Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Dệt – May Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu

1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty

1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.1. Phân tích hoạt động marketing

2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương

2.3. Phân tích tình hình quản lý vật tư tài sản cố định

2.4. Phân tích chi phí và giá thành

2.5. Phân tích tình hình tài chính tài chính của Công ty

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

3.1. Đánh giá nhận xét chung tình hình của Công ty

3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC.

 

doc41 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Dệt – May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính sách giá theo mùa vụ. + Tuỳ theo từng khách hàng mà có sự ưu tiên giảm giá. * Giá bán một số sản phẩm chính của công ty Bảng 2.3: Giá bán sản phẩm sợi tại thời điểm đầu năm 2004 Đơn vị tính: đồng/kg Sản phẩm Giá Sản phẩm Giá Ne 40 PE 22.727 Ne 46 83/7 CT 28.455 Ne 45 PE 28.091 Ne 36 Cotton CT 32.455 Ne 30 PE 25.455 Ne 46/2 Cotton CT 29.545 Ne 45 38/17 CT 28.636 Ne 20 OE 20.727 Ne 32 Cotton CT 32.000 Ne 46/183/17 30.900 Nguồn: Phòng KTTC Bảng 2.4: Giá bán sản phẩm vải Denim tại thời điểm cuối năm 2004 Đơn vị tính: đồng/mét Sản phẩm Giá Sản phẩm Giá DL 6115/108 26.018 DL 6115/301 27.727 OG 7100/103 22.273 OG 7100/301 23.355 LL 7108/103 26.364 LL7108/301 27.890 OO 7100-4103 22.273 OO 7100 – 4/301 23.356 LL 7122/103 26.818 LL 7122/301 28.000 OO 5125 – 2/103 24.500 OO 5125 – 2/301 25.600 OO 5135 – 6/103 25.455 OO 5135 – 6/301 26.700 Nguồn: Phòng KTTC 2.1.5. Hệ thống phân phối Hiện nay Công ty Dệt may Hà Nội đang thực hiện các hình thức tiêu thụ sau: Xuất khẩu trực tiếp. Phân phối trực tiếp cho các doanh nghiệp dệt may. Phân phối qua trung gian, môi giới, qua đại lý qua người bán buôn. Phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Do đặc điểm khác biệt giữa hai loại sản phẩm (Sợi vật liệu cho sản xuất; Sản phẩm dệt may là hàng tiêu dùng) nên các kênh phân phối trong các công ty cũng khác nhau để phù hợp với từng loại sản phẩm. Kênh phân phối sản phẩm sợi Kênh trực tiếp: Cung cấp trực tiếp cho các công ty dệt may qua các hợp đồng kinh tế, chủ yếu là các khách hàng truyền thống, ổn định hàng năm của công ty. Các hợp đồng này có thể trực tiếp k kết hoặc qua các phương tiện thông tin. Kênh phân phối này đạt được trên 80% doanh thu. Kênh gián tiếp: Kênh phân phối này công ty thực hiện để có thể vươn ra thị trường sợi xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ không có khả năng lấy sợi hàng loạt. Công ty phân phối gián tiếp qua các tổ chức có uy tín trên thị trường như: Các công ty thiết bị dệt may nổi tiếng thế giới, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam để nhằm đưa sản phẩm bán ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra công ty cũng bán sợi cho các tổ chức trung gian, từ đó họ có chính sách phân phối đến các cơ sở nhỏ, cơ sở thủ công. Công ty Các công ty thương mại Các DN dệt may Các đơn vị thành viên trong công ty Công ty Nhà nhập khẩu nước ngoài Các DN thương mại nước ngoài Các DN dệt may nước ngoài Hình 2.1: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm sợi Kênh phân phối sản phẩm T-shirt, dệt kim, khăn bông. Sản phẩm may của công ty chủ yếu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua các tổ chức trung gian, đó là các công ty thương mại lớn có văn phòng đại diện tại Việt Nam, mua sản phẩm của công ty và xuất bán cho các công ty bán lẻ, các cửa hàng đặt tại khắp nơi trên thế giới. Riêng đối với thị trường trong nước, các kênh tiêu thụ cho sản phẩm này bao gồm: Kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng: Công ty có các cửa hàng đại lý hoặc giới thiệu sản phẩm bán sản phẩm tại các tỉnh, thành phố, các thị trấn, chợ đầu mối. