Lời mở đầu 1
Phần I :Khái quát về công ty CB và KD than Vĩnh Phú 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
2. Hệ thống tổ chức và đặc điểm về chức năng , nhiệm vụ 3
2.1 Chức năng , nhiệm vụ của công ty 3
2.1.1 Chức năng của công ty 3
2.1.2. Nhiệm vụ của công ty 3
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 4
3.1. Mô hình tổ chức của công ty 4
3.2. Bộ máy quản lý 5
Phần II : Đặc điểm , tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Chế biến và kinh doanh than Vĩnh Phú 8
1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 8
2. Đặc điểm về lao động 8
3. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 9
3.1 Sản phẩm 9
3.2 Thị trường 10
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 11
4.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 11
4.2 Tình hình tồn kho của công ty 14
5. Đặc điểm về vốn và quản lý tài chính 16
6. Vấn đề nghiên cứu và phát triển thị trường của công ty 16
6.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường 16
6.2 Chính sách phát triển thị trường của công ty 17
Phần III : Phương hướng phát triển và biện pháp đề ra của công ty Chế biến và kinh doanh than Vĩnh Phú 20
1. Những tồn tại trong khâu quản lý và tổ chức bán hàng 20
2. Nguyên nhân và biện pháp đề ra để khắc phục những tồn tại trên 21
2.1 Nguyên nhân 21
2.2 Các biện pháp đề ra của công ty 22
3. Các chỉ tiêu kế hoạch và phương hướng phát triển của công ty 23
3.1 Các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2006. 23
3.2 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 24
3.2.1 Định hướng phát triển kinh doanh 24
3.2.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý và tiêu thụ 24
Kết luận 26
28 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Chế biến Kinh doanh than Vĩnh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệm vụ của phòng là tham mưu cho giám đốc về việc lập và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty.
Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và kế hoạch tác nghiệp sản xuất hàng ngày, xây dựng kế hoạch giá thành, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch đàu tư, cải tạo mặt hàng của công ty, thực hiện các biểu báo cáo theo chức năng.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trùng tu, đại tu, sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ thiết bị, máy móc, hệ thống điện nước, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các qui trình sản xuất các mặt hàng của công ty như than cục 5, than cám, than don các loại....và chế biến thử các mặt hàng mới nhập về để chế biến và xuất đi, xây dựng hướng dẫn và áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật.
Thực hiện kiểm tra và quản lí chất lượng sản phẩm, kiểm tra các loại vật tư, nguyên liệu khi nhập kho như than cục 5, than phôi , than don, than các loại.
Nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật sản xuất – chế biến tiên tiến, đổi mới qui trình công nghệ có hiệu quả.
Trực tiếp mua bán, nhập kho, bán than cho một số khách hàng của công ty.
d. Phòng tổ chức hành chính
Biên chế có 3 người gồm bộ phận tổ chức, lao động và tiền lương.
Chức năng của phòng là giúp giám đóc tổ chức nhân sự, giải quyết các đơn từ, khiếu nại , quản lí tiền lương và các chế độ....
Tổng hợp tình hình sử dụng lao động và thực hiện quĩ tiền lương, tính lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Lập bảng lương và phân bổ tiền lương, bào hiểm xã hội, tổ chức bộ máy quản lí sản xuất và điều hành đảm bảo gọn nhẹ, tinh thông nghiệp vụ để quản lí và thực hiện sao cho có hiệu quả, theo dõi quản lí bổ sung, lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên toàn công ty và theo dõi các văn bản đi đến nội bộ.
Thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà Nước đối với cán bộ công nhân viên như nâng lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khen thưởng và các chế độ xã hội khác. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ đương nhiệm, cán bộ kế cận và các nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, có kế hoạch phối hợp với công an địa phương củng cố lực lượng bảo vệ, đảm bảo trật tự an ninh cho toàn công ty.
e. Các trạm trực thuộc
Biên chế mỗi trạm đều có một trạm trưởng, một trạm phó và một kế toán.
Các trạm trưởng chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của trạm trước giám đốc công ty.
