A.LỜI MỞ ĐẦU 2
B.NỘI DUNG THỰC TẬP 3
I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT LÁNG HẠ 3
1.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cac phòng ban 3
1.1Cơ cấu tổ chức 3
1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 4
2.Quá trình hình thành và phát triển 12
II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG 18
1.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. 18
1.1Thuận lợi 19
1.2 Khó khăn 19
2.Tình hình kinh doanh hiện nay của Chi nhánh 20
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 20
2.2Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh 25
2.3 Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khkd năm 2007 31
III.GIẢI PHÁP CHÍNH: 32
1. Công tác nguồn vốn: 32
2.Công tác tín dụng 32
3.Về công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 33
4.Về nghiệp vụ kế toán ngân quỹ: 33
5. Về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo 34
6. Về công tác kiểm tra kiểm soát 35
7. Về công tác tiếp thị thông tin tuyên truyền 35
8. Về công tác xây dựng, củng cố màng lưới nâng cao vị thế cạnh tranh 36
9.Các công tác khác 36
Kết luận 39
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, định hình và họach định chiến lược kinh doanh đúng hướng, đào tạo con người, chính sách phát triển khách hàng. Hoạt động ngân hàng của Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở một số nghiệp vụ tín dụng truyền thống, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại chưa triển khai được, phương tiện làm việc như xe ôtô, mạng SWIFT, các phương tiện thanh toán hiện đại khác cón thiếu đã làm hạn chế đến quá trình họat động của chi nhánh. Mặt khác do thiếu cán bộ nên chưa phân công được cán bộ làm giám định viên. Đây thực sự là những vấn đề bức xúc đòi hỏi tập thể cán bộ viên chức Chi nhánh Láng Hạ phải nỗ lưc phấn đấu đê hoàn thiện dần trong những giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: Thời kỳ xây dựng phát triển và khẳng định vị thế của Chi nhánh những năm cuối thế kỷ (1998-2000)
Trong năm 1998, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Hoạt động ngân hàng trên đại bàn Hà Nội cũng con nhiều hạn chế vê nguồn vốn trung dài hạn còn mỏng, chất lượng tín dụng năm 1997 tuy có tiến bộ nhưng nợ quá hạn còn ở mức cao. Trong Đại hội viên chức Chi nhánh Láng Hạ ngày 25/01/1998, đồng chí Kiều Trọng Tuyến- GĐ Chi nhánh đã chỉ đạo: Phấn đấu đưa nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển mới, trọng tâm là” Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu hòan thành các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2000”. Đây là giai đoạn phát triển theo chiều sâu, tăng hiệu quả và sức cạnh trnah trong nền kinh tế, lành mạnh hoá tài chính tiền tệ.
Trước Mục tiêu, nhiệm vụ của toàn ngành mà đặc biệt là ngành Ngân hàng Hà Nội là rất nặng nề, đồng chí cũng chỉ rõ: 4 Mục tiêu và 5 định hướng lớn của ngành trong năm 1998. Đồng thời chỉ rõ những việc cần làm trước mắt và những vần đề cần phải khắc phục trong vơ chế lãi suất, công tác kế toán thanh toán, công tác thanh toán quốc tế, việc triển khai nghiên cứu luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng. Kết quả năm 1998 đã đánh đấu sự trưởng thành trong kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ. So với năm 1997, mức huy động tăng hơn 3 lần, dư nợ tăng 1,5 lần.Công tác thanh toán quốc tế và thu nhập quỹ tăng vượt bậc, đặc biệt trong chính sách tín dụng đã hình thành chính sách khách hàng là phục vụ các doanh nghiệp nông nghiệp lớn. Công tác thanh toán quốc tế đã ổn định về nhân sự qua việc thành lập tổ thanh toán quốc tế. Chi nhánh cũng đã rút ra những bài học thực tiễn trong hoạt động đối ngoại. Năm 1998 cũng là năm Chi nhánh Láng hạ đã áp dụng thành công mối liên kết tương hỗ với các ngân hàng nông nghiệp bạn, tạo quá trình khép kín từ khâu cho vay hàng xuất- thu ngoại tệ- phục vụ khách hàng nhập- tạo tiền gửi VNĐ với lãi suất thấp- tái đầu tư hàng xuất với lãi suất ưu đãi hơn, tạo sức mạnh trong cạnh tranh.Với những thành tích ấy, Chi nhánh đã đạt danh hiệu lá cờ đầu trong khu vực đô thị trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, góp phần vào thành tích chung của toàn hệ thống trong hoạt động kinh doanh năm 1998.
