Tình hình hoạt động tại Xí nghiệp xây dựng giao thông 37

Nhìn chung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp đã:

- Chủ động vay vốn để duy trì sản xuất .

- Khai thác nguồn vốn của các A - cực đòi nợ.

- Chi tiêu sử dụng vốn chặt chẽ, theo pháp lệnh thống kê.

- Hàng kỳ, hàng tháng có kiểm tra các đội cách chi tiêu và ghi chép hàng ngày.

Tuy nhiên, qua bảng tổng kết trên ta thấy Tài sản lưu động của Xí nghiệp chủ yếu là các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho, tiền mặt rất ít. Do các khoản tồn kho và bạn hàng chưa thanh toán tiền nên Xí nghiệp gặp khó khăn về vốn. Trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chủ yếu bằng vốn vay (hầu như là vay ngắn hạn). Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, phần nào tạo thế thụ động cho Xí nghiệp .

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Xí nghiệp xây dựng giao thông 37, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
156.258 đồng. Thực tế trang thuết bị phục vụ thi công của Xí nghiệp còn thiếu, không đồng bộ hoặc không còn sử dụng được nữa nên phải đi thue ngoài. Vì xây dựng các công trình lớn, nhà cao tầng đòi hỏi công cụ thiết bị phải có công suất lớn, hiện đại mà các máy móc thiết bị cũ của Xí nghiệp không đáp ứng được. Xí nghiệp đã cố gắng bổ sung để đảm bảo phục vụ nhưng bổ sung chưa có kế hoạch chủ độngvì lý do thiếu vốn và chỉ với phương châm cần gì mua đó. Đây là một trong những khó khăn lớn của Xí nghiệp trong công tác đấu thầu. Vì thiếu máy móc thiết bị hiện đại Xí nghiệp khó đảm bảo tiến độ thi công, khó đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Xí nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp trước các đối thủ khác và làm giảm hiệu quả công tác đấu thầu. . Phần II Thực trạng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp XD-GT 37: I/ đặc điểm tình hình Trong năm 2000 Xí nghiệp có nhiều cố gắng tổ chức chặt chẽ công tác tiếp thị, tìm kiếm công công việc. Tuy trong năm tổ chức đấu thầu 10 công trình nhưng tỷ lệ trúng thầu tương đối cao. Công tác kế hoạch, tài chính có cố gắng nhất là sau khi có kiểm tra uốn nắn của Công ty đã nhận thức ra sai sót, nhận thức đầy đủ hơn về vị trí vai trò quản lý giám sát, đã từng bước thnh xử lý và xác định rõ trách nhiệm kinh tế tài chính đối với từng đội, chủ nhiệm công trình và cá nhân. Các đội, chủ nhiệm công trình đã được kiện toàn chặt chẽ hơn bằng cách bổ nhiệm đội trưởng, chủ nhiệm công trình, thống kê. kỹ thuật có tổ chức chặt chẽ để thuận lợi trong quản lý, giám sát. Một số công trình chấp hành tương đối tốt trong tổ chức sản xuất và quản lý tài chính, tích cực chủ động thanh quyết toán và thu hồi vốn. Duy trì nâng cao chất lượng thi công công trình, giữ tốt mối quan hệ giữa Xí nghiệp với các chủ đầu tư. Chấp nhận sự cạnh tranh của thị trường mở rộng địa bàn hoạt động. Tăng năng lực thiết bị cho thi công sản xuất, xây dựng mối đoàn kết thống nhất cao trong đơn vị. * Thuận lợi: -Qua những năm hoạt động trong cơ chế thị trường Xí nghiệp đã đúc rút được những kinh nghiệm trong các khâu như: Tiếp thị, tổ chức thực hiện quản lý hạch toán và tổ chức thi công. Xí nghiệp đã trưởng thành về mọi mặt, đội ngũ cán bộ và công nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng SXKD. -Được sự giúp đỡ tận tình của Đảng uỷ, chỉ huy các phòng ban