Cơ cấu lao động sản xuất kinh doanh các trạm gồm 60 người và nhiệm vụ các trạm là nhập than về kho, bãi của trạm rồi tiến hành chế biến, sàng lọc trước khi xuất đi cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu sản xuất tiêu dùng.
Ví dụ : Trạm Việt Trì 1 nhập than từ Quảng Ninh về, cho công nhân nghiền, sàng, chọn, để xuất kho đến người tiêu dùng có nhu cầu sản xuất.
PHầN II
Đặc Điểm Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Chế Biến và Kinh Doanh Than Vĩnh Phúc
Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty Chế biến và Kinh doanh than Vĩnh Phú là một công ty thương mại đặt trụ sở chính tại Việt Trì, Phú Thọ và 8 đơn vị kinh doanh trực thuộc đặt tại các huyện thị xã ở 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây. Vì là công ty thương mại nên cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của công ty không phải là nhà máy hay các dây chuyền sản xuất mà là nhà kho, bến bãi và các dây chuyền nghiền, sàng giúp chế biến than cho công ty trước khi than được chế biến và bán ra.
Các nhà kho hay bến bãi, được đặt ở tất cả các đơn vị, trạm, của công ty. Mỗi trạm đều có bãi đất rộng được xây tường rào chắn để chống hiện tượng rửa trôi than khi có mưa, hầu hết các trạm được đặt cạnh sông Hồng, sông Lô hay sông Thao để tạo điều kiện cho việc nhập than, vận chuyển than bằng đường sông do đó các trạm cũng có bến cho thuyền, xà lan cập bến để đổ than lên bãi hoặc nhận than chuyển đi. Mỗi nhà kho được xây dựng đơn giản nhưng khoa học sao cho cùng một lúc nhà kho vừa có thể thực hiện nghiệp vụ nhập kho cũng vừa có thể xuất bán. Lối đi trong nhà kho được thiết kế phù hợp mà vẫn tiết kiệm diện tích nhà kho.
Các dây chuyền chế biến chủ yếu gồm máy nghiền, sàng, máy xúc... để thực hiện quá trình tái sản xuất, gia công chế biến than để xuất bán. Ngoài ra còn có đội xe vận tải chuyên chở than giao bán than trong nội bộ công ty giữa các trạm, kho,bãi....
Đặc điểm về lao động
Do đặc điểm Công ty Chế biến và Kinh doanh than Vĩnh Phú là một công ty thương mại nên lao động trong công ty không phải là lao động sản xuất mà chỉ một bộ phận lao động trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến, sàng lọc, nghiền than, còn lại chủ yếu là lao dộng gián tiếp, lao động quản lí. Hàng năm công ty đều cử cán bộ đi tham gia lớp bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng quản lí kinh doanh, do đó công ty có đội ngũ quản trị giỏi, giàu kinh nghiệm, tận tuỵ với công việc lại có tác phong nhanh nhẹn, nhạy bén với thời cuộc, luôn nghiêm túc trong công việc.
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ trong công ty Cế biến và Kinh Doanh Than Vĩnh Phú
Chỉ tiêu
Số người
Tỷ trọng(%)
1. Đại học và trên đại học
15
18,75%
2.Cao đẳng
8
10%
3. Trung cấp
12
15%
4. Sơ cấp
6
7,5%
5. Lao động phổ thông
39
43,75%
Tổng số
80
100%
( Nguồn : Phòng kinh doanh – kỹ thuật công ty CB và KD Than Vĩnh Phú)
Qua bảng cơ cấu lao động ta thấy lực lượng lao động phổ thông chiếm gần một nửa lao động của công ty (cụ thể là 43,75%, 39 trên tổng số 80 người). Sở dĩ như vậy là do lực lượng lao động tham gia hoạt động tại các trạm trong khi các phòng ban chỉ có 17 người.
