Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty thiết bị giáo dục I

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách. cho Công ty.

+ Nhà nước cần có biện pháp quản lý hàng nhập khẩu chặt chẽ, tránh tình trạng nhập lậu, đặc biệt là nhập lậu đồ chơi từ Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới mặt hàng thiết bị mầm non của Công ty.

+ Cuối cùng Nhà nước nên giám sát chặt chẽ việc thực hiện cấp vốn đầu tư cho ngành giáo dục đào tao nói chung và việc phân bổ mua sắm thiết bị dạy học nói riêng ở các trường học, cấp học và các Sở Giáo dục Đào tạo tại các tỉnh thành trong cả nước. Mục đích là nhằm bảo đảm đúng hoạt động đầu tư thiết bị trường học tránh tình trạng học chay, dạy chay hiện đang phổ biến ở nước ta, có như vậy mới nâng cao được chất lượng giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay và trong tương lai.

 

doc19 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty thiết bị giáo dục I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. + Số có trình độ đại học: 105 người. + Số có trình độ cao đẳng, trung cấp: 49 người. + Công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ khác: 163 người. 1/ Giám đốc Công ty - Phó giám đốc Công ty. 2/ Các phòng ban chức năng gồm 4 phòng. * Phòng Tổ chức hành chính quản trị gồm 48 người, có nhiệm vụ tham mưu tổ chức bộ máy quản lý, bố trí sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý, thực hiện và giải quyết các thủ tục, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lao động trong Công ty. Là nơi tập hợp in ấn các tài liệu, tiếp khách, lo các điều kiện vật chất cho các hoạt động của Công ty. * Phòng Kinh doanh gồm 32 người, có nhiệm vụ nghiên cứu nắm bắt thị trường, xác định nhu cầu cơ cấu mặt hàng cho từng quí, và cả năm. Tổ chức thực hiện bán hàng theo các kênh tiêu thụ sản phẩm, xây dựng phương hướng, đường lối chiến lược kinh doanh lâu dài. * Phòng Kế hoạch tổng hợp gồm 7 người, có nhiệm vụ trên cơ sở kế hoạch sản xuất của Phòng Kinh doanh đã được Giám đốc Công ty phê duyệt để lập ra kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng nhằm đảm bảo đúng chất lượng, giá cả hợp lý, đúng thời gian, tiến độ. * Phòng Kế toán Tài vụ gồm 13 người, có nhiệm vụ tổ chức hạch toán mọi hoạt động tài chính, kinh tế diễn ra tại Công ty theo đúng chế độ kế toán tài chính do Nhà nước qui định, xây dựng kế hoạch thu chi tiền mặt, theo kế hoạch sản xuất của Công ty, thông tin kịp thời cho Lãnh đạo và các phòng ban có liên quan. 3/ Các Trung tâm: gồm 5 trung tâm. * Trung tâm Xuất nhập khẩu và Quan hệ Quốc tế gồm 12 người. Trung tâm được thành lập theo quyết định số 101/QĐ ngày 8/5/1998 của Giám đốc Công ty. Trung tâm là đơn vị hạch toán nội bộ với những chức năng nhiệm vụ sau: + Tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết bị giáo dục. + Làm đại lý tiêu thụ và phân phối sản phẩm cho các cơ sở sản xuất của ngành giáo dục, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. + Nhập khẩu hàng hoá, thiết bị vật tư được nhà nước cho phép phục vụ các cơ sở giáo dục đào tạo trên phạm vi cả nước. * Trung tâm kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Với đội ngũ cán bộ giảng viên, chuyên viên kỹ thuật có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục sư phạm, thiết bị nhà trường cũng như kinh nghiệm tiếp cận các trang thiết bị và hệ thống dạy học tiên tiến của các nước phát triển. Trung tâm có khả năng hỗ trợ nhà trường từng bước hiện đại hoá cơ sở dạy học với hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ không vượt qua khả năng tài chính hiện nay. * Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và hướng dẫn nghiệp vụ gồm 11 người. Trung tâm có đội ngũ giáo viên đã qua giảng dạy lâu năm ở các trường phổ thông, cùng với sự tuyển chọn các cán bộ đã tốt nghiệp nghiệp đại học sư phạm theo các môn học. Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng nội dung trang bị về mặt thiết bị giáo dục cho các trường theo từng năm học. Nội dung trang bị phải phù hợp với chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. * Trung tâm sản xuất và cung ứng đồ chơi, thiết bị mầm non gồm 30 người. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là nghiên cứu duyệt mẫu sản xuất và cung ứng các thiết bị giáo dục mầm non, tổ chức tư vấn thiết kế lắp đặt bảo hành các cụm thiết bị đồ chơi cho các trường mầm non trọng điểm, tư thục, dân lập theo mục tiêu chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. * Trung tân Chê bản và sản xuất bao bì gồm 17 người, trong đó có 13 thuộc diện biên chế. Với đội ngũ cán bộ của Trung tâm là những hoạ sỹ mỹ thuật công nghiệp cùng các thiết bị hiện đại, trung tâm chuyên thiết kế tạo mẫu những sản phẩm hình dáng công nghiệp hiện đại, trình bày bao bì trang nhã, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi học sinh. Vừa tạo mẫu mã, vừa tách mẫu điện tử là một thế mạnh của trung tâm để cho ra đời những mẫu phim chế bản như ý. 4/ Các xưởng sản xuất: có 5 xưởng sản xuất * Xưởng cơ khí: có 50 người, trong có 32 người thuộc diện biên chế. Xưởng được giao nhiệm vụ sản xuất các thiết bị giáo dục dùng trong nhà trường tiểu học và phổ thông. Đội ngũ cán bộ có thâm niên công tác về ngành cơ khí, chế tạo máy cơ điện và sư phạm. Nhiều công nhân có trình độ bậc thợ 7/7 nên xưởng đã sản xuất được nhiều mặt hàng cung ứng cho các tỉnh trong cả nước. * Xưởng mô hình sinh học gồm 25 người, trong đó có 19 người thuộc biên chế. Xưởng có bề dày kinh nghiệm từ hơn 30 năm cùng với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao. Do đó từ công việc tạo khuôn mẫu, tạo hình và láng bóng sản phẩm đều được thực hiện ngay tại xưởng. Các sản phẩm chủ yếu của xưởng là mô hình sinh học phục vụ việc giảng dạy bằng chất dẻo. * Xưởng Nhựa có 23 người, trong đó có 18 người thuộc diện biên chế. Xưởng chủ yếu sản xuất hàng tiểu học như: bàn tình hai hàng, bàn tính 3 gióng, que tính, khối chữ nhật, bộ lắp ráp kỹ thuật, ... * Xưởng thuỷ tinh: Gồm 12 người, trong đó có 01 người thuộc biên chế. Năm 1998 xưởng đã thành công trong việc chế thử thuỷ tinh chung tính, được Cục Đo lường chất lượng Nhà nước chứng nhận đạt tiêu chuẩn cấp 1. Trong những năm qua xưởng đã đưa vào nhà trường nhiều sản phẩm thuỷ tinh như: ống nghiệm, ống sinh hàn, chậu thuỷ tinh, đèn cồn, dụng cụ thí nghiệm hoá, thí nghiệm sinh. * Xưởng nội thất học đường gồm 25 người, trong đó 10 thuộc biên chế. Năm 1999 Công ty chính thức đưa vào danh mục phát hành hàng năm các thiết bị nội thất học đường như bàn ghế, bảng, giường tủ dành cho các trường nội trú. Ngoài việc sản xuất theo kế hoạch Công ty giao, thì xưởng có thể tự khai thác tổ chức sản xuất hàng dân dụng và nộp một phần cho Công ty. Phần II: Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Thiết bị Giáo dục I I/ Kết quả tiêu thụ hàng hoá. Qua một thời gian thích nghi, chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo và tổ chức sản xuất kinh doanh, dựa vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước "Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu" dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Thiết bị Giáo dục I đang từng bước tháo gỡ khó khăn, ách tắc từ những đơn vị cũ để lại, những nảy sinh trong quá trình chuyển tiếp. Bước đầu Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những kết quả đạt được về doanh thu của Công ty là tương thích với khối lượng hàng hoá bán ra, đồng thời với việc gia tăng khối lượng hàng hoá bán ra, doanh thu của Công ty cũng không ngừng tăng theo. Với đà phát triển trong những năm qua cộng với một thị trường rộng lớn, Công ty cần tăng qui mô đầu tư công nghệ tiên tiến, mở rộng sản xuất kinh doanh để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới. Dưới đây là doanh thu theo nhóm hàng kinh doanh của Công ty Thiết bị Giáo dục I (biểu 1). Biểu 1: doanh thu theo nhóm hàng kinh doanh Đơn vị tính: 1.000đ. Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Nhóm hàng Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) TB đồng bộ mẫu giáo 2.018.300 5,43 3.756.800 7,24 4.986.230 7,94 TB đồng bộ tiểu học 4.536.8000 12,21 7.875.675 15,18 10.678.800 16,99 Thiết bị đồng bộ THCS 17.720.000 47,69 23.876.610 46,02 28.561.782 45,46 1/ Môn toán 854.000 1.075.600 1.187.670 2/ Môn văn 525.000 726.000 837.500 3/ Môn vật lý 5.611.000 8.206.000 10.148.162 4/ Môn kỹ thuật HN 1.811.000 3.075.000 3.768.750 5/ Môn hoá 3.200.000 3.910.010 4.856.700 6/ Môn sinh 3.900.000 4.816.000 5.520.000 7/ Môn lịch sử 800.000 895.000 975.000 8/ Môn địa lý 1.020.000 1.173.000 1.268.000 Thiết bị đồng bộ PTTH 12.881.274 34,67 16.376.800 31,56 18.595.195 29,61 1/ Môn vật lý 4.178.200 5.648.300 6.060.159 2/ Môn kỹ thuật HN 1.763.000 2.342.500 2.876.000 3/ Môn hoá 2.030.000 2.531.000 2.974.000 4/ Môn sinh 2.210.074 3.935.000 4.580.000 5/ Môn lịch sử 780.000 850.000 920.000 6/ Môn địa lý 92.000 1.070.000 1.185.000 Tổng cộng 37.156.374 100 51.885.885 100 62.821.971 100 Qua biểu trên ta thấy xét về mặt giá trị doanh thu của từng nhóm hàng đều tăng qua các năm gần đây. Đóng góp vào doanh thu chủ yếu vẫn là các sản phẩm thuộc nhóm hàng hàng thiết bị đồng bộ Trung học cơ sở và thiết bị đồng bộ trung học phổ thông. Hai nhóm hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu. - Năm 1999: Tỷ trọng là 47,69% + 34,67% = 82,36% - Năm 2000: Tỷ trọng là 46,02% + 31,56% = 77,58% - Năm 2001: Tỷ trọng là 45,46% + 29,61% = 75,07% Giá trị doanh thu của hai nhóm này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu là điều dễ hiểu vì: Các sản phẩm của hai nhóm hàng này là các thiết bị dùng cho các môn học Vật lý - Hóa học - Sinh học. Chính vì vậy mà các thiết bị này có độ chính xác cao đồng thời sản phẩm phải bảo đảm tính sư phạm. Một số thiết bị rất phức tạp khả năng sản xuất trong nước không đáp ứng được Công ty đã phải nhập ngoại. Mặc dù hai nhóm hàng thiết bị đồng bộ THCS và THPT vẫn đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu nhưng xu thế cho thấy tỷ trọng ngày càng giảm của hai nhóm hàng này. Thiết bị đồng bộ THCS tỷ trọng giảm qua từng năm, năm 1999 là 47,69%; năm 2000 là 46,02%; năm 2001 là 45,46%. Thiết bị đồng bộ THPT tỷ trọng giảm qua từng năm, năm 1999 là 34,67%; năm 2000 là 31,56%; năm 2001 là 29,61%. Ngược lại hai nhóm hàng thiết bị đồng bộ mẫu giáo và thiết bị đồng bộ tiểu học là hai nhóm hàng chủ yếu sản xuất trong nước đã tăng trưởng rất nhanh và tỷ trọng đóng góp ngày càng cao trong tổng doanh thu. Thiết bị đồng bộ mẫu giáo đóng góp qua các năm. Năm 1999 là 5,43%; năm 2000 là 7,24%; năm 2001 là 7,99%. Thiết bị đồng bộ tiểu học tỷ trọng đóng góp qua các năm. Năm 1999 là 12,21%; năm 2000 là 15,18%; năm 2001 là 16,99%. II/ Phân tích chi phí kinh doanh: Bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh là việc đầu tư tiền của và công sức vào việc tổ chức các thương vụ nhằm mục đích sinh lời. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình chi phí tiền của và công sức có tính toán có chủ đích rõ ràng. Việc quản lý theo dõi các chi phí đối với các doanh nghiệp là một vấn đề hệ trọng, không thể có lợi nhuận và siêu lợi nhuận khi quản lý lỏng nẻo chi phí trong các doanh nghiệp. Biểu 2: Chi phí kinh doanh của Công ty ĐVT: 1.000đ Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 TT Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I Tổng chi phí 35.201.917 100 49.058.971 100 60.960.953 100 1 Chi phí bán hàng 1.657.514 4,7 2.470.315 5 3.662.907 6 2 Chi phí quản lý 5.414.754 15,4 7.336.562 14,95 