công ty tạo điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. -Mở rộng được địa bàn hoạt động trong và ngoài Quân đội đã gây được uy tín với khách hàng. -Có sự đoàn kết trong đơn vị, từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra ngoài quần chúng. Đây là thuận lợi cơ bản để giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. *Khó khăn: -Từ năm 1999 nguồn vốn đầu tư cho XDCB của cả nước bị giảm so với các năm trước do tình hình thiên tai gây nặng nề ở miền Trung. Trong quá trình đổi mới các thủ tục văn bản Nhà nước đang được kiện toàn, các thủ tục cho XDCB đều có sự thay đổi, bổ sung do vậy đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của Xí nghiệp. -Vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh thiếu, thanh toán và thu hồi vốn của các A chậm. Tổng vốn lưu động chỉ có 300 triệu đồng do vậy hầu hết phải đi vay Ngân hàng để đầu tư SXKD do đó hiệu quả kinh tế bị hạn chế. -Công tác tổ chức quản lý cán bộ có nhiều thay đổi xong lực lượng tổ chức thực hiện còn hạn chế, năng lực còn yếu, thiếu kinh nghiệm chưa vươn kịp với yêu cầu của thị trường. -Trang thiết bị phục vụ cho thi công thiếu, không đồng bộ. -Địa bàn hoạt động của Xí nghiệp rộng, phân tán. * Kinh nghiệm: + Tăng cường hệ mở rộng quan hệ với các chủ đầu tư trên tinh thần chọn lọc thông tin. + Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm nhất là công tác đấu thầu. + Tăng cường công tác quản lý tài chính trong sản xuất kinh doanh và giao dịch, tích cực thu hồi vốn, công nợ từ các công trình, dự án để đầu tư phát triển. + Tiết kiệm tối đa trong chi phí giao dịch, tìm kiếm công việc và chi phí chung phục vụ Xí nghiệp. + Thanh lý dứt điểm các công trình còn tồn đọng. II/ các chỉ tiêu cơ bản tổng hợp: 1/ Giá trị sản xuất : ở bảng sau ta thấy gía trị sản xuất của năm 1999 bằng 80,87% của năm 1998 là do có sự điều chỉnh kế hoạch. Tóm lại, Xí nghiệp luôn hoàn thành vượt kế hoạch đề ra và năm sau hoàn thành vượt năm trước. Bảng 2: Giá trị sản xuất và doanh thu năm 1997, 1998, 1999, 2000: (Đơn vị tính: 1000 đồng) Năm Chỉ tiêu % KH % năm trước 1997 17.537.828 101% 1998 19.100.000 108,91% 1999 17.166.000 100,98% 80,87% 2000 18.090.000 100,5% 105,4% 2/ Giá trị doanh thu: Từ báo cáo quyết toán tài chính của Xí nghiệp ta có giá trị doanh thu của một số năm như sau: Năm 1997: 10.107.727.000 đồng = 60% giá trị sản lượng. Năm 1998: 20.097.239.706 đồng năm 1999: 15.307.919.147 đ = 89,87% so với số kiểm toán năm 1998 Năm 2000: 17.313.528.371 đồng = 113% so với năm 1999 3/ Chi phí sản xuất và giá thành xây dựng: Bảng 3: Tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành xây dựng năm 1998, 1999, 2000 theo khoản mục công trình. 4/ Công tác Đảng, công tác chính trị: * Năm 2000 Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh. Trong đó: -Có 5/5 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. -Có 98% Đảng viên đạt ở mức 1. * Tổ chức công đoàn đạt trong sạch vững mạnh. * Tổ chức đoàn thanh niên đạt vững mạnh. * Tổ chức phụ nữ đạt vững mạnh. TT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 A Chi phí trực tiếp 1 Vật liệu - Dự toán 12.646.932.328 11.811.981.236 1.341.221.872 - Thực tế 12.466.822.833 11.624.286.120 13.214.669.093 2 Nhân công - Dự toán 1.444.017.167 1.241.141.880 1.322.867.970 - Thực tế 1.497.317.124 1.344.120.933 