Tình hình hoạt động tại Tổng công ty dệt may Việt Nam

Trong hơn 10 năm qua, nhờ thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp dệt may đã không ngừng phát triển cả về quy mô, năng lực sản xuất, trình độ, trang thiết bị, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng gắn với thị trường xuất khẩu như: thị trường Mỹ; thị trường EU đây là những thị trường mà ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, điều này đã cho ta thấy ngành công nghiệp dệt may thực sự đã trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn. Điều này càng được khẳng định qua tốc độ tăng khá nhanh về kim ngạch xuất khẩu trong khi nước ta vẫn chưa được hưởng quy chế ưu đãi tối huệ quốc.

Là một tập đoàn dệt may hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đến nay Tổng Công ty dệt may Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển và trưởng thành, luôn có một vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng Dệt - May, đóng góp cho sự phát triển không chỉ cho toàn ngành Dệt - May nói chung. Sự phát triển của Tổng công ty đã thể hiện một hướng kinh doanh đúng và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng phát triển và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, việc khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế là một điều không phải dễ dàng. Chính vì vậy, Tổng công ty cần phải luôn luôn hoàn thiện mình về tất cả mọi mặt như: hoàn thiện cơ chế quản lý; nâng cao năng lực và khả năng nắm bắt thị trường luôn luôn đổi mới chiến lược kinh doanh; đầu tư thêm máy móc, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đặc biệt luôn chú ý đến thị trường Mỹ - một thị trường đầy tiềm năng to lớn.

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Tổng công ty dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
há mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là mặt hàng vải.Kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam trong tháng 10 đạt 23,2 triệu USD, tăng 12% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm ngoái tăng tới 30%. Do xuất khẩu nên chính phủ đã phê duyệt ngành Dệt may là một trong những lĩnh vực đựơc ưu tiên phát triển công nghiệp bổ trợ trong thời gian tới. Biểu 1: Nhu cầu nguyên vật liệu cho ngành Dệt may đến năm 2010 Hạng mục Đơn vị tính Nhu cầu toàn ngành Sản xuất trong nước % nội địa cung cấp 2000 2005 2010 2000 2005 2010 2000 2005 2010 1. Bông xơ 1.000 tấn 60 97 130 6,8 30 95 11 31 73 2. Xơ sợi tổng hợp 1.000 tấn 40 60 90 0 30 60 0 50 65 - Viscơ 1.000 tấn 1 5 7 0 0 0 0 0 0 - Len 1.000 tấn 1 6,5 8,5 0 0 0 0 0 0 - Loại khác 1.000 tấn 3 3,5 4,5 2,5 3 4 83 85 88 3. Sợi 1.000 tấn 180 300 500 85 150 300 47 50 60 4. Vải các loại Triệu m2 800 1.560 2.400 304 1.000 1.600 38 64 67 5. Phụ liệu may chính - Các các loại Tr. chiếc - 7.200 12.000 - 3000 5000 - 42 42 - Chỉ may 1.000 tấn - 12 20 - 4000 8000 - 33 40 - Mex Triệu m2 - 109 181 - 60 100 - 55 55 - Khoá kéo Tr. mét - 150 250 - 60 100 - 40 40 …. 1.3. Về máy móc thiết bị Máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty cũng vì máy móc thiết bị là yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng sản phẩm, năng suất lao động. Từ đầu những năm 90 trở lại đây, ngành may Việt Nam đã liên tục đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới các thiết bị máy móc nhằm đáp ứng những yêu cầu cảu thị trường xuất khẩu. Toàn Tổng Công ty đã được trang bị them 20.000 máy may hiện đại các loại để sản xuất các mặt hàng may mặc như áo sơ mi; Zackét; hàng dệt kim các loại… Các thiết bị nhập từ các nước Đông Âu đến nay đã cũ, lạc hậu cho nên hầu hết các thiết bị mới được nhập thêm là ở Trung Quốc. Và kể từ năm 1996, thì các doanh nghiệp sản xuất lại nhập thêm thiết bị từ các nước: Nhật; Hàn Quốc dây truyền hiện đại từ các nước Bỉ, Thuỵ sĩ… Vì các dây chuyền này là những công nghệ mới, có tính năng sử dụng cao. Việc đổi mới, mua sắm thêm máymóc thiết bị cũng