Đáng chú ý là lao động trình độ đại học và trên đại học lại chiếm 18,7% tổng số lao động, cụ thể là 15 người. Đây quả là con số không hề nhỏ ở một công ty thương mại. Điều đó cũng lí giải một phần cho sự phát triển của công ty, công ty có một lực lượng quản lí có trình độ cao.
Đặc điểm sản phẩm và thị trường
Sản phẩm
Sản phẩm kinh doanh của công ty gồm than cục 1b, than cục 1c, than vàng doanh, than cam 4, cám 6. cám 7, than cam 4 vàng doanh, cám 5 vàng danh, cám 6 vàng danh, than cục 4, than cục 6, than cục 7, than cục 8, than bùn, than don các loại……
Bảng 2: danh mục than kinh doanh.
TT
Chủng loại
Địa điểm khai thác
I
1
2
3
4
5
Than cục
Than cục 1
Than cục 2
Than cục 3
Than cục 4
Than cục 5
Mạo khê
Hòn Gai
Hòn Gai, vàng danh
Hòn Gai, vàng danh
Hòn Gai
II
6
7
8
9
10
Than cám
Than cám 3
Than cám 4
Than cám 5
Than cám 6
Than cám 7
Hòn Gai, mạo khê
Hòn Gai, núi Hồng
Mạo khê
Hòn Gai, mạo khê
Núi Hồng, hòn Gai
(Nguồn: phòng kế hoạch – kỹ thuật công ty)
3.2: Thị trường
Mặc dù công đã thành lập từ 30 năm nay nhưng do đặc điểm riêng của nghành nên thị trường chủ yếu của công ty chỉ là 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây. mạng lưới tiêu thụ do đó cũng rất mỏng, chỉ dựa vào hoạt động bán hàng chủ yếu của 8 đơn vị trạm trực thuộc.
Khách hàng chủ yếu của công ty là các tổ chức sản xuất, tổ chức thương mại, người sản xuất nhỏ và hộ gia đình.
Bảng 3. cơ cấu thị trường theo khu vực địa lý của công ty.
Thị Trường
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Khối Lượng (Tấn)
Tỷ Trọng (%)
Khối lượng (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Khối lượng (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Phú Thọ
158297.769
73.625
213822.794
73.125
214995.25
63.38
Vĩnh Phúc
33325.825
15.5
43495.577
14.875
59358.67
17.5
Hà Tây
23381.73
10.875
35088.869
12
64838.48
19.12
Tổng
215005.324
100
292407.24
100
339192.4
100
(Nguồn. Phòng kế hoạch- kỹ thuật của công ty)
Nhìn vào bảng “cơ cấu thị trường theo khu vực địa lý của công ty” ta nhận thấy:
Thị phần của công ty ở Phú Thọ chiếm tỷ lệ cao nhất bởi trong 8 trạm, đơn vị kinh doanh của công ty có tới 6 trạm đóng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, và có thể nói thị trường Phú Thọ gần như công ty chi phối. Trong khi đó, trạm than Sơn Tây đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây mới được mở ra từ 5 năm trở lại đây nên thị phần còn tương đối nhỏ, song cũng vì đây là thị trường mới nên sau vài năm mở ra, trạm than Sơn Tây đã tạo được bước đột phá khi bán được khối lượng than lớn làm cho tỷ trọng thị trường Hà Tây tăng từ 10,875% năm 2003 lên 19,12% năm 2005.
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
4.1. phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Khi muốn xem xét đến tình hình sản xuất kinh doanh của một công ty cần phải xem xét kết quả sản xuất kinh doanh và báo kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây để có được bức tranh toàn cảnh về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua đó, so sánh kết quả sản xuất kinh doanh giữa năm sau với năm trước để có thể rút ra những nhận xét đúng về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó vạch ra chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho những năm tiếp theo.
