I. Tổng quan về công ty giầy Thượng Đình
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2. Mục đích hoạt động
3. Nhiệm vụ của công ty
4. Phạm vi hoạt động
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
II. Bối cảnh chung của toàn ngành da giầy Việt Nam
1. Đặc điểm về quy trình sản xuất
2. Đặc điểm về công nghệ máy móc
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu
4. Đặc điểm về lao động
5. Đặc điểm chung về sản phẩm và thị trường xuất khẩu
III. Những đánh giá về điều kiện nội lực bên trong (môi trường vi mô)
1. Đặc điểm về công nghệ
2. Đặc điểm về nguyên liệu
3. Đặc điểm về lao động
4. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty
IV. Những kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 1998-2002
V. Chiến lược marketing của công ty
1. Chiến lược sản phẩm
2. Chiến lược giá cả
3. Chính sách phân phối
4. Chính sách giao tiếp khuyếch trương
5. Đánh giá về hoạt động marketing của công ty
35 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4033 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhóm máy móc thiết bị phục vụ cán, luyện ép đế.
- Nhóm máy móc thiết bị may.
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Do đặc thù của sản phẩm nên nguyên vật liệu dùng cho ngành là rất phong phú và đa dạng. Nguyên vật liệu có thể là các nguồn trong nước nhập khẩu hoặc cũng có thể là do khách hàng mang tới. Nguồn nguyên vật liệu trong nước dồi dào nhưng chất lượng chưa cao tác động không tốt đến chất lượng sản phẩm. Trong khi nguồn nguyên vật liệ nhập khẩu giá cao, làm tăng chi phí, tăng giá thành.
Việc cung ứng nguyên vật liệu cũng bị ảnh hưởng theo mùa. Về mùa lạnh việc cung ứng nguyên vật liệu đòi hỏi diễn ra nhanh chóng kịp thời và đồng bộ do sản xuất chủ yếu với số lượng lớn. Về mua nóng việc sản xuất có phần chậm lại nên tốc độ cung ứng cũng không yêu cầu cao.
4. Đặc điểm về lao động
Do trong ngành giầy có nhiều công đoạn không thể tự động hoá được nên quá trình sản xuất cần rất nhiều lao động. Các công đoạn sản xuất không yêu cầu trình độ cao do đó trong ngành giầy tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao.
Đối với các nước đông dân, nền kinh tế chưa phát triển thì đây là giải pháp hữu hiệu để giải quyết nạn thấp nghiệp. ở các nước này mức sống còn thấp nên tiền lương, chi phí cho một lao động thấp.
ở Việt Nam da giầy là ngành thu hút một lượng lớn lao động trong đó đa phần là lao động nữ. Do đó việc phân công lao động và định mức lao động là một vấn đề có tính cấp thiết với ngành giầy da. Đặc biệt là việc chú trọng quan tâm giải quyết các vấn đề chế độ chính sách cho phù hợp.
5. Đặc điểm chung về sản phẩm và thị trường xuất khẩu
5.1. Về sản phẩm
a) Mặt hàng giầy vải
Do liên minh châu Âu EU đánh thuế chống phá giá với mặt hàng giầy nhập từ Trung Quốc có mũ giầy bằng vải (từ ngày 02/01/1996) do vậy có sự chuyển dịch đơn hàng sang Việt Nam, đây là lợi thế để các đơn vị thành viên ngành da giầy Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất giầy vải của mình. Ngoài ra do được sự đầu tư về kỹ thuật nên chất lượng giầy vải tăng lên một cách đáng kể, đã tạo được uy tín trên thị trường.
b) Mặt hàng giầy thể thao
Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng ở mức độ ổn định, tuy nhiên năm 1998 mức độ tăng trưởng xuống thấp là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Mặc dù vậy nhưng năm sau số lượng sản phẩm sản xuất vẫn cao hơn năm trước. Những năm trước đây, nguyên liệu cho sản xuất đế và vật liệu mũ giầy vẫn phụ thuộc vào nước ngoài thì trong vài năm gần đây đế giầy thể thao đã phần lớn được sản xuất ở trong nước (trừ các loại đế phylon và các loại đế cao cấp). Do đó đây là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giầy thể thao.