Trong hai năm cuối thế kỉ 1999,2000, cùng với nền kinh tế cả nước, hoạt động kinh tế của Hà Nội đứng trước những khó khăn, thử thách những cũng có những thuận lợi là: Kinh tế trong khu vực bước đầu khôi phục sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, thị trường cũng như mức tiêu thụ hàng hoá hoạt động sôi động và tăng hơn trước, thực hiện các giải pháp kích cầu của chính phủ, kinh tế trong nước cũng có những biểu hiện tích cực. Sự chủ động tích cực trong chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch từ Trung ương đến địa phương và tại tất cả các ngành đã tạo ra những nhân tố thụân lợi hơn cho phát triển kinh tế. Trong hoạt động ngân hàng, tiền tệ và tỷ giá tương đối ổn định hợp lý, không có biến động lớn. Môi trường kinh tế nhìn chung không có những yếu tố gây mất ổn định cho hoạt động ngân hàng. Lòng tin của các đất nước và nhân dân với các ngân hàng dần được nâng lên. Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, nền kinh tế Hà nội vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Kinh tế tăng trưởng cao hơn nhưng chưa thực sự chắc chắn. Các yếu tố bảo đảm chất luợng và độ ổn định của tăng trưởng tuy đã được xác lập nhưng chưa đều và chưa đủ. Từ những khó khăn và thuận lợi trên, nhằm thực hiện tốt kế hoạch định hướng kinh doanh của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trong năm 2000, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ đã xác định mục tiêu và đề ra các giải pháp thực hiện trọng tâm.
Kết quả là đến 31/12/2000 chi nhánh đã đặt quan hệ tín dụng với 27 doanh nghiệp (21 đơn vị doanh nghiệp nhà nước và 6 đơn vị ngoài quốc doanh). Tổng dư nợ đạt 661 tỷ đồng, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh đạt 2.043 tỷ. Nợ quá hạn giữ ở mức thấp kể cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối chiếm 0,24% tổng dư nợ. Kết quả tài chính tăng đều, vững chắc ở các thán, đặc biệt trong hoạt động thanh toán. Ngày 18/9/2000 Chi nhánh Láng Hạ là một trong số 9 Chi nhánh trên toàn quốc thuộc hệ thống ngân hàng nông nghiệp áp dụng hệ thống chuyển tiền điện tử công nghệ tiên tiến.
Giai đoạn 3: Chi nhánh Láng Hạ vững bước tiến vào thế kỷ 21(2001-2006)
Đây là giai đoạn Chi nhánh Láng Hạ từng bước chuyển mình đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII cũng như định hướng chiến lược giai đoạn 2001-2010 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là: Tập trung sức triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Thực hiện đúng nội dung và lộ trình đề án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo an toàn vốn và khả năng sinh lời nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản suất, sắp xếp đổi mới đất nước; mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh mới; Tiếp tục đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế trong tương lai gần.