Bảng 4: kết quả sản xuất kinh doanh những năm vừa qua
(Đơn vị:triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm2005
1
Tổng doanh thu
34.272
49.886
56.516
2
Các khoản phải trừ
0
0
0
3
Doanh thu thuần
34.272
49.886
56.516
4
Giá vốn hàng hoá
30.404
44.637
51.127
5
Lợi tức gộp
3.867
5.149
5.389
6
Chi phí bán hàng
3.733
4.895
5.018
7
Lợi tức thuần từ HDKD
134
254
370
8
Lợi nhuận từ HDTC
33
31
35
9
Lợi nhuận từ HDBT
56
15
17
(Nguồn : phòng kế toán tài vụ của công ty)
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh mấy năm qua cho thấy lợi nhuận đạt được hàng năm của công ty chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính (HĐTC) và lợi nhuận từ hoạt động bất thường (HĐBT) không lớn .HĐTC của công ty chủ yếu là cho thuê phương tiện vân chuyển, máy móc, bến, bãI, nhà kho…HĐBT của công ty chủ yếu là hoạt động thanh lý các tài sản cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các giá trị tính được trên bảng :
Lợi tức gộp bằng doanh thu thuần trừ giá vốn hàng hoá
Lợi tức thuần từ HĐKD bằng lợi tức gộp trừ chi phí bán hàng .
Từ bảng kết quản sản xuất kinh doanh mấy năm vừa qua ta lấy các chỉ tiêu của năm sau trừ các chỉ tiêu của năm trước để có giá trị chênh lệch của các chỉ tiêu giữa năm sau với năm trước đó. Và lấy các chỉ tiêu của năm sau chia cho các chỉ tiêu của năm trước để thấy được tỷ lệ tăng giá trị các chỉ tiêu qua các năm . Do đó ta có bảng sau:
Bảng 5 : Chênh lệch kết quả SXKD giữa các năm :
STT
Chỉ tiêu
Chênh lệch (triệu đồng)
Tỷ lệ ( %)
2004 với 2003
2005 với 2004
2004/2003
2005/2004
1
Tổng doanh thu
15.614
6.630
145,56
113,29
2
Các khoản phải trừ
0
0
0
0
3
Doanh thu thuần
15.614
6.630
145,56
113,29
4
Giá vốn hàng hoá
14.233
6.490
146,81
114,54
5
Lợi tức gộp
1.282
240
133,15
104,65
6
Chi phí bán hàng
1.162
123
131,11
102,52
7
Lợi tức thuần từ KD
120
116
188,52
145,66
8
Lợi nhuận từ HDTC
-2
4
93,9
113
9
Lợi nhuận từ HDBT
-41
2
26,79
113,33
Rõ ràng tổng doanh thu năm 2004 tăng cao so với năm 2003, cụ thể là giá trị doanh thu tăng 15.614 triệu đồng hay tăng hơn 45,56% so với năm 2003 xong đến 2005, tổng doanh thu vẫn tăng khá cao so với năm 2004 nhưng chỉ đạt 6.630 triệu đồng tăng thêm và bằng 113% tổng doanh thu năm 2004, tức là chỉ tăng 13% so với năm 2004.
Sở dĩ chênh lệch lợi nhuận từ HĐTC và lợi nhuận từ HĐBT là âm vì giá trị lợi nhuận từ HĐTC và giá trị lợi nhuận từ HĐBT năm 2004 đều giảm so với năm 2003 hay các giá trị đó của năm 2004 chỉ lần lượt bằng 93,9% và 26,79% năm 2003.
Nhưng so sánh kết quả sản xuất kinh doanh giữa các năm chỉ cho thấy sự tăng thêm hay giảm đi của các chỉ tiêu mà chưa nói lên ý nghĩa của các giá trị đó . Do đó ta phải phân tích báo cáo kết quả kinh doanh để hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh và thấy được cơ cấu của các giá trị các chỉ tiêu trong 100 đồng doanh thu:
Bảng 6 : Báo cáo kết quả kinh doanh.