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 60 % doanh thu nội địa hàng năm. Kênh phân phối gián tiếp: Qua các đại lý của công ty, các nhà bán buôn lấy hàng với khối lượng lớn sau đó đem tiêu thụ tại các tỉnh, huyện, thị xã, vùng sâu, vùng xa. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 40% doanh thu nội địa. Hình 2.2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm dệt kim Công ty Nhà bán sỉ Đại lý Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Nhà bán lẻ Công ty Công ty Nhà nhập khẩu nước ngoài Các DN thương mại nước ngoài NTD nước ngoài Công ty sử dụng hai hình thức cơ bản đó là bán lẻ tại các cửa hàng đại lý bán lẻ của công ty ở các thành phố lớn trên toàn quốc và bán buôn cho các công ty thương mại, các tổ chức trung gian, trong bán buôn, có bán theo hợp đồng và bán theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng. Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ qua một số hình thức phân phối Đơn vị: tr. đồng Hình thức bán Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Cửa hàng GTSP & bán lẻ 2.145 2.522 2.859 Đại lý 40.803 40.247 51.614 Bán buôn 515.461 625.180 810.785 Tổng cộng 558.409 667.948 865.258 Nguồn: Phòng KHTT Nhìn vào bảng trên ta dễ nhận thấy hình thức tiêu thụ chủ yếu qua các năm là hình thức bán buôn. Công ty bán sản phẩm của mình cho các công ty thương mại như: Công ty TNHH Vinh Phát; Công ty Tuy Tiến; Công ty Long Nguyên; Công ty TNHH Bảo Long; Công ty DVTM Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.6. Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã áp dụng Việc tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu rất quan trọng, nó là việc làm mang tính sống còn của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì ngoài các chính sách khác ra, chính sách xúc tiến là không thể thiếu được. Công ty Dệt may Hà Nội thực hiện hình thức quảng cáo trên biển hiệu, báo chí hay catalogue Hàng năm công ty quảng cáo từ 20 đến 30 số báo, tạp chí với chi phí khoảng 200 – 300 triệu. Ngoài ra, công ty còn in rất nhiều catalogue để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của công ty. Công ty tham gia các hội chợ triển lãm mỗi năm từ 5 đến 10 hội chợ trong nước và quốc tế, đây là hoạt động quan trọng trong hoạt động xúc tiến của công ty. Hội chợ là nơi thích hợp cho việc giới thiệu về các mặt hàng của công ty. Hàng tuần công ty thực hiện hàng trăm cuộc giao dịch với khách ngoại, thu được nhiều kết quả, nhiều hợp đồng được kí qua kết quả giao dịch trên Internet. 2.1.7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty 2.1.7.1. Thị trường sợi Luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt mà các đối thủ cạnh tranh chính nằm trong Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Tại phía Bắc: Các công ty sản xuất sợi như: Công ty dệt Vĩnh Phú, công ty dệt 8/3, công ty dệt Nam Định. Các công ty này xét về quy mô và năng lực máy móc, thiết bị máy móc đã quá lạc hậu, không được đầu tư đổi mới thường xuyên và xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy sợi của các công ty này sản xuất ra có chất lượng kém hơn so với sợi của công ty. Các loại sợi có chất lượng cao, các loại sợi chải kỹ để dệt ra các loại vải cao cấp thì các công ty này không thể sản xuất ra được. Tại phía Nam: Các công ty sản xuất sợi như Công ty Dệt Huế, Công ty Dệt Thành Công, Công ty dệt Quảng Nam - Đà Nẵng, công ty dệt Nha Trang, công ty dệt Việt Thắng, công ty dệt Thành Công Trừ công ty dệt Nha Trang, các công ty còn lại đều là xí nghiệp từ thời cũ để lại, máy móc trang thiết bị đã quá cũ và lạc hậu. Tuy nhiên, do đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, một thành phố đầy sôi động nên những năm gần đây, các