465.224.294 3 Sử dụng máy - Dự toán 467.414.942 480.512.832 855.302.618 - Thực tế 747.443.353 387.794.397 700.744.535 B Chi phí chung - Dự toán 929.831.520 835.119.774 340.972.566 - Thực tế 546.549.745 406.596.734 165.894.502 C Tổng chi phí sản xuất - Dự toán 15.025.779.379 14.268.854.822 10.823.830.182 - Thực tế 15.258.133.055 13.762.793.184 10.644.181.227 D Lãi định mức 1.543.465.171 1.039.064.325 595.310.659 E Cộng giá trị - Dự toán 17.031.661.128 15.307.919.147 11.419.140.841 - Thực tế 15.258.133.055 13.762.793.184 10.644.181.227 F Thuế 681.266.445 853.351.080 649.146.474 G Nộp công ty - Nộp Tổng công ty 170.316.611 969.794.134 630.044.240 - Nộp Công ty 255.474.917 220.859.266 - Nộp khác 666.470.100 H BHXH 56.352.120 58.170.093 67.695.890 Bảng 3: Tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành xây dựng năm 1998, 1999, 2000 theo khoản mục công trình. III/ Đánh giá thực hiện các mặt công tác quản lý: A/ Tình hình hoạt động các mặt hoạt động sxkd: 1/ Tổ chức sản xuất : Xí nghiệp XD-GT 37 gồm 4 đội và 6 chủ nhiệm công trình. Hần hết các đội đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Một số đã chủ động trong tìm kiếm công việc đảm bảo việc làm cho đơn vị. Đảm bảo giá trị sản xuất trên giao. - Không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, thường xuyên quan hệ tiếp xúc với các chủ đầu tư, cơ quan tư vấn thiết kế, cơ quan quản lý chuyên ngành. - Tổ chức khoán đến người lao độn, luôn duy trì gắn trách nhiệm cá nhân vào công việc cả về chính trị và kinh tế. - Tổ chức biên chế của Xí nghiệp tương đối ổn định, áp dụng mô hình tổ, đội, chủ nhiệm công trình phù hợp với từng loại công trình, từng địa bàn hoạt động. * Tồn tại: Một số cán bộ chủ chốt của đơn vị như đội chưa độc lập được, công việc còn chờ vào Xí nghiệp giao. Biên chế để hình thành một đội còn thiếu mới chỉ có đội trưởng và một kỹ thuật nên chưa đồng bộ. 2/ Tổ chức quản lý các mặt công tác: Thường xuyên duy trì, bổ sung có biện pháp cụ thể làm tốt công tác quản lý khoa học, kỹ thuật, vật tư, tài chính, trang thiết bị và đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo công tác chính trị và ổn định nội bộ. 2.1/ Tổ chức quản lý kế hoạch sản xuất: - Công tác quản lý kế hoạch được duy trì có nề nếp. Việc lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch luôn được Xí nghiệp quan tâm và coi đó là khâu hết sức quan trọng trong việc điều hành sản xuất. Hàng tháng, quý đều có đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trên cơ sở đó có sự đôn đốc điều chỉnh hợp lý giữa các đơn vị trong Xí nghiệp đồng thời giúp lãnh đạo Xí nghiệp điều hành sản xuất có hiệu quả hơn. Các công trình trước khi vào triển khai thi công đều có lập và bảo vệ tiến độ trên cơ sở đó từng ngành có kế hoạch giúp đỡ đơn vị hoàn thành theo đúng tiến độ đã đề ra. - Duy trì nghiêm túc các chế độ báo cáo thống kê định kỳ vơí Công ty. Trên cơ sở định hướng kế hoạch của Công ty giao cho các đội chủ động lập kế hoạch một cách nghiêm túc. Từ đó giúp cho đơn vị trưởng thành một cách toàn diện và điều hành sản xuất hợp lý và hiệu quả hơn. - Việc tổ chức điều hành kế hoạch đã được các cấp chú ý đồng bộ. Xí nghiệp, đội, tổ thường xuyên kiểm tra theo dõi giám sát tình hình tổ chức thi công của mỗi đơn vị trên cơ sở đó giải quyết kịp thời những ách tắc xẩy ra như yếu tố vật