- Việc thanh toán Hải quan còn chậm chưa kịp thời,công tác giao kế hoạch vẫn chưa thật sự đảm bảo sự cân đối với năng lực đã dẫn đến việc làm thêm giờ của các xí nghiệp vẫn còn nhiều và từ đó cũng ít nhiều gây khó khăn cho việc chỉ đạo và chỉ huy sản xuất của các xí nghiệp (về công tác kế hoạch, xuất nhập khẩu)
- Lĩnh vực kinh doanh nội địa đã có nhiều tiến bộ, bước đầu tạo ra được chiến lược phát triển nhưng tốc độ còn chậm và chưa có bứt phá tăng trưởng rõ rệt. Công tác thiết kế tuy có được quan tâm nhưng vẫn còn rất yếu, chưa thể hiện phong cách Đức Giang.
- Công tác phát triển thương hiệu và xây dựng văn hoá may Đức Giang còn chậm. Đã xây dựng được website công ty nhưng mới hoạt động và chưa hấp dẫn sinh động
- Công tác đánh giá khách hàng tại các liên doanh có tiến bộ hơn,nhưng chưa đảm bảo duy trì thường xuyên, lúc đạt lúc không, có khách hàng phải đánh giá lại đến lần thứ ba mới đạt.
43 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 6871 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Tổng công ty Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các cụm
Các cụm
Các cụm
Các cụm
1.4.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Tổng công ty Đức Giang chuyên sản xuất hàng may mặc, sản xuất thuộc dạng phức tạp, kiểu liên tiếp. Sản phẩm được sản xuất qua nhiều công đoạn kế tiếp nhau và tất cả đều đi qua các bước sau:
Chuẩn bị sản xuấtà Cắtà Mayà Làà KCSàThành phẩmà Đóng góià Nhập kho.
Riêng đối với mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật cần thêu hoặc giặt, mài thì trước khi may phải qua thêu và trước khi là thành phẩm phải qua công đoạn giặt. Ta có thể thấy quy trình sản xuất của công ty được tiến hành như sau:
* Chuẩn bị sản xuất: Khi công ty nhận được đơn đặt hàng và nguyên liệu do bên đặt hàng cung cấp cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật, nhóm kỹ thuật công ty sẽ tiến hành mẫu đối (sản xuất thử). Sản phẩm chế thử sẽ được gửi cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia và bên đặt hàng kiểm tra (đối với gia công, nhận sản xuất theo đơn đặt hàng) và đóng góp ý kiến về sản phẩm làm thử.
Sau khi sản phẩm làm thử được duyệt sẽ được đưa đến phân xưởng để làm mẫu cứng, các nhân viên phòng kỹ thuật sẽ giác mẫu sơ đồ trên máy sao cho nguyên liệu bỏ đi là nhỏ nhất.
* Tổ cắt : sẽ nhận nguyên vật liệu từ quản đốc phân xưởng, tiến hành kiểm tra vải, sau đó trải vải, cắt theo mẫu gốc, viết số, phối kiện và đưa đến từng tổ may.
* Tổ may: cũng được chuyên môn hoá bằng cách mỗi người may một bộ phận của sản phẩm như: may tay, may thân, may cổ, vào chun, vào khoá
Trong quá trình cắt may, mỗi thợ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra về mặt kỹ thuật và một thợ thu hoá làm nhiệm vụ thu thành phẩm cuối dây chuyền sản xuất và chuyển sang cho tổ giặt là.
* Tổ là: thực hiện giai đoạn cuối của quy trình công nghệ là là toàn bộ sản phẩm và được đưa đến bộ phận KCS của phân xưởng.
* KCS: Sản phẩm đưa đến được kiểm tra lần cuối cùng, nếu đủ tiêu chuẩn chất lượng thì được chuyển vào kho hoàn thành.
* Hoàn thành: Sản phẩm đủ tiêu chuẩn được đóng gói và nhập kho chờ xuất đi.
