Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty cao su đường sắt

Phần I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp 1

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1

1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy sản xuất của nhà máy 4

1.3. Sản phẩm và thị trường chủ yếu của nhà máy 5

1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất vợt bóng bàn 6

Phần II: Một số hoạt động quản trị của doanh nghiệp 7

2.1. Công tác nhân sự 7

2.1.1. Cơ cấu lao động 7

2.1.2. Công tác tuyển dụng, đào tạo 7

2.1.3. Tổng quỹ lương của công ty 8

2.1.4. Các hình thức trả lương 8

2.2. Tình hình quản lý các yếu tố vật chất của kinh doanh 10

2.2.1. Tình hình quản lý đất đai và tài sản cố định 10

2.2.2. Tình hình quản lý các loại tài sản lưu động 11

2.2.2.1. Các loại NVL sử dụng trong sản xuất 11

2.2.2.2. Cách xây dựng định mức NVL 12

2.2.2.3. Cung ứng NVL 12

2.3. Công tác chiến lược và kế hoạch kinh doanh 12

2.4. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm 13

Phần III: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn ở công ty cao su đường sắt 15

3.1. Tình hình vốn kinh doanh 15

3.2. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn công ty 17

3.3. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh 20

3.3.1. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định 20

3.3.2. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động 21

3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 23

Phần IV: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp 27

4.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 27

4.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp 27

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty cao su đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình công nghệ và đặc điểm sản xuất sản phẩm ,sản xuất ra nhiều loại sản phẩm riêng biệt, độc lập với nhau về mặt công nghệ cho phép doanh nghiệp sản xuất theo phân xưởng .Mỗi phân xưởng sản xuất một hoặc một số sản phẩm riêng biệt cụ thể, hiện nay xí nghiệp có ba phân xưởng sản xuất :1PX sản xuất vợt,1PX may,1PX cao su . Phần 2 Một số hoạt động quản trị của doanh nghiệp 2.1 Công tác nhân sự : 2.1.1. Cơ cấu lao động: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất nhỏ, với tổng số công nhân viên (như đã nói ) là 150 người (trong đó nhân viên hành chính sự nghiệp chiếm 10% tương ứng 15 người, công nhân trực tiếp sản xuất là 90% tương ứng 135 người ) . Doanh nghiệp đã tinh giảm tối đa nhan viên gián tiếp từ đó góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất nhỏ nên cơ cấu phòng ban hành chính sự nghiệp như đã xét ở trên cũng rất đơn giản, các phòng ban đều đảm nhận chức năng nhiệm vụ tương tổng hợp ( đối doanh nghiệp vừa và lớn thì chức năng, nhiệm vụ đó có thể phân chia cho phòng ban khác ) Bảng 3: Bảng cơ cấu lao động Chỉ tiêu Đơn vị tính Số người Tỷ trọng Tổng CBCNV Người 150 100% Trình ĐH và trên ĐH _ 23 15,33% Trung học _ 30 20% Công nhân kỹ thuật _ 97 64,67% 2.1.2. Công tác tuyển dụng, đào tạo Đối với công tác tuyển dụng đào tạo : Doanh nghiệp có công tác tuyển dụng theo nhu cầu sản xuất, ưu tiên tuyển mộ cán bộ, công nhân viên là con em trong nghành , trong công ty .Đối cán bộ quản lý yêu cầu có bằng cấp, trình độ, kỹ năng phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đối công nhân trực tiếp sản xuất tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của công việc mà công ty có những tiêu chuẩn tuyển dụng cho vị trí đó,công ty tuyển dụng công nhân với yêu cầu về bằng cấp, trình độ văn hoá nhất định phù hợp với đòi hỏi của công việc sau đó đào tạo theo hình thức đào tạo trực tiếp, đáp ứng nhanh và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Lao động của công ty làm việc theo giờ hành chính nhà nước quy định (ngày làm 8 tiếng ) sản xuất được tổ chức làm hai ca.Công ty cũng chú trọng viêc gửi lực lượng lao động có trình độ đi học cao hơn để nâng