Phần I
Khái quát chung về công ty in Khoa học kỹ thuật 1
1. Quá trình hình thành và phát triển 1
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2
3. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty 3
Phần II
Đặc điểm tổ chức kế toán của đơn vị 5
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán 5
2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán ở đơn vị 6
2.1. Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán 6
2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 6
2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống số kế toán 6
2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 8
2.5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, phương pháp tính trị giá hàng xuất kho 8
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành của Công ty in khoa học kỹ thuật 8
3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 8
3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tai công ty in khoa học kĩ thuật 9
3.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9
3.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 11
3.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 13
3.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 16
3.3. Tổ chức tính giá thành sản phẩm tại công ty in KHKT 18
3.3.1 Phương pháp tính giá thành và xác định chi phí sản xuất dở dang 18
3.3.2. Trình tự tính giá thành tại công ty 18
Phần III
Một số nhận xét đánh giá chung về Công ty 20
1. Nhận xét 20:
1.1. Ưu điểm 20
1.2. Hạn chế 20
2. Kiến nghị 20
Kết luận 22
Phụ lục 23
24 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty in khoa học kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất.
- Phó giám đốc kinh doanh là người quản lí hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp quản lí phòng kế toán thống kê.
* Các phòng ban và chức năng:
- Phòng kế toán thống kê: do đặc thù của công ty là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên Công ty in Khoa học kỹ thuật tổ chức bộ máy kế tóan đảm bảo linh hoạt đáp ứng được nhu cầu quản lí như:
+ Thống kê sản lượng sản xuất, tính và thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên
+ Cấp vốn cho sản xuất kịp thời và đầy đủ
+ Quản lí tài chính và tình hình sử dụng vốn theo dõi và đôn đốc tình hình công nợ của khách hàng.
+ Thực hiện đúng chế độ chính sách của nhà nước về quản lí tài chính, hạch toán và thu ngân sách, lập báo cáo tài chính.
+ Lập kế hoạch tài chính, tham mưu với ban giám đốc về công tác kế toán tài chính.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu với ban giám đốc về quản lí tình hình nhân sự, có trách nhiệm bố trí sắp xếp và sử dụng hợp lí cán bộ, tuyển chọn và kí kết hợp đồng lao động theo yêu cầu phát triển kinh doanh của đơn vị, tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhân viên của công ty, tổ chức và thực hiện công tác quản trị văn phòng, hướng dẫn thực hiện các chế độ qui định, văn bản và chính sách của nhà nước như khen thưởng, nâng lương, nâng bậc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lí tổ bảo vệ.
- Tổ bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo trật tự an ninh trong công ty
- Phòng sản xuất kĩ thuật vật tư: Là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng có nhiệm vụ tiếp thị chuẩn bị văn bản, nội dung trình giám đốc, ký hợp đồng kinh tế, lên kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lí tổ chế bản và tổ kiểm hoá, kho vật tư
- Phân xưởng in offset gồm 3 tổ: Tổ in offset 1, tổ in offset 2 và tổ in offset 3
- Phân xưởng sách gồm 2 tổ: Tổ sách 1 và tổ sách 2
Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty in Khoa học kỹ thuật:
Giám Đốc
PGĐ Kinh Doanh
PGĐ Sản Xuất
Phòng kế toán thống kê
Phòng tổ chức hành chính
Tổ
bảo vệ
Phân xưởng in
Phân xưởng sách
Phòng sx kỹ thuật vật tư
Tổ sách 1,2
Tổ in Offset 1,2 3
Kho vật tư
Tổ chế bản
Tổ kiểm tra
Phần II
Đặc điểm tổ chức kế toán của đơn vị
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán:
Do qui mô sản xuất và địa bàn kinh doanh tập trung tại Hà Nội nên công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán gồm có 6 nhân viên. Mọi chứng từ đều tập chung về phòng kế toán thống kê của công ty để xử lý và hệ thống hoán thông tin nhằm phục vụ cho công tác quản lí kinh tế tài chính tại công ty. Đứng đầu phòng kế toán thống kê là kế toán trưởng. Ngoài ra còn có 4 nhân viên kế toán chịu trách nhiệm các phần hàng, nguyên vật liệu, tiền lương, tài sản cố định và tính giá
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty in Khoa học kỹ thuật
Kế toán trưởng ( TP )
Kế toán tiền lương
Phó phòng kế toán
Kế toán tài sản cố định
Kế toán giá thành
Kế toán nguyên vật liệu
* Nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng kế toán:
- Kế toán trưởng (trưởng phòng): Là người có trách nhiệm giúp phó giám đốc kinh doanh trong việc ra các quyết định, kinh tế tài chính, quản lí về mặt tài chính của công ty, kế toán trưởng là người tổ chức công tác kế toán và bộ mái kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lí của công ty, là người hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc ghi sổ của các kế toán viên.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán thanh toán và tổng hợp: Là người tham mưu cho kế toán trưởng và thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt, phó phòng kế toán làm nhiệm vụ của kế toán tổng hợp đồng thời có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động của các quĩ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, tình hình thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng.