Quy trình công nghệ may (theo đơn đặt hàng ) được khái quát qua sơ đồ sau:
Bảng 1-2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Tổng công ty Đức Giang
Đơn đặt hàng
Giao nhận Nguyên phụ liệu
Sản xuất mấu đối ( chế thử)
Giác mẫu
Nhập kho
Cắt bán thành phẩm
Phối mẫu
Đóng gói
Duyệt mẫu và thông số kỹ thuật
Xí nghiệp
Tổ là tẩy
KCS
Thành phẩm
Thu hoá sản phẩm
Tổ may
Tổ cắt
( Nguồn: Phòng KT-CN năm 2006 )
1.4.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty
Công ty có hệ thống máy móc đầy đủ và đa dạng, phục vụ cho toàn bộ quá trình sản xuất, từ khâu thiết kế tới khâu tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty có xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu là Nhật Bản và Trung QuốcCông ty có nhiều loại máy móc hiện đại chiếm 58% trên tổng số máy móc toàn doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong quá trình may, công ty thường sử dụng loại may 1 kim.Tuy nhiên, từ năm 2005, công ty đã đầu tư thêm 200 máy may 2 kim với tổng giá trị lên tới gần 1tỷ đồng. Việc làm này đã giúp cho công ty sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn và làm tăng doanh thu lên mức đáng kể. Tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, năm 2006, công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm 253 máy may 2 kim để phục vụ cho sản xuất, nâng tổng số máy may 2 kim của công ty lên 453 máy.
Bảng 1-3: Danh mục máy móc thiết bị của công ty đến ngày 31-12-2008
STT
Tên thiết bị
Số lượng (chiếc)
01
Số dây chuyền may
144
02
Máy may 1 kim
4.701
03
Máy may 2 kim
453
04
Máy vắt sổ
325
05
Máy thùa khuyết
88
06
Máy đính cúc
104
07
Máy vẽ sơ đồ
12
08
Máy cắt
90
09
Hệ thống giặt mài
07
10
Thiết bị chuyên dùng khác
1.329
Nguồn: Phòng tổ chức sản xuất năm 2008
1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty
Tổng công ty Đức Giang tổ chức quản lý theo phương pháp “trực tuyến chức năng”, kiểu tổ chức này rất phù hợp với tình hình hoạt động và phương hướng phát triển chung của toàn doanh nghiệp. Theo cơ cấu này, các CBCNV trong công ty gắn với chức năng nhiệm vụ của họ, chuyển các thông báo, chỉ đạo của cấp lãnh đạo cao nhất đến cho tất cả mọi nhân viên trong công ty. Tuy nhiên cách tổ chức này cũng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Bảng 1-4: Bộ máy quản lý Tổng công ty Đức Giang
GĐ điều hành kỹ thuật
GĐ điều hành TC&KD
GĐ điều hành XNK
GĐ điều hành sản xuất
GĐ điều hành nội chính
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng
cơ điện
Phòng
kỹ thuật công nghệ
Phòng
kinh doanh tổng hợp
Phòng
tài chính kế toán
Phòng
kinh doanh XNK
Phòng
kế hoạch vật tư
Phòng
đầu
tư
Phòng
ISO
Phòng
tổng hợp
Phòng
đời sống
Tổ chức lao động
Đội bảo vệ PCCC
Đội xe
Trạm y tế
1.5.1 Ban kiểm soát: có chức năng kiểm soát tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.5.2 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, đại diện cho đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề tiền lệ của công ty giữa hai kỳ đại hội.
1.5.3 Tổng giám đốc (kiêm chủ tịch hội đồng quản trị công ty) là ông Hoàng Vệ Dũng. Là người đứng đầu đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
Các Giám đốc điều hành:
+ Giám đốc điều hành kỹ thuật: có chức năng tham mưu, phụ giúp và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc nghiên cứu mẫu hàng và các loại máy móc kỹ thuật trong công ty.
+ Giám đốc điều hành tài chính và kinh doanh: phụ trách về tình hình tài chính và kinh doanh của toàn công ty và phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.
+ Giám đốc điều hành xuất nhập khẩu: quản lý và điều hành tất cả các công việc có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá trong toàn bộ công ty, tổ chức triển khai các nhiệm vụ XNK như tham gia kí kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài.