c) Mặt hàng giầy da nam, nữ
Giầy da (đặc biệt là giầy da nữ) là mặt hàng có mẫu mã đa dạng, phong phú, được đầu tư đồng bộ thông qua các đối tác Đài Loan, Hàn Quốc… phần nguyên liệu mũ giầy chủ yếu nhập từ nước ngoài, chỉ có phần đế và lót giầy là tổ chức sản xuất tại chỗ. Khâu thiết kế mẫu mã hiện đang còn phụ thuộc vào bạn hàng.
5.2. Về thị trường xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu trong tời gian qua không ngừng được mở rộng hiện tại các sản phẩm của ngành đã được xuất khẩu qua hơn 40 nước trong đó phải kể đến các thị trường chính là thị trường EU và Đông Âu, Đông á.
a) Thị trường EU
Liên minh châu  (EU) là một trong những thị trường lớn về nhập khẩu giầy dép trên thế giới và cũng là nơi có ngành công nghiệp giầy dép phát triển từ lâu đời. Từ đầu thập kỷ 90 do việc cạnh tranh lấn lướt tại các quốc gia có giá nhân công thấp đã kéo theo sự phá vỡ định vị của các cơ sở sản xuất trong EU. Vì thế mức tăng trưởng sản xuất của EU bị suy giảm và thay vào đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của nhạap khẩu từ các nước ở ngoài cộng đồng.
Hiện nay, ngành da giầy trong khu vực EU đang rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại do các nhà sản xuất phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh ngoài cộng đồng về giá nhân công thấp. Ngành công nghiệp giầy bị giảm sút nhanh chóng, nên số lượng các công ty và công nhân trong ngành da giầy bị giảm sút. Mặt khác các nước thành viên của EU lại hướng vào sản xuất các mặt hàng công nghiệp điện tử và chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển. Châu á là khu vực tiếp nhận công nghệ này chủ yếu là các nước: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc… và đồng thời các nước này cũng chuyển giao công nghệ cho các nước kém phát triển hơn trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, hàng năm EU nhập khẩu trên 800 triệu đôi giầy các loại chủ yếu là từ châu á và gần đây nhất là từ các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêsia, Thái Lan và Việt Nam.
Việt Nam có nhiều lợi thế hơn các nước sản xuất giầy dép trong khu vực về giá nhân công rẻ. Do đó giá thành tính trên một đơn vị sản phẩm rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ các nước khác trong khu vực.
Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu giầy dép trực tiếp sang thị trường EU mà sản xuất giầy dép trong thị trường EU ngày càng giảm, trong khi sức tiêu thụ ngày càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bình quân đầu người trong các nước EU sử dụng khoảng 1-5 đôi giầy một năm, với dân số 365 triệu người hàng năm tiêu thụ trên 1 tỷ đôi giầy các loại và vì thế việc nhập khẩu từ các nước ngoài cộng đồng là không thể tránh khỏi.
Giầy dép là loại mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu, nó được hưởng mức thuế xuất bằng 70% thuế xuất tối huệ quốc. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm về các khía cạnh chất lượng giá cả, thời hạn giao hàng, để tranh thủ nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong sản xuất giầy của Việt Nam chưa phải áp dụng hạn ngạch xuất khẩu như các nước khác. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn xuất xứ và tránh gian lận trong thương mại.
