LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN. 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH CỦA 5
TRUNG TÂM. 5
I. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. 5
II. Cơ sở vật chất của Trung tâm. 6
III. Tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm. 6
CHƯƠNG II: LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 14
PHẦN II: TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN. 16
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN. 16
CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH DỰ ÁN. 17
CHƯƠNG III: KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN. 19
PHẦN III: MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN. 23
I. Đưa ra được các mẫu thiết kế phù hợp với các nghiên cứu thị trường đã thực hện. 23
II. Đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng mẫu thiết kế. 24
III. Xây dựng được và quảng bá thương hiệu sản phẩm của Trung tâm ra thị trường, từng bước tiến tới thị trường nước ngoài. 24
IV. Đưa sản phẩm ra thị trường. 25
PHẦN IV: CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 26
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU NHU CẦU THỊ TRƯỜNG DA GIẦY TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. 26
I. Thị trường trong nước. 26
II. Thị trường nước ngoài. 31
1. Thị trường EU. 31
2. Thị trường Mỹ 34
3. Nhật Bản. 36
4. Châu Phi. 37
5. Thị trường canada. 37
6. Thị trường khác. 39
CHƯƠNG II: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG ĐỀ RA CÁC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH. 40
CHƯƠNG III: TÌM KIẾM ĐỐI TÁC VÀ XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI. 41
CHƯƠNG III: TÌM KIẾM ĐỐI TÁC VÀ XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI. 42
CHƯƠNG IV:LĨNH VỰC SẢN XUẤT. 44
I. Thiết kế mẫu mốt phù hợp theo nghiên cứu thị trường. 44
II. Nghiên cứu và sử dụng nguyên phụ liệu một cách hợp lý chống lãng phí thất thoát. 44
III. Đề ra các phương án, bố trí sản xuất thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của sản phẩm. 45
IV. Nghiên cứu quy trình công nghệ và quy trình sản xuất để tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. 46
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 51
52 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Trung tâm mẫu và đào tạo thuộc viện nghiên cứu da - Giầy (fatracen), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân phối sản phẩm để kịp thời điều chỉnh nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng lợi nhuận cho mình. Qua đó có thể định vị giá một cách hợp lý.
Từ trước tới nay việc định giá sản phẩm của trung tâm hoàn toàn dựa trên việc xác đinh chi phí cho sản xuất mà chi phí sản xuất của Trung tâm là tương đối lớn do đây không phải là nơi sản xuất đại trà các loại sản phẩm giầy dép, quy mô sản xuất không phải là lớn. Do vậy các nghiên cứu về giá và định giá sẽ phần nào đánh giá đúng giá trị sản phẩm của Trung tâm.
Đánh giá thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm, thương hiệu.
Thu thập phản hồi từ phía khách hàng, người tiêu dùng để cải tiến dịch vụ khách hàng nâng cao tính cạnh tranh. Hoặc chấn chỉnh những nhận thức lệch lạc về thương hiệu, bất lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Đây không phải là hoạt động chính, chuyên môn của Trung tâm nhưng với việc khéo léo thu thập những phản hồi của khách hàng thông qua việc bán hàng sẽ tạo điều kiện rất tốt cho việc phục vụ nhu cầu khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
Định vị thương hiệu.
Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và thị trường về các sản phẩm trên thị trường để qua đó tìm ra một định vị thích hợp cho sản phẩm, thương hiệu của mình. Trung tâm có thể tự thực hiện định vị này cũng có thể sử dụng thêm dịch vụ nghiên cứu thị trường để có được kết quả định vị tốt nhất. Việc định vị thương hiệu là công việc rất quan trọng đối với sản phẩm hơn nữa công việc này cũng rất khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Sản phẩm của Trung tâm đã được định vị là ở mức trung và cao cấp ngay từ khi thành lập do đó việc định vị thương hiệu trong thời gian tiếp theo sẽ duy trì như vậy để không làm thay đổi ấn tượng của khách hàng về sản phẩm của Trung tâm.