cao trình độ đáp ứng được nhu cầu biến động của nhu cầu về lao động. 2.1.3. Tổng quỹ lương của công ty: Tổng quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm lương chính, lương phụ mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong năm kế hoạch . Lương chính: Là số tiền trả cho người lao theo chế độ cấp bậc tiền lương do nhà nước quy định hoặc thoe hợp đồng lao động . Lương phụ : Dùng trả cho các trường hợp nghỉ chế độ như :nghỉ phép,hội họp học tập hoặc những khoản trả thêm vào lương chính. Bảng 4: Tổng quỹ lương: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 2002 Tổng quỹ lương VNĐ 463.974.738 345.305.203 2.1.4. Các hình thức trả lương: Có hai bộ phận lao động với hai nhóm tiêu chuẩn đánh giá khác nhau vì thé cũng có hai cách tính lương khác nhau. Đối với bộ phận lao động thuộc khối hành chính sự nghiệp : Tiền lương = (Lương căn bản*Hệ số lương )+Phụ cấp chức vụ theo lương Phần phụ cấp chức vụ theo lương thường được tính cho các cán bộ lãnh đạo có chức vụ trong công ty ( theo quy định của nhà nước ), phần phụ cấp này cũng có thể được xem như là lương trách nhiệm . Điều này nói lên được phần nào lý do các nhà quản trị thường có thu nhập cao hơn các cán bộ công nhân viên khác . Đối với bộ phận lao động trực tiếp sản xuất : Với bộ phận lao động này Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm,cách tính lương như sau : Tiền lương = Số sản phẩm tính lương * Đơn giá tiền lương theo sản phẩm Trong trường hợp có những công nhân làm thêm giờ , tăng ca hoặc làm thêm vào ngày nghỉ thì tiền lương được tính theo cách sau : Đối với trường hợp làm tăng ca , thêm giờ vào ngày bình thường : Số sản phẩm tính lương = Số sản phẩm hoàn thành * 1.5 Đối với trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ do Nhà nước quy định: Số sản phẩm tính lương = Số sản phẩm hoàn thành * 2.0 Tiền thưởng : Tiền thưởng là khoản thu nhập ngoài lương mà người lao động được hưởng do hoàn thành tốt công việc được giao hoặc đã cống hiến đóng góp tích cực cho công ty . Công ty bố trí các xưởng sản xuất thành các tổ sản xuất, tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà bố trí số lượng cấp bậc công nhân cho phù hợp. Từ đó tuỳ thuộc vào yêu cầu, đòi hỏi của công việc đối với từng tổ từng bước công việc công nhan đảm nhiệm mà kế toán ghi sổ và tính tiền lương cho công nhân Tiền thưởng được áp dụng trên nguyên tắc :"Tiền thưởng phải khuyến lao động ", nó phải là một kích thích để tăng năng suất lao động, từ đó công ty áp dụng thưởng theo nguyên tắc "bậc thang sản phẩm" -sản lượng sản phẩm công nhân sản xuất ra càng nhiều thì mức thưởng càng tăng theo. 2.2.Tình hình quản lý các yếu tố vật chất của kinh doanh. 2.2.1.Tình hình quản lý đất đai và tài sản cố định Doanh nghiệp được quyền sử dụng một diện tích đất tương đối lớn để tăng thu nhập và sử dụng tiết kiệm mọi nguồn lực nhà máy đã mở dịch vụ thể thao (Sân tennis),hàng cung cấp các dịch vụ ăn uống trên mặt bằng không bố trí sản xuất . Nhà máy với 3 phân xưởng sản xuất mỗi phân xưởng sản xuất một hoặc một số mặt hàng khác nhau về quy trình công nghệ do đó cũng có nhiều loại mốc khác nhau được bố trí ,sử dụng trong quá trình sản xuất Kể từ năm 1995 trở lại đây nhà máy đã tích cực đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho sản xuất ,nâng cao năng lực công nghệ, chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tính hiệu quả trong sản xuất như : máy cán cao su, máy ép thuỷ lực Hàn quốc(với năng xuất cao lực ép lớn , bề mặt tiếp xúc lớn),máy ép phun Hàn quốc (160tấn) , máy may Nhật... Năm 2001 nhà máy đã làm thủ tục đầu tư xay dựng cơ bản và đầu tư thiết bị với số vốn 1.467.715.000đồng:trong đó đầu tư thiết bị 1.005.236.000 đồng. Trong đó đầu tư cho : Xưởng cơ điện: 10thiết bị trị giá gần350 triệu đồng Phân xưởng cao su : 3 thiết bị trị giá 270 triệu đồng - Phân xưởng vợt: đầu tư mua sắm máy ép phun nhựa , hệ thống hút bụi, máy mài cốt vợt ,tổng trị giá trên 500 