+ Giám đốc điều hành sản xuất: có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các kế hoạch, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Giám đốc điều hành nội chính: có chức năng sắp xếp các công việc của công ty, trực tiếp điều hành công tác lao động, tiền lương, bảo hiểm y tế, tuyển dụng, đào tạo cán bộ, chăm lo đời sống cho anh chị em nhân viên trong công ty.
1.5.5 Các phòng chức năng gồm:
+ Phòng cơ điện: phụ trách quản lý về điện tiêu dùng, điện sản xuất, và đồng thời quản lý tất cả máy móc sản xuất trong toàn công ty.
+ Phòng kỹ thuật công nghệ: xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ, quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định mức nguyên phụ liệu, kỹ thuật chất lượng sản phẩm và sản xuất mẫu chào hàng cho doanh nghiệp.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: có nhiệm vụ đề xuất các phương án kinh doanh, nghiên cứu về nhu cầu thị trường, tìm kiếm đơn đặt hàng cho công ty. Đồng thời quản lý các cửa hàng đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của may Đức Giang.
+ Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ thanh toán, quyết toán các hợp đồng, trả lương cho CBCNV, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các kỳ báo cáo và theo dõi tài sản cũng như quản lý mọi mặt hoạt động của công ty.
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập khẩu, duy trì và tìm kiếm bạn hàng, đối tác làm ăn mới, làm ổn định và gia tăng doanh thu cho công ty.
+ Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ theo dõi, nắm chắc tình hình, thông tin về các nguyên vật liệu, khả năng đáp ứng của từng nhà thầu phụ theo định hướng sản phẩm để tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất toàn công ty.
+ Phòng đầu tư: có chức năng nghiên cứu thị trường, phối hợp cùng các phòng ban có liên quan, thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
+ Phòng ISO: có nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 (ISO 9001) và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO-14001.
+ Văn phòng tổng hợp: có chức năng văn thư và lưu trữ, tham mưu cho Giám đốc điều hành nội chính về tổ chức quản lý việc hành chính, y tế, bảo vệ, công tác phục vụ CBCNV công ty, phòng mẫuđể cho họ có một môi trường làm việc ngày một tốt hơn.
+ Phòng đời sống: Chuyên lo chăm sóc sức khoẻ, đời sống phục vụ việc ăn uống cho CBCNV trong thời gian làm việc tại công ty. Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng công ty.
1.6 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Đức Giang
Sau gần 20 năm thành lập, doanh nghiệp từ một xí nghiệp kinh doanh nhỏ bé với số vốn 1.265.000.000 VNĐ đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp lớn hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam với số vốn điều lệ lên tới 51.855.000.000 VNĐ (thặng dư vốn là 20 tỷ đồng). Tuy cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước, mang tính toàn cầu và đang có xu thế ngày càng trầm trọng hơn, chuyển dần từ khủng hoảng tài chính sang khủng hoảng kinh tế khiến nhiều công ty, doanh nghiệp lớn trên thế giới bị phá sản, các công nhân lao động bị sa thải nhiều thì tính đến hết tháng 12/2008, lao động tại trụ sở chính công ty hiện là 3.349 người (tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái), tiền lương bình quân khối sản xuất đạt 2.272.000đ/người/tháng. Chính sách hỗ trợ sinh hoạt cho CBCNV vẫn được duy trì thường xuyên như hỗ trợ thuê nhà, đi lại, ăn ca, nhà trẻ, tiếp tục giảm giờ làm việc...Doanh thu 6 tháng đầu năm 2008 của công ty là:
GTSXCN : 124.300 triệu VNĐ
DT : 287.612 triệu VNĐ
XK : 16,4 triệu USD
Năng suất lao động tăng so với cùng kỳ: May 2 – 20,1%; May 8 – 12,3%; May 9 – 5,4%; May 6 – 4,1%; May 4 – 3,4%Doanh thu may mặc nội địa tăng trưởng mạnh-đạt 240% so với cùng kỳ.