tư, phương tiện, con người ... * Tồn tại: Do công tác đầu tư xây dựng của Nhà nước còn chậm dẫn đến một số công trình dự kiến triển khai đầu năm nhưng mãi đến cuối năm mới triển khai được nên kế hoạch đề ra bị hổng. 2.2/ Quan hệ tiếp thị: Năm 1997 Xí nghiệp đã mở rộng địa bàn hoạt động tìm kiếm công trình ở Hà Nội, Hà Tây, Hà Bắc, bắc Ninh, Bắc Cạn, Sơn La, Nam Hà ... .Kết thúc năm 1997 Xí nghiệp đạt tới 20 công trình. Đến năm 1999, Xí nghiệp mở rộng địa bàn ra các tỉnh Lạng Sơn vào Quảng Trị. Các địa bàn mới như: Lạng Sơn, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Trị đã tổ chức đấu thầu và quan hệ. Trên cơ sở đó Xí nghiệp trong năm 2000 đã tiếp tục bám sát các địa bàn trên và quan hệ tiếp công việc cho các năm tới. Năm 1999, Xí nghiệp tổ chức đấu thầu 14 công trình với giá trị khoảng 34,6 tỷ đồng. Trong đó đã trúng thầu 9 công trình giá trị: 18,4 tỷ đồng, 4 công trình không trúng đạt: 16,2 tỷ đồng. Năm 2000, Xí nghiệp tổ chức đấu thầu 10 công trình với giá trị: 33 tỷ đồng và trúng thầu 6 công trình giá trị: 22,5 tỷ đồng, dự kiến trúng thầu một công trình Lạng Sơn với giá trị 4,86 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ trúng thầu năm 1999 là 18,4/34,6 tỷ đồng ằ 53%, năm 2000 tỷ lệ này là 27/33 tỷ đồng ằ 83%. Tuy nhiên một số công trình quan hệ rất khả quan, song quá trình tổ chức thực hiện đấu thầu do cán bộ chuyên môn còn thiếu Xí nghiệp phải huy động một số cơ quan giúp đỡ đã để ra sai sót đáng tiếc dẫn đến trượt thầu. Đây là một điểm yếu của Xí nghiệp cần khắc phục. * Tồn tại: -Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước nói chung và Quân đội nói riêng bị cắt giảm nhiều đặc biệt là các dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài nên thị trường XDCB trở nên quyết liệt hơn, cùng với môi trường đấu thầu chưa lành mạnh gây không ít khó khăn cho nhà thầu. -Việc nắm bắt và xử lý thông tin chưa nhậy bén và kịp thời. Khả năng tiếp thị của cán bộ Xí nghiệp tuy đã được nâng lên song chưa đáp ứng được với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường. -Chất lượng làm hồ sơ tuy đã được chú trọng song chưa đựoc tỷ mỷ đặc biệt là khâu kiểm tra lại khối lượng để đề xuất những khối lượng chênh lệch giữa thiết kế và hồ sơ mời thầu trong dự án đôi khi chưa làm được. Vì vậy có những công trình, dự án trúng thầu khi triển khai thi công khối lượng còn thiếu. Bên cạnh đó tình hình cạnh tranh hết sức gay gắt có những gói thầu giảm giá hơn 10% dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. 2.3/ Công tác quản lý chất lượng kỹ thuật: -Với kết quả đã đạt được, chất lượng kỹ thuật các công trình do Xí nghiệp thi công qua công tác nghiệm thu bàn giao đã được bên A, cơ quan đánh giá chung là 100% số công trình đảm bảo chất lượng, 80% số công trình đạt loại khá. Song chưa có sản phẩm đạt huy chương vàng. -Rút kinh nghiệm từ bài học những năm qua, Xí nghiệp đã tập trung quan tâm chú trọng nhất đến việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở cấp đội có một đồng chí kỹ sư có kinh nghiệm thi công 3 năm trở lên chịu trách nhiệm chính, và một đồng chí trung cấp kỹ thuật giúp việc giám sát công trình. - Kế hoạch hoá chất lượng sản phẩm. - Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất sản phẩm. - Hoàn thiện chất lượng sản phẩm. - Với lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân chưa từng thi công những công trình có quy mô và khối lượng lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, cho nên thời gian đầu không khỏi lúng túng. Nhưng Xí nghiệp đã nhanh chóng khắc phục bằng cách sắp xếp lại hệ thống cán bộ chỉ đạo thi công. Mỗi cán bộ kỹ thuật được phân công hoàn thành nhiệm vụ rõ ràng. Tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực công tác được phân công. - Các công trình bắt đầu triển khai đều phải lập tiến độ, biện pháp thi công trong quá trình thực hiện. - Đầu tư trang thiết bị thi công cho các đội như: Máy trộn vữa, máy trộn bê tông, dàn giáo, cốp pha v.v. Công trình lớn Xí nghiệp có hướng xin đầu tư cần cẩu, máy thăng tải và đội ngũ thợ có tay nghề cao hơn. - Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thi công luôn bám sát hiện trường, có mặt ở vị trí then chốt, là người trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn và giải quyết kịp thời những vấn đề về kỹ thuật. Vì vậy ít xảy ra trường hợp phá đi làm lại, thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng cao cho công trình. - Trong công tác nghiệm thu, đòi hỏi phải kịp thời và chính xác cao. Xí nghiệp đã áp dụng cách nghiệm thu từng phần công việc và thấy cách nghiệm thu này có hiệu quả hơn nghiệm thu toàn bộ công trình. Vì thực hiện theo cách này, Xí nghiệp sẽ tránh được tình trạng để lại hậu quả cho công đoạn sau, sửa chữa kịp thời những thiếu sót. Cán bộ kỹ thuật luôn bám sát hiện trường để chỉ đạo thi công giám sát kỹ thuật. Sau mỗi giai đoạn đều phải có sự nghiệm thu nghiêm túc. Tuỳ từng mức độ của công trình mà đòi hỏi nghiệm thu ở cấp tổ, cấp đội hay cấp công trình. * Tồn tại: - Mạng lưới cán bộ kỹ thuật từ trên xuống dưới còn thiếu nhất là cấp đội. Các công trình ở nhỏ lẻ ở các tỉnh xa việc kiểm tra thường xuyên về chất lượng còn hạn chế. - Biện pháp kích thích về kinh tế cho những công trình đạt chất lượng cao chưa nhiều, chưa thật có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng công trình. - Số cán bộ chủ trì các cấp Xí nghiệp, đội một số còn ít kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý kỹ thuật nên chưa làm tốt công tác giám sát công trình. 2.4/ Công tác quản lý lao động tiền lương: + Xí nghiệp đã sắp xếp đủ việc cho công nhân lao động trong biên chế, phù hợp với công việc và địa bàn thi công. + Bổ sung lao động hợp đồng, cán bộ kỹ thuật theo đúng nguyên tắc hợp đồng lao động. + Không nợ đọng tiền lương công nhân. +Tình trạng thiếu cán bộ chuyên môn kỹ thuật có khả năng cơ động cao, từng bước đã được khắc phục bằng cách gửi đi học các lớp đại học tại chức, trung cấp kỹ thuật và tuyển dụng thêm kỹ sư hợp đồng bổ sung cán bộ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bảng 4: Tình hình lao động tiền lương từ năm 1997 đến nay: Chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 1999 2000 1.Số lượng lao động Người 70 240 228 206 2.NSLĐ bình quân Đồng/ng/năm 82.000.000 83.000.000 88.000.000 3.Thu nhập bình quân Đồng/ng/tháng 730.000 822.000 830.000 878.000 +Công tác giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động được duy trì đều đặn, thu nộp BHXH đúng quy chế và các quyền lợi khác như tiền lương, thưởng, giải quyết chế độ về hưu, ra quân, xuất ngũ, thôi việc. +Xí nghiệp rất chú trọng công tác an toàn lao động, đã có chỉ thị quán triệt đến