Để khách hàng biết đến sản phẩm của mình thì ngoài việc cung cấp sản phẩm thì khách hàng cũng cần biết đến thương hiệu của sản phẩm,biểu tượng của sản phẩm để phân biệt được các loại sản phẩm khac nhau, biết được giá trị của các sản phẩm đó khi họ tiêu dùng nó. Như vậy, ngoài viêc mua sản phẩm ở cửa hàng thì việc nhận biết sản phẩm và giá trị của nó có thể qua tên tuổi, biểu tượng thể hiện trên sản phẩm đó. Việc định vị thương hiệu giúp cho sản phẩm của Trung tâm dễ dàng gia nhập vào thị trường hơn, được biến đến nhiều hơn và do đó việc phát triển nó sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Với những khía cạnh kỹ thuật như vậy nhưng trong thời gian thực hiện dự án có nhiều thay đổi thì việc lựa chịn các kỹ thuật cũng cần thay đổi theo hướng phù hợp với những thay đổi đó.
PHẦN III: MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.
Dự án được xây dựng với mục tiêu chủ yếu là phát triển sản phẩm của Trung tâm để phục vụ cho mục tiêu đó dự án đề ra các mục tiêu cụ thể: Đưa ra được các mẫu thiết kế phù hợp với các nghiên cứu thị trường đã thực hện; đề ra kế hoạch sản xuất cho từng mẫu thiết kế; đưa sản phẩm ra thị trường; Xây dựng và quảng bá thương hiệu Giầy dép của Trung tâm; và còn rất nhiều các mục tiêu khác nữa. Sau đây Em xin đi vào chi tiết từng mục tiêu nói trên:
Đưa ra được các mẫu thiết kế phù hợp với các nghiên cứu thị trường đã thực hện.
Việc thực hiện dự này này nhằm phát triển sản phẩm, sản phẩm ở đây là những sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng qua việc điều tra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Da giầy từ phía người tiêu dùng. Do trước đây việc thiết kế sản xuất sản phẩm không được nghiên cứu qua nhu cầu của người tiêu dùng nên việc hàng sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Như đã trình bày ở phần thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh việc kinh doanh các sản phẩm hiện tại của Trung tâm không mấy khả quan vì những vấn đề về: mẫu mã, kiểu dáng thời trang, đối tượng tiêu dùng, màu sắc,cỡ số. Do đó, việc thiết kế một đôi giầy phù hợp với những nghiên cứu về nhu cầu thị trường phải đảm bảo các yếu tố trên. Theo cách đó ta có thể thực hiện nghiên cứu về thiết kế qua cách phỏng vấn, điều tra khách hàng về việc sử dụng giầy dép của họ trong hịên tại và nhu cầu sử dụng một đôi giầy dép trong tương lai, có thể gợi ý cho họ đôi chút về kiểu dáng, mẫu mã mà Trung tâm hiện có hổi họ xem một đôi giày dép như vậy đã làm cho họ hài lòng hay chưa, theo ý kiến của họ thì nên thay đổi chi tiết nào sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ. Việc điều tra này có thể tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách đến mua hàng tại cửa hàng của Trung tâm hay điều tra qua bảng hỏi tên diện rộng nhằm tìm ra những khuyết điểm, hạn chế của sản phẩm hiện tại và gợi mở nhu cầu sản phẩm trong tương lai.
Đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng mẫu thiết kế.
Với việc nghiên cứu thị trường thiết kế các mẫu phù hợp với từng đối tượng thì trường đã nghiên cứu thì công đoạn tiếp theo là đề ra kế hoạch sản xuất cho từng mẫu đó. Kế hoạch sản xuất được đề ra cho từng mẫu với số lượng bao nhiêu, khi nào sản xuất là thích hợp nhất. Với số lượng của một mẫu thì việc sản xuất bao nhiêu cỡ mỗi cỡ sản xuất với số lượng bao nhiêu và sản xuấ với những mầu nào, khi nào thì sản xuất khi nào thì ngừng sản xuất, khi nào lại tiếp tục sản xuất mẫu mã đó. Vì chúng ta còn phải theo dõi phản ứng của khách hàng với sản phẩm mới của Trung tâm, việc khách hàng đón nhận sản phẩm này như thế nào, triển vọng phát triển của sản phẩm ra sao để đề ra kế hoạch sản xuất tiếp theo cho sản phẩm này và các sản phẩm khác. Do vậy kế hoạch sản xuất không những phải đặt ra trước khi bắt tay vào sản xuất mà trong quá trình sản xuất cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với biến động của sản phẩm khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Vì có thể các dự báo về cung cầu có nhiều thay đổi so với thực tế diễn ra của thị trường.