đã giúp cho Tổng Công ty có thể hoàn thành tốt các đơn đặt hàng của khách, cải thiện hơn về năng suất, chất lượng cũng như giảm giá thàn sản phẩm may mặc xuất khẩu. Các máy may được sử dụng hiện nay, có tốc độ cao 4000 - 5000 vòng/ phút có bơm dầu tự động đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Một số doanh nghiệp đã sử dụng loại máy trang bị điện tử lại mũi, cắt chỉ tự động nhanh hơn nưh May 10, May Việt Tiến… Về công đoạn hoàn tất sản phẩm thì hầu hết các doanh nghiệp dùng hệ thống là hơi tự động, dùng các loại bàn là hơi nước, đảm bảo cho sản phẩm không bị nhăn, nhàu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp bán chưa đủ những máy may chuyên dùng hiện đại, hệ thống trang bị thiết bị còn rất lạc hậu, cũ kỹ, không đồng bộ có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Chính vì vậy, đó cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể vào hoạt động sản xuất các doanh nghiệp may, gây trở ngại lớn trong việc cạnh tranh xuất khẩu trên một số thị trường. 1.4. Chiến lược hướng ra xuất khẩu của Tổng Công ty Từ khi thành lập cho đến nay, mục tiêu chính của toàn Tổng Công ty là sản xuất những sản phẩm may mặc để xuất khẩu. Vì vậy, lượng ra xuất khẩu luôn là chiến lược lâu dài của Tổng Công ty. Chiến lược hướng ra xuất khẩu giúp cho Tổng Công ty tập trung vào các thị trường xuất khẩu là chủ yếu, từ đó đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị, phát triển các công trình kết cấu hạ tầng đều nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty. Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tuần từ 7 - 11/11/2005 ước đạt khoảng 60 tỉẹu USD. Trong khi đó, số liệu thống kê chính thức 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 3,899 tỷ USD tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm nay cùng với tiến độ xuất khẩu trung bình/ ngàyd dạt khá trong những ngày đầu tháng 11 là điều kiện cho ngành dệt may đạt được kết quả xuất khẩu tốt nhất trong hai tháng cuối năm 2005 khoảng 800 triệu USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu của cả năm chỉ đạt 4,699 tỷ USD bằng 94% kế hoạch năm. Việc kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta không thực hiện được như chỉ tiêu đặt ra trong năm nay chưa phải là "quá buồn". Mà nhìn vào thực tế thì ngành dệt may của Việt Nam đã làm được hơn những gì mình có. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, tất cả nước nhà xuất khẩu đều phải tính đến phương án giảm mạnh giá để cạnh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc, thì giá sản phẩm dệt may của Việt Nam chỉ giảm rất nhẹ (theo thống kê của Bộ Thương mại, giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang mỹ chỉ giảm chưa đến 4%). Giá xuất khẩu giảm nhẹ, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ, chứng tỏ khối lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn so với năm 2004. Năm 2005, khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ cho thành viên của WTO, sản phẩm dệt may của Việt Nam được thị trường thế giới chấp nhận và kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng. Biểu 2: Mục tiêu chiến lược "tăng tốc" phát triển ngành dệtmay đến năm 2005 và 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Ước T.H 2000 Mục tiêu toàn ngành Trong đó Vinatex Tỷ trọng Vinatex 2005 %bq 2010 %bq 2005 %bq 2010 %bq 2000 2005 2010 1. GT SXCN (giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 16.000 26.200 11,0 50.000 11,0 12000 16,8 19.000 9,0 30,6 42,6 38,0 2. Sản phẩm chính 95,5 - Bông xơ 1000 tấn 6,7 30 25,3 95 21,0 25 23,7 23,7 80 - 83,3 84,2 - Xơ sọi tổng hợp 1000 tấn 0 30 - 60 13,3 30 - - 30 88,2 100,0 50,0 - Sợi 1000 tấn 85 150 11,0 300 13,3 123 9,7 9,7 166 45,7 82,0 55,3 - Vải lụa triệu m2 304 1.000 21,3 1.600 9,2 455 21,3 21,3 555 27,8 45,5 34,7 -SP dệt may triệu sp 90 150 10,0 230 8,4 65 17,8 17,8 80 27,5 43,3 34,8 - SP may triệu sp 400 780 10,0 1200 10,0 190 