- Kế toán nguyên vật liệu: Là người có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu ngoài ra kế toán nguyên vật liệu còn có nhiệm vụ theo dõi biến động kho công cụ dụng cụ.
- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình trạng tăng giảm tài sản cố định, tính khấu hao hàng tháng đồng thời kế toán tài sản cố định còn có nhiệm vụ thống kê tình hình sản xuất ở từng phân xưởng.
- Kế toán tiền lương: Là người có trách nhiệm tính tiền lương cho từng cán bộ công nhân viên trong công ty, trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Kế toán giá thành kiêm thủ quỹ: Hàng tháng căn cứ vào chi phí đã được tập hợp, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm và theo dõi sản phẩm dở dang. Đồng thời phải theo dõi tình hình thu chi tiền mặt tại công ty.
2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán ở đơn vị:
2.1. Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán:
Mọi chứng từ của công ty đang sử dụng đều theo các biểu mẫu của Bộ tài chính qui định.
2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty đang áp dụng được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo qui định số 1141/TC/CĐKT. Các tài khoản chi tiết phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ phân cấp quản lí kinh tế tài chính.
2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống số kế toán:
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên với hệ thống tài khoản và sổ sách phù hợp với đặc điểm của ngành in.
Trình tự kế toán chứng từ ghi sổ tại Công ty in khoa học kỹ thuật
Chứng từ gốc
Sổ tổng hợp
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký CTGS
Ghi chú: : ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng
: đối chiếu kiểm tra
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc. Định kì hoặc cuối tháng chứng từ gốc hoặc bản tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ tổng hợp các tài khoản. Căn cứ vào sổ thẻ, kế toán chi tiết cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó đối chiếu số liệu giữa sổ tổng hợp các tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết. Cuối kì kế toán lập báo cáo tài chính.
2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán:
Công ty tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán theo đúng “chế độ báo cáo tài chính Doanh nghiệp ” ban hành kèm theo Quyết định 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính áp dụng cho các Doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu:
-Bảng cân đối kế toán (mẫu B01, DN)
-Kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02- DN)
-Lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03- DN)
-Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN)
Các báo cáo của Công ty được lập theo quí và năm, Công ty gửi các báo cáo cho cục thuế.
Các báo cáo tài chính của Công ty được gửi theo thời hạn gửi báo cáo tài chính quí chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quí, còn đối với báo cáo tài chính năm nộp chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Ngoài số lượng biểu mẫu bắt buộc trong báo cáo tài chính của công ty còn phải lập một số biểu mẫu mang tính chất nội bộ để phục vụ cho Công ty, như báo cáo tăng giảm và hao mòn tài sản cố định, báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh. Những báo cáo nội bộ này được lập và gửi cho Ban giám đốc vào cuối năm.
2.5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, phương pháp tính trị giá hàng xuất kho:
Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.
Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ.