b) Thị trường Mỹ
Ngoài các nước trong khu vực EU, Mỹ cũng là một trong những thị trường nhập khẩu tiêu thụ giầy dép vào loại hàng đầu của Thế giới. Tuy nhiên mặt hàng da giầy của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là sản phẩm của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Bởi đây là thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp hợp thời trang. Do đó các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường này. Mặt khác, Việt Nam chưa được chính phủ Mỹ dành cho ưu đãi thương mại nên mặt hàng da giầy thâm nhập vào thị trường này phải chịu thuế xuất rất cao, gây sức ép lớn đối với các công ty. Như vậy thị trường Mỹ vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng đối với ngành.
c) Thị trường Đông á (chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc)
Trong khu vực thị trường các nước Đông á thì thị trường Đài Loan và Hàn Quốc là các đối tác quan trọng của ngành Da giầy Việt Nam ở cả lĩnh vực xuất và nhập khẩu. Đây là 2 quốc gia mà ngành nhận gia công nhiều nhất, đồng thời hàng năm cũng phải nhập chủ yếu nguyên vật liệu, phụ liệu máy móc, thiết bị… của họ để phục cho sự phát triển của ngành.
Bên cạnh đó thị trường Nhật Bản cũng là thị trường quan trọng trong việc xuất khẩu giầy dép. Tuy nhiên thị trường Nhật Bản rất khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm. Đồng thời chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách bảo hộ sản phẩm sản xuất trong nước làm sản phẩm của ngành khó có thể cạnh tranh nổi với sản phẩm của nội địa. Đây là thị trường có nhu cầu nhập tương đối lớn, khoảng 350 triệu đôi/năm, vì vậy muốn tăng cường thị phần xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thì cân tăng cường cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.
d) Thị trường SNG và Đông Âu
Trước kia, khu vực này là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của ngành, mức tiêu dùng trung bình của người dân vào khoảng 5-6 đôi/năm. Là thị trường tiêu thụ rộng lớn về giầy dép nhưng chủ yếu là tiêu dùng các loại giầy phổ thông, chất lượng không quá cao. Tuy nhiên trong tương lai đây vẫn có thể là thị trường đầy hứa hẹn với ngành da giầy Việt Nam.
III. Những đánh giá về điều kiện nội lực bên trong (môi trường vi mô) của công ty
1. Đặc điểm về công nghệ
Sản phẩm giầy vải của Công ty luôn đạt chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm về chất lượng, mẫu mã. Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn diễn ra suôn sẻ, công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh về mặt hàng doanh số hàng bán.
Trong năm 1999, công ty đã chế thử 3 mẫu sản phẩm mới chất lượng cao (giầy AVIA, GOSMIDT, BELFE) được khách hàng quốc tế chấp nhận. Đồng thời công ty cũng cho ra đời 12 mẫu giầy mới đem ra tiêu thụ trong thị trường nội địa cũng cho kết quả khả quan.
Máy móc thiết bị là một trong những yêu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, và đây cũng là những yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm qua việc tính khấu hao....
Thiết bị máy móc qua một dây chuyền khép kín được chia thành các nhóm:
- Nhóm máy móc thiết bị phục vụ bồi, cắt.
- Nhóm máy móc thiết bị cán, luyện ép đế
- Nhóm máy móc thiết bị may.
- Nhóm máy móc thiết bị gò ráp và các thiết bị khác.
Bảng I : Tình hình máy móc thiết bị
TT
Tên máy móc thiết bị
Mã số
Đ. vị tính
Số lượng
Nơi lắp đặt
1
Nồi hơi Nhật
NH
Nồi
01
Xưởng cơ năng
2
Máy nén khí
NK
Máy
03
“
3
Máy phóng mẫu
PM
Máy
01
P. chế thử mẫu
4
Máy bồi vải
BV
Máy
03
PX bồi tráng
5
Máy khuấy keo
KK
Máy
07
“
6
Máy cán ra hình 6
CRH
Máy
01
PX cán
7
Máy đùn viền
MDV
Máy
02
“
8
Nồi hấp
NH
Nồi
08
PX gò
9
Băng chuyền gò
BT
Chuyền
07
“
10
Máy cắt dập thuỷ lực
CD
Máy
25
PX cắt
11
Máy may công nghiệp
MM
Máy
975
PX may
2. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng hầu hết được sản xuất trong nước: vải các loại, cao su, hoá chất, ... Với đặc tính không hao mòn không đổ vỡ do đó rất thuận lợi khi vận chuyển, ký kết hợp đồng cung ứng, mặt khác chính việc sử dụng nguyên vật liệu trong nước giúp cho các ngành công nghiệp Việt Nam cùng phát triển. Đây là một lợi thế của công ty khi tiến hành đầu tư sản xuất vì nguyên vật liệu có sẵn là một thế mạnh sản xuất của Việt Nam hiện nay.
