Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty IFC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3

1 – Tư cách pháp nhân của công ty 3

2 – Quá trình hình thành và phát triển của công ty : 3

3 – Các sản phẩm dịch vụ của công ty 4

3.1 – Kiểm toán : 4

3.2 – Kế toán 5

3.3 – Tư vấn thuế 5

3.4 – Tài chính doanh nghiệp 5

3.5 – Các giải pháp quản lý 5

4 – Chiến lược phát triển của công ty trong tương lai: 5

5 – Các khách hàng chủ yếu của công ty 6

6 – Kết quả hoạt động của công ty qua các năm 7

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 9

1 – Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9

2 – Tổ chức công tác kế toán tại công ty 12

PHẦN III : TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY 14

1 – Hệ thống phương pháp kiểm toán được công ty áp dụng 14

1.1– Khái niệm về kiểm toán 14

1.2. Kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán. 14

1.3 - Khái quát về đặc điểm và mục tiêu của kiểm toán tài chính. 15

1.3.1 - Đặc điểm của kiểm toán tài chính. 15

1.3.2 - Mục tiêu của kiểm toán tài chính. 16

1.4 – Hệ thống phương pháp kiểm toán được công ty áp dụng 17

2 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm toán 22

KẾT LUẬN 26

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty IFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng hải Chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Công ty cho thuê tài chính (Vietcombank) Công ty tài chính Rubber Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex Công ty Bảo hiểm dầu khí Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt Các dự án của world bank như: Prinmary Education Project Rubber Rehabilitation Project Water Supply Project for HaNoi, Hai Phong and Da Nang Hightway No 1 Rehabilitation Project Food and irrgation Project Credit for Returnees Project Minitry of Transpost Project Power Development Project 6 – Kết quả hoạt động của công ty qua các năm Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh thu 650000 975000 1500000 Lợi nhuận trớc thuế 200000 450000 780000 Thuế thu nhập doanh nghiệp 64000 144000 149600 Lợi nhuận sau thuế 136000 306000 630400 Nhận xét: nhìn trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng lên hàng năm, năm 2002 doanh thu của công ty đạt 650 triệu đồng , năm 2003 tổng doanh thu của công ty đạt 975triệu đồng, tới năm 2004 tổng doanh thu của công ty đạt 1500 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do công ty luôn nâng cao chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng , chính đIũu đó đã giúp công ty tạo dựng uy tín của mình trên thi trường . Trong quá trình hoạt động của mình công ty luôn luôn tôn trọng các quy định của pháp luật, và bộp ngân sách đầy đủ . Năm 2002 công ty đã nộp cho ngân sách 64 triệu đồng, năm 2003 công ty đã nộp cho ngân sách 144 triệu đồng , năm 2004 công ty đã nộp 149,6 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra công ty còn nộp đầy dủ các loại thuế khách cho nhà nước . Ngay từ những ngày đầu mới được thành lập, do có đọi ngũ kiểm toán viên giàu kinh nghiệm ,tận tụy với công việc và đã có những mối quan hệ thân thiết với các khách hàng do vậy công ty đã tạo dựng được uy tín lớn trên thi trường và đã được khách hàng tin tưởng , do vậy số lượng khách hàng của công ty đã tăng lên liên tục trong mấy năm trở lại đây, đặc biệt là các khách hàng lớn như: Tổng công ty Dệt may VIệt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam…. Chính điều đó dã góp phần làm tăng doanh thu của công ty trong các năm gần đây. Khi mới được thành lập công ty mới chỉ có 4 kiểm toán viên và 16 nhân viên đến nay công ty đã có 9 kiểm toán viên chuyên nghiệp và tổng cộng nhân vên của công ty lên tới 42 người họ đều là những người có trình độ cao có đạo đức nghề nghiệp tốt có kinh nghiệm, có nhiều năm công tác trong ngành quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, pháp lý... được đào tạo có hệ thống , đã tốt nghiệp đại học, trên đại học ở trong và ngoài nước trong đó đã có nhiều chuyên gia từng làm việc ở nước ngoài. Trong tương lai công ty còn mở rộng do vậy trong thời gian này công ty tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ và tạo đIề kiện cho họ thi chứng chỉ kiểm toán. Phần II đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1 – Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Tại IFC, giám đốc là người đứng đầu công ty, giữ vai trò điều hành chung. 