Trị giá hàng xuất kho của công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành của Công ty in khoa học kỹ thuật:
3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty in khoa học kĩ thuật gắn liền với đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất sản phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục gồm 3 giai đoạn công nghệ: chế bản, in và đóng sách. Hơn nữa, tại công ty, qua trình sản xuất chỉ được tiến hành trên cơ sở các hợp đồng đã kí kết với khách hàng cho nên chủng loại sản phẩm của công ty rất đa dạng và không cố định. Do đó việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm là rất khó khăn. Vì vậy công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ sản xuất tương ứng với 3 phân xưởng, tổ sản xuất cho nên đối tượng tính giá thành chính là từng phân xưởng (địa điểm phát sinh chi phí).
Toàn bộ chi phí sản xuất của công ty được chia làm 3 loại:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tai công ty in khoa học kĩ thuật:
Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thể hiện ở sơ đồ 1 phụ lục:
Công ty không dùng sổ cái các tài khoản mà dùng sổ tổng hợp.
3.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
3.2.1.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Mỗi doanh nghiệp sản xuất có một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm khác nhau nên nhu cầu về chủng loại, số lượng nguyên vật liệu cũng khác nhau. Công ty in khoa học kĩ thuật với đặc thù sản xuất của ngành in nên chi phí NVL trực tiếp chiểm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.
* Nguyên liệu, vật liệu của công ty được chia thành:
- Nguyên vật liệu chính gồm có giấy và mực in.
+ Giấy in của công ty chủ yếu là các loại giấy Bãi Bằng, Tân Mai, giấy phấn Trung Quốc, giấy vẽ Đức với các loại kích cỡ khổ giấy, độ dầy mỏng đen trắng khác nhau.
+ Về mực in, công ty thường dùng các loại mực của Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh với màu sắc đa dạng như xanh, đỏ, đen, trắng đục, cách sen, hồng...
- Nguyên liệu phụ gồm có tổng cộng có khoảng 110 loại nguyên vật liệu phụ khác nhau(chỉ, băng dính sách, bột hồ, keo dán gáy, cao su offset...)
- Nhiên liệu gồm có xăng và dầu điêzen.
3.2.1.2 Quy trình kế toán:
a) Chứng từ và tài khoản sử dụng:
* Chứng từ sử dụng:
Những căn cứ đầu tiên làm cơ sở để hạch toán NVL trực tiếp xuất dùng cho sản xuất là:
- Các phiếu điều độ sản xuất
- Các phiếu đề nghị xuất vật tư.
- Các phiếu xuất vật tư.
Tuỳ theo từng loại NVL mà phòng sản xuất kĩ thuật vật tư của công ty lập chứng từ cho phù hợp.
* Tài khoản sử dụng:
Tài khoản được mở chi tiết làm 2 tài khoản cấp 2:
- TK621.1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất tại phân xưởng máy.
- TK621.2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất tại phân xưởng sách.
b) Trình tự hạch toán chi phí NVL trực tiếp tại công ty như sau:
- Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho giấy dùng trực tiếp cho sản xuất tại phân xưởng máy đã được tập hợp kế toán ghi:
Nợ TK 621 570.512.628
Chi tiết 621.1 Giấy 570.512.628
Có TK 152 570.512.628
Chi tiết 152.1 Giấy 570.512.628
- Căn cứ vào các phiếu xuất kho mực đã được tập hợp kế toán ghi:
Nợ TK 621 12.938.370
Chi tiết 621.1 Mực 12.938.370
Có TK 152 12.938.370
Chi tiết 152.1 Mực 12.938.370
- Toàn bộ chi phí vận chuyển giấy phát sinh trong kì kế toán ghi:
Nợ TK 621 12.938.370
Chi tiết 621.1 Giấy 12.938.370
Có TK 152 12.938.370
Chi tiết 152.1 Giấy 12.938.370
- Khi xuất NVL phụ cho phân xưởng sách như keo sách, bột hồ, chỉ... căn cứ vào phiếu xuất vật tư đã được tập hợp kế toán ghi:
Nợ TK 621 12.187.432
Chi tiết 621.2 12.187.432
Có TK 152 12.187.432
Chi tiết 152.2 12.187.432
- Kết chuyển chi phí giấy trong tháng kế toán ghi:
Nợ TK 154 572.683.028
Chi tiết 154 Giấy 572.683.028
Có TK 621 572.683.028
Chi tiết Giấy 572.683.028
- Kết chuyển các chi phí NVL trực tiếp khác kế toán ghi:
Nợ TK 154 25.125.802
Chi tiết 154 Máy 12.938.370
Chi tiết 154 sách 12.187.432
Có TK 621 25.125.802
(Số liệu tháng 11/2003)
c) Sổ kế toán:
Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất nhập vật tư đã được tập hợp theo từng loại NVL và mục đích sử dụng của chúng kế toán lấy số tổng cộng để ghi vào sổ chi tiết vật tư.