Đây cũng là giai đoạn Chi nhánh Láng Hạ có sự chuyển giao một thế hệ cán bộ lãnh đạo mới. Tháng 3/2001, đồng chí Kiều Trọng Tuyến- Nguyên Giám đốc Chi nhánh Láng Hạ được đề bạt giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam; đồng chí Lê Hồng Phong – Phó Giám đốc thường trực được đề bạt giữ chức vụ Giám đốc Chi nhánh. Các đồng chí Ngô Quốc Ninh- trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, Cao Thị Hạnh- Trưởng phòng Kế toán ngân quỹ được đề bạt giữ chức vụ Phó giám đốc.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi uỷ, Ban Giám đốc Chi nhánh Láng Hạ đã mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm phổ biến văn kiện Đại hội Đảng IX và chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Cuối tháng 4 /2001 Đại hội chi uỷ nhiệm kỳ I tại Chi nhánh Láng Hạ đã được tiến hành. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá công tác lãnh đạo nhiệm kỳ trước và đề ra những nội dung cần tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ mới. Đại hội đã thể hiện quyết tâm phấn đấu thực hiện định hướng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2001-2005 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam và mục tiêu chiến lược kinh doanh toàn Chi nhánh Láng Hạ với các chỉ tiêu cụ thể:
- Nguồn vốn tăng trưởng 30-40% hằng năm
- Dư nợ tăng 30-35% hằng năm
- Nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ
- Quỹ thu nhập tăng 10% hàng năm
Giai đoạn 4: Giai đoạn hiện nay: đây là thời kỳ cơ sở phải nâng cao mọi mặt hoạt động để vững bước trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, hoạt động của các tổ chức đoàn thể cũng đựoc quan tâm phát triển. Qua các năm Chi bộ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ đều được Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam tặng giấy khen tập thể cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh. Công đoàn Chi nhánh luôn phối hợp chặt chẽ với bộ phận chuyên môn và các đoàn thể quần chúng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho cán bộ viên chức cơ quan, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ tại Chi nhánh, làm tốt vai trò thúc đẩy các phong trào văn thể tại cơ quan và các công tác xã hội do ngành và thành phố phát động. Chi nhánh cũng thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương trên địa bàn, thực hiện tốt công tác giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội, tham gia giao ban hàng tháng trên địa bàn phường.
Đồng thời Chi nhánh NHNo Láng Hạ cũng tích cực tham gia công tác chính trị xã hội, đóng góp ủng hộ vật chất tinh thần co các phong trào, từ năm 1998-2002 chi nhánh đã ủng hộ được tổng số tiền là: 106.300.000đ
Từ nền tảng những thành quả mà chi nhánh đã đạt được hôm nay cũng chỉ là bước đầu, đó là nền tảng để Chi nhánh Láng Hạ vững bước đi lên, phía trước còn nhiều khó khăn thử thách. Với truyền thống đoàn kết, nhất trí , quyết tâm vượt qua mọi gian khó, giành những thành tích cao nhất của tập thể cán bộ viên chức Chi nhánh những năm qua, nhất định Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ sẽ vươn lên, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước
II.Thực trạng hoạt động
1.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
1.1Thuận lợi
Năm 2006 là năm nền kinh tế đất nước có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,17%, cao hơn mức bình quân 20 năm đổi mới (bình quân 7,5%/năm). Kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 40 triệu USD, tăng 22% so với năm 2005, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt con số kỉ lục 10,2 tỷ USD. Nhiều dự án lớn, công trình lớn phục vụ hạ tầng cơ sở, cải thiện điều kiện sống, nâng cao dân trí đang được triển khai từng bước có hiệu quả. Năm 2006 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đồng thời đạt được nhưng cam kết tài trợ vốn với mức kỷ lục 4,4 tỷ USD từ các tổ chức nước ngoài, hứa hẹn một lượng vốn lớn phục vụ phát triển kinh tế.
Ngành ngân hàng Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực, luật các TCTD đã và đang dần hoàn thiện, tiến trình cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại quốc doanh tạo động lực mạnh mẽ, đòi hỏi từng TCTD phải từng bước đổi mới để tăng tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế.
1.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế cũng đang gặp phải rất nhiều những khó khăn thách thức do thiên tai lụt lội tại các tỉnh Miền trung, Tây Nam bộ và sự biến động giá cả trong nước đặc biệt là giá vàng, giá đôla, giá xăng dầu, phân bón, giá than...đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho môi trường kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh gay gắt.