10,6 10,6 250 - 24,3 20,8 3. Doanh thu tỷ đồng - - - - - 16.200 15,4 15,4 26000 28,0 - - 4. KNXK: tr. USD 2.000 4000 13,3 7.000 11,0 1200 14,5 14,5 2000 30,0 28,6 Sử dụng lao động : 103 ng 16.00 3000 12,0 4000 5,7 150 8,0 8,0 200 6,3 5,0 5,0 2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ 2.1. Tổng quan về thị trường Mỹ Nước Mỹ, với dân số đông vào khoảng 285,822 triệu người chiếm 5% dân số thế giới, mật độ dân số khoảng 30 người/km. Đây là nước đông dân thứ ba trên thế giới, có nền kinh tế, văn hoá đa dạng và phong phú, đại đa số là dân da trắng (chiếm 80% dân số) số còn lại là dân da màu.Tỷ lệ dân sống ở thành thị cao (Chiếm khoảng 75%) thu nhập quốc dân tính theo đầu người cao, trên 36 ngàn USD/ người trong một năm. Mỹ trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Đây là thị trường không chỉ hấp dẫn với ngành dệt may Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đều có mong muốn trở thành bạn hàng với Mỹ. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong thập niên 90 của thế kỷ 20 càng làm tăng niềm tin của người tiêu dùng, duy trì tiêu dùng ở mức độ cao. Trong thời gian từ năm 1989 - 1993, mức tiêu thụ hàng dệt may ở Mỹ tăng 15%. Đến năm 1993, tổng mức tiêu dùng khoảng 86 tỷ USD. Năm 1994, mức tiêu thụ tăng 10% so với năm trước đó. Đến nay, mức tiêu thụ của Mỹ ước tính khoảng 115 tỷ USD. Mỗi năm Mỹ nhập khoảng 60 tỷ USD bằng cả lượng hàng dệt may của Nhật và EU cộng lại, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu tà Mêhicô, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc. Các nước này chiếm đến 60% hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ và là những đối thủ cạnh tranh đáng kể đốiv ới các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện nay, Mỹ chưa cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi phổ cập nên hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ phải chịu nhiều loại thuế cao làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam vốn đã yếu lại càng yếu hơn. Trong nhưng năm tới đây, Mỹ vẫn luôn được coi là thị trường tiềm năng lớn của Việt Nam đặc biệt là hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết và Mỹ đã tiến hành bình thường hoá thương mại với Việt Nam. Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 7 trên thị trường Mỹ, với tổng giá trị xuất khẩu năm 2003 đạt đến 2,48 tỷ USD, tăng 161,4% về giá trị và 131,07% về sản lượng so với năm 2002. Việt Nam đã được đánh giá là một thị trường ưa thích của các nhà nhập khẩu Mỹ vì giá cả các sản phẩm phải chăng và có chất lượng ổn định. 2.2. Vài nét về quan hệ thương mại Việt Nam và Mỹ Trong một thời gian dài, Chính phủ Mỹ đã thực hiện lệnh cấm vận giao lưu kinh tế với Việt Nam, tạo ra một tấm rào chắc chắn kiên cố và dày đặc ngăn trở quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Quan hệ thương mại Việt Nam và Mỹ đã bắt đầu cách đây 150 năm với những thương vụ nhỏ lẻ. Tháng 4/1975, Mỹ cũng chỉ quan hệ kinh tế với chính quyền Sài Gòn thông qua các khoản viện trợ chiến tranh. Khối lượng giao dịch kinh tế không đủ lớn, chủ yếu là các hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ như gỗ, cao su, gốm, hải sản... Và tuy nhiên, nhưng điều đó là không phù hợp lắm với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới và gây cản trở, thiệt hại cho lợi ích mỗi quốc gia khi mà vấn đề tồn tại lệnh cấm vận. Bởi vậy, từ đầu thập kể 90, chính phủ Mỹ dần dần nới lỏng và đi tới chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận vào ngày 3/2/1994. Từ đó, quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu có điều kiện hình thành và phát triển. Tiếp theo sau đó, Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm các nước: Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Việt nam) lên nhóm Y ít bị hạn chế về thương mại hơn (gồm Liên Xô cũ; các nhóm thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông cổ, Lào, Campuchia, Việt