Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 2

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 6

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ 2

1. Lịch sử hình thành và phát triển 2

2. Nhiệm vụ, chức năng 5

3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 5

4.Tổ chức bộ máy quản lý 9

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây 14

II. THỰC TẾ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN. 15

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 15

2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty 18

2.1. Chính sách kế toán tại Công ty 18

2.2. Hệ thống chứng từ 18

2.3. Hệ thống tài khoản 20

2.4. Hệ thống sổ sách kế toán. 22

2.5. Hệ thống báo cáo kế toán ở Công ty 23

PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG II 24

I. HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU. 24

1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 2 24

2. Tài khoản, chứng từ, sổ sách sử dụng 24

3. Quá trình luân chuyển chứng từ tại Công ty. 25

II. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 27

1. Lao động trong công ty 27

2. Phương pháp tính lương tại Công ty 27

3. Quá trình luân chuyển chứng từ. 28

III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN SUẤT VÀ TÍNH GTSP. 28

1 Đặc điểm về chi phí sản xuất 29

2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 29

2.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30

2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 32

2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 32

2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. 34

PHẦN III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 36

1. NHỮNG ƯU ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 36

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN. 37

2.1. Vấn đề kế toán máy 37

2.2. Kế toán quản trị 38

2.3. Về nguyên vật liệu 39

KẾT LUẬN 40

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Dược phẩm TƯ 2 Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phòng đảm bảo chất lượng Phòng kế hoạch cung ứng Phòng kiểm tra chất lượng Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng bảo vệ Phòng nghiên cứu PX thuốc tiêm PX thuốc viên PX chế phẩm PX cơ điện Do tiến hành cổ phần hóa nên Công ty đã tiến hành tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại các phòng ban, phân xưởng, cụ thể: trước đây công ty phòng tổ chức, phòng y tế, phòng hành chính tổng hợp và nhà ăn, nay các phòng này đã được ghép với nhau làm thành phòng tổ chức hành chính. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây. Đơn vị tính: 1.000đ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Giá trị sản xuất 95.000.000 98.000.000 110.000.000 2. Tổng doanh thu 86.385.454 83.040.568 93.838.472 3. Các khoản giảm trừ + Giảm giá hàng bán +Hàng bán bị trả lại 465.465 13.121 452.344 371.658 195.712 175.946 713.460 33.176 680.624 4. Doanh thu thuần 85.919.989 82.668.910 93.125.012 5. Giá vốn hàng bán 77.868.725 71.760.426 82.296.076 6. Lợi nhuận gộp 8.051.264 10.908.284 10.829.936 7. Chi phí bán hàng 1.824.472 1.622.332 1.468.528 8. Chi phí QLDN 3.733.469 6.028.554 5.350.240 9. LN thuần từ HĐSXKD 2.493.323 3.257.398 4.011.168 10. Thu nhập hđ tài chính 160.118 238.448 119.640 11. Chi phí hoạt động tài chính 2.210.180 2.882.476 2.128.524 12. LN thuần từ hđ tài chính -2.050.062 -2.584.028 - 2.008.884 13. Các khoản thu nhập khác 162.388 312.498 434804 14. Chi phí khác 26.243 28.103 32.168 15. Lợi nhuận khác 136.145 284.395 402.636 16. Tổng lợi nhuận trước thuế 579.406 957.765 2.404.920 17. Phải nộp NS Nhà nước 1.040.000 1.350.000 18. Vốn kinh doanh +Vốn cố định + Vốn lưu động 8.500.650 46.390.000 11.650.778 44.665.872 11.750.072 46.420.000 19. TN bq đầu người/tháng 950.000 1.300.000 1.500.000 Ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp liên tục tăng trong ba năm qua, năm 2004 tăng 65% so với năm 2003, năm 2005 tăng 150% so với năm 2004, tương ứng với tốc độ tăng đó thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh,năm2004 tăng 350.000 đ/người/tháng so với 2003, năm 2005 tăng 200.000 đ/ người/ tháng II. Thực tế tổ chức hạch toán kế toán. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị hạch toán cơ sở do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy phải cần thiết tổ chức hợp lý bộ máy kế toán cho đơn vị - trên cơ sở định hình khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng cần phải đạt được về hệ thống thông tin kế toán. Khối lượng công tác kế toán và phần hành kế toán là căn cứ để xây dựng bộ máy kế toán thích hợp. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý, xuất phát từ cơ cấu lao động kế toán cũng như trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung, đứng đầu là Kế toán trưởng, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc và chịu trách nhiệm thông báo cho Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Kế toán trưởng đứng đầu phòng tài chính - kế toán. Dưới Kế toán trưởng là một phó phòng và các nhân viên kế toán. Phòng tài chính kế toán của Công ty có chức năng theo dõi toàn bộ các mặt liên quan đến tài chính kế toán của Công ty nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất có hiệu quả. Đồng thời có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán và thống kê trong phạm vi doanh nghiệp, giúp người lãnh đạo Công ty tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hợp đồng kinh tế: hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép, sổ sách, hạch toán và quản lý kinh tế. Phòng tài chính kế toán gồm 10 nhân viên kế toán chịu sự quản lý của Kế toán trưởng và phó phòng. Ngoài ra có 4 nhân viên kinh tế phân xưởng ứng với 4 phân xưởng sản xuất, có nhiệm vụ thu thập thông tin tại từng phân xưởng cho kế toán. + Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: có nhiệm vu theo dõi, giám sát công việc của các kế toán viên, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động của Công ty. Kế toán trưởng phụ trách chung mọi hoạt động của phòng và quản lý về tài chính tại các phân xưởng sản xuất. Đồng thời Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm giải thích các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên cùng các đối tượng quan tâm đến các báo cáo tài chính và có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty. +Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng: có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin từ các nhân viên kế toán phần hành để lên bảng cân đối tài khoản và lập báo cáo cuối kỳ. Phó phòng phụ trách các nhân viên kế toán các phần hành TSCĐ, giá thành, tiêu thụ, thanh toán, kho. Ngoài ra, phó phòng còn quản lý về mặt tài chính của các đề tài, kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi đề tài, làm báo cáo thống kê các loại. + Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với những nhà cung cấp, khách hàng và ngân hàng. Định kỳ kế toán thanh toán tập hợp toàn bộ VAT đầu vào chuyển cho kế toán tiêu thụ lập báo cáo VAT hàng tháng. Kế toán thanh toán còn theo dõi các khoản tạm ứng với khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty. + Kế toán tiền mặt, tiền gửi: theo dõi các khoản phát sinh tăng giảm liên quan đến tiền mặt, tiền gửi,các khoản vay ngân hàng. + Kế toán vật tư: theo dõi việc xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, nhập nguyên vật liệu từ ngoài vào. Kế toán vật tư phải tập hợp, lưu trữ các chứng từ liên quan, tập hợp chi phí NVL và công cụ dụng