( đơn vị: đồng)
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Giá vốn hàng bán
88.71
89.77
90.76
2
Lợi tức gộp
11.28
10.22
9.23
3
Chi phí bán hàng
10.89
9.81
8.78
4
Lợi nhuận từ HDKD
0.39
0.416
0.355
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ của công ty )
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cho thấy giá trị thực của các chỉ tiêu như giá vốn hàng bán, lợi tức gộp, chi phí bán hàng và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể. Trong 100 đồng sản xuất kinh doanh thì giá vốn hàng bán cần lần lượt là: 88.71 đồng ( 2003) , 89.77 đồng năm 2004 và 90.76 đồng năm 2005 giá vốn liên tục tăng trong ba năm còn chi phí bán hàng giảm từ 10,89 đồng năm 2003 xuống 9.81 đồng năm 2004 và chỉ còn 8.87 đồng năm 2005.
Nhưng rõ ràng là giá vốn hàng bán tăng lên từng năm làm lợi tức gộp giảm đi qua từng năm, cụ thể là lợi tức gộp giảm từ 11.28 đồng xuống 10.22 đồng năm 2004 và 9.23 đồng năm 2005.
Báo cáo kết quả kinh doanh còn cho thấy lợi nhuận đạt được từ hoạt động kinh doanh là 0.39 đồng trong 100 đồng kinh doanh năm 2003, 0.416 đồng năm 2004 và năm 2005 đạt được 0.355 đồng trong 100 đồng kinh doanh đó. Đây không phải kết quả tốt cho 1 công ty thương mại nhưng lại là tình hình chung của đa số doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
4.2 Tình hình tồn kho của công ty.
Bảng 7: tình hình tồn kho những năm qua của công ty
(Đơn vị: tấn)
STT
Chủng loại
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
I.
1
2
3
4
5
Than cục
15
4
519
Than cục1
Than cục2
Than cục3
Than cục4
Than cục5
2
1
4
-
8
-
1
-
-
3
7
11
13
211
267
II.
6
7
8
9
10
Than cám
13045
15786
20329
Than cám3
Than cám4
Than cám5
Than cám6
Than cám7
1032
959
1342
5209
4503
1956
1436
972
6037
5385
2437
4635
2930
5731
4596
III.
Than chế biến
96
23
87
( Nguồn : Phòng kế hoạch – kỹ thuật của công ty )
Bảng báo cáo tình hình tồn kho cho thấy chủ yếu than tồn kho mỗi năm là than cám các loại , hơn nữa lại có chiều hướng ra tăng từ 13045 tấn năm 2003 lên 15786 tấn năm 2004 và 20329 tấn năm 2005. Trong đó lượng tồn kho chủ yếu là than cám6 và than cám7 .
Lượng than cục tồn kho không nhiều nhưng năm 2005 lượng than cục tồn kho tăng đột biến , trong khi lượng than tồn kho này năm 2003 là 15 tấn , năm 2004 là 4 tấn thì năm 2005 là 519 tấn.
Xem xét vấn đề tồn kho cũng là rất quan trọng để từ đó tìm ra cách lý giải vì sao lượng tồn kho tăng và từ đó tìm cách tháo gỡ , bán thanh lý hoặc điều chỉnh lượng than nhập kho cho phù hợp.
5. Đặc điểm về vốn và quản lý tài chính
Bảng 8: Tình hình vốn của công ty
(Đơn vị: triệu đồng)
Cơ cấu vốn
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
I. Theo tài sản
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
13.525
12.618
907
13.682
12.694
988
13.946
12.710
1.236
II. Theo nguồn vốn
Vốn Chủ sở hữu
Nợ phải trả
13.525
3.315
10.210
13.682
3.759
9.923
13.946
4.908
9.038
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Không giống các Doanh nghiệp thương mại khác (trong cơ cấu vốn theo tài sản thì tài sản lưu động lớn hơn tài sản cố định), các doanh nghiệp thương mại của Nhà nước thường có cơ cấu vốn theo tài sản với chủ yếu là tài sản cố định, tài sản lưu động chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Điển hình, ta thấy ở Công ty Chế biến và Kinh doanh Than Vĩnh Phú, trong cơ cấu vốn theo tài sản lần lượt là 14.525 triệu năm 2003, 14.765 triệu năm 2004 và 15.635 triệu năm 2005 thì Tài sản cố định lần lượt là 13.618 triệu năm 2003, 13.774 triệu năm 2004 và 14.398 triệu năm 2005. Song ta cũng phải thấy rằng tài sản công ty tăng lên hàng năm cho thấy công ty vẫn có khả năng duy trì và phát triển. Nhưng với cơ cấu nguồn vốn như vậy đòi hỏi công ty phải có những bước đi đúng tiến đến tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
6.Vấn đề nghiên cứu và phát triển thị trường của công ty.