Biểu số 1: Sổ tổng hợp TK 621
Tháng 11/2003 Đơn vị: đồng
TK đối ứng
Nợ
Có
152.1 Giấy
572.683.028
152.1 Mực
12.938.370
152.2 NVL phụ
12.187.432
154
597.808.830
Nguồn: Phòng kế toán thống kê công ty in KHKT
3.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
3.2.2.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm như lương, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty được xác định theo một tỉ lệ nhất định trên doanh thu công in trong kì do Bộ VHTT quy định. Hàng năm, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của năm trước mà Bộ VHTT đưa ra tỉ lệ % trên doanh thu công in được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh năm nay. Tỷ lệ các khoản trích theo lương dược trích theo đúng quy định của nhà nước. Ví dụ như: năm 2002 tỉ lệ doanh thu công in được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh là 27,6% tổng doanh thu công in trong kì, đến năm 2003 tỉ lệ này là 27%
Căn cứ vào tỉ lệ tiền lương thực tế của các bộ phận trong công ty qua nhiều năm mà kế toán công ty đưa ra một tỉ lệ phân bổ chi phí phù hợp.
Cụ thể, với 27,6% doanh thu công in được trích vào chi phí sản xuất, kế toán công ty phân bổ như sau:
Biểu số 2: Bảng phân bổ lương toàn công ty
Bộ phận
Hệ số phân bổ %
Lương công nhân trực tiếp SX
60
Lương nhân viên phân xưởng
10
Lương nhân viên tiêu thụ
3
Lương NV QLDN
27
Tổng
100
Nguồn: Phòng kế toán thống kê công ty in KHKT
3.2.2.2. Quy trình kế toán:
a) Chứng từ và tài khoản sử dụng:
* Chứng từ sử dụng: Để theo dõi thời gian lao động và các khoản thanh toán cho người lao động như tiền lương, các khoản trích theo lương… kế toán sử dụng các chứng từ sau:
- Bảng chấm công (MS 01 LĐTL)
- Bảng thanh toán lương (MS 02 LĐTL)
- Bảng thanh toán BHXH (MS 03…)
* Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất công ty sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Tài khoản 622 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Cụ thể là:
TK 622.1_ Chi phí nhân công trực tiếp của phân xưởng máy
TK 622.2_ Chi phí nhân công trực tiếp của phân xưởng sách
TK 622.3_ Chi phí nhân công trực tiếp của tổ chế bản.
b) Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty như sau:
- Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ lương công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622 68.201.631
Chi tiết 622.1 Máy 27.280.652
Chi tiết 622.2 Sách 35.464.848
Chi tiết 622.3 Chế bản 5.456.131
Có TK 334 68.201.631
- Căn cứ vào bảng phân bổ các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622 5.753.010
Chi tiết 622.1 Máy 2.301.204
Chi tiết 622.2 Sách 2.991.566
Chi tiết 622.3 Chế bản 460.240
Có TK 338 5.753.010
- Cuối tháng kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 154 73.954.641
Chi tiết 154 Máy 29.581.856
Chi tiết 154 Sách 38.456.414
Chi tiết 154 Chế bản 5.916.371
Có TK 622 73.954.641
(Số liệu tháng 11/2003)
c)Sổ kế toán:
Hàng tháng, căn cứ vào quỹ lương phân bổ cho từng bộ phận trên các bảng phân bổ kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 622.