Hoạt động ngân hàng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn khi các kênh huy động vốn ngày càng phát triển làm thu hẹp thị phần của các Ngân hàng. Một luồng vốn lớn chuyển sang đầu tư vàng và chứng khoán khi giá vàng biến động mạnh và thị trường chứng khoán bùng nổ. Một luồng vốn khác tập trung vào Trái phiếu với lãi suất cao nhiều ưu đãi của một số tập đoàn kinh tế, một số Ngân hàng thương mại quy mô lớn. Tiến trình cổ phần hoá khiến cho việc lưa chọn các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả là tương đối khó khăn khi cạnh tranh ngày càng cao. Việc mở rộng quy chế về hoạt động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam đồng thời với việc nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với thế mạnh về vốn và dịch vụ chất lượng cao được thành lập mới và mở rộng thêm màng lưới hoạt động là thách thức không nhỏ đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO mặc dù tạo nhiều cơ hội nhưng cũng gây không ít những thách thức đối với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam khi địa bàn hoạt động trên địa bàn đô thị lớn còn nhỏ.
2.Tình hình kinh doanh hiện nay của Chi nhánh
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006
Công tác nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2006 đạt 5.905 tỷ đồng, trong đó huy động Trái phiếu AGRIBANK 2006 là 584 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn năm 2006 tăng tỷ đồng so với 31/12/2005 tương đương 147%, đạt 121% kế hoạch năm 2006( KH: 4.900 tỷ đồng). Trong đó:
*Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:
- Nguồn vốn nội tệ đạt 4.854 tỷ đồng, trong đó huy động Trái phiếu AGRIBANK 2006 là 584 tỷ đồng, tăng 1,718 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 121% so với kế hoạch năm 2006 (KH: 4.000 tỷ đồng)
- Nguồn vốn ngoại tệ đạt 1.052 tỷ đồng, tăng 164 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 117% so với kế hoạch năm 2006 (KH: 900 tỷ đồng). Chi nhánh lấy tỷ giá quy đổi là 16.091 VND/USD.
* Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:
- Nguồn vốn không kỳ hạn: 1.278 tỷ đồng, tăng 294 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 22% tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ là 285 tỷ đồng chiếm 4.8% tổng nguồn.
- Nguồn vốn có kì hạn dưới 12 tháng: 859 tỷ đồng, tăng 39 tỷ so với 2005, chiếm 15% tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ 200 tỷ chiếm 3,4% tổng nguồn vốn.
- Nguồn vốn có kì hạn từ 12- 24 tháng: 1.197 tỷ đồng, tăng 114 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 20% tổng nguồn. Trong đó ngoại tệ 321 tỷ đồng chiếm 5.4% tổng nguồn vốn.
- nguồn có kì hạn từ 24 tháng trở lên: 2.571 tỷ đồng trong đó Trái phiếu AGRIBANK 2006 là 584 tỷ đồng, tăng 1.435 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 44% tổng nguồn. Trong đó ngoại tệ 246 tỷ đồng chiếm 4,2% tổng nguồn vốn.
*Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:
- Nguồn vốn từ dân cư: 1.775 tỷ đồng, tăng 284 tỷ so với năm 2005, chiếm 30% tổng nguồn vốn, trong đó phát hành giấy tờ có giá là 299 tỷ đồng, huy động Trái phiếu AGRIBANK 2006 là 4 tỷ đồng. Chỉ tiêu này so với kế hoạch TW đề ra còn thấp ( theo kế hoạch, tiền gửi dân cư phải chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động).
- Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế: 3.505 tỷ đồng, tăng 2.061 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 59% tổng nguồn vốn trong đó mua giấy tờ có giá là 120 tỷ, mua Trái phiếu AGRIBANK 2006 là 330 tỷ.
- Nguồn vốn từ các TCTD: 626 tỷ đồng, tăng 538 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 11% tổng nguồn vốn trong dó tiền gửi là 46 tỷ, mua giấy tờ có giá là 330 tỷ, mua Trái phiếu AGRIBANK 2006 là 250 tỷ dồng.
Công tác tín dụng
Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 2.057 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng( tức 10%) so với năm 2005, đạt 89% so với kế họch năm 2006 ( KH: 2.300 tỷ đồng).
Trong đó:
*Dư nợ theo loại tiền:
Dư nợ về nội tệ đạt 978 tỷ đồng, giảm 123 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 48% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ đạt 1.079 tỷ đồng, tăng 304 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 52% tổng dư nợ.