Chỉ tính riêng tháng 12/2008, doanh thu tại Đức Giang đạt 704.949 USD (tăng 12%) và toàn bộ hệ thống Đức Giang đạt 1.712.000 USD (tăng 17%) so với tháng 12/2007.
Có thể khái quát tình hình kết quả kinh doanh của công ty trong ba năm trở lại đây như sau:
Bảng 1-5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
Năm
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Nộp ngân sách
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2005
566,125,908,194
1,471,529,752
4,421,682,596
2006
684,475,219,634
1,845,187,709
9,143,262,949
2007
699,273,546,287
5,984,371,276
12,095,128,537
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty
Những con số trên đây giúp ta có thể nhận thấy Tổng công ty Đức Giang đang trên đà phát triển mạnh, chứng tỏ đường lối công ty đề ra là rất đúng đắn. Lợi nhuận hằng năm của công ty đều tăng hơn so với các năm trước (đặc biệt là trong tình trạng khủng hoảng tài chính như hiện nay). Điều này là do sự phối hợp chặt chẽ và mang tính xây dựng giữa các thành viên trong Ban giám đốc công ty, cho thấy công ty đã và đang tìm mọi biện pháp để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đưa Đức Giang đang trên đà phát triển ngày một vững mạnh hơn, tạo công ăn việc làm cho các lao động công ty, là chỗ dựa vững chắc cho toàn bộ anh chị em CBCNV, thực hiện triệt để phương châm của công ty đã đề ra: “nỗ lực vượt qua khủng hoảng và thành công”.
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Một điều xuất phát từ thực tế là hạch toán kế toán có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi công ty. Do vây, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, trước tiên cần phải xây dựng được bộ máy kế toán tốt và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Nhận thức rõ được điều đó, Tổng công ty Đức Giang đã dựa vào đặc điểm hoạt động kinh tế của mình để xây dựng bộ máy kế toán tập trung, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Phòng kế toán công ty là nơi thực hiện toàn bộ công tác kế toán, từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc như thu nhận, xử lý và luân chuyển chứng từNgoài ra, trong công ty còn có các nhân viên hạch toán riêng có nhiệm vụ xử lý sơ bộ chứng từ phát sinh hàng ngày tại các xí nghiệp thành viên, các phân xưởng và định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm của công ty.
Ta có thể khái quát sơ đồ bộ máy kế toán như sau:
Sơ đồ 2-1: Bộ máy kế toán tại công ty Đức Giang
Kế toán trưởng
(trưởng phòng)
Kế toán tổng hợp
(phó phòng)
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán công nợ phải trả
Kế toán TSCĐ & CCDC
Kế toán tiền vay
Kế toán TGNH
Kế toán tiền mặt
Kế toán thành phẩm
Kế toán tập hợp chi phí và tính GT
Kế toán NVL
Kế toán DT và các khoản phải thu
Kế toán sản phẩm nội địa
Thủ quỹ
Phòng tài chính kế toán của công ty có 15 người, mỗi người phụ trách một lĩnh vực khác nhau, đứng đầu là kế toán trưởng (trưởng phòng) có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính, phân tích tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đề xuất với tổng giám đốc các biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ của số liệu kế toán.
- Phó phòng (kiêm kế toán tổng hợp): có nhiệm vụ căn cứ vào số liệu của các phần hành kế toán khác do các kế toán viên cung cấp để vào sổ tổng hợp cân đối, theo dõi các tài khoản liên quan và lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước.
- Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán có liên quan đến tiền mặt của công ty.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép đầy đủ tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến TGNH như tính liên tục của GBN, GBC
- Kế toán tiền vay: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ có liên quan đến tiền vay của công ty.
- Kế toán TSCĐ và CCDC: theo dõi toàn bộ tình hình biến động tăng giảm TSCĐ ở công ty, phân bổ kịp thời và chính xác giá trị hao mòn của TSCĐ. Lên kế hoạch thực hiện đúng lịch trình bảo dưỡng, sửa chữa từng loại máy móc theo qui định công ty.