2 phó giám đốc chịu trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc hoàn thành nhiệm vụ. Tất cả ban Giám đốc đều là người đại diện cho IFC chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng của các cuộc kiểm toán do IFC tiến hành. Các thành viên này là người trực tiếp đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán và quyết định ký hợp đồng kiểm toán, là người thực hiện soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán, và cũng là người đại diện cho công ty ký phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Giám đốc công ty là ông Lê Xuân Thắng, ông gia nhập công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) đồng thời ông là thành viên của Deloitte and Touche từ năm 1995. Trong hơn 9 năm làm việc tại đây ông đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại VACO, ở mọi vị trí công tác ông luôn thể hiện được các phẩm chất ưu tú của mình như: Năm 1997 ông là một trong số ít kiểm toán viên được cử đi tham gia khoá đào tạo về kiểm toán, kế toán quốc tếa tại Ireland do Cộng đồng Châu Âu – Dự án EURO_TAPVIET tài trợ trong vòng 3 tháng, được cấp chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia (CPA) năm 1998. Ngoài ra ông còn tham gia nhiều khoá đào tạo quốc tế do Deloitte and Touchetổ chức hàng năm tại Thái Lan , Singapore, Malaysia… Ông cũng tham gia nhiều khoá đào của hội kế toán viên công chứng Anh tổ chức tại Việt Nam (hương trình ACCA) Năm 2000 ông đã được bổ nhiệm làm phó trưởng phòng đào tạo và phát triển kinh doanh của VACO. Với cương vị này ông là một trong những người tiêu biểu trong việc nghiên cứu lập kế hoạch và biên soạn các chương trình đào tạo cho tất cả các nhân viên của VACO – thành viên của Deloitte and Touche.Ngoài ra ông cũng đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán, kế toán tại Việt Nam Từ năm 2002 ông tham gia đảm nhiệm cương vị phụ trách các phòng đào tạo và ophát triển kinh doanh của VACO, trong thời gian này ông đã đóng góp tích cực vào công cuộc quốc tế hoá đội ngũ nhân viên của VACO. Trong quá trình công tác ông đã thể hiện tốt vai trò chủ nhiệm kiểm toán đối với nhiều khách hàng quan trọng của VACO đạc biệt là đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ông Đào Xuân Dũng , gia nhập VACO năm 1996 , đã được tham gia nhiều khoá đào tạo về kiểm toán và kế toán quốc tế do cộng đồng châu Âu trổ chức tại Việt Nam, đã từng tham gia nhiều khoá đào tạo vè kiểm toán và kỹ năng quản lý của Deloitte and Touche tổ chức trong và ngoài nước, được cấp chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia năm 1999 ông được bổ nhiệm làm phó phòng nghiệp vụ 2 năm 2001 . Trong thợi gian làm việc tại VACO ông đã rất thành công trong lĩnh vực kiểm toán các doanh nghiệp sản xuất thương mại và dịch vụ đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt(Các tổng công ty được thành lâp theo quyết định số 90/TTg và quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 của thủ tướng chính phủ và các doanh nghiệp có nhiều đơn vị phụ thuộc có nhiều hệ thống kế toán phức tạp). Ngoài ra ông cũng đã rất thành công trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hệ thống kế toán, giải pháp hợp nhất báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp lớn có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc, tư