triệu đồng Hiện nay nhà máy đã trang bị đủ các máy móc thiết bị cho sản xuất và đều được sử dụng với công suất khá cao (khoảng 85%công suất), tiét kiệm, khai thác hiệu quả tài sản cố định Công tác khấu hao tài sản cố định :Nhà máy áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với các loại máy móc ,thiết bị Theo đó mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao được tính ở mức không đổi hàng năm : Mk = NG/T - Mk: Mức khấu hao bình quân hàng năm - NG : nguyên giá máy móc thiết bị - T :Thời gian sử dụng định mức của máy móc thiết bị Công tác khấu hao tài sản cố định do phòng KT_TC đảm nhận . Công tác bảo trì bảo dưởng, sửa chữa máy móc thiết bị : Máy móc, thiết bị của nhà máy được bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng đột suất do nhu cầu phát sinh cần sửa chữa đột suất .Công tác này được bộ phận kỹ thuật của nhà máy đảm nhiệm, nếu không sử lý được sẽ thuê ngoài . 2.2.2. Tình hình quản lý các loại tài sản lưu động: 2.2.2.1. Các loại NVL sử dụng trong sản xuất Do đặc điểm của công ty là đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm với đặc điểm công nghệ, đặc điểm sản phẩm khác nhau nên có nhiều loại nguyên liệu khác nhau được dùng trong sản xuất. Cụ thể: - Phân xưởng cao su: NVL chủ yếu là: + Cao su tự nhiên + Cao su nhân tạo + Hoá chất + Các chất tạo mầu, phụ gia - Phân xưởng vợt: Gỗ dán, hột làm màu - Phân xưởng may: vải và các phụ liệu. 2.2.2.2. Cách xây dựng định mức NVL Định mức tiêu dùng NVL của công ty được xây dựng chủ yếu thông qua phương pháp sản xuất thử nghiệm (phương pháp thực nghiệm), phương pháp thống kê kinh nghiệm (dựa vào số liệu thống kê và mức tiêu dùng NVL kì báo cáo và kinh nghiệm của CNV giàu kinh nghiệm). 2.2.2.3. Cung ứng NVL Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu sản xuất thực tế, định mức tiêu hao NVL, năng lực của thiết bị. Phòng kinh doanh kết hợp với phân xưởng sản xuất sử dụng NVL sẽ tiến hành tính toán chủng loại, số lượng, chất lượng NVL cần dùng cho sản xuất. Từ đó phòng kinh doanh lập kế hoạch cho việc tìm kiếm nguồn, mua sắm, dự trữ và cung ứng trực tiếp cho phân xưởng sản xuất. 2.3.Công tác chiến lược và kế hoạch kinh doanh Căn cứ vào mục tiêu kế hoạch cụ thể từng thời kỳ, kết quả sản xuất kinh doanh của các kỳ trước và những báo cáo dự đoán về thị trường sản phẩm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lập kế hoạch cho sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của doanh nghiệp là doanh nghiệp trực thuộc Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam, thị trừơng sản phẩm của doanh nghiệp (ngoài sản phẩm vợt bóng bàn) đều là sản phẩm phục vụ nhu cầu trong ngành. Do đó nguồn thông tin mà doanh nghiệp sử dụng cho kế hoạch sản xuất chủ yếu dựa vào báo cáo ,các kế hoạch của ngành và các đơn vị trực thuộc khác trong ngành có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với ngành và các đơn vị khác trong ngành đồng thời cũng tích cực đẩy mạnh công tác thu thập, tiếp nhận thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất có liên quan để từ đó dự đoán về nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp từ đó xác định kế hoạch cho sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp cũng tích cực đẩy mạnh công tác thu thập thông tin, nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp về sản phẩm có khả năng tiêu thụ và phát triển trên thị trương mà doanh nghiệp đó cho kế hoạch sản xuất đối với sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất hoặc có kế hoạch trú trọng cho đầu tư sản xuất đối với sản phẩm mà doanh nghiệp chưa từng sản xuất nhưng có khả năng sản xuất và sản xuất hiệu quả Căn cứ vào đặc điểm của công ty vào sản phẩm và thị trường công ty có chiến lược định hướng dài hạn ,trung, ngắn hạn và kế hoạch tác nghiệp cho mình nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển của công ty 2.4. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm Công việc quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy, trước kia do một tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm (phòng KCS) đảm nhận .Phòng KCS sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa trên những thông số kỹ thuật của sản phẩm mà ngành quy định. Sản phẩm coi là đạt tiêu chuẩn nếu nó đáp ứng được các thông số kỹ thuật đó (như độ cứng, sức chịu nhiệt...).Nhưng do đặc điểm sản xuất của nhà máy la sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, do đó công tác quản lý chất lượng gặp nhiều khó khăn,không đủ nhân viên ,trình độ về quản lý chất lượng mọi sản phẩm sản xuất ra. Trước tình hình đó nhà máy đã ký các hợp đồng về công tác theo dõi chất lượng sản phẩm với hai đơn vị đó là: phòng kỹ thuật của xí nghiệp đầu máy Đà nẵng và đầu máy Vinh. Đồng thời bổ xung cán bộ cho phòng KCS đáp ứng được nhu cầu chuyên môn. Do đặc thù sản phẩm của nhà máy hầu hết là sản phẩm phục vụ trong ngành cũng như về mặt tiềm năng ,về thị trường của sản phẩm nên nhà máy chưa và chưa có định hướng áp dụng các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng ISO hay các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng khác vào để kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy phần 3 Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn ở công ty cao su đường sắt 3.1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty Nhà máy cao su đường sắt là một doanh nghiệp tổ chức theo hình thức quốc doanh, tổ chức kinh doanh hạch toán độc lập. Công ty phải tự hoạch toán, tự chịu về kết quả hoạt động ssản xuất kinh doanh có trách nhiệm bảo toàn và phát triển ngồn vốn được cấp, đồng thời hàng năm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách. Trong những năm qua công ty dã liên tục làm ăn có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách, mặt khác còn bổ sung vào nguồn vốn và mở rộng sản xuất, tăng năng lực và trình độ công nghệ ... Bảng 5: Tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đơn vị:VND Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 tài sản lưu động và Đ/T ngắn hạn tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho Đầu tư ngắn hạn Tài sản lưu động khác Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định Đầu tư dài hạn Chi phí xây dựng cơ bản 5.148.252.664 1.218.685.136 2.594.785.676 1.328.598.256 0 6.183.596 2.185.164.268 2.030.430.143 0 154.734.125 5.320.245.615 417.269.219 3.106.857.246 1.780.407.150 0 15.712.000 2.459.675.949 2.296.754.474 0 162.921.475 Tổng 7.333.416.932 7.779.921.564 Qua bảng số liệu ta thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2002 tăng so 2001 :446.504.632(VNĐ) tương ứng với 6,09% từ đó ta thấy quy mô tài sản đã tăng lên ,kể cả TSLĐ & TSCĐ .Trong đó tài sản lưu động tăng :171.992.954 tương ứng 3,34% . Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn tăng 274.511.681 tương ứng với mức tăng 12,56% Mức tăng tổng tài sản cố định lớn hơn mức tổng tài sản (nguồn vốn) qua đó ta thấy năm 2002 doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư nguồn vốn cho mua máy móc trang thiết bị. Từ đó đổi mới sản xuất nầng cao trang thiết bị công nghệ. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . Là một doanh nghiệp sản xuất nhưng tỷ trọng TSLĐ trong doanh nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn : Năm 2001 TSLĐ chiếm 70,2% tổng tài sản, TSCĐ chỉ chiếm 28,8% tổng tài sản. Năm 2002 tỷ trọng TSCĐ đã tăng và chiếm 31,62% tổng gía trị tài sản . Điều này thể hiện doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho máy móc thiết bị để nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa cân đối, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa cho đầu tư cho đổi mới dây chuyền công nghệ. Ta thấy rằng tỷ lệ hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu tài sản. Năm 2001 chiếm 53,5% tổng tài sản . Năm 2002 tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho còn tăng cao hơn và chiếm tới 62.82% tổng tài sản đây là một sự bất hợp lý, nó thể hiện sự bất hợp lý trong sử dụng và quản lý đồng vốn của công ty.