từng công trình, từng cán bộ, công nhân. Cán bộ Đội, chủ nhiệm công trình, đội ngũ công nhân, chiến sĩ đã nâng cao nhận thức và thường xuyên kiểm tra các biện pháp thực hiện đảm bảo an toàn và bảo hộ lao động nên thời gian qua không xẩy ra vụ việc mất an toàn lao động về người và phương tiện. * Tồn tại: - Công tác huấn luyện bồi dưỡng tay nghề thi thợ cho số công nhân chưa được thường xuyên, đặc biệt là số công nhân nữ, thợ bậc cao. - Việc tổ chức giáo dục quán triệt trang bị bảo hộ lao động cho người lao động chưa thật tốt nhất là đối với thợ lao động hợp đồng, nguyên nhân do chỉ huy các đơn vị chưa thật chú trọng còn tư tưởng coi nhẹ về công tác an toàn lao động, công nhân, chiến sĩ lao động còn chủ quan trong việc mang các trang bị phòng hộ, các đơn vị đã làm nhưng còn ở mức hình thức chưa duy trì tốt, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động trên các công trường còn thiếu. 2.5/ Quản lý dự án đầu tư và vật tư trang thiết bị kỹ thuật: - Một số trang thiết bị máy móc làm đường giao thông được đầu tư từ năm 1999 đã đi vào hoạt đông (đường 1A - Lạng Sơn), dự án đầu tư trạm trộn bê tông thương phẩm đã được trên cho phép đưa về vị trí mới ổn định và đầu tư đồng bộ để phát huy hiệu quả lâu dài phục vụ các công trình trong và ngoài Quân đội. - Năm qua địa bàn hoạt động của Xí nghiệp được mở ra ở các tỉnh xa nhiều, việc đảm bảo trang thiết bị thi công cho các đơn vị là rất cần thiết vì vậy Xí nghiệp đã chú trọng đầu tư đồng bộ các thiết bị thi công cần thiết đủ cho các đơn vị theo phương thức khoán gọn giá trị thu khâu hao để tăng trách nhiệm quản lý cho các đơn vị. Trong thực tế các đơn vị đã làm tốt khâu tự đề xuất xin tự đầu tư và quản lý rất tốt. - Về vật tư Xí nghiệp không đảm bảo bằng hiện vật mà tập trung quản lý về chất lượng vật tư đưa vào, khoán cho đội xe và lái xe tự quản do vậy việc xác định trách nhiệm đối với Đội và cá nhân ràng buộc cả về kinh tế và bảo quản thiết bị. - Công tác đầu tư tăng thêm dàn thiết bị thi công trên các công trình Xí nghiệp rất chú trọng, đặc biệt là các thiết bị thi công đường giao thông song do hạn chế lãi vay Ngân hàng để dành vốn cho sản xuất nên công tác đầu tư trong các năm qua hầu như chỉ đáp ứng được nhu cầu trang thiết bị cho thi công (thiết bị nhỏ lẻ), các thiết bị thi công ngoài những thiết bị đầu tư năm 98, 99 Xí nghiệp chưa đầu tư được. - Hầu hết các công trình của Xí nghiệp ở xa, do vậy việc đảm bảo trang thiết bị cho thi công còn yếu, lạc hậu, Xí nghiệp đã chủ trương khắc phục khó khăn, mạnh dạn mua sắm một số trang thiết bị mới như: máy trộn bê tông 150 lít, dàn giáo, máy đầm bàn, dùi, máy cưa ... Hầu hết các đội, các công trường đã trang bị được các thiết bị phục vụ cho thi công. - Công tác quản lý sử dụng vật tư như: sắt, thép, xi măng... bảo đảm chất lượng và sử dụng đúng mục đích. * Tồn tại: - Việc đầu tư thiết bị thi công trong năm qua còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thi công những công trình giao thông có giá trị lớn. - Việc phát huy hiệu quả thiết bị đã được đầu tư chưa cao như trạm trộn bê tông 1 năm nay chưa hoạt động được. 2.6/ Công tác tài chính: Kể từ khi thành lập, số vốn sản xuất kinh doanh ban đầu của Xí nghiệp là 2,5 tỷ, nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước. Hàng năm để thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch trên giao Tổng công ty bảo lãnh vốn vay Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội cho Xí nghiệp từ 5-7 tỷ đồng. Xí nghiệp được phép vay không quá số tiền Tổng công ty bảo lãnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về số vốn vay đó. Hàng tháng phải trả lãi và gốc khi đến hạn. Hiện nay, Xí nghiệp có: Nguồn vốn tín dụng: 5 tỷ Vốn lưu động: 300.000.000 đồng Bảng 5: Tình hình tài chính của Xí nghiệp qua cuối năm 1997, 1998, 1999, 2000: (Đơn vị tính: đồng) Tt Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 A Tài sản 8.069.852.886 22.066.181.188 20.789.449.003 16.939.738.295 1 TSCĐ 186.697.285 221.697.285 26.973.760 2 TSLĐ 7.647.696.628 21.844.483.903 20.789.449.003 16.912.764.535 -Tiền 129.269.219 701.301.925 577.464.705 187.984.908 -Khoản phải thu 5.587.836.271 10.064.759.319 8.049.203.720 4.550.047.888 -Tồn kho 728.692.001 10.486.497.371 5.978.977.519 5.262.390.982 -Các khoản khác 1.201.899.137 591.925.288 6.183.803.059 6.912.340.757 B Nguồn vốn 8.069.852.886 22.066.181.188 20.789.449.003 16.939.738.295 1 Nợ phải trả 7.395.075.666 21.624.995.303 20.789.449.003 16.939.738.295 - Nợ ngắn hạn 7.395.075.666 11.609.179.177 20.789.449.003 16.918.338.295 -Nợ dài hạn -Nợ khác 10.015.816.126 21.400.000 2 NVCSH 441.318.247 441.185.885 Nhìn chung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp đã: - Chủ động vay vốn để duy trì sản xuất . - Khai thác nguồn vốn của các A - cực đòi nợ. - Chi tiêu sử dụng vốn chặt chẽ, theo pháp lệnh thống kê. - Hàng kỳ, hàng tháng có kiểm tra các đội cách chi tiêu và ghi chép hàng ngày. Tuy nhiên, qua bảng tổng kết trên ta thấy Tài sản lưu động của Xí nghiệp chủ yếu là các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho, tiền mặt rất ít. Do các khoản tồn kho và bạn hàng chưa thanh toán tiền nên Xí nghiệp gặp khó khăn về vốn. Trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chủ yếu bằng vốn vay (hầu như là vay ngắn hạn). Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, phần nào tạo thế thụ động cho Xí nghiệp . * Phân tích năng lực tài chính của Xí nghiệp hiện nay: (cuối năm 2000) Tổng TSCĐ - Các khoản tồn kho + Khả năng thanh toán chung = Tổng nợ ngắn hạn 16.912.764.535 - 5.262.390.982 = 16.918.338.295 = 0,7 Tổng số nợ + Chỉ số mắc nợ chung = Tổng vốn 16.939.738.295 = 16.912.764.535 + 26.973.760 ằ 1 Tổng doanh thu + Số vòng quay toàn bộ vốn = Tổng vốn 17.313.528.371 = 16.912.764.535 + 26.973.760 = 1,02 Tổng doanh thu + Chỉ số hiệu quả sử dụng VCĐ = VCĐ 17.313.528.371 = 16.912.764.535 = 1,02 Nhận xét: Qua một số chỉ tiêu trên ta thấy tình hình tài chính của Xí nghiệp đang rất khó khăn: khả năng thanh toán đang ở mức báo động (khả năng thanh toán chung quá thấp: 0,69), chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định bằng 1,02 là quá thấp chứng tỏ Xí nghiệp cần có biện pháp nâng cao hiệu qủa của đồng vốn hơn nữa. * Tồn tại: - Công tác thu hồi vốn còn chậm, việc tính lỗ lãi hạch toán giá thành các công trình còn chưa kịp thời (nguyên nhân là các A thanh quyết toán công trình và trả vốn chậm), có công trình theo yêu cầu chủ đầu tư phải vay vốn để đẩy nhanh tiến độ hoặc bàn giao công trình vào sử dụng song vốn thanh toán hoàn trả đơn vị rất chậm, có vốn kéo dài 1-2 năm vẫn chưa trả hết. - Chức năng kinh tế ở các đội chưa được chú ý đồng