cụ. Mặt khác, kế toán vật tư theo dõi việc xuất nhập các thành phẩm, hàng hóa từ ngoài vào kho và ngược lại. + Kế toán lương: có nhiệm vụ tính lương, thưởng và các chế độ chính sách cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty dựa trên các quy định của Nhà nước. Kế toán lương có mối quan hệ chặt chẽ với phòng tổ chức cán bộ. + Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động về TSCĐ và tính khấu hao hợp lý trên cơ sở phân loại TSCĐ phù hợp với tình hình sử dụng và tỷ lệ khấu hao theo quy định. + Thu ngân: hàng ngày có nhiệm vụ thu tiền bán hàng từ dưới cửa hàng của Công ty và nộp cho thủ quỹ. + Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các chi phí baogồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí là theo từng loại sản phẩm, từng phân xưởng, từng thời điểm, từng khoản mục chi phí. Kế toán giá thành cũng có nhiệm vụ theo dõi tình hình giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, xem xét giá thành của một số mặt hàng mới, định kỳ lập báo cáo chi phí - giá thành theo các khoản mục yếu tố. + Thủ quỹ: là người quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, thu chi tiền mặt phải có chứng từ, cuối ngày lập báo cáo quỹ. Sơ đồ 7: Bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Máy tính Phó phòng TC-KT Kế toán ngân hàng Thủ quỹ Thu ngân Kế toán lương Kế toán TSCĐ Kế toán giá thành Kế toán tiêu thụ Kế toán thanh toán Kế toán kho Nhân viên kinh tế phân xưỏng tiêm Nhân viên kinh tế phân xưởng viên Nhân viên kinh tế phân xưởng chế phẩm Nhân viên kinh tế phân xưỏng cơ khí 2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty. 2.1. Chính sách kế toán tại Công ty. - Niên độ kế toán: Để tiện cho việc hạch toán kế toán Công ty tính niên độ kế toán theo năm tài chính, ngày bắt đầu một niên độ kế toán mới là ngày 1/1 dương lịch và ngày kết thúc niên độ là ngày 31/12 của năm. - Kỳ kế toán của Công ty tính theo tháng. - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp theo dõi vật tư là phương pháp kê khai thường xuyên. - Giá vật tư, thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ. - Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang là đánh giá theo nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi. - Phương pháp hạch toán ngoại tệ là phương pháp tỷ giá hạch toán. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Teo phương pháp đường thẳng. 2.2. Hệ thống chứng từ. Hệ thống chứng từ mà Công ty đang sử dụng bao gồm các chứng từ theo biểu mẫu đã có quy định chung của Bộ Tài chính. Ngoài ra, để phục vụ cho công tác kế toán tại đơn vị, Công ty còn quy định thêm một số chứng từ riêng. Các chứng từ theo quy định chung của Bộ Tài chính gồm có: - Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, Biên bản kiểm nghiệm, Thẻ kho, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa. - Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ. - Chứng từ về tiền: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bảng kiêm kê quỹ, Khế ước cho vay. - Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng thanh toán BHXH, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh toán lương độc hại, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Phiếu báo làm thêm giờ, Biên bản điều tra tai nạn lao động. - Chứng từ về bán hàng: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi), Thẻ quầy hàng. Công ty còn quy định một số chứng từ khác: - Về thanh toán, Công ty quy định lập Bảng kê thanh toán nợ để theo dõi chi tiết về tạm ứng, thanh toán theo từng đối tượng (các khách hàng hoặc cán bộ công nhân viên). Bảng kê này được kế toán lập ra với số liệu trên các sổ theo dõi chi tiết về tạm ứng và thanh toán theo từng đối tượng. - Do hoạt động của Công ty có nhiều khi bán chịu cho khách hàng, Công ty đã quy định lập Giấy xin khất nợ, mục đích xác định chắc chắn nghĩa vụ trả tiền của người nhận nợ. Mẫu Giấy xin khất nợ Tên tôi là: Chức vụ: Đơn vị công tác: Xin khất: Số tiền xin khất :……………………………………………………... Số hóa đơn: Hình thức thanh toán Ngày ….tháng …năm… Ký tên 2.3. Hệ thống tài khoản. Công ty đang hiện sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141 TC/ CĐkiểm toán ra ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản cấp 2 và cấp 3 của Công ty được mở theo đúng ký hiệu TK đã quy định. Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, Công ty đã đăng ký một số tài khoản cấp 2 và cấp 3 để phù hợp với việc theo dõi chi tiết và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. SHTK Tên TK SHTK Tên TK Loại I-TS lưu động 141 Tạm ứng 111 Tiền mặt 141 Chi phí trả trước 1111 Tiền Việt Nam 1421 CP của phòng nghiên cứu 1112 Ngoại tệ 152 Nguyên vật liệu 1113 Vàng bạc, kim khí, đá quý 1521 NVL chính 112 Tiền gửi ngân hàng 1522 NVL phụ 11211 Tiền VNĐ gửi NH Công thương 1523 Nhiên liệu 11221 Ngọai tệ gửi NH Công thương 1524 Phụ tùng 11212 Tiền VNĐ gửi NH Ngoại thương 1525 Vật liệu cho XDCB 11222 Ngoại tệ gửi NH Ngoại thương 1527 Bao bì 131 Phải thu của khách hàng 153 Công cụ dụng cụ 133 Thuế GTGT được khấu trừ 154 Chi phí SXKDDD 1331 VAT được khấu trừ của vật tư 1541 CPSX ở PX tiêm 1332 VAT được khấu trừ của TSCĐ 1542 CPSX ở PX viên 138 Phải thu khác 1543 CPSX ở PX chế phẩm 1381 TS thiếu chờ xử lý 1544 CPSX ở PX cơ điện 1388 Phải thu khác 1547 CP quản ký công trình, XDCB, sửa chữa nhà xưởng 139 (*) Dự phòng phải thu khó đòi 1548 CPSX ở tổ giặt máy 155 Thành phẩm 3382 Kinh phí công đoàn 157 Hàng gửi bán 3383 Bảo hiểm xã hội 159 (*) Dự phòng giảm giá HTK 3384 Bảo hiểm y tế Loại II - TSCĐ 3387 Doanh thu chưa thực hiện 211 TSCĐ hữu hình 3388 Phải trả, phải nộp khác 213 TSCĐ vô hình 341 Vay dài hạn 214 Hao mòn TSCĐ 342 Nợ dài hạn 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình Loại IV- NVCSH 2142 Hao mòn TSCĐ vô hình 411 Nguồn vốn kinh doanh 241 XDCB dở dang 412 Chênh lệch đánh giá lại TS 2411 Mua sắm TSCĐ 413 Chênh lệch tỷ giá 2412 Xây dựng cơ bản 414 Quỹ đầu tư phát triển 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 415 Quỹ dự phòng tài chính 242 Chi phí trả trước dài hạn 416 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc Loại III- Nợ phải trả 421 Lợi nhuận chưa phân phối 311 Vay ngắn hạn 4211 Lợi nhuận năm trước 331 Phải trả cho người bán 4212 Lợi nhuận năm nay 333 Thuế và các khoản phải nộp NN 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi 3331 Thuế GTGT 4311 Quỹ khen thưởng 33311 Thuế GTGT đầu ra 4312 Quỹ phúc lợi 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 4313 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ 3334 Thuế TNDN 441 Nguồn vốn đầu tư XDCB 3335 Thu trên vốn 451 Quỹ quản lý của cấp trên 33371 Thuế nhà đất Loại V- Doanh thu 33372 Tiền thuê đất 511 DT bán hàng & cung cấp dv 3338 Các loại thuế khác 515 DT hoạt động tài chính 334 Phải trả công nhân viên 521 Chiết khấu thương mại 335 Chi phí phải trả 531 Hàng bán bị trả lại 338 Phải trả, phải nộp khác 532 Giảm giá hàng bán 3381 TS thừa chờ giải quyết Loại VI-Chi phí SXKD 621 Chi phí NVLTT 6272 CP SXC ở PX viên 6211 CP NVLTT ở PX tiêm 6273 CP SXC ở PX chế phẩm 6212 CP NVLTT ở PX viên 632 Giá vốn hàng bán 6213 CP NVLTT ở PX chế phẩm 635 Chi phí tài chính 622 CP nhân công trực tiếp 641 Chi phí bán hàng 6221 CP NCTT ở PX tiêm 642 Chi phí QLDN 6222 CP NCTT ở PX viên Loại VII, VIII, IX 6223 CP NCTT ở PX chế phẩm 711 Thu nhập khác 627 Chi phí sản xuất chung 811 Chi phí khác 6271 CP SXC ở PX tiêm 911 Xác định kết quả kinh doanh (*) Các TK này được quy định tại Công ty nhưng thường không được sử dụng. 2.4. Hệ thống sổ sách kế toán. Công ty hiện đang áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ. Theo đó sổ sách kế toán của Công ty gồm có: - Các Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10 (không có NKCT số 3, 6, 9) - Các Bảng kê số 1, 2, 4, 5, 6, 10, 11 (không sử dụng Bảng kê số 3, 9) - Sổ chi tiết các TK và thẻ như: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi Ngân hàng (mỗi Ngân hàng một sổ), Sổ TSCĐ, Sổ chi tiết TK 131, 141, 142, 331, 1521, 1522, 1523, 1524, 1525, 1527, 15311, 15312, các Sổ theo dõi chi phí 621, 622, 627 (chi tiết theo từng phân xưởng), Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ theo hình thức NK - CT Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký - Chứng từ Thẻ, sổ chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.5. Hệ thống báo cáo kế toán ở Công ty. Hàng quý Công ty lập 3 Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Thuyết minh Báo cáo tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được lập tại Công ty. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh được kế toán Công ty lập ra hàng quý. Thuyết minh Báo cáo tài chính được lập vào cuối năm. Các báo cáo này có giá trị khi có đầy đủ chữ ký của kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng và quyền Giám đốc. Những Báo cáo kế toán dùng để nộp cho cơ quan thuế, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý vốn. Ngoài ra, Công ty còn lập báo cáo nội bộ khi Giám đốc yêu cầu như: Báo cáo tình hình công nợ, Báo cáo tình hình sản xuất, Báo cáo nộp ngân sách. Phần II: thực trạng hạch toán một số phần hành chủ yếu tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương II I. Hạch toán nguyên vật liệu. 1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 2. Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu mà sau quá trình chế biến sẽ tạo thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm như: Bột Vitamin B1, B6, B12, Bột Vitamin C, Bột Ampicilin, Aminagin. Nguyên vật liệu phụ gồm: Bột sắt, Bột talc, Bột Mì, đường. Nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất, cho các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất: than đá, xăng, dầu hoả. Phụ tùng thay thế là các thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm: thép, ống mạ kẽm, vòng bi, đèn ống. Vật liệu xây dựng: gạch, ximăng, gỗ ván, sắt thép. Bao bì đóng gói sản phẩm như: chai, lọ, nút, ống, các hòm cattông. Nguyên vật liệu tại công ty được phân làm các kho: kho nhiên liệu, kho vật tư bao bì, kho nguyên liệu chính, kho phụ liệu, kho vật tư cơ khí. Nguyên vật liệu tại Công ty được kiểm kê một lần trong một năm vào thời điểm cuối năm. Giá nguyên vật liệu nhập kho = giá mua + chi phí thu mua. Giá xuất: Công ty sử dụng phương pháp giá bình quân gia quyền: Giá thực tế NVL xuất kho = giá bình quân 1đơn vị NVL x lượng vật liệu xuất kho. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi phản ánh tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu trên sổ sách kế toán. 2. Tài khoản, chứng từ, sổ sách sử dụng. TK sử dụng: TK152, 153, 111, 112,…. Chứng từ: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư theo định mức, biên bản kiểm kê, thẻ kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá, hoá đơn, phiếu chi, giấy báo Nợ. Sổ sách: sổ Nhật ký, sổ Chi tiết NVL, các báo cáo liên quan( báo cáo sử dụng NVL, báo cáo tồn kho NVL.) 3. Quá trình luân chuyển chứng từ tại Công ty. - Khi mua vật tư nhập kho: Người nhập hàng Ban kiểm nghiệm Phòng cung ứng thẻ kho Kế toán vật tư Đề nghị nhập hàng dựa trên hoá đơn GTGT Kiểm nghiệm và lập biên bản kiểm nghiệm Lập phiếu nhập kho Nhập kho và ghi thẻ kho Ghi sổ - Xuất vật tư cho sản xuất: Căn cứ vào nhu cầu sản xuất phòng kế hoạch lập phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức lập thành 2 bảng. Chuyển lên thủ kho 1 bảng, 1 bảng ở phòng Kế hoạch sản xuất để ghi vào sổ hạn mức vật tư được lĩnh. Thủ kho căn cứ vào bảng xuất để ghi vào thẻ kho. Cuối tháng thủ kho thu lại phiếu của đơn vị lĩnh, tính ra rổng số vật liệu đã xuất dùng và vào sổ hạn mức còn lại cuói tháng và ký tên vào 2 bảng, 1 bảng cho đơn vị lĩnh để lập báo cáo sử dung NVL, 1 bảng chuyển cho kế toán NVL làm căn cứ ghi sổ. - Nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho: Bộ phận sản xuất Thủ kho Kế toán vật tư Lập phiếu nhập kho Thẻ kho Ghi sổ Phiếu nhập Thẻ kho Sổ Kế toán Chi tiết Bảng Tổng hợp nhập xuất tồn Sổ Kế toán Tổng hợp Phiếu xuất - Hạch toán chi tiết NVL tại Công ty theo hình thức Thẻ song song: Sơ đồ hạch toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký- Chứng từ: Chứng từ ban đầu NKCT liên quan 1, 2, 4, 6, 10 Sổ Chi tiết TK 331 Bảng phân bổ số 2 Bảng kê 4, 5, 6 NKCT số 7 NKCT số 5 Bảng kê số 3 Sổ Cái TK 151, 152, 153, 155, 156, 331, 154 Báo Cáo Kế Toán NKCT số 8 Bảng kê số 8 Bảng kê số 9 II. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Lao động trong công ty. Lao động trong Công ty có nhiều loại khác nhau, có thể phân thành 2 loại lao động chủ yếu: là lao động trực tiếp tại phân xưởng và lao động gián tiếp. Số lượng lao động trong công ty tương đối lớn, ứng với mỗi loại lao động đó, người lao động được nhân ra theo trình độ, năng lực, thâm niên trong nghề. 2. Phương pháp tính lương tại Công ty. Để phát huy hết năng lực của người lao động cũng như thúc đẩy hiệu quả làm việc của người lao động. Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 2 hiện đang áp dụng cả 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Tại các phân xưởng thuốc tiêm, thuốc viên, lương đựơc trả theo cả 2 hình thức; tại phân xưởng cơ điện và các bộ phận quản lý, công ty thực hiện trả lương theo thời gian lao động. = + Trong đó, Tổng tiền lương theo sản phẩm và Tổng tiền lương theo thời gian sản xuất được xây dựng chính thức theo công thức sau: = x =x Việc tính lương của công nhân sản xuất được kế toán tiền lương thực hiện căn cứ vào các Bảng chấm công, Bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành của từng phân xưởng do nhân viên thống kê của phân xưởng cung cấp. Thu nhập của 1 công nhân sản xuất được tính: Thu nhập của 1 CN = Lương cơ bản + Thưởng SP + Tiền độc hại + Tiền được lĩnh trong tháng của công nhân ăn ca – - 1% KPCĐ -- 1% BHYT – 5% BHXH. Công ty thực hiện trả lương cho người lao động thành 3 đợt trong 1 tháng. Đợt 1 trả vào ngày 30 của tháng, người lao động được trả 50% lương cơ bản, đợt 2 trả vào ngày 10 của tháng sau và người lao động được trả phần còn lại của lương cơ bản, tiền ăn ca sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào lương như KPCĐ, BHXH, BHYT đã trích theo tỷ lệ quy định. Đợt 3 vào ngày 20 tháng sau công ty trả các khoản thưởng sản phẩm, tiền lương độc hại. Thời gian lao động theo chế độ quy định 8h/ ngày, 5 buổi/ tuần và nghỉ phép theo chế độ quy định. Các khoản phụ cấp và trích theo lương Công ty được thực hiện theo như chế độ: - BHXH: Công ty trích 20% tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất và 5% trừ vào thu nhập của người lao động. - BHYT: trích 3% tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. - KPCĐ: trích 3% tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. 3. Quá trình luân chuyển chứng từ. Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, Bảng chấm công, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Phiếu báo thêm giờ, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Cuối tháng dựa vào Bảng chấm công,Phiếu báo thêm giờ , Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành, kế toán tiền lương tiến hành tính ra lương, rồi tính ra chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng. Sau đó chuyển cho kế toán phần hành giá thành. III. Hạch toán chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm. 1 Đặc điểm về chi phí sản xuất . Công ty có ba phân xưởng Tiêm, Viêm và chế phẩm là những phân xưởng sản suất chính.Sản phẩm tại những phân xưởng này là các loại thuốc tiêm, thuốc viên và phụ chế sản phẩm, được sản suất ra để bán trên trị trường. Phân xưởng cơ điện là phân xưởng phụ có nhiêm vụ sản xuất ra các lao vụ để cung cấp cho các phân xưởng chính. Do đặc điểm sản xuất tại Công ty bao gồm hai loại hình sản xuất chính và sản xuất phụ, vì thế chi phí sản xuất được chia làm chi phí sản xuất chính và chi phí sản xuất phụ. Để phục vụ cho yêu cầu tập hợp và tính giá thành,chi phí sản xuất tại các phân xưởng chính đều được tập hợp thành các khoản mục: -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì, công cụ dụng cụ,sản phẩm tự chế…. phát sinh tại các phân xưởng, tức là gồm các loại hoá chất, dược liệu như Amoxycillin, Ciprofoxacin, Lactoza, cồn 90,… và than đá, xăng dầu cung cấp cho các phân xưởng . -Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp thưởng và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCD. -Chi phí sản xuất chung: Gồm tất cả các loại chi phí phát sinh ngoài các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến chế biến sản phẩm. Các khoản chi phí đều được chi tiết cho từng phân xưởng để làm cơ sở tính giá thành sản xuất phân xưởng. Tại phân xưởng phụ cơ điện, mọi chi phí đều được tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất phụ. Cuối mỗi tháng chi phí sản xuất phụ được phân bổ vào chi phí sản xuất chung tại các phân xưởng chính. 2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng tại công ty là phương pháp kê khai thường xuyên,toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân bổ theo từng loại sản phẩm, bán thành phẩm trong kỳ, kỳ kế toán chi phí sản xuất của xí nghiệp là hàng tháng . Hình thức sổ tổng hợp của công ty là hình thức sổ Nhật ký-Chứng từ.Hàng tháng các chứng từ gốc về chi phí, các bảng phân bổ và các NKCT số1,2,4,5, kế toán lập Bảng kê số 4-tập hợp chi phí sản xuất sử dụng cho các tài khoản:TK621,622,627,154 được lập chi tiết cho từng phân xưởng,Bảng kê số 5- tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp dùng cho TK641, 642, Bảng kê số 6- tập hợp chi phí trả trước TK124. Từ bảng kê, kế toán lập nhật ký chứng từ số 7,sau đó vào sổ cái các tài khoản và lên Báo cáo Tài chính. Số liệu ở các sổ cái được dùng để đối chiếu với bảng tính gía thành. Chứng từ gốc, các bảng phân bổ và các nhật ký chứng từ 1, 2, 3, 4, 5. bảng kê số 4 bảng kê số 5 bảng kê số 6 Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Nhật ký số 7 Báo Cáo Tài Chính Sổ Cái TK 621, 622, 627, 154 Bảng tính giá thành 2.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Chi phí nguyên vật liệu tại công ty bao gồm những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, sản phẩm tự chế, bao bì, công cụ dụng cụ ….phát sinh tại các phân xưởng sản xuất chính. Đây là yếu tố cơ bản cấu thành giá trị sản phẩm, thường chiếm 70-80% trên tổng chi phí sản xuất. -TK621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , được chi tiết cho từng phân xưởng: -TK6211:Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng Tiêm. -TK6212:Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng Viên -TK6213:Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng chế phẩm Các TK khác liên quan: TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK1522: Nguyên vật liệu phụ TK1523: Nhiên liệu TK1524: Phụ tùng thay thế T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC385.doc