6.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường :
Kinh tế thị trường coi khách hàng và hành vi mua sắm của họ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là tư nhân hay nhà nước. Hiểu rõ điều này , nhiều năm qua ban lãnh đạo công ty rất chú ý coi trọng hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường, coi đó là một trong các căn cứ quan trọng để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đặc biệt là kế hoạch cho hoạt động bán hàng cũng như ra các quyết định về giá cả, phân phối, xúc tiến đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty và phát triển thị trường kinh doanh.
Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty được ban lãnh đạo công ty họp bàn cùng với phòng kế hoạch – kỹ thuật , cứ sau mỗi tháng , mỗi quý ban giám đốc công ty tổ chức họp bàn với các lãnh đạo các bộ phận như các trưởng phòng, phó phòng, các trạm trưởng trạm bán than và đặc biệt với phòng kế hoạch- kỹ thuật để họp bàn về vấn đề nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và phát triển thị trường cho công ty. Đề ra phương hướng, biện pháp thực hiện các hoạt động phát triển thị trường đó. Và cơ sở để ban lãnh đạo công ty nghiên cứu cơ cấu, cấu trúc thị trường, cung cầu thị trường, thị phần của công ty và thị phần của các thành viên khác trong công ty than miền Bắc là các thông tin thị trường, từ môi trường kinh doanh, từ các đơn vị trạm trực thuộc, từ các bạn hàng…..
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về thị trường, ban lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ cho phòng kế hoạch – kỹ thuật thực hiện.
Trưởng phòng kế hoạch – kỹ thuật có trách nhiệm lãnh đạo các nhân viên theo dõi sát tình hình kinh doanh của các trạm bán than và của công ty. Dựa trên các báo cáo của các đơn vị trạm về xuất nhập và tồn kho , phòng kế hoạch phân tích, nghiên cứu sâu về khả năng tiêu thụ của từng khu vực thị trường hay của từng loại đối tượng khách hàng.
6.2 Chính sách phát triển thị trường của công ty.
Để phát triển thị trường, công ty áp dụng chính sách như: Chính sách về sản phẩm, chính sách giá, chính sách Marketing và đặc biệt là chính sách phân phối và mạng lưới tiêu thụ của công ty.
Chính sách sản phẩm của công ty chỉ sử dụng chủ yếu trong vấn đề xác định nguồn hàng cung cấp trên lãnh thổ Việt Nam đặc biệt khu vực phía Bắc có nhiều mỏ than nhưng chất lượng không đều do cấu tạo địa lý, do nguồn gốc hình thành hoặc cũng do khai thác …. Tuy nhiên vấn đề chính lại không phải ở chất lượng than mà còn do điều kiện vận chuyển từ mỏ về kho, bến, bãi đổ than của công ty bởi nó ảnh hưởng nhiều đến giá sản phẩm , đến chi phí vận chuyển, bốc, dỡ. Khi than đã nhập về thì vấn đề là phải sàng lọc , phân loại than. Hoạt động chế biến chủ yếu diễn ra ở các bãi, kho than của các đơn vị trạm của công ty.
Giá cả không phải là công cụ hữu hiệu bởi giá than được nhà nước quy định chung cho toàn ngành than, do đó công ty chỉ có thể xây dựng giá trên cơ sở quy định chung của nhà nước và các chi phí vận chuyển, bốc, dỡ, gia công chế biến. Chính vì vậy mà việc cắt giảm chi phí sẽ là biện pháp chủ yếu cho chính sách giá của công ty.