Xây dựng được và quảng bá thương hiệu sản phẩm của Trung tâm ra thị trường, từng bước tiến tới thị trường nước ngoài.
Một thương hiệu mạnh luôn thu được lợi nhuận rất lớn. Những thương hiệu này phát triển rất nhanh trong suốt những năm suy sụp của nền kinh tế; chúng thu hút lao động lành nghề, đối tác kinh doanh, người tiêu dùng; và có thể mở rộng vào những lĩnh vực kinh doanh mới một cách dễ dàng. Lợi ích của thương hiệu là rất lớn vì vậy ngoài việc phát triển sản phẩm của mình trên thị trường thì việc đặt cho mình một cái tên, tạo cho mình một dấu ấn thì việc phát triển sản phẩm trong tương lai sẽ có nhiều thuận lợi hơn nhiều. Một trong những mục đích của dự án này là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của Trung tâm và sử dụng các phương pháp truyền thông để quảng bá thương hiệu này ra thị trường thu hút sự chú ý của mọi đối tượng quan tâm tới sản phẩm và các hoạt động của Trung tâm. Việc cần làm cho mục đích này là lựa chọn cho mình một cái tên, một hình ảnh, một khẩu hiệu phù hợp với những định vị của Trung tâm. Tiếp đó bằng các chương trình xúc tiến hỗn hợp nhằm mang sản phẩm của Trung tâm tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thời gian đầu của việc xây dựng thương hiệu Trung tâm có thể quảng bá hình ảnh tên tuổi của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với các chương trình quan hệ công chúng, hội thảo về sức khoẻ và bàn chân, cách lựa chọn giầy dép hiệu quả và phù hợp,; các hoạt động từ thiện; … Khi đã tạo được dấu ấn trên thị trường rồi Trung tâm cần tập trung vào khâu tiêu thụ với các chương trình bán hàng hấp dẫn và việc chào hàng qua thư, cataloge, internet, … sẽ dần dần định vị được thương hiệu của Trung tâm. Việc tiếp theo đó là lên kế hoạch duy trì và phát triển thương hiệu của mình trong thời gian tới. Đây là một công việc khó khăn và lâu dài đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ và nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên môn để làm được điều đó. Thành công của tạo dựng thương hiệu sẽ mang lại những thành công lớn hơn nữa trong việc kinh doanh của Trung tâm trong tương lai.
Đưa sản phẩm ra thị trường.
Đây cũng là một trong những mục đích quan trọng của dự án. Sau khi, có được những nghiên cứu về nhu cầu thị trường, có những kế hoạch sản xuất thì việc đưa sản phẩm ra thị trường để tiêu thụ là một nhu cầu cần thiết để tẩo nguồn thu nhập trang trải cho những kinh phí đã bỏ ra cho việc đưa được sản phẩm ra thị trường. Nhưng việc đưa sản phẩm ra thị trường phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì nếu chỉ đơn thuần là đưa sản phẩm ra thị trường mà lại không quan tâm đến sự vận động của nó trên thị trường như thế nào, khả năng phát triển của nó ra sao, giá trị của nó thế nào để tiếp tục định vị cho những sản phẩm tiếp theo của Trung tâm.
Ngoài các mục tiêu vừa nêu trên thì dự án này cũng đặt ra nhiều mục tiêu khác nhưng mục tiêu chủ yếu của dự án này là việc phát triển sản phẩm này trên cơ sở nhũng nghiên cứu về nhu cầu của thị trường.
PHẦN IV: CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU NHU CẦU THỊ TRƯỜNG DA GIẦY TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
Thị trường trong nước.