bộ, việc tập hợp chứng từ hoàn ứng còn chậm gây khó khăn cho công tác hạch toán kế toán. - Việc thực hiện thuế VAT ở các đơn vị còn lúng túng như việc thu thập chứng từ hoá đơn còn chậm và chưa đạt yêu cầu. 2.7/ Công tác xác định giá thầu, dự thầu: Dù đấu thầu trong nước hay quốc tế thì các bước tiến hành đều tương tự như nhau. Mỗi bước đều có tầm quan trọng riêng của nó nhưng quan trọng nhất là khâu lập giá dự toán công trình theo khối lượng đã bóc tách. Khi có một công trình cụ thể, phải căn cứ vào định mức đơn giá, quy định tính toán, khối lượng của các bộ phận cấu thành công trình để lập ra giá dự toán xây lắp của nó. Như vậy trong xây dựng và lập giá dự toán xây lắp công trình được lập và duyệt theo một trình tự nhất định, hình thành nên giá cả của sản phẩm xây dựng. Sự thống nhất của giá cả sản phẩm xây dựng như vậy được thể hiện thông qua sự thống nhất của đinhj mức đơn giá, quy định thiết lập dự toán. Việc tính toán được tiến hành cho loại công việc. Giá của mỗi loại gồm: giá vật liệu, giá nhân công, giá máy. Đơn giá của mỗi loại công việc được lập dựa trên cơ sở áp dụng định mức dự toán XDCB về hao phí nguyên vật liệu, nhân công và hao phí sử dụng máy cộng với phần chênh lệch giá. Tuy nhiên, ở Xí nghiệp XD-GT 37, việc tính toán bị bỏ qua bước tính chênh lệch giá vật liệu vì khi tính chi phí nguyên vật liệu, người ta lấy định mức nhân thẳng với giá vật liệu mà Xí nghiệp thường mua vào (không sử dụng đơn giá chung). Do đó giá đấu thầu đưa ra nhiều khi quá cao hoặc quá thấp so với giá xét thầu. Vì vậy đôi khi, công ty không cạnh tranh được với các đối thủ để thắng thầu. Hoặc nếu thắng thì hiệu quả đem lại cũng không cao. * Định mức về nguyên vật liệu, nhân công, thời gian sử dụng máy: Xí nghiệp XD-GT 37 sử dụng định mức xây dựng cơ bản số 1242/1999 QĐ - Bộ xây dựng phát hành ngày 25/11/1998 và bảng lương A6 - NĐ số 05/CP ngày 25/01/1994 của Chính phủ, Quyết định số 1260/1998 QĐ - BXD ngày 28/11/1998 để áp dụng tính vật liệu và nhân công, máy cần thiết để thi công công trình. Cuốn định mức này áp dụng cho tất cả các loại công trình trong cả nước. * Phương pháp tính giá dự toán: áp dụng theo Thông tư số 08/1999 TT- BXD ngày 16/11/1999 của Bộ xây dựng, Thông tư số 02/2000 TT- BXD ngày 19/05/2000 của Bộ xây dựng và một số các Thông tư hướng dẫn tại địa bàn thi công công trình. 2.8/ Công tác chính trị và ổn định tư tưởng nội bộ: Theo Điều 4 - Quy chế về tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp XD-GT 37 thuộc Công ty xây lắp 665 - Tổng công ty Thành An : Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong Xí nghiệp hoạt động theo hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là Đảng uỷ Công ty xây lắp 665. Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội trong Xí nghiệp hoạt động theo hiến pháp, pháp luật và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị. - Công tác chính trị tư tưởng được tiến hành thường xuyên, ngày càng đi sâu vào chất lượng vận dụng vào thực tiễn đơn vị nên góp phần giữ vững tư tưởng lãnh đạo của Đảng trong mỗi Đảng viên trong toàn Đảng uỷ Xí nghiệp. Nhìn chung tình hình chính trị tư tưởng được ổn định, có chiều hướng phát triển tốt về nhận thức. Vai trò lãnh đạo của Đảng được đề cao. - Đảng uỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC816.doc
Tài liệu liên quan