Bên cạnh chính sách về sản phẩm, giá cả còn có chính sách về Marketing, chính sách hoa hồng cho các đơn vị, trạm, người môi giới….thì chính sách phân phối được xem là công cụ chủ yếu cho hoạt động phát triển trị trường, phát triển kinh doanh của công ty. Đối với mỗi trạm bán than của công ty áp dụng chính sách phân phối khác nhau, phù hợp với đặc điểm về địa hình khu vực thị trường của mỗi trạm và phù hợp với nhu cầu của từng thị trường, từng nhóm khách hàng. Do đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hết sức đơn giản, chủ yếu là thông qua các trạm để đưa than đến khách hàng, ta có thể thấy qua sơ đồ kênh phân phối của công ty như sau :
Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty
Công ty chế biến và kinh doanh than Vĩnh Phú
Các trạm , cửa hàng của công ty
Khách hàng
Kênh phân phối thông qua các trạm của khách hàng bán than của công ty là kênh phân phối chủ yếu bởi thông qua các trạm, của hàng của công ty . Than được bán trực tiếp cho người tiêu dùng cho người sản xuất nhỏ và các tổ chức sản xuất, các tổ chức thương mại. Mặc dù đến nay công ty chỉ có 8 trạm trực thuộc nhưng mạng lưới tiêu thụ này khá ổn định, đóng góp phần lớn vào doanh thu của công ty.
Kênh phân phối trực tiếp của công ty chủ yếu áp dụng cho một số đối tượng khách hàng là các tổ chức sản xuất, tổ chức thương mại, Do đó số lượng khách hàng mua than trực tiếp không nhiều nhưng lại mua với khối lượng lớn, giá trị lớn. Trong kênh phân phối này thì chế độ hoa hồng, tiền thưởng được áp dụng cho người đại diện của khách hàng, người môi giới, chính vì thế nên kênh phân phối trực tiếp này cũng đóng góp một phần đáng kể vào doanh thu của công ty.
Phần III
Phương Hướng phát triển và biện pháp đề ra của công ty.
Những tồn tại trong khâu quản lý và tổ chức bán hàng.
Mặc dù công ty chiếm giữ thị phần phần lớn trên thị trường 3 tỉnh Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây tuy nhiên điều đó chỉ đạt được chủ yếu do tính chất mặt hàng than khó cạnh tranh. Công ty là doanh nghiệp Nhà nước nên những năm trước đây được Nhà nước bao cấp, kinh doanh có lời thì công ty hưởng, thua lỗ, không bán được hàng thì nhà nước bù lỗ, do đó sinh ra lại lớn vào Nhà nước. Nay đất nước đang hội nhập, cũng giống các nghành kinh tế khác, nghành than cũng phải tự đổi mới để theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Do đặc điểm ngành than là khai thác mỏ, trước nhu cầu rất lớn của con người về nhiên liệu, năng lượng, ngành than sẽ là mũi nhọn trong ngành công nghiệp khai thác và năng lượng. đó là điều kiện tốt để phát triển tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ từ khâu khai thác đến phân phối bán hàng thì sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên ngành than sẽ điêu đứng là một thành viên trong Tổng công ty than Việt Nam, Công ty CB và KD than Vĩnh Phú cũng gặp phải những vấn đề tương tự.
Hơn thế, trong hoạt động bán hàng của công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh ngay gắt của các thành viên khác của Công ty TNHH một thành viên CB và KD than miền Bắc.
Các hoạt động quảng bá, giới thiệu mặt hàng tìm kiếm thị trường hầu như không được tiến hành. đây là hậu quả của tính chất thiết yếu của mặt hàng than. Tuy nhiên khi mà điều kiện sống của người dân nâng cao thì họ sẽ hướng đến sử dụng năng lượng điện, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng thay thế,… điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bán hàng của công ty cũng như của toàn ngành than.