- Kế toán công nợ phải trả: có nhiệm vụ theo dõi công nợ theo từng đối tượng khách hàng. Theo dõi công nợ theo hợp đồng,hạn thanh toán, bù trừ công nợ giữa các đối tượng công nợ với nhau
- Kế toán lương và BHXH: ghi sổ chi tiết theo dõi tiền lương và các khoản trích của công nhân viên để ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
- Kế toán nguyên vật liệu (2 người): theo dõi tình hình nhập,xuất,tồn nguyên vật liêu,hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Cuối tháng tổng hợp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương,bảng tổng hợp vật liệu xuất dùngvà các nhật ký chứng từ có liên quan để phản ánh vào sổ tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) để phân bổ chi phí sản xuất và tính ra giá thành cho từng mặt hàng cụ thể.
- Kế toán thành phẩm: có nhiệm vụ quản lý danh mục thành phẩm,theo dõi giá cả số lượng các mặt hàng được lưu trữ trong nhiều kho và tự động tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền mà công ty đã lựa chọn.
- Kế toán sản phẩm nội địa: quản lý về tất cả các mặt hàng may mặc tiêu thụ trong nội địa. Hằng ngày kế toán có nhiệm vụ vào các sổ chi tiết, lên bảng cân đối Nhập-Xuất-Tồn, và thường xuyên so sánh, kiểm tra số lượng hàng tồn thực tế tại kho, các đại lý với trên sổ sách.
- Kế toán doanh thu và các khoản phải thu: có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ có liên quan đến doanh thu,các khoản phải thu của công ty. Theo dõi tình hình nợ đến hạn phải thu của từng khách hàng hay tiền tạm ứng cho CNV thừa chưa thanh toánđể từ đó phối hợp với kế toán lương tìm ra biện pháp thích hợp.
- Thủ quỹ (được bố trí ở một phòng riêng biệt): chỉ có trách nhiệm thu, chi tiền mặt cho toàn bộ hoạt động của công ty, ghi sổ quỹ hàng ngày những nghiệp vụ phát sinh và cuối ngày đối chiếu sổ sách với kế toán tiền mặt ở phòng kế toán. Phải đảm bảo tính khớp đúng giữa các sổ sách và số tiền còn tồn trong két công ty.
2.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty
- Chế độ kế toán: Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi,bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán:VNĐ
- Nguyên tắc kế toán và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:theo tỷ giá hạch toán của ngân hàng Ngoại thương.
- Niên độ kế toán:
+ Niên độ kế toán:được bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
+ Kỳ kế toán: hằng quý
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo giá trị còn lại
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ mà công ty đang áp dụng: theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Khấu hao trích theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 do Bộ tài chính ban hành.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: doanh thu của công ty được ghi nhận khi viết hoá đơn, xuất hàng cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào khách hàng đã thanh toán hay chưa thanh toán.
- Phương pháp tính và nộp thuế: công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán.
- Lập dự phòng phải thu khó đòi: trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên độ kế toán.
- Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: với đặc điểm bộ máy kế toán của mình,công ty đã thực hiện hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Hình thức này có ưu điểm là giảm nhẹ bớt khối lượng ghi sổ, số liệu thường xuyên được tiến hành đối chiếu, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính, lập báo cáo kế toán. Hệ thống sổ sách của công ty cũng được doanh nghiệp mở theo quy định. Bao gồm:
+ Sổ Nhật ký-chứng từ
+ Sổ cái các tài khoản
+ Bảng kê chứng từ
+ Các bảng phân bổ
+ Thẻ kế toán chi tiết
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán trên máy theo hình thức Nhật ký- Chứng từ
Sơ đồ 2-2: Trình tự hạch toán trên máy theo hình thức
Nhật ký-Chứng từ.
Chứng từ gốc
Máy vi tính
Mã đối tượng KT
Nội dung nghiệp vụ
Ghi thẳng vào các sổ chi tiết, tài khoản liên quan,
Tổng hợp số liệu ghi vào bảng kê chứng từ tài khoản, sổ cái tài khoản, bảng tổng hợp,
Máy tự động kết chuyển dư Nợ, dư Có của tài khoản bị kết chuyển sang tài khoản được kết chuyển phản ánh trên mẫu có sẵn và in ra, mẫu báo cáo, sổ, bảng cần thiết.