Nam). Bộ vận tải và bộ thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ của Việt Nam vào được cảng của Mỹ (nhưng còn phải hạn chế xin phép trước 3 ngày). Ngay từ khi chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MEN); quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập mà các nước phát triển cam kết dành cho các nước đang phát triển (GSP) các doanh nghiệp Việt Nam đã dần bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ. Quyết định huỷ bỏ lệnh cấm vận này chính là tiền đề, là cơ sở cho sự khai thông quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Hàng dệt may Việt Nam với ưu thế giá rẻ, chất lượng được đánh giá cao và thời gian giao hàng được xếp vào loại tốt nhất Châu á, đã từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ đầy rẫy những khó khăn và thử thách này. 2.3. Những chính sách thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may của Việt Nam. Chỉ sau khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam được xoá bỏ thì hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nói chung, và hàng dệt may nói riêng mới có cơ hội và điều kiện để xâm nhập vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên chính sách thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam còn phụ thuộc vào các bước tiến trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Bên cạnh hàng dệt may Việt Nam chưa được hưởng chế độ ưu đãi từ phía Mỹ thì hàng dệt may còn phải chịu sự chi phối bởi các quy định trong chính sách thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Theo các chuyên gia vấn đề dệt may sẽ được phía Mỹ đề cập trong khuôn khổ đàm phán song phương về vấn đề Việt Nam gia nhập WTO như họ đã làm với Trung Quốc. Từ năm 2003 Mỹ đã áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam. Mặc dù đã áp dụng hạn ngạch nhưng phía Mỹ vẫn tiếp tục dùng các biện pháp hạn chế khác như: điều tra chống phá giá, đánh thuế đối kháng. Mà đôi khi các biện pháp này được cố tình sử dụng nhằm hạn chế thương mại. Đối với mặt hàng dệt may, thị trường Mỹ có nhiều đẳng cấp, yêu cầu pbhong phú về chủng loại mặt hàng không khó tính lắm như thị trường EU và Nhật nhưng đòi hỏi phải phong phú và luôn đổi mới mẫu mã chất lượng. * Chính sách thuế quan. Mỹ đã áp dụng thuế quan trên cơ sở giá FOB thấp hơn giá CIF nên mức độ bảo hộ bằng thuế quan của Mỹ cũng thấp hơn so với các nước khác. - Thuế suất: Mặc dù mức thuế suất MFN trung bình của Mỹ là 5,7% năm 1993, nhưng mức thuế áp dụng đối với các sản phẩm dệt là 10,3% và sản phẩm may là 11,3%. Một số nhóm sản phẩm còn phải chịu thuế cao hơn như quần áo 13,7%, sợi Filament nhân tạo 13,3%. Riêng với các loại sản phẩm dệt, mức độ bảo hộ thực tế còn cao hơn vì thuế suất áp dụng cho sản phẩm đầu vào chỉ là 3% nhưng đối với sản phẩm gia công đã gia công chế biến thì thuế suất có thể cao hơn gấp 3 lần. Đối với hàng dệt may Việt Nam do vẫn chưa được hưởng chế độ ưu đãi về thuế nên mức thuế suất vẫn rất cao, thường từ 40 - 90%, đây cũng là một cản trở lớn đối với khả năng cạnh tranh và xâm nhập vào thị trường Mỹ. Biểu 3: Các mức thuế suất của Mỹ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Mỹ. TT Mặt hàng Thuế suất MFN (%) Thuế suất phổ thông (%) Mức chênh lệch (%) 1 Sản phẩm dệt 10,3 51,1 44,8 2 Sản phẩm may mặc 13,4 68,9 55,5 Nguồn: Vietnam - USTrade. * Chế độ visa xuất khẩu: Mỹ buộc một số nước phải ký thoả thuận về việc áp dụng chế độ visa xuất khẩu đối với hàng dệt may. Nước đối tác xác nhận dưới dạng đóng dấu vào hóa đơn hay giấy phép trước mỗi chuyến hàng đối với các sản phẩm dệt nhập khẩu vào Mỹ phải ghi rõ tem, mác theo qui định: các thành phần sợi được sử dụng có tỷ trọng trên 50% sản phẩm ghi rõ tên, các loại nhỏ hơn 5% phải ghi là "các loại sợi khác" phải ghi tên hãng sản xuất, số đăng ký do Federal Trade Commission (FTC) của Mỹ cấp. Biện pháp này được thực hiện để quản lý hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Quy