bằng cách lập biểu phân tích để xác định sự tăng, giảm về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về tỷ trọng của từng loại, từng mục tài sản để từ đó dưa ra nhận xét, đánh giá. Do đặc điểm chu chuyển của TSLĐ và yêu cầu quản lý đối với tài sản này trong quá trình kinh doanh phức tạp hơn so với TSCĐ, đồng thời do bộ phận tài sản này chiếm tỷ trọng > trong tổng tài sản của doanh nghiệp cho nên ta phân tích về TSLĐ trước rồi sau đó mới phân tích TSCĐ. 4.1/ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ. Trong các doanh nghiệp khác nhau thì sự vận động của TSLĐ có những đặc điểm khác nhau. Sự khác nhau đó do đặc điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0078.doc