vấn thuế tư vấn phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, dịnh giá doanh nghiệp, tư vấn phân tích và xử lý các khoản tồn đọng nâu ngày tại các doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình công tác tại VACO ông Dũng là thành viên tích cực củaban đào tạo của VACO. Với vai trò này ông đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của VACO. Ông cũng đã tốt nghiệp cử hân luật (Văn bằng 2) năm 2001. Gia nhập IFC năm 2003 trong quá trình làm việc ông Dũng luôn là người năng động, sáng tạo cùng với sự hiểu biết pháp luật sâu rộng , ông luôn đem lại những gianỉ pháp kinh tế và hiệu quả nhất cho khách hàng . Với tư cách là một công ty TNHH hạch toán độc lập, kế toán trưởng của công ty với tư cách là người đại diện cho công ty có trách nhiệm phản ánh đầy đủ kịp thời và chính xác các nghiệp vụ phát sinh và báo cáo với ban giám đốc công ty . Về phía công ty kế toán trưởng cũng là người đIều hành phòng hành chính tổng hợp, chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề có liên quan tới hành chính, kế toán của công ty . Mặc dù không trực tiếp tác động tới kế quả thựchiện kiểm toán , song kế toán trưởng cũng như các cá nhân khác của phòng hành chính tổng hợp của công ty là những người chịu trách nhiệm đảm bảo mọi điều kiện vật chất như ăn, ở, phương tiện đi lại, mẫu giấy tờ làm việc, hồ sơ kiểm toán... Tạo điều kiện thuận lợi giúp dỡ các thành viên của tất cả các đoàn kiểm toán hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng tư vấn là những người đại diện cho công ty IFC chụi trách nhiệm tư vấn giám sát về chất lượng nghiệp vụ đào tạo các kiểm toán viên chuyên nghiệp, nâng cao trình đọ mọi mặt của các kiểm toán viên và các thành viên khác của công ty . Hội đồng cố vấn sẽ đảm bảo về mặt kỹ thuật giúp cho mọi thủ tục kiểm toán, trong đó thủ tục kiểm soát, được thực hiện đầy đủvà phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro kiểm toán trong mọi cuộc kiểm toán. Phòng tư vấn giải pháp được thiết lập thực hiện chức năng tư vấn về thuế, tư vấn các giải pháp quản lý, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn về hệ thống máy tính dùng cho quản lý….. góp phần tăng doanh thu và định hướng phát triển trong thời gian tới của công ty. Tại IFC, hệ thống các phòng nghiệp vụ I, II, III kết hợp với nhau và kết hợp với phòng kiểm toán xây dựng cơ bản (Gọi chung là các phòng nghiệp vụ) chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán . Các nhân viên và các lãnh đạo phòng có thể hỗ trợ kết hợp với nhau trong cùng một cuộc kiểm toán để đảm bảo đáp ứng đủ nhân lực cho mọi cuộc kiểm toán. Đứng đầu các phòng nghiệp vụ là các Trưởng phòng và Phó phòng (Các chủ nhiệm kiểm toán). Các nhân viên trong phòng, tuỳ theo số năm kinh nghiệm, khả năng công tácđược phân làm nhiều mức khác nhau, nhưng có thể tạm thời chia thành hai nhóm: Kiểm toán viên đã được cấp chứng chỉ của bộ tài chính và các Trợ lý kiểm toán viên . Thông thường, sau khi một hợp đồng được ký kết bởi các thành viên của Ban Giám đốcchủ nhiệm kiểmt toán sẽ chụi trách nhiệm xem xét, lập kế hoạch kiểm toán và chịu trách nhiệm soát xét toàn bộ hồ sơ kiểm toán cũng như báo cáo kiểm toán trước khi trình Ban Giám đốc soát xét lần cuối . Đối với những khách hàng lớn, yêu cầu có sự hợp nhất kết quả kiểm toán khi phát hành báo cáo kiểm toán , Chủ nhiệm kiểm toán là người chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp việc thực hiện của các nhóm kiểm toán tại các cơ sơ kiểm toán khác nhau. Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như trên Ban Giám đốc củ IFC đã thực hiện quản lý có hiệu qủa các thành viên của công ty, giúp họ hoàn thành tốt mọi công việc được giao, cùng hướng tới các mục tiêu chung cửa công ty. Mọi hoạt động liên quan tới cuộc kiểm toán, từ khâu chào thầu tới khâu kí kết hợp đồng đến phát hành báo cáo kiểm toán , trong đó bao gồm việc lập và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế và thực hiện có hiệu quả , đảm bảo chất lượng . Sơ đồ về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế: Gám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 phòng ngiệp vụ 1 phòng nghiệp vụ 2 phòng nghiệp vụ 3 phòng tư vấn phòng XDCB Kế toán phòng HCTH ng ty 2 – Tổ chức công tác kế toán tại công ty Do là một công ty TNHH hai thành viên lên bộ máy kế toán của công ty khá đơn giản, bộ máy kế toán tại công ty bao gồm: kế toán trưởng, thủ quỹ kế toán ghi sổ . Kế toán trưởng của công ty với tư cách là người đại diện cho công ty có trách nhiệm phản ánh đầy đủ kịp thời và chính xác các nghiệp vụ phát sinh và báo cáo với ban giám đốc công ty . Về phía công ty kế toán trưởng cũng là người đIều hành phòng hành chính tổng hợp, chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề có liên quan tới hành chính, kế toán của công ty . Mặc dù không trực tiếp tác động tới kế quả thựchiện kiểm toán , song kế toán trưởng cũng như các cá nhân khác của phòng hành chính tổng hợp của công ty là những người chịu trách nhiệm đảm bảo mọi điều kiện vật chất như ăn, ở, phương tiện đi lại, mẫu giấy tờ làm việc, hồ sơ kiểm toán …. Tạo điều kiện thuận lợi giúp dỡ các thành viên của tất cả các đoàn kiểm toán hoàn thành nhiệm vụ. Thủ quỹ tại công ty có nhiệm vụ duy trì số tiền mặt tại quỹ của công ty nhằm đảm bảo việc chi tiêu thường xuyên tại công ty, đồng thời thực hiện việc thu chi đối với các nghiệp vụ phát sinh tại công ty. Kế toán ghi sổ có nhiệm vụ cập nhật các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày vào sổ kế toán. Bộ máy kế toán tại công ty không chỉ thựchiện chức năng kế toánngoài ra bộ máy kế toán tại công ty còn kiêm nhiệm làm phòng hành chính tổng hợp tại công ty, phòng hành chính tổng hợp của công ty là những người chịu trách nhiệm đảm bảo mọi điều kiện vật chất như ăn, ở, phương tiện đi lại, mẫu giấy tờ làm việc, hồ sơ kiểm toán…. Tạo điều kiện thuận lợi giúp dỡ các thành viên của tất cả các đoàn kiểm toán hoàn thành nhiệm vụ. Nhìn chung bộ máy kế toán tại công ty khá đơn giản chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính , do một người kiêm nhiệm khá nhiều chức vụ do vậy khả năng xảy ra gian lận là rất cao. Do vậy công ty cần tổ chức sắp xếp lại bộ máy kế toán. phần III tổ chức công tác kiểm toán tại công ty 1 – Hệ thống phương pháp kiểm toán được công ty áp dụng 1.1– Khái niệm về kiểm toán Cũng như kế toán, kiểm toán được xem xét như một hoạt động kiểm tra kiểm soát trong quản lí và chỉ xuất hiện khi chủ thể quản lí đòi hỏi vượt quá khả năng của kế toán và được phát triển thành ngành khoa học thực thụ. Thuật ngữ “Kiểm toán” mới thực sự xuất hiện và công nhận ở Việt Nam từ năm 1991. Trong qúa trình sử dụng chúng ta vẫn chưa thống nhất về khái niệm kiểm toán. Nhìn chung kiểm toán được nhìn nhận dưới ba quan điểm. Quan điểm truyền thống về kiểm toán: kiểm toán đồng nghĩa với kiểm tra kế toán, là một chức năng của kế toán; nghĩa là rà soát thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán. Quan điểm kiểm toán theo thời điểm phát sinh: kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính do kiểm toán viên độc lập thực hiện theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định nào có liên quan. Quan điểm hiện đại về kiểm toán: trong quá trình phát triển, kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toán báo cáo tài chính mà còn thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy theo quan điểm này, phạm vi kiểm toán bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau: Kiểm toán qui tắc, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán thông tin, kiểm toán hiệu năng. Qua ba quan điểm cụ thể trên về kiểm toán, nội dung của các quan niệm không hoàn toàn đối lập nhau mà phản ánh quá trình phát triển của thực tiễn và lí luận của kiểm toán. Và cả ba quan điểm đó đều hướng tới bản chất chung của kiểm toán: kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lí đang có hiệu lực. 1.2. Kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán. Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ “Sắc thái kiểm toán” ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển. Khái niệm kiểm toán tài chính: kiểm toán bảng khai tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do những người có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhiệm và dựa trên hệ thống pháp lí đang có hiệu lực. Theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp thường phải công bố bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ cùng thuyết minh báo cáo tài chính. Thông thường đây là đối tượng quan tâm trực tiếp của các tổ chức, cá nhân; do đó báo cáo tài chính là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán. Đối với đối tượng kiểm toán là các bảng khai tài chính này có nhiều người quan tâm trên nhiều góc độ khác nhau, đồng thời có nhiều chủ thể đa dạng do đó kiểm toán tài chính cần có hệ thống chuẩn mực thống nhất làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán; đây là đặc trưng nổi bật của kiểm toán tài chính. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là những qui phạm pháp lí, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán, dùng để điều tiết hành vi của kiểm toán viên theo hướng và mục tiêu xác định. Chuẩn mực kiểm toán chưa thể là thước đo đúng sai của báo cáo tài chính, vì vậy cơ sở pháp lí để tiến hành các cuộc kiểm toán tài chính lại là các chuẩn mực kế toán. Kiểm toán viên phải xác minh toàn bộ báo cáo tài chính đã lập so với những chuẩn mực chung của kế toán được chấp nhận để kết luận về tính trung thực của thông tin trong các bảng khai cùng tính pháp lí của biểu mẫu chứa đựng các thông tin đó. Kết luận về việc xác minh báo cáo tài chính được trình bày trên báo cáo kiểm toán, đồng thời với kết luận về độ tin cậy của thông tin, chủ thể kiểm toán còn đưa ra những phán quyết hoặc tư vấn thông qua thư quản lí. 1.3 - Khái quát về đặc điểm và mục tiêu của kiểm toán tài chính. 1.3.1 - Đặc điểm của kiểm toán tài chính. - Đối tượng: kiểm toán tài chính có đối tượng là các bảng khai tài chính. Bộ phận quan trọng của những bảng khai này là báo cáo tài chính. Bảng khai tài chính bao gồm hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị, ngoài ra còn bao gồm những bảng kê khai có tính pháp lí- là những bảng tổng hợp. - Chủ thể kiểm toán: thông thường chủ thể kiểm toán tài chính là các kiểm toán viên độc lập hoặc kiểm toán viên nhà nước. - Khách thể kiểm toán: là thực thể kinh tế độc lập, là doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức có bảng khai cần xác minh, cá nhân có tài khoản, bảng khai cần xác minh. - Mục đích: thu thập báo cáo cho những kết luận kiểm toán phục vụ công khai hoá tài chính. - Chức năng: xác minh tính trung thực hợp lí, hợp pháp của bảng khai tài chính và bày tỏ ý kiến của mình. - Cơ sở pháp lí: những chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực kế toán (GAAP). - Phương pháp: kiểm toán tài chính sử dụng tổng hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản bao gồm cả kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ. - Tổ chức công tác kiểm toán: gồm ba giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và kết thúc kiểm toán. - Trình tự tiến hành: trình tự kiểm toán tài chính ngược với trình tự kế toán. - Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: mang tính ngoại kiểm là chủ yếu. 1.3.2 - Mục tiêu của kiểm toán tài chính. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “ mục tiêu của kiểm toán tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan có phản ánh trung thực và hợp lí tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không”.