Chính sách giá của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do tổng công ty, do Nhà nước quy định, do ảnh hưởng của nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của xã hội nhưng cuối cùng giá cả là do Nhà nước quy định.Ngay bản thân của trạm cũng có sự cạnh tranh vì lương bổng của cán bộ công nhân viên các trạm hưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của trạm mình, điều này đẫn tới sự thiếu thống nhất, không đồng bộ trong khâu quản lý và bán hàng giữa các trạm. mặc dù vậy nhưng số đơn vị trạm kinh doanh của công ty còn rất khiêm tốn, đặc điểm ở hai tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây (trong 8 trạm bán hàng của công ty thì có 6 trạm đóng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chỉ có trạm Hương Canh ở Vĩnh Phúc và trạm Sơn Tây ở Hà Tây).
Về phía thị trường và khách hàng thì các khách hàng chủ yếu hiện nay là các tổ chức sản xuất , tổ chức thương mại và người sản xuất nhỏ. Khách hàng là hộ gia đình lại tập trung chủ yếu ở nông thôn , miền núi trong khi thành phố hầu hết dân cư sử dụng dầu , điện , gas . Do đó công ty cần có sự tính toán để tìm đến những thị trường đó cùng với việc củng cố và phát triển khối khách hàng là các tổ chức sản xuất , người sản xuất nhỏ và các tổ chức thương mại.
Nguyên nhân và biện pháp đề ra để khắc phục những tồn tại trên
2.1 Nguyên nhân :
Những tồn tại kể trên không chỉ ở riêng công ty hay ngành than mà ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, hội nhập kinh tế mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thử thách, cần phải có hướng đi đúng . Do vậy trước hết chúng ta phải nhìn nhận nguồn gốc của những khó khăn tồn tại để có những tính toán hợp lý . Các nguyên nhân chủ yếu do khách quan mang lại và do chủ quan trong cách điều hành và cơ cấu quản lý.
Những nguyên nhân khách quan là do tác động của tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động . Chỉ trong vòng 2 năm 2004 và 2005 giá dầu thế giới tăng hơn 2 lần . Hơn nữa sự phát triển của các ngành công nghiệp cùng sự trỗi dậy của nhiều nền kinh tế ( điển hình như Trung Quốc , ấn Độ….) khiến nhu cầu tiêu dùng năng lượng và nhiên liệu đốt tăng cao . Tuy nhiên , trái ngược với sự bức thiết về nhu cầu khai thác than là vấn đề môi trường và an ninh năng lượng quốc gia Việt Nam phải hạn chế khai thác để bảo đảm nhiên liệu đốt phục vụ cho phát triển kinh tế lâu dài.
Nhưng những tồn tại chủ yếu do yếu tố nội bộ , trong khi nhà nước vẫn duy trì chế độ bao cấp và độc quyền về kinh doanh , khai thác năng lượng thì các công ty khó có được sự tự thân vận động , điều này không thể giúp các doanh nghiệp tồn tại được khi bước vào hội nhập.
Ngoài ra vấn đề của công ty là sự ganh đua , kèn cựa của các đơn vị trực thuộc dẫn đến sự không nhất quán về nguồn hàng , hoạt động bán hàng và cả phương thức quản lý bán hàng giữa các trạm đơn vị.
Cơ sở hạ tầng đã trở lên lạc hậu như những nhà kho , sân bãi , bến đổ than không được quy hoạch lại . Các dây truyền chế biến , máy móc xuống cấp , năng xuất thấp, tỷ lệ lao động thủ công ngày càng cao do máy móc , thiết bị không đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty.
Nguồn hàng nhập trong thời gian tới thì chưa có vấn đề gì do các mỏ vẫn hoạt động khá tốt , tuy nhiên một số mỏ đã phải đóng cửa do đã khai thác hết đó là dấu hiệu của việc nguồn tài nguyên được mệnh danh là “ Vàng đen của tổ quốc” có nguy cơ cạn kiệt . Đây là vấn đề của toàn ngành than chứ không riêng gì công ty .
2.2 Các biện pháp đề ra của công ty.
Đứng trước những thời cơ và thách thức , trên cơ sở những thuận lợi vốn có, công ty cũng như toàn ngành than đã có kế hoạch cho những năm tới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC539.doc