*Dư nợ theo thành phần kinh tế:
Doanh nghiệp nông nghiệp: 1.245 tỷ đồng, tăng 84 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 61% tổng dư nợ. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 757 tỷ đồng, tăng 96 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 36% tổng dư nợ. Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố chứng chỉ có giá: 56 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 3% tổng dư nợ.
*Dư nợ theo thời gian:
Dư nợ ngắn hạn: 1.269 tỷ đồng, tăng 281 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 62% tổng dư nợ. Dư nợ trung, dài hạn: 788 tỷ đồng, giảm 100 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 38% tổng dư nợ.
*Nghiệp vụ bảo lãnh:
Tổng số món bảo lãnh năm 2006: 373 món với tổng giá trị 2.404 tỷ đồng. Số phí thu được là 1 tỷ đồng chiếm 68,9% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 45 món với giá trị là 794 tỷ đồng
+ Bảo lãnh dự thầu: 74 món với giá trị 39 tỷ đồng
+ Bảo lãnh thanh toán: 51 món với giá trị 7 tỷ đồng
+ Bảo lãnh khác: 7 món với giá trị 586 tỷ đồng
+ Tổng số tiền phải cho vay bắt buộc: Không có
Năm 2006 không có trường hợp nào Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh hoặc xử lý tài sản dẻ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
*Nợ xấu:
Tổng nợ xấu năm 2006 là 9.785 triệu đồng chiếm 0,48% tổng dư nợ, tăng 3 tỷ đồng so với năm 2005 trong đó nợ nhóm 4 là 3.610 triệu đồng và nhóm 5 là 2.865 triệu đồng, chủ yếu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống. Trong đó toán bộ là do quá hạn gốc trên 90 ngày.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
- Về kinh doanh ngoại tệ: Năm 2006, doanh số mua ngoại tệ đạt 369 triệu USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 372 triệu USD, tăng trên 20% so với thực hiện năm 2005, đạt xấp xỉ 110% kế hoạch năm 2006. Lãi ròng thu được từ kinh doanh ngoại tệ là 212 triệu đồng trong đó đã bù đắp khoản phí mua bán nội bộ của NHNo Việt Nam.
- Về thanh toán quôc tế: Doanh số TTQT đạt 550 triệu USD năm 2006 bằng 124% so với năm2005, đạt 112% kế hoạch năm 2006, trong đó chuyển tiền là 98 triệu USD và thanh toán L/C là 452 triệu USD.
- Chuyển tiền kiều hối năm 2006 là 3,9 triệu USD đạt 205% so với năm 2005, bằng 177% kế haọch năm 2006, trong đó Western Union là 1,2 triệu USD đạt 388% so với năm 2005, bằng 240% so với kế hoạch năm 2006.
Công tác kế toán, ngân quỹ và Phát triển diạch vụ thanh toán:
* Công tác kế toán:
Tổng doanh số thanh toán năm 2006 đạt 213.482 tỷ đồng, bằng 133% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó: tiền mặt chiếm tỷ trọng 2,45%/ Tổng doanh số thanh toán. Chuyển khoản chiếm tỷ trọng 97,55%/ Tổng doanh số thanh toán. Doanh số chuyển tiền đi: 94.425 tỷ đồng, bằng 125% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 44,2%/Tổng doanh số thanh toán. Doanh số chuyển tiền đến: 96.170 tỷ đồng, băng 127% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 45%/Tổng doanh số thanh toán.
*Công tác kho quỹ:
Doanh số thu tiền mặt 2006: 6.260 tỷ đồng, bằng 119,5% so cùng kỳ năm trước. Doanh số chi tiền mặt năm 2006: 6.250 tỷ đồng, bằng 119,5% so với cùng kỳ năm trước. Lượng thu, chi tiền mặt hằng ngày tuy có thấp hơn năm 2004 song lượng tiền mặt bình quân ngày từ 18- 20 tỷ.
* Công tác phát triển dịch vụ thanh toán:
Các dịch vụ thanh toán truyền thống và các dịch vụ mới triển khai như dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ trả lời tự động Phone Banking ngày càng phát triển hơn giúp tăng trưởng thu dịch vụ của chi nhánh.