[11,16] Theo thông lệ quốc tế chức năng xác minh được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán thông qua chức năng xác minh, đơn vị được kiểm toán sẽ xác định được những tồn tại, những sai phạm từ đó khắc phục những tồn tại và sai phạm đó nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính và hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu tổng quát: mục tiêu tổng quát của kiểm toán tài chính bao gồm: tính trung thực, tính hợp lí và tính hợp pháp. Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù. Mục tiêu kiểm toán chung: chức năng xác minh thường được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán, mục tiêu kiểm toán chung bao gồm : + Mục tiêu hợp lí chung. + Các mục tiêu chung khác: bao gồm mục tiêu về tính hiệu lực, mục tiêu về tình trọn vẹn, mục tiêu quyền và nghĩa vụ, mục tiêu định giá, mục tiêu về trình bày, mục tieu chính xác số học. Mục tiêu kiểm toán đặc thù: là mục tiêu gắn với từng khoản mục nghiệp vụ hay từng phần hành cụ thể. 1.4 – Hệ thống phương pháp kiểm toán được công ty áp dụng Hệ thống các phương pháp kiểm toán được hiểu là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, thủ thuật được kiểm toán vận dụng trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán nói chung. Theo đó hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 được khái quát với 6 bước được áp dụng trong 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán : Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể Giai đoạn thực hiện kiểm toán Bước 4: thực hiện kế hoạch kiểm toán Giai đoạn kết thúc kiểm toán Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo Bước 6: Công việc thực hiện sau khi kiểm toán Hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 được thiết kế dựa trên nguyên tắc tiếp cận dựa vào rủi ro . Điểm xuất phát của phương thức này là việc xác định dựa vào mức rủi ro chung mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận khi hình thành ý kiến chấp nhận của mình. Nói cách khách việc đánh giá dúng và bao quát các rủi ro, từ đó tiến hành các thủ tục kiểm toán, các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp được coi trọng và là cơ sở của hệ thống phương pháp . Việc đánh giá , kiểm soát và xử lý rủi ro là công việc được thực hiện xuyên xuốt các cuộc kiểm toán nói chung. Mục đích đánh giá và kiểm soát rủi ro ở giai đoạn tìm hiểu bước đầu về khách hàng (Trước khi kiểm toán) nhằm hướng tới quyết định có thực hiện cuộc kiểm toán hay không ? Và nếu có thì sẽ xây dựng một chương trình , kế hoạch kiểm toán phùi hợp với rủi ro dự kiến ban đầu. Dựa trên kết quả về đánh giá rủi ro đó, công ty , cụ thể là ban Giám đốc, chủ nhiệm kiểm toán sẽ dự kiến nhóm kiểm toán viên cùng với các trợ lý thảo luận với khách hàng về các điều khoản của hợp đồng. Khi thực hiện lập kế hoạch, phương pháp tiếp cận rủi ro vẫn tiếp tục được thực hiện với việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu môi trường kiểm soát, thu thập các thông tin ban đầu để đánh giá rủi ro bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát. Thông qua rủi ro dự kiến kiểm toán viên sẽ thực hiện phân tích tổng quát, xác định mức trọng yếu trên cơ sở đó xác định trọng tâm cần tập trung kiểm toán, mức độ sai sot có thể chấp nhận được của các thông tin trình bày trên báo cáo. Thông thường các rủi ro được đánh giá với từng phần hành cụ thể như phần hành tiền mặt, phần hành tài sản cố định…. khi lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Với mỗi mức độ rủi ro được xác định kiểm toán viên ước lượng độ tin cậy tính toán mức trọng yếu thiết lập ma trân định hướng nhằm dự kiến quy mô kiểm tra chi tiết. Như vậy với phương pháp tiếp cận rủi ro, hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 cho phép kiểm toán viên chọn mẫu kiểm tra chi tiết và thực hiện kiểm toán với đọ tin