3. Đặc điểm về lao động
Bảng II: Tình hình lao động của công ty
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Tổng số lao động
1610
1620
1763
1794
Lao động tăng thêm năm
60
10
143
51
Số công nhân trực tiếp sản xuất
- Bậc 1
- Bậc 2
- Bậc 3
- Bậc 4
- Bậc 5
- Bậc 6
1347
566
218
140
266
132
25
1357
560
219
141
268
132
27
1531
614
239
181
298
162
37
1572
625
242
190
310
165
40
Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo mùa vụ, lúc giáp vụ công nhân phải tăng cường lao động tập chung hoàn thành hơn hàng đúng thời hạn, hết vụ làm việc năm 2002 lao động tăng so với năm 2000 hơn 2000 người là do kết quả của việc công ty đưa xưởng giầy thể thao vào hoạt động và đã cho sản xuất hàng loạt.
Tỷ lệ nam công nhân trong công ty chiếm 38% và nữ chiếm 62%. Tỷ lệ bình quân khối lao động hành chính chiếm 15.7%, đây là tỷ lệ cao hơn mức hợp lý của doanh nghiệp sản xuất (10 - 15%) trong những năm tới, công ty dự kiến đưa tỷ lệ này xuống 10% cho hợp lý và hiệu quả hơn.
Công ty giầy Thượng Đình luôn đề cao vai trò con người trong quản lý và sản xuất, luôn quan tâm đến việc hoạch định nguồn nhân lực ch từng phòng ban, phân xưởng sản xuất cũng như kế hoạch nguồn nhân lực trong toàn công ty. Ban lãnh đạo công ty rất chú trọng việc đào tạo lại cán bộ công nhân làm việc trong công ty để phù hợp với nhu cầu đặt ra, chú trọng vào công tác tuyển nhân công, khích lệ tinh thần làm việc... Công ty cùng người lao động ký “Thoả ước lao động tập thể” bảo vệ quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, tạo ra cho người lao động động ý thức ý thức kỷ luật tốt và đảm bảo đúng tinh thần của hệ thống ISO 9002 mà công ty đang áp dụng. Mức lương bình quân hiện nay là hơn 8000.000 đồng/ người/ tháng.
Bảng III: Bố trí lao động công ty tháng 4 /2002
STT
Đơn vị
Số lao động
STT
Đơn vị
Số lao động
1
Lãnh đạo công ty
10
13
Xưởng cơ năng
75
2
P. Kỹ thuật - công nghiệp
8
14
PX. Bồi cắt
78
3
P. mẫu
32
16
PX. May giầy vải
281
4
P. Kế toán - Tài chính
12
17
X. giầy thể thao
430
5
P. Kinh doanh XNK
12
18
PX. Cán
119
6
P. Quản lý chất lượng
31
PX. Gò
548
7
P. Kế hoạch vật tư
38
8
P. Hành chính tổ chức
55
9
P. Tiêu thụ
33
10
P. Thống kê gia công
19
11
P. Bảo vệ
32
12
Trạm y tế
7
Tổng lao động hành chính
289
Tổng lao động trực tiếp
1.531
Thượng Đình là một công ty có uy tín trên thị trường, có lực lượng cán bộ nhân viên đông đảo có trình độ đại học, và công nhân có trình độ tay nghề cao. Đây là một lợi thế trong hoạt động tiêu thụ của công ty, đồng thời đây cũng là nhân tố chủ yếu dẫn đến thành công của công ty. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ được thực hiện khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao khi được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ đại học có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, với lực lượng cán bộ công nhân viên nưh vậy đòi hỏi công ty phải có chính sách đãi ngộ, trả lương phù hợp. Bên cạnh đó hàng năm công ty cần phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chuyên môn tay nghề cán bộ công nhân viên.
4. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty.
Khả năng tài chính tốt thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, công ty có khả năng tài chính tốt sẽ tạo sự tin cậy hơn trong kinh doanh và đó chính là điểm cạnh tranh của công ty với các đối thủ khác. Khả năng tài chính tốt đảm bảo thuận lợi cho các quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được thông suốt, là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các giải pháp mới về công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thượng Đình là một chủ thể độc lập trong kinh doanh, được quyền chủ động về mặt tài chính, tự chủ trong phương án kinh doanh, có trách nhiệm bảo đảm doanh thu phải bù đắp được chi phí.
Nguồn vốn của công ty không dồi dào đã cản trở việc đầu tư đổi mưói trang thiết bị máy kỹ thuật và do đó tác động gián tiếp đến khả năng cạnh tranh về sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra hạn chế về vốn không cho phép công ty theo đuổi những chính sách cạnh tranh mạo hiểm vơí các doanh nghiệp lớn trường vốn.
IV. Những kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 1998-2002
Đặc điểm của ngành giầy dép là vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp giầy dép là ngành sản xuất gắn với nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì vậy nó có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành thu hút nhiều lao động của xã hội, cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, tạo nguồn hàng xuất khẩu. Trong những năm gần đây ngành giầy dép Việt Nam đã có hướng đi đúng đắn, tận dụng được lợi thế của mình nhằm sản xuất và xuất khẩu giầy dép ra thị trường nước ngoài.
Trong bối cảnh đó Công ty giầy Thượng Đình đã mạnh dạn đầu tư công nghiệp, khảo sát, nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Trải qua những khó khăn thử thách công ty đã đạt được những kết quả đáng kể.
Bảng IV: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(1998-2002)
Các chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
2001
2002
2002/1999
Giá trị sản xuất công nghiệp
1000đ
68.182.138
83.367.577
79.051.207
101.662.631
110.066.262
1.325
Doanh thu
Tỷ đồng
127,9
103
107,5
120
115
1,12
Kim ngạch xuất khẩu
Tr.USD
6,36
6,2
4,31
4,6
4.324
0,7
Lợi nhuận
Tỷ đồng
1,3
1,1
1,5
1,6
1,8
1,64
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
1,7
2,31
1,547
1,7
1,76
0,76
- Tổng sản phẩm xuất khẩu 11
1000 đôi
3.890
4.755
4.296
3.820
4.276
0,89
+ Xuất khẩu
1000 đôi
2060
1970
1220
1776
1.733
0,88
+ Nội địa
1000 đôi
1892
29.65
3.075
1334
2.543
0,857
Thu nhập bình quân
100 đ
740
750
760
780
810
1,08
Đầu tư
Tỷ đồng
2,43
4,1
2,55
10
0,96
0,234
Tỷ suất lợi nhuận/đồng vốn
Triệu đồng
0,074
0,104
0,15
0,18
0,17
1,16
Nguồn: Báo cáo phòng kế toán Công ty giầy Thượng Đình
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động trên ta thấy tốc độ phát triển không ngừng của Công ty qua các năm. Năm 2002 so với năm 1999, doanh thu tăng 1.12, lợi nhuận tăng 1,64 lần đầu tư tăng 0,234 lần vốn tăng 2,43 lần.
Qua bảng trên ta thấy nổi một số quan điểm quan trọng.