Tính đến hết năm 2006, toàn ngành có gần 400 Doanh nghiệp hoạt động, trong đó số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất, 47%, số Doan nghiệp liên doanh chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ khoảng 4%. Đa số các doanh nghiệp trong ngành tập trung ở Hà nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
Về cơ cấu sản phẩm
Xét theo cơ cấu chủng loại sản phẩm, sản xuất giày thể thao vẫn đứng đầu, chiếm khoảng 51% năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành.. Tiếp theo là giầy da các loại chiếm 20%, giầy vải chiếm 9%, còn lại 21% là các loại khác (bao gồm dép và sandals). Theo đánh giá năng lực sản xuất giầy vải ngày càng bị thu hẹp trong khi việc đầu tư năng lực sản xuất cho giầy thể thao ngày càng tăng điều này cũng phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường xuất khẩu (giai đoạn từ 2000- 2004). Tuy nhiên từ năm 2005, giầy vải có xu hướng được ưu chuộng trở lại với mẫu mã thay đổi và nâng cấp hơn nên các Doanh nghiệp vẫn đang đầu tư làm giầy vải có cơ hội xuất khẩu mạnh, vì vậy xuất khẩu giầy vải 2005 đã lại tăng tới 50% so với 2004. Tuy nhiên mặt hàng chủ lực của ngành vẫn tập trung chủ yếu giầy thể thao. Tiếp đến là giầy da các loại xong đứng trước xu hướng của việc bị áp thuế chống phá giá do EC áp đặt thì khả năng sản xuất giầy da sẽ bị suy giảm (do các Doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng giầy dép khác thay thế) hoặc bị chững lại hay tăng trưởng không đáng kể nếu sử dụng giải pháp DDS cho vụ kiện giầy da. Có thể nói đây là một khó khăn đối với những Doanh nghiệp sản xuất Giầy da nói chung và Trung tâm nói riêng sau vụ kiện bán phá giá của EC vì sản phẩm của Trung tâm chủ yếu là Giầy dép da.
Về trình độ công nghệ
“Hiện nay trình độ công nghệ của ngành Da Giầy Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá song lệ thuộc vào nước ngoài về trang thiết bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp; đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Doanh nghiệp; kinh nghiệm và khả năng đàm phán , ký kết hợp đồng về công nghệ hạn chế … tại các Doanh nghiệp khi có cơ hội đầu tư thiết bị và chuyển giao công nghệ thì nguồn nhân lực tiếp thu công nghệ chuyển giao lại hạn chế về trình độ và năng lực. Do đó không phát huy được sức mạnh của công nghệ mới và làm hạn chế hiệu quả đầu tư. Và như vậy, những hạn chế về công nghệ không được cải thiện một cách tích cực. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này có thể còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường; đặc biệt là thị trường Quốc tế”. Tình trạng chung của ngành là như vậy còn thực tế ở Trung tâm cũng vậy. Tuy là đã có đầu tư máy móc trang thiết bị và công nghệ hiện đại so với thời kỳ trước nhưng so với công nghiệp sản xuất Giầy của thế giới thì còn kém xa.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành
Thời buổi này, ít ai đi một đôi giày cho đến khi hỏng mới mua đôi khác. Đã qua lâu rồi thời giày dép chỉ có 2 màu nâu, đen. Không riêng gì lớp trẻ, giới công nhân viên chức ai cũng đều có năm ba đôi giày, thậm chí còn đặt làm giày theo “tông” màu những bộ quần áo mà mình ưa thích”. Đây là suy nghĩ chung của nhiều người cả những người bán hàng hay những người mua hàng. Có những người có đến 30 đôi giày, dép các loại. Do vậy có thể thấy thị trường Giầy dép lúc nào cũng có vể nhộn nhịp.Giầy thời trang từ shop ra đến lề đường đủ các chủng loại cho người tiêu dùng tha hồ lựa chọn. Các shop giầy thời trang “nở rộ” khắp đường phố ở các thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM, Hải phòng, Đà nẵng, … Và lác đác ở các tỉnh thành phố khác. Có nhiều shop chuyên doanh giầy da với quầy kệ được thiết