Biểu số 3: Sổ chi tiết tài khoản 622
Tháng 11/2003 Đơn vị: đồng
TK
622
622.1
622.2
622.3
334
68.201.631
27.280.652
35.464.848
5.456.131
338
5.753.010
2.301.204
2.991.566
460.240
Nguồn: Phòng kế toán thống kê công ty in KHKT
Đồng thời công ty cũng mở sổ tổng hợp tài khoản 622 – Biểu số4
Biểu số 4: Sổ tổng hợp tài khoản 622
Tháng 11/2003 Đơn vị: đồng
TK
...
Tháng 10
Tháng 11
...
Nợ
có
Nợ
có
334
68.201.631
338
5.753.010
154
73.954.641
Nguồn: Phòng kế toán thống kê công ty in KHKT
3.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
3.2.3.1. Nội dung chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung của công ty là tất cả những khoản chi phí liên quan đến quản lí, phục vụ cho sản xuất trong phạm vi phân xưởng.
Chi phí sản xuất chung của công ty được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể là tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng, tổ sản xuất. Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng.
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Chí phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
3.2.3.2. Quy trình kế toán:
a) Chứng từ và tài khoản sử dụng:
* Chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán căn cứ vào các chứng từ sau:
- Phiếu đề nghị xuất vật tư.
- Phiếu xuất vật tư.
- Bảng phân bổ lương của nhân viên phân xưởng.
- Bảng phân bổ các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng.
- Bảng trích khấu hao TSCĐ.
- Các phiếu chi.
- Hoá đơn điện
...
* Tài khoản sử dụng: Tại công ty tài khoản 627 được mở chi tiết cấp2 cho từng khoản mục chi phí chung động thời các tài khoản cấp 2 được theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng, tổ sản xuất.
TK 627.1: Chi phí nhân viên tại phân xưởng.
TK 627.2: Chi phí vật liệu.
TK 627.3: Chi phí công cụ dụng sản xuất.
TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 627.8: Chi phí khác bằng tiền.
b) Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung tại công ty như sau:
- Căn cứ vào bảng phân bổ lương nhân viên phân xưởng (biểu số 5) kế toán ghi:
Nợ TK 627 11.366.938
Chi tiết 627.1 Máy 5.683.469
Chi tiết 727.2 Sách 5.683.469
Có TK 334 11.366.938
- Khi trích các khoản BHYT, BHXH, kinh phí công đoàn của nhân viên phân xưởng, căn cứ vào bảng phân bổ các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng kế toán ghi:
Nợ TK 627 958.835
Chi tiết 627.1 Máy 479.417
Chi tiết 627.2 Sách 479.418
Có TK 338 958.835
- Khi xuất kho NVL chính, NVL phụ hoặc phụ tùng thay thế, căn cứ vào phiếu xuất vật tư đã tập hợp cho từng phân xưởng kế toán ghi:
Nợ TK 627 1.681.618
Chi tiết 627.1 Máy 1.305.930
Chi tiết 627.2 Sách 375.688
Có TK 152 1.618.681.618
Chi tiết 152.2 1.681.618
- Khi xuất kho công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, căn cứ theo phiếu xuất vật tư đã tập hợp cho từng phân xưởng kế toán ghi:
Nợ TK 627 10.000
Có TK 153 10.000
- Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất của tháng này kế toán ghi:
Nợ TK 627 7.556.228
Chi tiết 627.3 Máy 7.556.228
Có TK 142 7.556.228
- Khi tính khấu hao TSCĐ căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 627 62.180.575
Chi tiết 627.4 Máy 42.925.200
Chi tiết 627.4 Sách 15.585.475
Chi tiết 627.4 C. bản 3.669.900
Có TK 214 62.180.575
- Khi phát sinh các khoản chi phí thuê ngoài gia công như chế bản, makét, căn cứ vào phiếu chi kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài của phân xưởng máy kế toán ghi:
Nợ TK 627 3.195.000
Chi tiết 627.7 3.195.000
Có TK 111 3.195.000
Khi thuê ngoài láng bìa kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài vào phân xưởng sách.
- Tại công ty khi phát sinh các khoản bồi dưỡng ca 3, bồi dưỡng độc hại cho công nhân kế toán đề hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 627 224.000
Chi tiết 627.7 Máy 224.000
Có TK 111 224.000
- Cuối tháng căn cứ vào tổng hợp chi phí sản xuất chung đã tập hợp cho từng phân xưởng, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành.
Nợ TK154 237.807.470
Chi tiết 154 Máy 161.521.411
Chi tiết 154 Sách 36.645.128
Chi tiết 154 C. bản 39.640.931
Có TK 627 237.807.470
c) Sổ kế toán:
Tại công ty tài khoản 627 được theo dõi trên sổ tổng hợp tài khoản 627 và sổ chi tiết tài khoản 627.
Biểu số 5: Sổ tổng hợp tài khoản 627
Tháng 11/2003 Đơn vị: đồng
TK đối ứng
Nợ
Có
111
9.545.500
112
101.247.376
142
7.556.228
152
1.681.618
152
39.686.882
152
84.940
152
3.488.578
153
10.000
154
237.807.470
214
62.180.575
334
11.366.938
338
958.835
Nguồn: Phòng kế toán thống kê công ty in KHKT
3.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
3.2.4.1. Quy trình kế toán:
a) Tài khoàn sử dụng:
Để phục vụ cho công tác tính giá thành, cuối kì kế toán tổng hợp tiến hành kết chuyển các chi phí sản xuất bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, giấy, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào bên nợ tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
- Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng theo từng phân xưởng tổ sản xuất.
+ Tài khoản 154-Máy: chi phí sản xuất tập hợp cho phân xưởng máy trong kì (không bao gồm chi phí về giấy in)
+ Tài khoản 154-Sách: chi phí sản xuất tập hợp cho phân xưởng máy trong kì.
+ Tài khoản 154-Chế bản: chi phí sản xuất tập hợp cho phân xưởng máy trong kì.
Ngoài ra, công ty còn mở thêm tài khoản 154 Giấy để phản ánh trị giá giấy xuất dùng cho từng loại ấn phẩm trong kì.
b) Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty:
- Cuối kì, kết chuyển chi phí NVL trực tiếp của từng phân xưởng sản xuất trong kì:
Nợ TK 154 25.125.802
Chi tiết 154 Máy 12.938.370
Chi tiết 154 Sách 12.187.432
Có TK 621 25.125.802
- Kết chuyển trị giá thực tế của giấy xuất dùng trong kì:
Nợ TK 154 572.638.028
Chi tiết 154 Giấy 572.638.028
Có TK 621 572.638.028
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp của từng phân xưởng tổ sản xuất:
Nợ TK 154 73.954.641
Chi tiết 154 Máy 29.581.856
Chi tiết 154 Sách 38.456.414
Chi tiết 154 Chế bản 5.961.371
Có TK 622 73.954.641
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng, tổ sản xuất trong kì:
Nợ TK 154 237.807.470
Chi tiết 154 Máy 161.521.411
Chi tiết 154 Sách 36.645.128
Chi tiết 154 Chế bản 39.640.931
Có TK 627 237.807.470
c) Sổ kế toán:
- Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp các tài khoản 621, 622, 627 kế toán và sổ tổng hợp và sổ chi tiết tài khoản 154.
Biểu số 6: Sổ tổng hợp tài khoản 154
Tháng 11/2003 Đơn vị: đồng
Diễn giải
TK đối ứng
Nợ
Có
Dư đầu kì
1.452.711.686
Kết chuyển CP NVLTT
621
597.808.830
KC CP NCTT
622
73.954.641
KC CP SX chung
627
237.807.470
Trị giá TP nhập kho
155
496.841.089
Dư cuối kì
1.865.441.538
Nguồn: Phòng kế toán thông kê công ty in KHKT
3.3. Tổ chức tính giá thành sản phẩm tại công ty in KHKT:
3.3.1 Phương pháp tính giá thành và xác định chi phí sản xuất dở dang:
Với quy trình công nghệ sản xuất kiểu phức tạp liên tục, kế toán công ty áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm, kết chuyển song song.