8.404.120 13,8 3 Chi phí sản xuất 28.129.649 79,9 39.252.094 80,05 48.893.926 80,02 Để phục vụ tốt nhu cầu thiết bị giáo dục trong trường học, cấp học góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận Công ty chấp nhận gia tăng chi phí. Công ty duy trì chi phí cho sản xuất ở mức cao, đồng thời tìm cách hạn chế những chi phí không cần thiết. Công ty cố gắng sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, loại bỏ dần những khâu khôgn cần thiết nhằm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ trọng quản lý doanh nghiệp đã giảm đáng kể trong những năm gần đây cụ thể là từ 15,4% năm 1999 xuống 13,8% năm 2001. Bên cạnh đó để tăng doanh thu, mở rộng thị phần đảm bảo quyền lợi cho khách hàng củng cố mối quan hệ bền chặt với khách hàng Công ty đã không ngừng gia tăng chi phí bán hàng như (chiết khấu, khuyến mại...) mức chi và tỷ trọng tăng đáng kể. Năm 1999 tỷ trọng chi phí bán hàng là 4,7%; năm 2000 là 5%; năm 2001 là 6%. III/ Phân tích tình hình tài chính của Công ty. Khi xem xét, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty không thể không xem xét phân tích tình hình tài chính của Công ty đó. Vì hoạt động sản xuất kinh doanh có được tiến hành thuận lợi hay không phụ thuộc một phần đáng kể vào khả năng tài chính của Công ty. Ngược lại nhờ có kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận mang lại cao mà tình hình tài chính được củng cố và phát triển. Đây là mối liên hệ hữu cơ trong Công ty thương mại nói chung và Công ty Thiết bị Giáo dục I nói riêng. Biểu 3: Tình hình tài chính của Công ty ĐVT: VND TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 I Tổng vốn 29.449.316.000 31.472.230.000 38.741.027.000 1 Vốn tự có 13.737.183.000 14.499.567.000 14.783.759.000 2 Vốn đi vay 15.712.133.000 16.972.663.000 23.957.268.000 + Vay ngắn hạn 9.107.879.000 9.990.412.000 15.788.364.000 + Vay dài hạn 5.804.254.000 6.982.251.000 8.168.904.000 II Tổng tài sản 29.449.316.000 31.472.230.000 38.741.027.000 1 Tài sản lưu động 10.521.803.000 12.240.320.000 16.231.043.000 2 Tài sản dự trữ (tồn kho) 7.421.000.000 7.233.321.000 8.103.000.000 3 Tài sản cố định 11.506.513.000 11.998.589.000 14.424.984.000 III Thuế 371.563.000 518.858.000 615.061.000 IV Khả năng thanh toán 1,063 1,225 1,028 V Khả năng thanh toán nhanh 0,313 0,501 0,515 Trước hết ta có thể thấy tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây tương đối ổn định, thể hiện ở nguồn vốn chủ sở hữu vẫn được bảo toàn và có phần gia tăng qua các năm. Năm 1999: 13.737.183.000đ Năm 2000: 14.449.567.000đ Năm 2001: 14.783.759.000đ Bên cạnh đó tổng nguồn vốn kinh doanh được gia tăng nhanh chóng, đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Khả năng thanh toán của Công ty vẫn được duy trì ở mức khá cao, mức thuế mà Công ty đóng góp cho Nhà nước cũng tăng đáng kể. Năm 1999: 371.563.000 đ Năm 2000: 518.858.000 đ Năm 2001: 615.061.000 đ Tổng nguồn vốn của Công ty được bổ sung thường xuyên trong các năm qua, nhất là năm 2001. Việc gia tăng tài sản lưu động tỷ lệ thuận với việc gia tăng vốn. Nếu năm 2000 tài sản lưu động tăng 1.718.519.000 đ (12.240.320.000 - 10.521.803.000đ = 1.718.519.000 đ) thì vốn vay cũng tăng lên 1.260.530.000 đ (12.240.320.000 đ - 15.712.133.000 = 1.260.530.000 đ. Năm 2001 tài sản lưu động tăng 3.990.724.000đ (16.231.044.000đ - 12.240.320.000đ = 3.990.724.000 đ) thì vốn vay cũng tăng lên 6.984.605.000 đ (23.957.268.000đ - 16.972.663.000đ = 6.984.605.000 đ) Xét về mặt giá trị giữa tài sản lưu động và vốn vay qua các năm ta thấy: Tài sản lưu động: Năm 1999 là 10.521.803.000 đ Năm 2000 là 12.240.320.000 đ Năm 2001 là 16.321.044.000 đ Vốn vay cũng tương ứng là: Năm 1999 là 15.712.133.000 đ Năm 2000 là 16.972.663.000 đ Năm 2001 là 23.957.268.000 đ Như vậy vốn lưu động của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn đi vay. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn của Công ty là rất lớn, trong khi nguồn vốn bổ sung từ ngân sách và lợi nhuận không chia từ hoạt động sản xuất kinh doanh là rất hạn chế. Để bù đắp sự thiếu hụt đó sự thiếu hụt đó Công ty đã chủ động đi vay vốn. Xét khả năng thanh toán của Công ty trong 3 năm qua cho thấy sự gia tăng vốn vay vẫn nằm trong khả năng thanh toán cho phép. - Khả năng thanh toán năm 1999 là: Tài sản lưu động 10.521.803.000 đ + Khả năng thanh toán = ______________________ = __________________________ = 1,062 Nợ ngắn hạn 9.907.879.000 đ Tài sản lưu động - Dự trữ + Khả năng thanh toán nhanh = __________________________________________________ Nợ ngắn hạn 10.521.803.000 đ - 7.421.000.000 đ = _________________________________________________________ = 0,313 9.907.879.000 đ Tương tự: Năm 2000, khả năng thanh toán là 1,225 và khả năng thanh toán nhanh là 0,501. Năm 2001, khả năng thanh toán là 1,027 và khả năng thanh toán nhanh là 0,515. Với khả năng thanh toán nêu trên, rõ ràng mức gia tăng vốn năm 2000 không những không giảm mà còn tốt hơn so với năm 1999. Tuy nhiên mức tăng nhanh vốn vay năm 2001 làm khả năng thanh toán của Công ty đã giảm xuống còn 1,028. Mặt khác ta nhận thấy sự gia tăng vốn vay của Công ty Thiết bị Giáo dục I không phải là quá mạo hiểm mà là dựa trên khả năng lưu chuyển hàng hoá của Công ty, bởi vì khả năng thanh toán nhanh của Công ty vẫn giữ ở mức 0,501 (lớn hơn năm 1999 là 0,313). Qua việc phân tích tài chính 3 năm gần đây cho thấy tình hình tài chính của Công ty đang trong trạng thái khá tốt. Nhưng vẫn tiếp tục gia tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh. Phần III: Đánh giá hoạt động của công ty I/ Đánh giá kết quả kinh doanh. Nhìn chung các mục tiêu cung ứng thiết bị giáo dục phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày càng được đáp ứng tốt hơn về chất lượng, chủng loại sản phẩm. Các loại thiết bị của Công ty luôn bám sát chương trình sách giáo khoa, chương trình dạy và học trong nhà trường. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng, doanh thu tăng đều trong từng năm. Để đạt được mục tiêu này Công ty phải mở rộng thị phần, mở rộng sản xuất kinh doanh, đào tạo và chăm lo tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên, đảm bảo cho chiến lược kinh doanh lâu dài của Công ty. II/ Đánh giá công tác quản trị của Công ty. 1/ Công tác hoạch định. - Khi làm bất cứ việc gì người ta cũng phải quan tâm tới hiệu quả của nó, cho nên Công ty cần phải xây dựng cho mình kế hoạch kinh doanh đúng đắn, phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn phát triển của đất nước. Nhà quản trị doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu, định rõ chiến lược, sách lược, thủ tục và các kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu, đồng thời phải định rõ các giai đoạn phải trải qua để thực hiện được mục tiêu. Khi nghiên cứu thị trường Công ty luôn phải bám sát các yêu cầu về xác định qui mô, cơ cấu sự chuyển hoá của các thị trường và mục tiêu của Công ty trong thời kỳ kế hoạch. Từ đó mới xác định được ngành hàng kinh doanh, tạo ra các ngành hàng chủ lực về qui mô và cơ cấu mặt hàng, xác định các thị trường có triển vọng. Phân tích và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của thời kỳ kế hoạch trước. Nội dung đánh giá phân tích, Công ty chủ yếu tập trung vào mấy vấn đề cơ bản sau: + Kết quả thực hiện các chỉ tiêu và mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ kế hoạch trước. + Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về tài chính của Công ty, đặc biệt chú trọng đến các chỉ tiêu kết quả phân tích đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của thời kỳ trước là căn cứ quan trọng để đảm bảo cho việc xác định các chỉ tiêu kỳ này được