kế bằng kính trong suốt có lẽ đây là xu hướng chung để hấp dẫn khách hàng đa số các cửa hàng kinh doanh giầy dép đều thiết kế cho mình một cửa hàng bắt mắt nhất. Mẫu mã chẳng kém ai, hàng chợ cũng có chỗ đứng trên thị trường. Thay vì đến các shop sang trọng, rất đông khách hàng trẻ tìm đến chợ với giá 15.000 đến 50.000 một đôi. Những đôi sandal trông như hàng Hàn Quốc hay giày búp bê tưởng chừng nhập Hong Kong có thể "thu hồi" được với chỉ vài chục nghìn trong tay. Giá bèo, kiểu dáng lại tuyệt vời, hàng chợ có đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu "đi một tháng rồi bỏ, mua kiểu mới" của khách hàng. Có bạn nói: "Em cũng chẳng muốn mua dép tốt và đắt tiền quá. Lỗi mốt thì phí". Một loại hình bán hàng giày dép nữa rất thịnh hành trên thị trường hè năm nay là giày rong vào buổi tối. Những "shop" này thường bắt đầu bày hàng trên các phố Chùa Bộc, Tây Sơn, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch..., từ tầm cuối giờ chiều đến nửa đêm. Chỉ cần một chiếc nilon trải ra, giày dép được xếp đầy trên đó. Mua giày, dép loại này giá thành cũng siêu rẻ. Một đôi có khi chỉ 10.000 đồng được bày bán la liệt vào các buổi tối trong tuần. Và có vể việc kinh doanh này cũng có vẻ nhộn nhịp chẳng kém những sạp hàng trong chợ hay những shop thời trang có tiếng. Mặc dù vẫn biết mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay không phải là giá cả mà là chất lượng sản phẩm và đó cũng là mục tiêu của nhà sản xuất - kinh doanh lâu năm trong nghành. Nhưng một thực tế có vẻ phũ phàng với ngành sản xuất Da giầy Việt Nam là Giày dép Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường trong nước. Xu hướng thời trang “đồng bộ” đang ngày càng rõ nét: từ quần, áo mũ, túi xách đến mắt kính, giày, dép. Kỹ thuật nhuộm hiện đại đã tạo gần đủ màu cho nguyên liệu da thuộc, giúp các nhà thiết kế phối màu lẫn sáng tác mẫu giày phù hợp. Điều này thường làm tăng chi phí sản xuất cho các Doanh nghiệp và việc đáp ứng một cách nhanh chóng các nhu cầu này có vẻ còn yếu. nhưng điều này các nhà sản xuất của Trung Quốc lại nắm bắt mộit cách nhanh chóng và kịp thời đáp ứng với những loại sản phẩm màu sắc và thời trang. Các công ty da giày Việt Nam gần như bỏ quên thị trường nội địa để cho giày dép các loại của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore xâm nhập. Với kiểu dáng đa dạng, hợp thời trang, màu sắc phong phú, giá không quá chênh lệch với giày nội địa, các loại giày dép ngoại dễ dàng chinh phục người tiêu dùng dễ tính. Giày dép Trung Quốc (TQ) về rất nhiều. Ba ngày là có hàng mới một lần, giá lại mềm”, Bán không cần tháo mác lượng giày dép xuất xứ từ TQ đổ về các chợ tăng mạnh, gần như sạp nào cũng đều bày bán hàng TQ, sức mua đã bắt đầu tăng. Giày ở chợ bán buôn không chỉ đóng đi các tỉnh mà còn được đưa thẳng vào các tiệm kinh doanh giày ở các thành phố lớn. Hàng trong nước, chủ yếu do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, thưa thớt trên các sạp. Giới kinh doanh giày dép cho hay các loại giày dép thời trang đang có mặt trên thị trường hiện nay phần lớn đều nhập khẩu qua đường không chính thức từ TQ, Thái Lan. Với mức giá thường rẻ hơn 10-20% so với các sản phẩm cùng loại trong nước sản xuất, trung bình 120.000 đồng/đôi, mẫu mã phong phú nên giày TQ tiêu thụ nhanh. Nhiều tiệm bán giày đã không tháo mác TQ khi bán, vì “không nói ai cũng biết đây là hàng TQ rồi”. còn sản phẩm của các cơ sở trong nước mà không dán nhãn vào thì không ai biết xuất xứ của nó đôi khi còn bị đánh đồng với Giày dép TQ Các loại giày của Thái Lan cho dù nỗ lực tìm kiếm thị trường, song do kiểu dáng không phong phú bằng giày TQ, mẫu mã ít đa dạng hơn nên không hút hàng bằng giày TQ.
Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila ... đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của từng thị trường. Nhiều đối tác nước ngoài đã nhận định, Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu giày lớn trong khu vực, được quốc tế biết đến như một nguồn cung cấp tiềm năng, ổn định. Thách thức lớn của ngành da giày khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chính là tính cạnh tranh còn yếu do thiếu khả năng cung ứng vật tư nguyên liệu, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ chưa theo kịp các nước kết hợp với giá dịch vụ vận chuyển cao. Thêm vào đó, ưu thế của Việt Nam về tiền công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh nhưng bắt đầu đã có những khó khăn và biến động, công tác đào tạo lao động lành nghề vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chưa được bổ túc và phổ cập các kiến thức chuyên ngành đầy đủ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động của toàn ngành. Ước tính, với hơn 400 doanh nghiệp trong ngành (không kể các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các hộ gia đình), hàng năm cần bổ sung hàng nghìn cán bộ quản lý, 150- 200 kỹ sư (thuộc da, công nghệ sản xuất giày, thiết kế giày và các sản phẩm thời trang) và hàng chục nghìn công nhân kỹ thuật. Tuy là ngành có tốc độ phát triển cao về sản lượng, song về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và thiết kế tạo mẫu sản phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đang được thực hiện, cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực này mới được đầu tư hạn chế do nhiều doanh nghiệp chủ yếu vẫn làm gia công. Một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Điển hình như Công ty Cổ phần giày An Lạc, Công ty Cổ phần giày Thái Bình và các Công ty 100% vốn nước ngoài (Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng, Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giày Thượng Đình ...). Các nhà sản xuất cần lưu ý: tuy chọn giày ngoại cho những buổi dạo phố, dạ tiệc, nhưng để sử dụng hằng ngày, người tiêu dùng vẫn trung thành với các sản phẩm Việt Nam. Những thương hiệu đi vào “ bộ nhớ” người tiêu dùng hiện chưa nhiều, hiện chỉ đếm được trên đầu ngón tay: Vina - Giày, Pasteur, T&T, Hồng Thạnh, Hồng Anh, Hạnh Dung, Đông Hải, Long Thành, Kim Thành… Chọn giày Việt, người tiêu dùng không chỉ an tâm về chất lượng mà còn hưởng được nhiều chế độ hậu mãi: thẻ khách hàng thân thiết, thẻ giảm giá, phiếu quà tặng, phiếu bảo hành.Trước tình trạng bành trướng của giày dép ngoại tại thị trường nội địa, Hội Da giày TP.HCM đã đối phó bằng cách lên kế hoạch phát triển các sản phẩm giày, dép thủ công chất lượng cao, tiếp tục khẳng định vị thế tại thị trường nội địa cũng như nước ngoài. Các Doanh nghiệp cần phải tạo thêm nhiều sản phẩm không chỉ có chất lượng mà cần hợp thời trang, giá trị cao, vừa phục vụ người tiêu dùng, mang ngoại tệ về cho đất nước mà còn góp phần tôn vinh một nghề truyền thống đáng quý.
Tình hình thị trường trong nước là như vậy một thực tế không lấy gì làm sáng sủa cho lắm nhưng nếu Doanh nghiệp nào biết cách nghiên cứu nhu cầu thị trường thì việc đáp ứng tốt đoạn thị trường mà mình lựa chọn sẽ tạo ra thành công cho Doanh nghiệp đó. Thị trường trong nước còn đang bỏ ngỏ, bám sát thị trường nội địa cũng là một hướng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả cho các Doanh nghiệp. Theo quan sát thì thị trường chính của Trung tâm hiện nay là thị trường nội địa do đó việc phục vụ tốt thị trường này cũng đã tạo ra thành công lớn cho Trung tâm tạo ra nguồn thu lớn và sẽ tạo đà cho việc phát triển sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài.
Thị trường nước ngoài.
Kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam qua các năm liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2005. Các mặt hàng xuất khẩu của ngành ngày càng phong phú và đa dạng .
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu Da giầy giai đoạn 2000 -2005
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
da giày (triệu USD)
Tốc độ tăng (%)
2000
1.471
6,05
2001
1.587
7,88
2002
1.875
18,15
2003
2.260
20,53
2004
2.691
19,07
2005
3.039
12,93
2006
3.555
16,9
Nguồn: Internet
Thị trường EU.
EU là một thị trường tiêu thụ giày dép lớn trên thế giới, với nhu cầu nhập khẩu hàng năm lên đến gần 1,5 tỷ đôi giày dép các loại. Mức tiêu thụ giày dép bình quân đầu người hàng năm gần 4đôi/người/năm. Giày dép Việt Nam trước kia xuất khẩu vào EU phải có giấy phép nhập khẩu nhưng sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định Hợp tác (17/7/1995) thì nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU làm kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xếp đầu bảng về xuất khẩu giày dép sang thị trường này. Các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU chiếm hơn 60% tổng số lượng giày dép xuất khẩu hàng năm của ta, chủ yếu là giày thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường này; giày vải gần 20%; giày nữ xấp xỉ 15%; dép khoảng 17% và giày da hơn 1,5%. Thị trường nhập khẩu giày dép Việt Nam lớn nhất trong Liên minh là Đức (25,3%); tiếp đến là Anh (21%); Pháp (14,3%); Bỉ (12,3%); Ý (8,1%); Hà Lan (7,9%); Tây Ban Nha (4,6%); Thụy Điển (2,2%); Đan Mạch (1,3%); Hy Lạp (0,8%); Ai Len (0,6%); Bồ Đào Nha (0,2%) và Luxembourg (0,1%).