công ty này đã nhanh chóng nắm bắt thị trường, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, một vài công ty đã cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. Công ty dệt Nha Trang ra đời cùng với công ty Dệt may Hà Nội, máy móc thiết bị do Nhật Bản trang bị có quy mô tương đương, đầu tư lớn nên chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt và thị trường cũng chủ yếu tập trung ở TP.Hồ Chí Minh. 2.1.7.2. Thị trường dệt kim Tại phía Bắc: Có các công ty như: Dệt kim Đông xuân, Dệt kim Thăng Long, Dệt kim Thắng Lợi. Các công ty này có công nghệ cũ và lạc hậu. Riêng dệt kim Thăng Long là công ty có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất loại sản phẩm này, đã có uy tín trên thị trường. Những năm gần đây công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, hợp tác sản xuất với nước ngoài, nhưng vẫn chưa thoả mãn được yêu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm không cao nên không đủ sức cạnh tranh. Tại phía Nam: Hiện nay có hai công ty sản xuất sản phẩm dệt kim lớn là dệt Nha Trang và dệt Thành Công. Đây là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của công ty tại thị trường này. Các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài xuất khẩu vào thị trường Việt Nam: Ngoài các đối thủ trong nước, công ty phải đương đầu với những sản phẩm dệt kim nhập ngoại cả chính thức và không chính thức (hàng lậu) từ các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan chiếm thị phần lớn. Đặc biệt, hàng Trung Quốc vào Việt Nam với khối lượng lớn. Những sản phẩm này thường có chất lượng thấp nhưng bù lại nó có những đặc điểm mạnh là: Mẫu mã phong phú, đa dạng, màu sắc hài hoà, tiện lợi, nhanh thay đổi mới, đáp ứng cho mọi lứa tuổi. Giá bán vừa phải hoặc rất rẻ, đây là yếu tố quan trọng để mặt hàng này thâm nhập rộng rãi vào thị trường Việt Nam, đặc biệt ở những vùng có thu nhập thấp như nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Như vậy, việc cạnh tranh đối với hàng dệt kim ngoại nhập là vấn đề nan giải, bức bách đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nói chung và Công ty Dệt may Hà Nội nói riêng. 2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty Nhìn chung, tình hình tiêu thụ của công ty tăng đều trong những năm gần đây. Trong khi công ty đặc biệt coi trọng thị trường xuất khẩu, công ty vẫn chú trọng thị trường trong nước, luôn cố gắng để đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hoá mà thị trường này còn chưa khai thác hết. Điểm mạnh: Tính năng, công dụng, mẫu mã và các yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ của Công ty Dệt may Hà Nội là tương đối tốt, cộng với uy tín và truyền thống đã có từ lâu, Công ty Dệt may Hà Nội vẫn đang là một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu của cả nước. Điểm yếu: Do phụ thuộc vào Tổng Công ty nên một số chính sách của công ty không thực sự được linh hoạt, các hình thức xúc tiến bán hàng của công ty ít được quan tâm nên chưa thật phong phú. Cụ thể các chương trình quảng cáo chưa nhiều, chưa có tính hấp dẫn. Việc nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin, í kiến của khách hàng chưa được coi trọng đúng mức. Trong công tác xuất khẩu, thương hiệu của công ty chưa được quan tâm, các sản phẩm xuất khẩu khi xuất ra nước ngoài không còn là thương hiệu Hanosimex. 