định về visa này được áp dụng cho sản phẩm chịu hạn ngạch và không chịu hạn ngạch, mặc dù các sản phẩm chịu quota đã phải chứng minh xuất xứ của mình khi muốn xuất xứ vào thị trường Mỹ. Sau khi các nước ấn Độ, Pakistan và Hồng Kông kiện Mỹ tại cơ quan quản lý hàng dệt may của WTO (TMB), đầu năm 1999 Mỹ đã phải bỏ áp dụng chế độ trên đối với các sản phẩm đã hoà nhập theo hiệp định. Còn đối với các nước chưa phải là thành viên của WTO, trong đó có Việt Nam thì Mỹ vẫn đơn phương áp dụng mà không chịu bất kỳ áp lực nào cả. 3. Những mặt thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 3.1. Những mặt thuận lợi: Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường hàng dệt may có tiềm năng lớn của Việt Nam. Như đã phân tích về đặc điểm thị trường hàng dệt may của Mỹ ở trên, Mỹ là một thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (hàng năm Mỹ phải nhập khẩu khoảng 60 tỷ USD). Đây thực sự là điều hấp dẫn các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam, mà cụ thể ở đây đại diện cho ngành dệt may Việt Nam là Tổng công ty dệt may Việt Nam (vinatex) thực sự có lợi khi xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Mỹ. Với dân số đông thu nhập cao, và chi phí của dân cư Mỹ đầu tư vào việc mua sắm hàng may mặc thuộc loại cao trên thế giới, đây cũng là nơi thị trường mốt cũng khá phát triển. Trải qua nhiều năm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, hiểu biết luật pháp, lối sống của người Mỹ. Đó cũng là thuận lợi rất lớn khi tiến hành xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Với đường lối đúng đắn của Đảng và chính phủ tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho mọi doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đặc biệt đáng chú ý là chính phủ đang thông qua cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005. Với cơ chế mới này mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu, tiến tới xoá bỏ những rào cản pháp lý, thủ tục gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu. Khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế trong đó có thị trường Mỹ của doanh nghiệp Việt Nam sẽ thuận lợi hơn. * Việt Nam lại là một trong những nước có môi trường pháp lý; môi trường hành chính, môi trường tài chính ngân hàng; cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... ngày càng hoàn thiện. * Hàng dệt may của Việt Nam đã có nhiều cải tiến về mẫu mã lại được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, giá lại rẻ, cho nên đó cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc xuất khẩu. * Việt Nam đi sau trong việc hội nhập kinh tế nên có điều kiện tiếp thu, các công nghệ kỹ thuật mới và tiên tiến cũng như tiếp thu những kinh nghiệm của các nước đi trước. * Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường có qui mô vừa và nhỏ nên có những lợi thế mà các doanh nghiệp lớn không có được như: + Linh hoạt và thích nghi dễ dàng với sự biến động của thị trường. + Có khả năng tận dụng mọi nguồn lao động khắp các miền của đất nước, từ thành thị đến nông thôn. + Không cần vốn lớn, có điều kiện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. + Dễ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, mẫu mã để mở rộng thị trường. + Có điều kiện trợ lực tốt cho các doanh nghiệp có qui mô lớn, chẳng hạn như hoạt động dưới dạng chân rết cho các tổng công ty trong sản xuất kinh doanh. 