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Liên minh Châu Âu (EU) chỉ chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, giảm 20% so với trước đây. Sự tác động của vụ kiện bán phá giá giày mũ da đã khiến cho thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU giảm mạnh. Mặc dù vậy, hiện EU vẫn là thị trường xuất khẩu da giày chủ yếu của Việt Nam do giày dép Việt Nam tiếp tục được hưởng ưu đãi theo hệ thống thuế quan phổ cập khi nhập khẩu vào EU. Lefaso cho biết, nhiều nhà nhập khẩu EU đã trì hoãn việc đặt hàng vì lo sợ mức thuế chống phá giá cao, gây khó khăn cho ngành da giày.
Đến cuối năm 2006, trong 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam và nước ta được xếp vào thị trường sản xuất giày dép của thế giới (chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ).
Những kết luận rút ra từ nghiên cứu thị trường giày dép của EU:
Điểm mạnh:
Nhiều doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung đã xác lập mối quan hệ thương mại ổn định trong xuất khẩu với thị trường này và kim ngạch xuất khẩu rất lớn (EU tiêu thụ 60% giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam).
Nhiều doanh nghiệp trong nước, đặc biệt các doanh nghiệp FDI có cơ sở sản xuất lớn, hiện đại, có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường EU về số lượng và chất lượng.
Giá nhân công rẻ, tay nghề công nhân ngày càng nâng cao là những nhân tố quan trọng làm cho sản phẩm giày dép của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.
Điểm yếu:
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa trực tiếp giao dịch với người mua trực tiếp ở EU, mà đa số phải thông qua trung gian hoặc thực hiện gia công cho một nước thứ ba, sau đó giày dép mới được đưa đến EU.
Phương thức gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao 95% nên hiệu quả xuất khẩu thấp, các doanh nghiệp Việt Nam không có điều kiện xây dựng công nghệ thiết kế mẫu mã, thương hiệu giày dép.
Tính cạnh tranh của giày dép Việt Nam chưa mang tính vượt trội so với sản phẩm của Trung Quốc, Philippines, Thái Lan… trên thị trường EU.
Nguyên liệu sản xuất giày dép xuất khẩu 80% phải nhập khẩu: mỗi năm ngành phải nhập tới 300 triệu USD nguyên phụ liệu, điều này làm giá thành cao, bị động trong kinh doanh sản xuất.
Cơ hội:
Nhà nước có nhiều chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp giày dép thực hiện xúc tiến trên thị trường EU.
Việt Nam không bị hạn chế quota về giày dép xuất khẩu sang EU.
Giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU cũng không bị đánh thuế chống phá giá, đây là lợi thế của Việt Nam so với ngành hàng này của Trung Quốc và Indonesia xuất khẩu vào EU.
Từ năm 2004, thị trường EU mở rộng và kết nạp thêm 10 nước Đông Âu, trong số 10 nước xin gia nhập như Séc, Xlovakia, Ba Lan, Hungari… vốn là khách hàng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Những thách thức:
Trung Quốc đã là thành viên của WTO nên các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Trung Quốc có điều kiện thuận lợi hơn xuất khẩu sang EU: thuế nhập khẩu giảm, hạn ngạch nhập khẩu bị xóa bỏ, và sức cạnh tranh giày dép Trung Quốc trên thị trường này gia tăng lấn lướt hàng hoá của Việt Nam, làm thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam trên thị trường EU giảm.
Từ năm 2004, EU dự kiến sẽ đưa mặt hàng giày dép nhập khẩu từ các nước đang phát triển ra khỏi danh mục được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo chế độ GSP. Như vậy, thuế tăng khiến khả năng cạnh tranh về giá của giày dép Việt Nam sẽ giảm trên thị trường EU.
Nhiều nước Đông Âu cũ gia nhập EU có tiềm năng xuất khẩu giày dép lớn, họ trở thành đối thủ mạnh cạnh tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0326.doc