sát thực và có khả năng thực hiện hơn. 2/ Công tác tổ chức quản lý chung: - Để có thể thích ứng với sự biến động của môi trường và đòi hỏi của công tác quản lý kinh doanh, Công ty đã tổ chức mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng, ưu điểm là gọn nhẹ linh hoạt, năng động, các nhân viên có cơ hội hoàn thành tôt công việc của mình và cùng với sự hoàn thiện hệ thống kế hoạch chiến lược nên tạo ra được một nề nếp tổ chức và cơ cấu tổ chức khá phù hợp cho việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh của Công ty. Điều quan trọng góp phần vào sự thành công của Công ty đó là năng lực, trình độ và kinh nghiệm của Ban Lãnh đạo cùng với sự nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của của công tác quản lý chiến lược và việc xây dựng thực hiện các chiến lược kinh doanh cho Công ty. Thể hiện rõ nhất vấn đề này trong thực tế là việc Công ty thường xuyên nghiên cứu thị trường và thực trạng hoạt động kinh doanh của mình, để từ đó điều chỉnh các mục tiêu kế hoạch cho phù hợp với tình hình chung và có tính khả thi. Tiếp đó các phòng ban cũng có nhiệm vụ hoạch định các phương án chiến lược để thực thi nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch đó. Sau khi các phương án đã được thực thi thì họ lại có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá những kết quả đã đạt được, đưa ra các giải pháp điều chỉnh để có định hướng cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Với phương pháp này Công ty đã từng bước loại bỏ được sự thụ động và có chủ động trong việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh trong những năm qua, uy tín và thể diện của Công ty được nâng lên một cách rõ rệt trên thương trường so với các đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố về vấn đề marketing là tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, đưa ra các mức giá và các loại hình hàng hoá dịch vụ, việc tổ chức các kênh phân phối và tiêu thụ hàng hoá là những công việc hết sức quan trọng giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra thuận lợi. Đảm bảo vấn đè này chủ yếu do các đơn vị thành viên thực hiện, kết hợp với sự chỉ đạo và đưa ra những quyết định quan trọng từ Công ty. Trong những năm qua công việc này được thực hiện khá tốt làm cho thị trường của Công ty được mở rộng, ấn tượng của sản phẩm đối với người tiêu dùng tăng lên. Bên cạnh đó những chính sách về khen thưởng, kỷ luật cũng hết sức rõ ràng. Ban giám đốc luôn có chính sách khen thưởng xứng đáng đối với cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng cũng rất nghiêm khắc đối với những cán bộ công nhân viên thiếu trách nhiệm với công việc, không tuân thủ nội qui của Công ty. III/ Đánh giá theo hoạt động tác nghiệp: 1/ Hoạt động mua hàng. Mua hàng là một trong hai mảng hoạt động chính của Công ty, mua hàng đảm bảo cho việc bán ra được thương xuyên, liên tục, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo uy tín với khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở tiết kiệm chi phí mua hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, hoạt động mua hàng từng năm của Công ty Thiết bị Giáo dục I là tiến hành tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng, gặp gỡ các giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Công ty Sách và Thiết bị trường học các tỉnh để tìm hiểu nhu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng quí và cả năm. Nguồn hàng nguyên vật liệu của Công ty có thế chia thành 2 nhóm chính: Nhóm 1: Hàng nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất. Nhóm 2: Hàng hoá bổ sung trong quá trình kinh doanh nhằm tạo dự trữ, cân đối nhu cầu. Với nhóm hàng thứ nhất, đây là nhóm hàng chính duy trì sự tồn tại của Công ty. Công ty có thể tạo nguồn hàng thông qua các công ty cung ứng vật liệu sản xuất trong nước