Tại công ty in KHKT, sản phẩm được coi là hoàn thành khi kết thúc công đoạn đóng sách, sau khi sản phẩm được bao gói đầy đủ. Thành phẩm có thể được nhập kho hoặc trao trả thẳng cho khách hàng. Do đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng nên sản phẩm hoàn thành cũng được trao trả theo đúng số lượng, chất lượng đã kí trên hợp đồng. Hơn nữa tại công ty việc sản xuất được tiến hành hàng loạt nên với cùng một đơn đặt hàng không thể tồ tại vừa là sản phẩm dở dang vừa là thành phẩm.
3.3.2. Trình tự tính giá thành tại công ty như sau:
- Cuối tháng, căn cứ vào tổng chi phí sản lượng đã sản xuất của từng phân xưởng kế toán xác định gia thành đơn vị của từng phân xưởng trong tháng như sau:
Tổng chi phí sản xuất của PX máy
- Giá thành đơn vị PX máy =
Tổng sản lượng tờ in quy chuẩn
Tổng chi phí sản xuất của PX sách
- Giá thành đơn vị PX sách =
Tổng đơn vị tờ sách
Tổng chi phí sản xuất của tổ chế bản
- Giá thành đơn vị PX chế bản =
Tổng sản lượng khuôn in quy chuẩn
Ví dụ: trong tháng 11/2003, giá thành đơn vị của phân xưởng máy được
tính như sau:
Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cho phân xưởng máy là: 204.041.637 đ
Tổng sản lượng tờ in quy chuẩn là: 96.374.004 tờ
Vậy: Giá thành đơn vị PX máy = 204.041.637 = 2,1172
96.374.004
- Gía thành đơn vị của phân xưởng được dùng làm hệ số để xác định giá thành phân xưởng cho từng loại ấn phẩm hoàn thành trong tháng.
Công thức tính như sau:
Giá thành PX = Chi phí SX + Sản lượng tại PX x Giá thành đơn
của ấn phẩm A DD đầu kì của ấn phẩm A vị của SX
- Tổng giá thành của 1 ấn phẩm bằng tổng giá thành tại phân xưởng của ấn phẩm đó.
Ví dụ:Trong tháng 11 công ty đã sản xuất hoàn thành ấn phẩm “tấm quà tặng mẹ” với sản lượng in tại từng phân xưởng như sau:
- Tại tổ chế bản:15 khuôn in 8 trang
- Tại phân xưởng máy:228.000 tờ in 8 trang
- Tại phân xưởng sách:15,74 đơn vị tờ sách
- Sản phẩm này không có sản phẩm dở dang đầu tháng
Trong tháng 11 giá thành đơn vị của tổ chế bản là: 28.562,57đ/khuôn in, phân xưởng sách là: 16.163,85 đ/đơn vị tờ sách, giá thành đơn vị của phân xưởng máy tương tự như đã tính ở trên.
Do đó giá thành tại từng phân xưởng của ấn phẩm này là:
Giá thành chế bản = 15 x 28.562,57 = 428.439 đ
Giá thành máy = 228.000 x 2,1172 = 482.721 đ
Giá thành sách = 15,74 x 16.163,85 = 254.419 đ
Giá thành đã tập hợp được của ấn phẩm này là: 1.511.952 đ
Vậy: Tổng giá thành của ấn phẩm này là tổng của giá thành giấy và giá thành tại các phân xưởng = 2.677.532 đ
- Đối với sản phẩm đến cuối tháng còn đang trong quá trình sản xuất thì chi phí dở dang cuối kì cũng được tính tương tự như trên.
Công thức tính như sau:
CP sẩn xuất DD Tổng CPSX Trị giá Tổng CPSX
cuối kì của ấn = dở dang đầu kì + giấy nhập + bỏ vào A trong
phẩm A tại từng PX trong kỳ kì tại từng PX
Trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC339.doc