2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương 2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty TT Trình độ Số lượng lao động Tăng giảm Tỷ trọng 2002 8/2003 4/2004 Trên đại học 3 3 0 0,06 Đại học 307 331 +24 6,96 Cao đẳng 42 35 -7 0,73 Trung cấp 177 167 -10 3,51 Công nhân bậc 1 507 433 -47 9,10 Công nhân bậc 2 493 509 +16 10,70 Công nhân bậc 3 940 718 -222 15,09 Công nhân bậc 4 992 1169 +177 24,57 Công nhân bậc 5 926 973 +47 20,45 Công nhân bậc 6 272 379 +107 7,96 Công nhân bậc 7 37 39 +2 0,82 Tổng cộng 4.696 4.756 +60 100,00 * Tỷ lệ lao động gián tiếp 460 10,000 * Tỷ lệ lao động trực tiếp 4296 90,00 * Tỷ lệ lao động nữ 3273 Nguồn: Phòng TCHC Qua bảng trên ta thấy trình độ và bậc thợ của công nhân viên được nâng lên rõ rệt. Có được kết quả đó là do công ty đã nhận thức được vai trò của nhân tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tuyển dụng được chú trọng, yêu cầu tuyển dụng được nâng lên. Hàng năm công ty tổ chức cho công nhân thi nâng bậc tay nghề, tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học đại học tại chức, các lớp ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khoa học kỹ thuật. Do đặc thù của ngành dệt may nên số lao động chủ yếu là nữ chiếm phần lớn trong công ty. Lực lượng lao động trong công ty là lao động trẻ, tổng số lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm 71% tổng số lao động của công ty, tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất. Với đội ngũ lao động trẻ có ưu điểm dễ nắm bắt và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến. Họ là những người nhiệt tình, say mê sáng tạo trong công việc. Các nhà lãnh đạo của công ty đã nhìn thấy những ưu điểm này và có chính sách đúng đắn động viên, khích lệ họ phát huy hơn nữa khả năng của mình mang lại lợi ích cho công ty và chính bản thân họ. Nhìn chung, trình độ của cán bộ, công nhân viên của công ty chưa cao trong những năm gần đây. Số lượng có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0,06%. Số có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 7,7%. Bậc thợ của công nhân còn thấp (bậc thợ bình quân của công nhân là 3,5). Để đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn, công ty cần tổ chức bộ máy sao cho gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả trên cơ sở trình độ năng lực của từng cán bộ công nhân viên 2.2.2. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động Hiện nay, công ty đang áp dụng ba phương pháp xây dựng mức thời gian lao động là: - Phương pháp thống kê: Mức thời gian lao động được xây dựng dựa trên các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành các sản phẩm cũng như các công việc đã hoàn thành trước đó. Các số liệu thống kê này thường được lấy từ các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động. - Phương pháp kinh nghiệm: Mức lao động xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã được tích luỹ của cán bộ định mức hay những người công nhân lành nghề. - Phương pháp bấm giờ: Mức thời gian lao động được xây dựng thông qua việc sản xuất thử và đo thời gian. Phương pháp này thường áp dụng đối với những mặt hàng mới đưa vào sản xuất, chưa có số liệu quá khứ. Định mức thời gian lao động khi sản xuất sợi Ne30: Máy bông : 1,3 tấn xơ PE / người xé bông Máy chải : 6 máy / người / ca Máy ghép : 3 máy / người / ca Máy thô : 1 máy / người / ca Máy sợi con : 4 máy / người / ca Máy ống nối tay : 24 cọc / người / ca Máy ống tự động : 60 cọc / người / ca 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động Lao động của công ty được chia làm hai khối như sau: Khối công nhân sản xuất: Do công ty bao gồm các ngành nghề khác nhau nên mỗi nhà máy thành viên sẽ có quỹ thời gian lao động khác nhau: Các nhà máy sợi, dệt chuyên sản xuất trên 3 ca nên thời gian lao động của công nhân thực hiện theo đúng quy định của nhà nước – ngày làm việc 8 tiếng. Trường hợp cần thiết do đơn đặt hàng gấp thì phải tăng ca cho kịp giao hàng. Thời gian các ca được chia ra như sau: + Ca sáng: từ 6 giờ đến 14 giờ + Ca chiều: từ 14 giờ đến 22 giờ + Ca đêm: từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Một ngày nghỉ để đổi ca sau đó lại tiếp tục. Các nhà máy may với đặc thù riêng của mình chỉ làm hai ca. Trường hợp cần thiết thì công nhân phải ở lại làm thêm để kịp đơn đặt hàng cho khách. Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ: Làm việc theo giờ hành chính 44 giờ/tuần, chiều thứ bảy và ngày chủ nhật nghỉ. Sáng làm việc từ 7h30 đến 12 giờ; Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30. 2.2.4. Năng suất lao động Bảng 2.6: Năng suất lao động quy chuẩn của công nhân may Tên sản phẩm Đơn vị tính Loại không thêu Loại có thuê áo Pholo Shirt ngắn tay áo/ người/ ca 14,9 14,7 áo Pholo Shirt dài tay “ 15,4 15,4 áo T- Shirt “ 23,9 23,6 áo Hi neck “ 26,4 25,9 Bộ thể thao Bộ/người/ca 8 7 Nguồn: Phòng KTĐT Nhìn chung, tình hình thực hiện năng suất lao động của các nhà máy trong công ty là tương đối tốt. Do có sự đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị nên năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Năng suất lao động của một công nhân đứng máy sản xuất sợi Ne 30 PE như sau: Máy bông : 1,3 tấn PE/người xé bông Máy chải : 1,3 tấn/người/ca Máy ghép : 2,5 tấn/người/ca Máy thô : 478 kg/người/ca Máy sợi con : 234 kg/người/ca Máy ống nối tay : 112 kg/người/ca Máy ống tự động : 600 kg/người/ca 2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động Nguồn nhân lực Công ty Dệt may Hà Nội chủ yếu là lao động phổ thông. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tuyển nội bộ gồm các bước sau: Phòng tổ chức hành chính cân đối nguồn lực và lên kế hoạch xác định nhu cầu tuyển dụng. Phân tích vị trí cần tuyển: Tên vị trí, lý do, nhiệm vụ cụ thể, trình độ, kinh nghiệm. Thông báo xuống từng nhà máy thành viên. Nhà máy lập danh sách những người đủ điều kiện tham gia tuyển chọn. Phòng tổ chức hành chính cùng với trung tâm y tế kiểm tra sức khoẻ (kiểm tra vòng 1). Phòng tổ chức hành chính sẽ bố trí theo từng trường hợp sau: + Những công nhân cần phải đào tạo thì gửi trường dạy nghề tổ chức thi tuyển trình độ cho những công việc đòi hỏi trình độ cao, nếu ai đạt sẽ được chọn vào học (kiểm tra vòng 2). Khi học xong học viên phải qua một lần thi nữa, nếu qua thì được nhận vào làm. + Nếu người đã có tay nghề, khi vào cũng phải qua một vòng thi tuyển tay nghề tại công ty hoặc kết hợp với trường dạy nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng. + Trong trường hợp cần thiết thì phải đào tạo tại công ty khoảng 6 tháng sẽ được thi ra nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng. - Đào tạo: Công ty luôn có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ lao động cũ và mới để phù hợp với công việc hiện tại và công nghệ tiên tiến. - Chương trình đào tạo bao gồm Đào tạo công nhân mới: bao gói, thêu, sợi, dệt, nhuộm, lò hơi, khí nén Đào tạo lại Đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ Ngoài ra còn có chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ như: bồi dưỡng tại các trung tâm, trường; bồi dưỡng kỹ thuật; bồi dưỡng tin học; bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; đào tạo tại chức. 2.2.6. Tổng quỹ lương của công ty Tổng quỹ lương của Công ty Dệt may Hà Nội bao gồm các thành phần sau: Tiền lương năng suất lao động hàng tháng (lương sản phẩm, lương thời gian) Các khoản phụ cấp: lễ, ốm, học, phụ cấp trách nhiệm. Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, bậc thợ giỏi, thưởng hoàn thành nhiệm vụ. Các khoản trả theo chế độ bảơ hiểm xã hội: độc hại, ốm đau, thai sản, Phương pháp xác định: Công ty áp dụng phương pháp khoán quỹ lương. Tuỳ vào từng bộ phận sản xuất khác nhau mà quy định mức khoán khác nhau, gồm: Khoán quỹ tiền lương và thu nhập theo chi phí sản xuất: Việc khoán này được áp dụng cho nhà máy sợi, nhà máy may, nhà máy dệt nhuộm, dệt Denim, dệt Hà Đông. Khoán quỹ tiền lương và thu nhập theo doanh thu: được áp dụng cho sản phẩm ống giấy. Khoán quỹ lương và thu nhập theo tỷ lệ % trên