Bút toán kết chuyển
Quy trình hạch toán theo hình thức Nhật ký-Chứng từ
Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán: Công ty hiện đang sử dụng cả 4 loại báo cáo, bao gồm:
Tên báo cáo
Kỳ lập nộp báo cáo
Nơi gửi báo cáo
Bảng cân đối kế toán
Hằng quý
Cơ quan Thuế
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hằng quý
Cơ quan Thuế
Báo cáo kết quả hoạt động SXKD
Hằng quý
Cơ quan Thuế
Thuyết minh báo cáo tài chính
Hằng quý
Cơ quan Thuế
2.3 Tổ chức một số phần hành kế toán cụ thể tại công ty
2.3.1 Phần hành kế toán Nguyên vật liệu
2.3.1.1 Đặc điểm chung
Tổng công ty Đức Giang là một doanh nghiệp may mặc có quy mô hoạt động lớn, chính vì vậy nên nguyên vật liệu của công ty cũng bao gồm rất nhiều loại. Để quản lý được tốt từng loại, tránh xảy ra tình trạng nhầm lẫn hay thất thoát nên công ty đã phân nguyên vật liệu thành hai loại chủ yếu: là nguyên vật liệu chính và phụ liệu. Nguyên vật liệu chính bao gồm có vải ngoài, vải lótPhụ liệu gồm có các loại chỉ, cúc, chun, giấy chống ẩmMỗi loại cũng có một chế độ bảo quản nghiêm ngặt riêng, thực hiện đúng theo quy định của công ty đề ra như: sắp xếp vật tư, hàng hoá, phương tiện trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng từng loại, có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường để tiện cho công việc kiểm tra.
Kế toán công ty tính giá nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền.
2.3.1.2 Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho,phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT
2.3.1.3 Hệ thống sổ sử dụng:
Sổ kế toán chi tiết: bao gồm thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn.
Sổ kế toán tổng hợp: sổ cái tài khoản 152,153
Tổ chức hạch toán Nguyên vật liệu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2-3: Hạch toán nguyên vật liệu
Bảng phân bổ vật liệu
Bảng kê 4,5,6
Sổ chi tiết vật liệu
NKCT số 7
Báo cáo tài chính
Sổ cái TK 152,153
Ghi chú :
Nhập dữ liệu hàng ngày :
Đối chiếu :
Ví dụ về phần hành NVL: quy trình ghi sổ của công ty diễn ra như sau:
Phiếu nhập kho của khách hàng nào, căn cứ trên định mức của mã hàng đó và lượng sản xuất tương đương đi cùng mã, dựa vào phiếu XNK, kế toán hoạch toán làm nhập. Về đến kho, kho nhận, thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho. Kế toán thu phiếu nhập về để kiểm tra, rồi tiến hành ghi vào Sổ chi tiết NVL, phụ liệu sau đó lên bảng cân đối nhập - xuất - tồn rồi từ đó tiến hành ghi vào sổ cái (sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản) tài khoản 152.
Đơn vị: Tổng công ty Đức Giang-CTCP
Phiếu nhập kho
Số: 113 FOB S’2009 Nhập ngày 31 tháng 12 năm 2008
Họ tên người giao hàng: LL & SPURCHASING CORP
Theo: INVOICE ngày.tháng.năm 2008
Của:
Nhập tại kho: Phụ liệu
STT
Tên nhãn hiệu quy cách, phản ánh vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Hồ sơ ngày về
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền (USD)
ĐNTT
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
L
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
Cúc dập Turnkey
Cúc dập Turnkey
Cúc dập Turnkey
Cúc dập Turnkey
Cúc dập Turnkey
Cúc dập Turnkey
LS199-30/12 TK7657
TQ128
TQ129
TQ131
TQ132
TQ133
TQ134
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
6182
12363
825
1031
1649
2061
6182
12363
825
1031
1649
2061
0,4320
0,4320
0,4320
0,4320
0,4320
0,4320
2,614.99
5,229.55
348.98
436.11
697.53
871.80
24,111
24,111
10,198.95
Phụ trách chi tiêu Kế toán trưởng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
Đã ký Đã ký Đã ký Đã ký
Đơn vị: Tổng công ty Đức Giang-CTCP
Thẻ kho
Tên kho: Phụ liệu ĐVT: bộ
Tên, quy cách vật liệu: Cúc dập Turnkey
Mã số: TQ 128 đến TQ 134
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập, xuất
Nhập
Xuất
Tồn
Ký xác nhận
Số
Ngày
31/12
PNK113
31/12
Tồn kho ngày 1/12/2008
Số PS tháng 12.