cậy cao nhất. Trong các giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán kiểm toán viên sẽ thực hiện theo các nội dung của kế hoạch kiểm toán thực hiện các biện pháp kỹ thuật để thu thập bằng chứng. Tuy nhiên, với cơ sở của phương pháp là tiếp cận theo rủi ro , kiểm toán viên trong quá trình tiến hành thực hiện và kế thúc kiểm toán luôn phải quan tâm tới rủi ro ở mức độ cao nhất. Từ đó kiểm toán viên có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm toán phù hợp với thực tiễn. Khi kết thúc kiểm toán viên phải soát sét lại các sưj kiện đã xảy ra sau ngày lập báo cáo, soát xét cuộc kiểm toán lập báo cáo kiểm toán phù hợp phản ánh thực trạng doanh nghiệp. Đồng thời do đặc thù tiếp cận theo rủi ro, trong môi trường cạnh tranh theo cơ chế thị trường với mục tiêu duy trì khách hàng, đảm bảo uy tín chất lượng kiểm toán, hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 được thiết kế bổ xung thêm một bước , đó là những công việc thực hiện sau khi kiểm toán nhằm đánh giá chất lượng của cuôc kiểm toán giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng nắm bắt kịp thời về sự thay đổicủa khách hàng để có thể bao quát tối đa các rủi ro kiểm toán trong những năm tiếp theo. Trong quá trình tồn tại và phát triển, hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 mà công ty áp dụng đóng vai trò quan trọng trong quyết điịnh tới chất lượng của cuộc kiểm toán do công ty thực hiện. Với phương pháp tiếp cận theo rủi ro hệ thống đã hạn chế tối đa những rủi ro kiểm toán, những bất lợi về nghiệp vụ ảnh hưởng tới uy tín của công ty, đảm bảo chất lượng hoạt động tuy nhiên hệ thống phương pháp AS/2 trong các cuộc kiểm toánm, kiểm toán viên còn phải sử dụng hệ thống hồ sơ kiểm toán, một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống kiểm toán AS/2. Hệ thống hồ sơ kiểm toán được cong ty IFC cũng như các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính khác xây dựng nhằm mục đích trợ giúp quá trình lập kế hoạch kiểm tóan, lập các giấy tờ làm việc,xác định kiểm tra các bước kiểm soát, lập báo cáo tài chính sau kiểm toán , lưu trữ các thông tin khác để giao dịch và phục vụ khách hàng . Trên thực tế hệ thống này của IFC được xây dựng gồm 2 bộ phận: hồ sơ kiểm toán thông minh (Với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán AS/2)và hồ sơ kiểm toán thường. Hồ sơ kiểm toán thông minh góp phần rút ngắn quá trình lập kế hoạch kiểm toán đưa ra khả năng rủi ro ở phần hành khi lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thờ hồ sơ kiểm toán thông minh cũng giúp kiểm toán viên thiết lập các giấy tờ làm việc đẻ phục vụ quá trình kiểm tra chi tiết. Mặt khác hồ sơ kiểm toán chuẩn được thiết kế và quản lý bởi phần mềmkiểm toán AS/2cũng góp phần đảm bảo cho các kiểm toán viên nói riêng và công ty nói chung có thểthực hiện áp dụng đúg phương pháp kiểm toán chuẩn. Do vậy hồ sơ kiểm toán thông minh góp phần toàn cầu hoá phương pháp kiểm toán mang lại hiệu quả cao trong các cuộc kiểm toán. Tuy nhiên việc áp dụng hồ sơ kiểm toán thông minh vẫn còn những giới hạn khi tién hành áp dụng đối với công tác kiểm toán các nghành quá đặc biệt, đối với các cuộc kiểm toán có thời gian làm việc trực tiếp trên 15 ngày. Đồng thời với các khách hàng lớn có sử dụng hệ thống mạng máy tính ở tầm vĩ mô hoặc đối với các khách hàng mà kế hoạch kiểm toán buộc phải quay vòng để kiểm tra các bước kiểm soát, hồ sơ kiểm toán thông minh bộc lộ những hạn chế nhất định khi áp dụng . Chính vì vậy bên cạnh hồ sơ kiểm toán thông minh , trong hồ sơ kiểm toán của công ty có một khối lượng không nhỏ các hồ sơ kiểm toán thông thườngvẫn đảm bảo tính chất toàn cầu hoá và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Để thuận tiện trong công tác quản lý và thực hiện kiẻm toán hệ thồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC534.doc
Tài liệu liên quan