Doanh thu của doanh thu cao nhất là năm 1998 là 127 tỷ đồng. Năm 1999 và các năm tiếp theo do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thay đổi đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng ta dễ thấy doanh thu xuất khẩu đều chiếm trên 50% trung bình > 60% (giai đoạn 1998-2002). Trong khi đó sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn (1997-2001) đều dưới 50% chỉ có năm 1998 là cao nhất đạt 52,7%. Điều đó chứng tỏ chiến lược kinh doanh của công ty là hướng về xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu là nguồn thu quan trọng của công ty, do vậy một sự biến động nhỏ của thị trường thế giới cũng có ảnh ưởng đáng kể tới tổng doanh thu của công ty.
Trong những năm vừa qua Công ty giầy Thượng Đình đã đạt được những kết quả khả quan ngoài những kết quả ở trên công ty còn đạt được những kết quả khác.
+ Chiến lược của Công ty là hướng ra thị trường thế giới, sản phẩm chất lượng cao. Mẫu mã phù hợp với yêu cầu khách hàng, đặc biệt là thị trường EU nơi có nhu cầu khắt khe về chất lượng và mẫu mã.
+ Sản phẩm đạt chất lượng, mẫu mã tốt có nghĩa là dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, tay nghề của công nhân, nhân viên kỹ thuật cao hơn.
+ Việc có thị phần trên thị trường thế giới là một thắng lợi lớn trong liên tục các năm. Đặc biệt là thị trường EU, một thị trường lớn có tiềm năng, người tiêu dùng có thu nhập cao và tỷ lệ dành cho người tiêu dùng cũng rất cao. Tuy nhiên họ lại những thượng đế khó tính về mẫu mã, mốt và chất lượng. Để chiếm lĩnh và củng cố thị trường này công ty cần phải có những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của họ.
Tóm lại: Trên đây chúng ta đã xem xét một cách tổng thể khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thượng Đình. Qua kết quả công ty đã đạt được doanh thu xuất khẩu của năm 1999, 2000, 2001, 2002 đều thấp hơn năm 1998. Vấn đề quan tâm nhất là hoạt động xuất khẩu vì hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của Công ty giầy Thượng Đình nên cần được nghiên cứu, phân tích nhằm đưa ra những biện pháp thúc đảy mạnh hoạt động này, đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn của Công ty, giúp công ty ổn định và phát triển.
Bảng V: Tình hình nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
NVL chính
Đ. vị
Định mức KT/1 đôi
SL mua năm 2002
Nơi mua
Xăng công nghệ
Lít
0.02
660.000
Công ty hoá dầu
Bột CaCo3
Kg
0.24
1.554.000
Công ty Ba nhất
Dầu hoá dẻo
-
0.023
67.200
Công ty hoá chất VL
Cao su
-
0.18
654.000
Quảng Bình, Đắc Lak
Vải bạt các loại
mét
0.25
1540.000
Công ty Vĩnh Phú
Vải phin
-
0.05
678.000
Công ty 19 -5
Chỉ may
-
30
156.000.000
Công ty chỉ phong phú
Nguyên vật liệu được mua theo định mức kỹ thuật và theo kế hoạch sản xuất cụ thể các mã giầy. Đối với những đơn hàng cầu kỳ, cao cấp đòi hỏi nguyên vật liệu phải thật tốt mà trong nước không sản xuất được (giả da, nhựa tổng hợp, hoá chất keo...) thì công ty sẽ nhập từ các nhà cung ứng quen thuộc như.