.
Nhập kho do mua của LL&SPURCHASING
Cộng PS tháng 12
Tồn kho ngày 31/12
31/12
24,111
251.100
265.645
184.265
169.720
169.720
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Đã ký Đã ký Đã ký
Đơn vị: Tổng công ty Đức Giang-CTCP
Sổ chi tiết NVL, Phụ liệu
Tài khoản: 1522
Tên kho: Phụ liệu
Đơn vị: Bộ
Tên, quy cách vật liệu: Cúc dập Turnkey
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
ĐG
Nhập
Xúât
Tồn
Số
Ngày
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Tồn kho ngày 1/12/08
369,25
184.265
68.039.026
Số PS tháng 12
PNK113
31/12
Nhập kho do mua của LL$SPURCHASING
1122
369,25
24111
8902878,766
169.720
62.615.391
Cộng PS tháng 12
251100
8902878,766
265.645
98.005.335
Tồn kho ngày 31/12
169.720
62.615.391
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Đã ký Đã ký
Đơn vị: Tổng công ty Đức Giang-CTCP
Cân đối Nhập – Xuất – Tồn
Tài khoản: 1522
Phụ liệu
Dư đầu kỳ
Tổng nhập
Tổng xuất
Dư cuối kỳ
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
Cúc dập Turnkey
..
184265
68.039.026
251100
92.581.700
265,645
98.005.335
169720
62.615.391
Thủ kho
Đã ký
Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản
Tài khoản: 1522_Phụ liệu
Từ ngày: 01/10/08 đến ngày: 31/12/08
Số dư nợ đầu kỳ: 9 346 988 833
TK đối ứng
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
112
1121
331
3311
621
621121
621122
Tiền gửi ngân hàng
Tiền VNĐ
Phải trả cho người bán
Phải trả ngắn hạn cho người bán
Chi phí NVL trực tiếp
CP PL TT (hàng FOB)
CP PL P.Bổ ( hàng GC )
.
557 013 843
557 013 843
17 160 748 930
17 160 748 930
17 938 053 924
16 982 132 711
955 920 583
Tổng phát sinh nợ: 17 717 762 773
Tổng phát sinh có: 18 130 038 910
Số dư nợ cuối kỳ: 8 934 712 695
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
Đã ký
2.3.2 Phần hành kế toán TSCĐ
2.3.2.1 Đặc điểm chung
TSCĐ của công ty thường có giá trị lớn và nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau .nên để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, kế toán theo dõi TSCĐ theo phòng ban, phân xưởng sử dụng .
2.3.2.2 Chứng từ sử dụng:
Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
2.3.2.3 Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết bao gồm: Thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ
- Sổ tổng hợp bao gồm: các NKCT, sổ cái các TK 211, 213
Tổ chức hạch toán TSCĐ được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 2-4: Hạch toán tài sản cố định
Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Bảng tính và phân bổ KHTSCĐ.
Bảng kê số 4,5,6
NKCT số 9 (ghi có TK 211 ,212,213)
Thẻ TSCĐ
NKCT số 7
Sổ cái ( TK 211, 213,214)
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ tổng hợp TSCĐ
Báo Cáo Tài chính
Ghi chú :
Nhập dữ liệu hàng ngày :
Đối chiếu :
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH
VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.1 Đánh giá chung về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Tổng công ty Đức Giang đã và đang thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp về quản lý, công nghệ-kỹ thuật-con người, tổ chức sản xuất thích ứng với tình hình mới, đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm mở rộng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5835.doc