Đồng vốn của công ty chậm được thu hồi do sự chiếm dụng và do không tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá. Phải thu tăng :512.071.570 tương ứng với 19,73%, lớn hơn mức tăng TSLĐ và mức tăng tổng tài sản. Qua đó ta thấy doanh nghiệp đã không thu hồi nợ hiệu quả, để cho khách hàng nợ quá nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân làm ứ đọng vốn, giảm nguồn vốn cho đầu tư, sản xuất và tái sản xuất. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn. Hàng tồn kho tăng : 451.808.894 (VNĐ) tương ứng 34% . Ta nhận thấy mức tăng trên của hàng tồn kho là rất lớn, điều đó thể hiện rằng công tác tiêu thụ sản phẩm là rất kém. Doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý hơn để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm giảm sản lượng hàng tồn kho tăng doanh thu, thu hồi vốn nâng cao tốc độ chu chuyển của đồng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.2. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn công ty Theo nguồn hình thành thì cơ cấu vốn công ty được chia làm hai thành phần là : - Vốn chủ sở hữu - Nợ phải trả Tỷ trọng của chúng sẽ cho biết cơ cấu vốn trong doanh nghiệp Bảng 6: Phân tích vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2001 ST % Năm 2002 ST % CL ST % Tổng vốn 1.VLĐ 2. VCĐ Nguồn hình thành NVCSH Nợ phải trả -NH -DH 7.333.416.932 100 5.148.252.664 70,2 2.185.164.268 28,8 4.320.846.170 58,92 3.012.570.762 41,08 3.012.570.762 0 7.779.921.546 100 5.320.245.615 68,38 31,62 55,73 44,27 3.144.206.219 300.000.000 6,09 3,34 12,56 0,34 14,32 4,37 300.000.000 Từ bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng hợp lý và có sự tăng trưởng thể hiện là .Năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu là: 4.320.846.170 chiếm tỷ trọng 58,92% trong tổng nguồn vốn: Năm 2002 nguồn vốn chủ sở hữu là :4.335.715.345 tăng 0,34% nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn giảm còn :55,73% do nợ phải trả tăng hơn so nguồn vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn lần lượt ở 2 năm là :100% ,91,29% . Để đánh gía được việc sử dụng tăng giảm các khoản phải trả trong tổng vốn công ty có hợp lý đúng đắn hay không ta phải xem xét trong mối quan hệ với sự tăng giảm của tài sản .Trong 2002 nợ ngắn hạn tăng lên 131.635430 (VNĐ) Trong khi đó vốn lưu động tăng 171.992.954 (VNĐ) còn nợ dài hạn tăng 300.000.000(VNĐ) và vốn cố định tăng có 274.511.681 chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn dài hạn để bổ sung vốn ngắn hạn, mặt khác từ công thức: Vốn lưu động = NV - TS = TS - NV thường xuyên dài hạn dài hạn ngắn hạn ngắn hạn Ta có vốn lưu động thường xuyên năm 2001 là :2.135.681.902(VNĐ), năm 2002là 2.176.039.396(VNĐ) từ những phân tích trên ta có thể đánh giá công ty đã sử dụng vốn đúng nguyên tắc, không dùng vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn và vì mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào độ lớn của vốn lưu động thường xuyên nên ta có thể đánh giá tài sản ngắn hạn của công ty được đảm bảo an toàn cao. Hơn nữa số vốn lưu động thường xuyên còn được tăng lên biểu hiện tình hình tài chính công ty vững mạnh đi lên . Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng vốn theo xu hướng tối ưu, nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Nghiên cứu kết cấu nguồn vốn kết cấu tài sản, hệ số tự tài trợ cung cấp cho nhà quản lý tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của doanh nghiệp. Từ tình hình thực tế của công ty trong những năm gần đây ta rút ra những chỉ tiêu tiêu biểu sau. Bảng 7: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1. Hệ số tự tài trợ 0,5892 0,5573 2. Hệ số nợ 0,4108 0,4427 3. TSLĐ/VKD 0,702 0,6838 4. TSLĐ/VKD 0,288 0,3162 5. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 1,9774 1,763 Từ bảng chỉ tiêu về kết cấu về tài sản và nguồn vốn ta nhận biết được : Trong năm 2001 cứ một đồng vốn kinh doanh thì có 0,5892 đồng vốn chủ sở hữu và 0,4108 đồng vốn vay. Năm 2002 đúng một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu và vốn vay đã có sự tăng giảm tương ứng 0,0319 (đồng) . mặc dù có sự thay đổi cơ cấu vốn nhưng ta thấy rằng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn vẫn khá cao điều này thể hiện khả năng độc lập của công ty với nguồn vốn kinh doanh của mình . Cũng như đã phân tích ta nhận thấy rằng trong năm 2001 trong một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có 0.702 đồng TSLĐ và có 0,288 đồng TSCĐ. Trong năm 2002 cơ cấu này có sự thay đổi theo xu hướng giảm TSLĐ tăng tỷ trọng tài sản cố định con số này lần lượt là 0,6838 và 0,3162 . Tuy đã có sự thay đổi trong cơ cấu tài sản nhưng tài sản lưu động trong công ty vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn điều đó thể hiên rằng công ty đã bắt đầu nhận thức cho việc đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật, nhưng mức đầu tư này vẫn là chưa cao. Chỉ tiêu (5)cho biết trong một đồng tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì được hình thành từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Trong cả hai năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính của công ty tương đối vững mạnh, sử dụng nguồn tài trợ hợp lý. 3.3.Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh . Như chúng ta đã biết mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt đọng sản xuất kinh doanh thì cần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng .Vấn đè đặt ra cho các doanh nghiệp là phải không ngừng bảo toàn và phát triển nguồn đó.Khi đát nước chuyển dịch nền kinh tế đã dẫn đến nhiều biến chuyển mà công ty Cao Su Đường Sắt không nằm ngoài những tác động đó .Tuy vậy ,Công ty vẫn đứng vững và không ngừng lớn mạnh ,hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả .Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó chính là hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Bên cạnh đó còn một số tòn tại cần khác phục trong việc tỏ chức quản lý và sư dụng vốn kinh doanh tại công ty.Để thấy rõ vấn đề này chúng ta xem xét thực tế tình hình tổ chức và sử dụng từng loại vốn của công ty. ở đây ta chỉ xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn của công ty. 3.3.1.Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định. Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị:VND Chỉ tiêu Năm 2001 2002 chênh lệch + Tỷ lệ(%) 1.Doanh thu thuần 11.119.000.000 12.875.179.736 1.676.179.736 14,967 2. Lợi nhuận sau thuế 52.000.000 92.713.527 40.713.527 78,295 3.Vốn cố định bình quân 2.030430143 2.296.754.474 256.324.331 13,117 4.Hiệu suất sử dụng vốn cố định 5,516 5,606 0,09 1,632 5.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 0,026 0,04 0,014 53,85 (*) Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2001 là 5,516 cho thấy một đồng vốn cố định trong năm tạo ra 5,516 đồng doanh thu thuần sang năm 2002chỉ tiêu này là 5,606 có nghĩa là một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất tạo ra 5,606 đồng doanh thu thuần, Như vậy so với năm 2001 đã tăng 0,09 đồng tương ưng với mức tăng 1,632% .Năm 2002 cả doanh thu và vốn cố định đèu tăng, tốc độ tăng doanh thu lớn hơn do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng tuy tốc độ tăng này là không cao , + Trong thực tế năm 2002 công ty đã chú trọng hơn trong việc đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực công nghệ , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh : Như tháng 3/2002 công ty đã trang bị thêm máy ép phun nhựa 160 tấn .Kết quả trên phần nào phản ánh hiệu quả của công tác đầu tư cho mua sắm mới máy móc trang thiết bị công nghệ . * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định năm 2001 là 0,046 năm 2002 là 0,04 tăng 0,014 tương ứng với mức 53,85%. Năm 2001 nếu cứ một đồng vốn cố định bình quân đưa vào sản xuất thì thu được 0,026 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2002 đã tăng lên 0,04 đồng .Nguyên nhân ở đây là do có vốn cố định bình quân và lợi nhuận sau thuế đều tăng ở năm 2002 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân .Đây là một thành tích tổng hợp của doanh nghiệp trong việc giảm chi phí tăng lợi nhuận . Ta thấy rằng việc quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty tương đối hiệu quả . Công ty đã bắt đầu nhận thức được vai trò của công nghệ trong sản xuất và bước đầu đã mạnh dạn đầu tư cho mua sắm máy móc,trang thiết bị và hoạt động đầu tư này bước đầu mang lại hiệu quả . 3.3.2.Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động . Trong vốn kinh doanh, vốn lưu động cũng là thành phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, hơn nữa vốn lưu động trong công ty trong những năm vừa qua luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . Bảng 9: Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch ± % 1. Doanh thu thuần 11.199.000.000 12.875.179.736 1.676.179.736 14,967 2. Lợi nhuận sau thuế 52.000.000 92.713.527 40.713.527 78,295 3. Vốn lưu động BQ 5.148.252.664 5.320.245.615 171.992.951 3,34 4. Vòng quay VLĐ 2,175 2,42 0,245 11,27 5. Kỳ luân chuyển VLĐ 165 149 -17 10,24 6. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ 0,01 0,0175 0,0075 75 * Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động : phản ánh khả năng luôn chuyển vốn lưu động trong năm . Số vòng quay càng nhiều thì Doanh nghiệp có khả năng đạt lợi nhuận càng lớn,phát triển thêm vốn và đây cũng là điều kiện để tái ssản xuất mở rộng. Năm 2001 vốn lưu động của công ty thực hiện được 2,175 vòng đến năm 2002 là 2,42 vòng tăng 0,245 vòng (11,27%) điều này làm giảm kỳ luân chuyển vốn lưu đọng của công ty xuống 17 ngày (10,24%) .Đièu này phản ánh hiệu suất sử dụng voón lưu đọng của Công ty tăng lên ,vốn lưu động của công ty được sử dụng tiết kiệm . * Chỉ tiêu tỷ suất Lơi nhuận vốn lưu động : Cho biết mỗi đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thếu .Năm 2001 mỗi đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,01 đồng lợi nhuận , năm 2002 là 0,0175 tăng lên 0,0075 đồng(75%) , mức tăng này là rất lớn điều đó thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có một sự thay đổi lớn,đó là một kết quả khả quan trong hoạt đọng sản xuất kinh doanh của công ty.Có được kết quả này là do tốc đọ tăng lợi nhuận sau thếu rất cao đạt 78,295% làm gia thêm 40713527VND lợi nhuận thuần sau thếu trong khi đó tốc độ tăng vốn lưu động là 3,34%. 3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Qua sự phân tích đánh giá về tình hình sử dụng vốn lưu động và vốn cố định như trên ta có thể rút ra những nét khái quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Để đánh giá sát hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta xem xét đánh giá một số chỉ tiêu sau: Bảng10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp . Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch + % 1.Doanh thu thuần 11.199.000.000 12.875.179.736 2.Lợi nhuận sau thuế 52.000.000 92.713.527 40.713.527 78,295 3.Vốn KD bình quân 7.333.416.932 7.779.921.564 446.504.632 6,09 4.Vòng quay VKD 1,527 1,655 0,128 8,38 5.Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 0,0071 0,0119 0,0048 67,61 6.Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 0,0046 0,0072 0,0026 56,52 * Chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này năm 2001 là 1,527 sang năm 2002 tăng lên là 1,655 tăng 0,125% (8,38%) >Đièu này cho thấy năm 2001 một đòng vốn kinh doanh tạo ra 1,527 đòng doanh thu và năm 2002 là 1,655 đồng doanh thu . Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng đi lên . Vòng quay vốn kinh doanh phụ thuộc vào hai nhân tố doanh thu thuần và vốn kinh doanh bình quân : Doanh thu thuần năm 2002 tăng lên với tốc độ 14,96% tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC477.doc
Tài liệu liên quan