hoặc thông qua xuất nhập khẩu. - Nguồn sản xuất trong nước: có thể đây là nguồn hàng chủ yếu của Công ty trong việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Tuy hướng đi trong việc tạo nguồn có thể khác nhau nhưng có thể nói còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu nghiệp vụ quản lý nguồn hàng gây nên tình trạng hàng hoá mua về không đáp ứng nhu cầu sản xuất, chất lượng không cao, khả năng ràng buộc các nguồn hàng với Công ty chưa có, gây nên sự không ổn định và mất cân đối giữa nguyên liệu cho sản xuất và quá trình sản xuất. Để giải quyết tình trạng này trong thời gian tới Công ty cần tiến hành các hoạt động sau: + Tổ chức nghiên cứu nhu cầu nguyên vật liệu tại các phân xưởng sản xuất từ đó xây dựng kế hoạch cân đối giữa công tác tạo nguồn hàng và nhu cầu nguyên vật liệu tại các phân xưởng, nhận biết các thông tin phản hồi từ các phân xưởng để tiến hành điều chỉnh lượng cũng như chất của nguyên vật liệu. + Tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua: mục đích chủ yếu là giảm chi phí vận chuyển, nâng cao tính quản lý tới các nguồn hàng nhằm cung ứng một cách kịp thời, đầy đủ về số lượng, chất lượng và thời gian cần hàng. + Công ty cần tiến hành khai thác các nguồn hàng bằng hình thức mua hàng qua đại lý thu mua, liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng nhằm tận dụng nguồn hàng ổn định chất lượng cũng như thời gian giao hàng đảm bảo. Để thực hiện nhiệm vụ đa dạng hoá trong kinh doanh cũng như việc mở rộng sản xuất, Công ty cũng nên tiến hành việc thu gia công hàng hóa trên cơ sở đánh giá các mặt hoạt động của đối tác tránh tình trạng lệ thuộc hay phải bảo trợ thái quá. + Công ty cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích hoạt động tạo nguồn hàng tiến hành có hành có hiệu quả. Đối với nhóm hàng bổ sung chủ yếu là hàng nhập khẩu, phải có tính đồng bộ cao, Công ty đã tiến hành lựa chọn thị trường nhập khẩu trên cơ sở phân tích nhu cầu trong nước. 2/ Hoạt động bán hàng: - Giống như hoạt động mua hàng, hoạt động bán hàng cũng là mảng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng của Công ty Thiết bị Giáo dục I được tiến hành trên cơ sở nhu cầu về thiết bị dạy học đã được xác định trước, theo các chức năng sau: + Xây dựng kế hoạch bán hàng: Đây là nội dung quan trọng nhất, thông qua kế hoạch bán hàng Công ty thực hiện được mục tiêu của mình là phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trên cơ sở đó đề cao các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu này. Đồng thời Công ty cũng phải xây dựng các chính sách bán hàng, bao gồm: Chính sách mặt hàng, chính sách định giá bán, chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm, chính sách giao tiếp khuyếch trương. * Tổ chức bán hàng: Tổ chức tốt khâu bán hàng trên thị trường, bao gồm hai công việc rất quan trọng là định hướng phân phối thiết bị dạy học theo các kênh khác nhau và tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý kể cả việc xác định những khâu và người tham gia mạng lưới phân phối đó. Công ty Thiết bị Giáo dục I thiết kế kênh phân phối dựa trên các yêu cầu. Căn cứ vào đặc điểm nguồn hàng và đặc điểm tiêu thụ thiết bị dạy học, đặc điểm thị trường để xác định kênh cho phù hợp. Hệ thống kênh phải bảo đảm không tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết trong bản thân hệ thống và các bộ phận trong hệ thống phải có mối quan hệ gắn bó với nhau để dòng thiết bị dạy học được thông suốt bao phủ thị trường nội địa và thông suốt với thị trường nước ngoài. * Lãnh đạo kiểm soát hoạt động bán hàng: Giám đốc Công ty, thủ trưởng các phòng ban, phân xưởng sản xuất thường xuyên theo dõi, giám sát mọi hoạt động bán hàng để có những điều chỉnh hợp lý nếu như có sự sai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC567.doc
Tài liệu liên quan