RENEW Co., -- Hàn Quốc
FOOTECH - Hong Kong
GOLDLN STEP ITER Co - Thái Lan
V: Chiến lược marketing của công ty
1. Chiến lược sản phẩm.
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên quan trọng nhẩt trong marketing- mix, chiến lược sản phẩm đòi hỏi phải đưa ra những quyết định hài hòa về danh mục, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu bao bì... Nhận biết được tâm quan trọng của sảm phẩm gắn liền với nhu cầu thị trường, công ty giầy Thượng Đình đã đưa vấn để sản phẩm lên hàng đầu. Hiện nay trong chính sách sảm phẩm của công ty chủ yếu đề cập tới các vấn đề cơ bản là: chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, cũng như bao bì nhãn mác sản phẩm.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu thời trang nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, công ty luôn tìm cách, cố gắng nghiên cứu, cải tiến để đưa ra thị trường những loại sản phẩm với mẫu mã đa dạng, sản xuất ra nhiều loại giầy phục vụ cho tất cả các tầng lớp dân cư (từ người có thu nhập thấp đến người có thu nhập cao). Cũng như việc tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cho công ty trên thị trường.
+ Đối với thị trường xuất khẩu: sản phẩm của công ty cung cấp chủ yếu qua đơn đặt hàng, gia công sản phẩm của các công ty, thương nhân nước ngoài, vì vậy từ mẫu mã hàng cho đến chất lượng tính năng hay bao bì nhãn mác đều lam theo đơn đặt hàng.
Với các sản phẩm gia công xuất khẩu này thì hầu như sản phẩm sản xuất ra của công ty đều được các đối tác đặt hàng chấp nhận, với những đánh giá cao về việc thực hiện các yêu cầu của hợp đồng như: thời gian giao hàng, các thông số về chất lượng, kỹ thuật tính năng sản phẩm... Sự đáp ứng này của công ty luôn được bạn hàng đánh giá cao về uy tín, chất lượng sản phẩm trên thị trường. Sự đánh giá này càng được khẳng định khi công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO vào sản xuất kinh doanh của công ty và đã nhận được giấy chứng nhận sản phẩm chất lượng quốc tế ISO - 9002 năm 1999.
+ Đối với thị trường trong nước.
Để phát huy hết tiềm lực của mình và đáp ứng một cách tốt nhất đoạn thị trường của mình, chống hàng giả - nhái và cạnh tranh với các sản phẩm khác, công ty đã không ngừng thay đổi, cải tiến cũng như nghiên cứu phát minh các sản phẩm mới, và tăng chất lượng, thay đổi kiểu dáng và màu sắc sản phẩm.
Hiện nay công ty có các loại sản phẩm thuộc các nhóm :
Sản phẩm truyền thống
Sản phẩm cải tiến
Sản phẩm mới
(99 - 01; 99 - 02... là sản phẩm được sản xuất theo mẫu đầu tiên, thứ 2... của năm 1999... )
Xem xét kết cấu hiện nay của công ty ta có thể thấy rằng sản phẩm truyền thống của công ty bao gồm: giầy Bata, Cao cổ, Basket và các sản phẩm cải tiến của nó như: 99 - 01, TD 99, 98 - 13, 98 - 03, 98 - 12, 99 - 16 luôn giữ tỷ trọng lớn (khoảng 90%) trong tổng giá trị các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường trong đó giầy trẻ em chỉ chiếm 5 đến 7%. Tỷ trọng phát triển sản phẩm mới hiện nay cho cả nam chất lượng cao và nữ chất lượng cao chỉ chiếm từ 7 đến 10%, hơn nữa con số này lại biến động (không ổn định) qua các năm.
Như vậy việc sản xuất và tiêu thụ giữa các nhóm sản phẩm có sự khác biệt khá lớn, điều đó cho thấy công ty mới chỉ thỏa mãn được tốt nhu cầu đối với sản phẩm truyền thống và sản phẩm cải tiến của nó. Đối với đoạn thị trường có thu nhập cao thì một nhu cầu nổi cộm là nhu cầu thời trang đối với việc tiêu dùng sản phẩm mới thì công ty lại chưa xâm nhập được, số lượng sản phẩm bán ra hàng năm trên đoạn thị trường này còn quá ít, trung bình 95.000 đôi/năm.