doanh thu tạm tính theo sản phẩm nhập kho: áp dụng cho nhà máy cơ điện. Khoán quỹ tiền lương theo sản phẩm cuối cùng: áp dụng cho tổ bốc xếp, bao gói. Khoán quỹ tiền lương theo định biên lao động: áp dụng cho các phòng ban chức năng. Công thức tính: Quỹ Thu Nhập Lương Thỏng = Đơn giỏ 1 đơn vị S.P.L x Số lượng S.P.L x Hệ số chất lượng S.P.L + Khuyến khớch XK +(-) Số tiền thưởng (phạt) +(-) Số tiền thưởng hoàn thành KH + Quỹ thu nhập bổ xung (nếu cú) 2.2.7. Cách xây dựng đơn giá tiền lương Đơn giá tiền lương tổng hợp là định mức chi phí tiền lương của toàn bộ lao động trên dây chuyền sản xuất một sản phẩm A, tính cho đơn vị sản phẩm A đó. Việc xác định đơn giá tiền lương dùng để khoán quỹ lương cho các nhà máy. Cuối tháng căn cứ vào số sản phẩm nhập kho, người lao động trong nhà máy có thể tính được lương của mình là bao nhiêu. Cách trả lương này sẽ hạn chế được phế phẩm trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc, kích thích người công nhân hăng say, nghiêm túc làm việc, gắn chặt quan hệ hợp tác giữa các bộ phận sản xuất trên dây chuyền. Công thức tính đơn giá lương tổng hợp Pth = Mth * Lgbq ( 1 + k ) Mth = Mcn + Mgl + Mpv Trong đó: k: hệ số phụ cấp Lgbq: Lương bình quân giờ công của lao động Mth: Mức lao động tổng hợp của 1 đơn vị sản phẩm Mth = Mcn + Mql + Mpv Mcn: Mức lao động công nghệ, mức tiêu hao lao động của công nhân chính trên dây chuyền. Mpv: Mức lao động phục vụ, mức tiêu hao lao động của công nhân phụ trên dây chuyền. Mql: Mức lao động quản lý, gồm các giám đốc, phó giám đốc, nhân viên kinh tế nhà máy 2.2.8. Các hình thức trả lương ở công ty 2.2.8.1. Hình thức lương và thời gian: Tiền lương căn cứ theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc đảm nhận và hệ số phân phối thu nhập của người lao động. Hình thức này được áp dụng cho bộ phận giám đốc, các phòng ban chức năng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Công thức: Thu nhập Hàng thỏng một người = Tiền lương ngày cụng x Số ngày làm việc thực x Hệ số Phõn phối Thu nhập x Hệ số phõn hạng thành tớch x Hệ số điều chỉnh + T.N lương khỏc (phộp, lễ) Lương ngày = Mức lương tháng / 26 Mức lương tháng = Lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc công việc đảm nhận. 2.2.8.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động tính bằng khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho công việc đó. Hình thức này áp dụng cho công nhân đứng máy, có thể xác định được khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Công thức: TN của người LĐ = Lương S.P ngày + Lương S.P đêm + Lương khác (phép, lễ) Lương S.P ngày = SL ngày * Đơn giá theo CL * H.số PP-TN * H.số đ.chỉnh Lương S.P đêm = Lương S.P ngày + phụ cấp đêm. Bảng 2.7: Tình hình chung về lao động và tiền lương của công ty Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm SS (02/01) (%) 2000 2001 2002 Lao động b/ quân năm Người 4922 4625 4805 103,9 Tổng quỹ lương Tr. đồng 53.054 59456 63023.36 106 Thu nhập b/ quân năm đ/ng/thg - Khu vực Hà Nội “ 1.213.000 1.292.000 1.350.000 140 - Khu vực đông mỹ “ 767.500 792.000 1.150.000 145 - Khu vực Hà Đông “ 849.900 820.000 900.000 105 - Khu vực Vĩnh “ 842.600 888.000 950.000 111 Nguồn: Phòng KHTT Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình thu nhập bình quân người lao động trong công ty tăng lên hàng năm ở tất cả các khu vực, riêng khu vực Đông Mỹ tăng tới 145%. 2.3. Phân tích tình hình quản lý vật tư tài sản cố định 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: bông, xơ (đối với nhà máy sợi), chủ yếu nhập ngoại từ các nước như Hàn Quốc, Tây Phi, Nga. Sợi, hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy (đối với nhà máy dệt máy dệt nhuộm, nhà máy Denim), ngoại trừ mặt hàng sợi cotton, PE là công ty sản xuất được còn lại các nguyên liệu khác như sợi chun, hoá chất, thuốc nhuộm công ty phải nhập từ các công ty trong và ngoài nước. 