Năm 2006, tổng số thẻ ghi nợ ATM đã phát hành là 26.947 thẻ, tăng 70% so với năm 2005, thẻ tín dụng nội địa là 4 thẻ. Tổng số dư bình quân tài khoản tiền gửi phát hành thẻ là trên 28 tỷ đồng với 100.000 giao dịch tại máy ATM.
Dịch vụ làm Ngân hàng phục vụ dự án:
Chi nhánh đã tiếp cận và khai thác phục vụ các dự án ODA nhằm tăng trưởng nguồn vốn, đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng. Năm 2006, Chi nhánh đã được chỉ định phục vụ các dự án: Dự án quản lý rủi ro thiên tai và dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng châu thổ sồng Hồng, Dự án loại trừ hoàn toàn tiêu thụ CFC và Halon, Dự án chất thải vật nuôi Đông á...Nguồn vốn từ các dự án đưa về Chi nhánh để phục vụ hoạt động kinh doanh đến 31/12/2006 là 5,7 triệu USD
Kết quả tài chính:
Tổng thu năm 2006 đạt 575.520 triệu đồng, bằng 142% so với năm 2005, trong đó chủ yếu thu từ điều vốn TW chiếm 53%, thu từ cho vay và gửi tiền chiếm 43%. Thu dịch vụ năm 2006 bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ bảo lãnh và lãi từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt 16 tỷ đồng, chiếm 13% tổng thu nhập ròng, tăng 160% so với năm 2005, chưa đạt với kế hoạch TW giao là 15% tổng thu nhập ròng.
Tổng chi đạt 498.213 triệu đồng, bằng 1475 so với năm 2005, trong đó chi phí thường xuyên khác là 5867 triêu đồng tức 1.66% tổng chi phí nằm trong giới hạn cho phép( KH là 4,5%/Tổng chi phí). Quỹ thu nhập năm 2006 đạt 79.648 triệu đồng, bằng 120% so với năm 2005. Hệ số lương làm ra đạt 0.81%, tăng 7% so với năm 2005.
Lãi đầu vào đạt 0,52%, lãi đầu ra đạt 0,81%, chênh lệch lãi suất đạt 0,29%, cao hơn so với năm 2005, không đạt mức TW đề ra( TW quy định là 0,4%).
Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc:
Đơn vị: Tỷ đồng
Stt
Đơn vị
Nguồn vốn
Dư nợ
KH
2006
Năm
2005
Năm
2006
%
KH
2006
Năm
2005
Năm
2006
%
So
KH
So
2005
So
KH
So
2005
1
CN
Bách Khoa
350
343
343
98%
88%
160
86.8
128.0
80%
147%
2
PGD
Phùng Hưng
78
47
70
90%
149%
12
6.9
3.5
29%
51%
3
PGD
SOS
82
52
60
73%
115%
8
7.9
7.0
88%
89%
4
PGD
TrungKhánh
65
40
57
88%
143%
10
3
2.6
26%
78%
5
PGD
Hàng Mã
25
10
18
72%
180%
6
4.7
3.5
58%
74%
6
PGD Đào Tấn
100
66
93
93%
141%
15
18.4
8.8
59%
48%
7
PGD
Hồng Liên
54
28
48
89%
171%
12
11.0
3.5
29%
32%
8
PGD
Hồng Liên
420
639
88%
5
1.6
32%
1174
635
1058
228
138.7
158.5
2.2Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh
a. Những mặt được:
Năm 2006 là năm Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh, nguồn vốn tăng trưởng cao, sử dụng vốn đạt mức tăng trưởng phù hợp, kết quả tài chính và doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt kế hoạch đề ra.
* Về nguồn vốn:
- Nguồn vốn tăng trưởng cao, đạt 147% so với năm 2005, vượt 21% kế hoạch TW giao, trong đó tăng trưởng tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế, giảm tiền gửi từ TCTD theo đúng định hướng của NHNo Việt Nam.
- Thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn lớn bằng ngoại tệ từ việc làm Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án ODA do WB, ADB tài trợ tại các Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên môi trường.
- Làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, Trái phiếu AGRIBANK 2006 của TW và các đợt phát hành kỳ phiếu của Chi nhánh cũng như nghiên cứu thêm hình thức tiết kiệm bậc thang đã tạo nhiều ưu thế cho Chi nhánh trong cạnh tranh huy động vốn với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
- Biến động lãi suất trên thị trường được theo dõi sát sao để có định hướng và kế hoạch cụ thể điều chỉnh linh hoạt lãi suất cho phù hợp.
* Về sử dụng vốn:
Tổng dư nợ tại Chi nhánh tăng trưởng 10% so với năm 2005.
- Dư nợ có tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên điạ bàn Hà Nội, chi nhánh đã tập trung đầu tư vào các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng tới công tác thẩm định đảm bảo chất lượng khỏan vay.
- Thực hiện tốt công tác cơ cấu và phân loại nợ theo Quyết định 493, rà soát dư nợ theo từng thời điểm để xác định đúng chất lượng tín dụng.
- Đảm bảo mức dư nợ từng thời kỳ cân đối với mức tăng trưởng của nguồn vốn, đảm bảo cân đối vốn theo Quyết định 115/QĐ- HĐQT-KHTH.
- Chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Cổ phần, công ty TNHH, nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín duạng với Chi nhánh khoảng 100 doanh ghiệp.
- Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro.
* Về hoạt động TTQT và KD ngoại tệ:
- Doanh số thanh toán quốc tế tăng trưởng so với năm 2005 do Chi nhánh triển khai một số dự án lớn đối với các khách hàng truyền thống.
- Doanh số mua bán ngoại tệ vượt so với kế hoạch năm 2006 do Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, thuyết phục khách hàng giao dịch mua kỳ hạn với mục tiêu giữ khách hàng để mang lại lợi nhuận từ tiền gửi ký quỹ bằng VND.
- Các nghiệp vụ hạch toán kế toán ngoại tệ, hạch toán chuyển tiền thanh toán biên giới, quản lý tài khoản điều vốn, nghiệp vụ kiều hối...Chi nhánh thực hiện kịp thời chính xác không để sai sót.
* Về công tác kế toán và phát triển dịch vụ thanh toán:
- Làm tốt công tác kế toán thnah toán, công tác thu chi ngân quỹ đảm bảo an toàn, chính xác, kịp thời, hạn chế tối đa những thiếu sót.
- Phổ biến tới toàn thể cán bộ trong Chi nhánh để tiết kệm các khoản chi phí liên quan đến ý thức người lao động như điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm...giúp giảm chi phí, tăng thu nhập.
- Giáo dục đội ngũ cán bộ kế toán có đạo đức nghề nghiệp. Trong năm đã trả tiền thừa cho khách hàng tổng số 250 món với tổng số tiền 238 triệu đồng, tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng.
- Làm tốt công tác phát triển thẻ tín dụng, thẻ ATM, địa điểm chấp nhận thẻ thông qua nghiên cứu tăng tiện ích của sản phẩm thẻ, các chương trình khuyến mại và thi đua lập thành tích phát hành thẻ trong nội bộ Chi nhánh .
* Về công tác kế hoạch hoá:
- Làm tốt công tác kế hoạch theo quý, năm một cách nghiêm túc dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh và định hướng của TW.
- Công tác giao và quyết toán kế hoạch cho các đơn vị cũng được thực hiện một cách kịp thời nhằm động viên đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
* Về mở rộng màng lưới:
Năm 2006, thực hiện chiến lược mở rộng màng lưới, Chi nhánh đã mở thêm 01 phòng giao dịch và 01 Chi nhánh cấp 2, nâng tổng số điểm giao dịch lên 13 điểm, chuyển sang địa diểm mới rộng rãi và khang trang hơn cho 02 phòng giao dịch.
*Về tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ:
- Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với năng lực chuyên môn.
- Tổ chức các lớp học nhằm nâng cao nghiệp vụ cho CBNV, cử cán bộ đi học các lớp do NHNo Việt Nam tổ chức cả về nâng cao nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị.
- Các chế đọ về lương, thưởng, bảo hiểm đều được thực hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC374.doc