Tóm lại: Để đa dạng hóa sản phẩm, công ty đã và đang cố gắng mọi nỗ lực nhằm đưa ra những sản phẩm để đáp ứng đoạn nhu cầu thực hiện mục tiêu của mình. Tuy nhiên nó vẫn có hạn chế sau:
+ Việc đa dạng hóa sản phẩm của công ty mới chỉ đáp ứng được đối với những sản phẩm cũ, việc tìm hiểu và phát triển nhu cầu mới, mặc dù chưa được công ty quan tâm và nó còn chưa được phát huy hết, do đó việc đáp ứng đoạn thị trường người có thu nhập cao với nhu cầu mới công ty vẫn chưa phát huy được hết để có thể thâm nhập đoạn thị trường thời trang và thể thao một cách tốt hơn, nguyên nhân chính của điều này là do công tác thị trường chưa được phát huy.
2. Chiến lược giá cả:
Giá thành sản phẩm không là chỉ tiêu phản ánh chất lượng, đo lường hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh, mà nó còn phản ánh uy tín, sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trên thị trường. Công ty đã sử dụng một hệ thống chính sách giá khá linh hoạt nhằm tăng khối lượng hàng tiêu thụ và đạt được mục tiêu lợi nhuận bao trùm.
Hệ thống giá linh hoạt mà công ty áp dụng là định giá phân biệt đối với từng loại khách hay khối lượng mua của họ.
+ Đối với đại lý bán sản phẩm cho công ty thì được chiết khấu từ 2 đến 10%. Song mức giá của đại lý lại là mức giá của công ty quy định, mức giá này thường là thấp hơn mức giá bán lẻ.
+ Đối với giá bán buôn: Công ty sẽ chiết khấu tùy thuộc mức độ sản lượng bán ra, nếu số lượng tăng nhiều thì công ty sẽ chiết khấu càng lớn trong giá bán buôn cho khách hàng.
+ Đối với sản phẩm mới: Công ty thường định giá cao nhằm nâng cao uy tín cho sản phẩm.
Để xem xét tình hình thực hiện giá cả trong nước, chúng ta có thể xem xét, phân tích bảng biểu giá cả của các sản phẩm cùng loại của một số công ty sau:
Bảng VI: Bảng giá của công ty so với một số công ty giầy cùng loại
Tên sản phẩm
Tên công ty
Thượng Đình
Thụy Khuê
Thăng Long
Bata thường
Bata chất lượng cao
Baskets
Cao cổ bộ đội
Giầy nam chất lượng cao
Giầy nữ chất lượng cao
Giầy trẻ em
13.000 - 15.000
18.000 - 22.000
14.000 - 17.000
16.000 - 20.000
35.000 - 55.000
30.000 - 60.000
12.000 - 18.000
12.000 - 15.000
18.000 - 21.000
12.000 - 15.000
35.000 - 50.000
35.000 - 55.000
13.000 - 14.000
19.000 - 21.000
13.000 - 14.000
16.000 - 18.000
33.000 - 47.000
30.000 - 52.000
11.000 - 15.000
Qua bảng biểu giá của công ty và một số công ty sản xuất giầy cùng loại khác cho thấy, mặc dù giá cả của công ty có phần linh hoạt (khoảng mở của giá khá là rộng so với các công ty khác) nhưng so với thị trường trong nước thì giá sản phẩm của công ty vẫn còn quá cao, đặc biệt là đối với giầy vải của Trung Quốcnhập vào Việt Nam thì giá chỉ bằng 70 đến 80% giá giầy của công ty. Như vậy nếu chính sách giá của công ty không có sự thay đổi thì mặc dù sản phẩm của công ty có uy tín và có chất lượng cao cũng khó có thể cạnh tranh nổi về giá ngay trên thị trường nội địa.
VD: Đối với giầy Bata của Trung Quốcgiá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC515.doc