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu Hiện nay nguyên vạt liệu sản xuất của công ty chủ yếu là các loại bông cotton và xơ PE chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm (65 - 70%) cho nên vấn đề tiết kiệm và định mức tiêu hao bông xơ là cần thiết. Công ty đã sử dụng phương pháp kinh nghiệm và phương pháp khảo sát thực tế để xây dựng định mức tiêu hao vật tư theo các bước sau: + Khảo sát từng công đoạn: bông, chải, ghép, thô, sợi con. + Từ số liệu khảo sát kết hợp với các kết quả kinh doanh ở kỳ trước, người làm công tác định mức sẽ tạm giao định mức (kg bông, xơ / kg sợi), các số liệu khảo sát sẽ được xem xét định kỳ hàng tháng. + Tiếp tục theo dõi thực hiện định mức một tháng một lần, phân tích nguyên nhân tăng giảm so với định mức tạm giao. + Xem xét lại định mức để rút ra kinh nghiệm và tìm biện pháp khắc phục sửa chữa kịp thời. Việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu sẽ giúp công ty tính toán chính xác được nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất, từ đó có thể đưa ra được khối lượng nguyên vật liệu cần nhập để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt hơn công tác quản lý nguyên vật liệu và đóng vai trò quan trọng việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. 2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu Bảng 2.8: Tình hình thực hiện định mức bông xơ năm 2003 Đơn vị: kg bông, xơ/kg sợi. N/M Định mức Thực hiện Thực hiện/ định mức xơ PE 1,0185 1,006 -0,0125 Sợi Hà Nội Bông chải thô 1,08201 1,0865 0.0044 Bông chải kỹ 1,25819 1,2698 0,0116 Bông phế OE 1,446 1,1425 - 0.0021 Sợi vinh Xơ PE 1,01657 1,009 - 0,00757 Bông chải thô 1,0837 1,0847 0.001 Bông chải kỹ 1,268 1,2712 0,0032 Bông phế OE 1,102 1,102 0 Qua bảng trên ta thấy ở cả hai nhà máy đã hoàn thành được định mức về xơ PE và bông phế OE, còn bông chải thô và bông chải kỹ thì không hoàn thành định mức. Nguyên nhân so bông đưa vào sản xuất có tỷ lệ hơi ẩm cao so với tỷ lệ hơi ẩm quy định, vì thế, công ty cần phải có biện pháp khắc phục như kiểm tra độ ẩm của bông trước khi nhập lô hàng về và thực hiện chế độ bảo quản đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra khi dự trữ vật liệu. 2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu Tình hình dự trữ: Nguyên vật liệu chính để sản xuất là bông xơ được nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài nên tình hình sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Vì vậy, dự trữ nguyên vật liệu là điều cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và đạt hiệu quả. Hiện nay, do giá cả nguyên vật liệ bông xơ, hoá chất trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, vì thế, công ty hiện đang áp dụng hình thức dự trữ theo quý, tháng đối với từng loại nguyên vật liệu khác nhau. Bông, hoá chất, thuốc nhuộm theo quý; nilon, ống giấy theo tháng. Tình hình bảo quản: Kho có kệ cao để bảo quản hàng hoá để phòng chống bão lụt. Hàng hoá được bọc túi nilon và đóng kiện. Có hệ thống PCCC như bình bột cứu hoả, vòi nước chữa cháy để đề phòng hoả hoạn có thể xảy ra. Tình hình cấp phát nguyên vật liệu: Cấp phát nguyên vật liệu có hạn mức và được khống chế. Nguyên vật liệu được cấp phát theo tháng căn cứ vào dự trù vật tư hàng tháng của các bộ phận trong công ty. Bông là nguyên liệu chính được cấp phát ba lần trong một tuần. Sợi, hoá chất, thuốc nhuộm được cấp trước tám ca sản xuất, sau khi sử dụng hết lạo cáp tiếp bởi vì các hàng hoá trên đều phải được bảo quản trong điều kiện kho hàng phải theo tiêu chuẩn cho phép. 2.3.5. Tình hình tài sản cố định: cơ cấu, tình trạng TSCĐ Tài sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT37.doc
Tài liệu liên quan