3.2. Những mặt khó khăn: * Thị trường Mỹ quá rộng và lớn lại là thị trường áp dụng hạn ngạch, hệ thống luật pháp của Mỹ quá phức tạp, do đó đã gây trở ngại không ít trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. * Tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ lại rất cao. Nhiều nước trên thế giới có lợi thế tương tự như Việt Nam đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu, cho nên chính phủ và các doanh nghiệp của các nước này đều quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ thâm nhập giành thị phần trên thị trường Mỹ. Đây cũng được xem là khó khănkhách quan tác động đến khả năng thâm nhập sản phẩm của Việt Nam trên thị trường này. * Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hiện nay đều phải chịu thuế suất ở mức cao từ 30% đến 90%, nên cũng khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác được ưu đãi về thuế. * Tổng công ty dệt may Việt Nam cũng bị hạn chế trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu thị trường, hình thành ý tưởng sản phẩm. Đây cũng là một khó khăn lớn. Bên cạnh đó nguyên phụ liệu cho ngành may chủ yếu lại nhập từ nước ngoài. * Do hạn chế về vốn cho nên tổng công ty vẫn chưa đủ sức để thực hiện được những hợp đồng lớn, nhất là có những lúc đơn đặt hàng nhiều. Nói tóm lại, việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn. Để tăng doanh thu cho hoạt động xuất khẩu thì đòi hỏi trong thời gian tới Tổng công ty phải có những giải pháp tận dụng những lợi thế, khắc phục những khó khăn. 4. Tầm quan trọng và khả năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ Như đã phân tích về vai trò của hoạt động xuất khẩu nói chung ở trên (chương I) thì ta đã thấy rõ, tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. Có thể nói, đẩy mạnh xuất khẩu là yêu cầu tất yếu khách quan không chỉ của các nước đang phát triển mà còn đối với tất cả các quốc gia khác trên thế giới nếu họ muốn có một sự phát triển thật sự hoàn chỉnh. Còn khi ta nói tới hoạt động xuất khẩu hàng may mặc nói riêng thì ta thấy rằng công nghiệp may mặc thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước. Ngành công nghiệp may có khả năng tạo nhiều công việc làm cho người lao động, tăng theo lợi nhuận để tích lũy làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội. Xét một cách tổng thể thì công nghiệp may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Khi ngành may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này. Tầm quan trọng của ngành may mặc đặc biệt to lớn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hóa quốc tế. Xuất khẩu hàng may mặc đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hóa sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế phát triển. Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường hàng dệt may có tiềm năng lớn của Việt Nam. Như đã phân tích về đặc điểm về thị trường hàng dệt may của Mỹ ở trên, Mỹ là một thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (hàng năm Mỹ phải nhập khẩu khoảng 60 tỷ USD). Đây thực sự là điều hấp dẫn các doanh nghiệp may của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty dệt may nói riêng trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Mỹ. Mặc dù sản phẩm may mặc của Việt Nam vẫn chưa được hưởng ưu đãi từ phía Mỹ, như phải chịu thuế cao cũng như bị áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thương mại khác nhưng các mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty vẫn được nhiều khách hàng Mỹ vẫn ký kết đặt hàng. Cho đến nay thị trường Mỹ vẫn chiếm vào hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Đó cũng là một thành công lớn của Tổng công ty trong việc phát triển thị trường Mỹ. Biểu 4: Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ (Trị giá FOB) Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD) Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ (USD) Tỷ trọng % 2003 2484.260.000 1382.120.000 55,64 2004 2505.640.000 2005.620.000 80,05 2005 3066.920.000 2965.190.000 96,68 Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam - Báo cáo xuất khẩu năm 2003 - 2005. Qua bảng trên cho ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng công ty năm 2003 là 1382.120.000 USD, chiếm 55,64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Đến năm 2004 đã tăng lên là 2005.620.000 USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 2505.000 USD chiếm 80,05%. Từ đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ trên tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh, cho đến năm 2005 thì chiếm 96,68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng công ty luôn luôn xác định thị trường Mỹ là thị trường quan trọng, cần tập trung mọi nguồn lực vào đó. Thị trường Mỹ trong tương lai vẫn là một trong những tiềm năng lớn. Thêm vào đó, Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, mặc dù ta mới biết thêm là đến cuối năm 2005 thì Việt Nam vẫn chưa được gia nhâpu tổ chức này, nhưng với hy vọng khi là thành viên của tổ chức này thì Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) được hưởng thuế suất thấp hơn nhiều so với hiện nay và theo hiệp định ATC của WTO thì các nước thành viên sẽ không phải chịu áp dụng hạn ngạch. Đó cũng là những lợi thế rất lớn đối với sản phẩm dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ là vô cùng lớn. Theo số liệu của Bộ thương mại, hàng dệt may của Việt Nam chỉ chiếm 3,2% trên thị trường Mỹ, một thị trường rộng lớn tới hơn 60 tỷ USD riêng hàng nhập khẩu. 5. Phân tích tình hình xuất khẩu của Tổng công ty vào thị trường Mỹ 5.1. Các sản phẩm chính: Kể từ khi mới thành lập cho đến nay, Tổng công ty đã xác định được hướng đi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đó là hướng vào xuất khẩu. Vì vậy các sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty đều hướng vào xuất khẩu, trong đó các sản phẩm chính để xuất khẩu là những sản phẩm may và sản phẩm dệt kim, còn sản phẩm tiêu thụ trong nước chủ yếu là các sản phẩm sợi. Biểu 5: Cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc của Tổng công ty sang thị trường Mỹ Đơn vị: 1000 USD. Mặt hàng 2003 2004 2005 1. Jacket và áo khoác các loại 89.021 90.780 95.910 2. Sơ mi 31.613 34.510 40.120 3. Quần 11.950 17.520 24.112 4. Hàng dệt kim 36.502 42.511 48.210 5. Quần áo các loại khác 12.163 10.216 13.126 Sự gia công liên tục về số lượng về các mặt hàng xuất khẩu đã làm cho doanh số và giá trị FOB xuất khẩu tăng nhanh. Đây cũng là một dấu hiệu tốt trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 5.2. Kênh tiêu thụ chính: Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 7 trên thị trường Mỹ, với tổng giá trị xuất khẩu năm 2003 đạt đến 2,48 tỷ USD, tăng 161,4% về giá trị và 131,07% về sản lượng so với năm 2002, và cho đến năm 2005 thì trị giá xuất khẩu đạt đến xấp xỉ 5 tỷ USD tăng từ 0,6 đến 0,8 tỷ USD so với năm 2004. Việt Nam đã được đánh giá là một thị trường ưa thích của các nhà nhập khẩu Mỹ vì giá cả các sản phẩm phải chăng và có chất lượng ổn định. Sơ đồ: Kênh phân phối hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Quốc gia thứ 3 (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông) Các công ty bán lẻ và cửa hàng nhỏ Mỹ Nhà sản xuất Việt Nam Nhà sản xuất Mỹ Người tiêu dùng Mỹ 2 1 Tuy nhiên, hiện nay rất ít các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ. Vì theo tập quán thương mại của Mỹ thì Mỹ thường giao dịch theo giá FOB trong khi Việt Nam chủ yếu lại gia công xuất khẩu. Chính phủ luôn có các chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu được sản phẩm của mình sang Mỹ, nhưng còn quá nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa thể đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là qua kênh 3 mà xuất khẩu qua kênh 1 và 2 là rất ít. Xuất khẩu qua kênh 3 bao gồm các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông với các mặt hàng như: quần Jean, quần áo dệt kim, các loại găng tay... 5.3. Các giai đoạn chính của hoạt động xuất khẩu: * Trước kia: Hàng dệt may Việt Nam thâm nhập được vào thị trường Mỹ là cả một sự nỗ lực to lớn của không những bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính phủ, các Bộ, Ban ngành và các thành phần kinh tế có liên quan. Tuy còn gặp rất nhiều trở ngại trên con đường thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC708.doc
Tài liệu liên quan