Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty TNHH Hợp Hưng

- Ta nhận thấy tỉ số năm 2003 là 4,7 % > 1,17 % của năm 2004 nên có thể nói rằng tỉ số thu nhập giảm đi , mà theo sự so sánh trên thì doanh thu chỉ chênh nhau có 850.539 VNĐ mà ở đây tỉ suất giảm tới 4,7 –1,17 = 3,53 % từ đó cho thấy hiệu quả kinh doanh giảm rõ rệt.

 - Nguyên nhân : Theo tôi thì đó là giảm hoạt động dây truyền của các lĩnh vực kinh doanh nhưng dưới góc độ tài chính thì tôi thấy rằng Công ty đã để tiền mặt tại quỹ và tiền mặt để ngân hàng với tỉ trọng quá lớn mà nếu như đó là tiền gửi thanh toán thì lãi suất rất thấp, nếu là tiền gửi có kỳ hạn thì tại sao đi kinh doanh mà gửi nhiều và lâu như vậy.

 

doc9 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty TNHH Hợp Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BáO CáO THựC TậP TổNG HợP I - tổng quan về nơi thực tập Tên công ty : Công ty TNHH Hợp Hưng Mẫu số B01/ DNN (Ban hành theo QĐ số 144/ 2001/ QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính ) Địa chỉ : Số 45/228 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội Tel : 045654625 Fax : (84-4)5656242 1 - Cơ cấu tổ chức: * Giám đốc : Lê Quang Huy Trình độ : Đại học Tuổi : 30 * Kế toán trưởng : Lê Trần Nghĩa Trình độ : đại học Tuổi : 30 * Kế toán viên kiêm văn thư: Nguyễn Thùy Dung Trình độ : Đại học Tuổi : 28 * Số lượng nhân viên còn lại : 9 Tổng số nhân viên của Công ty là : 12 2 - Chức năng nhiệm vụ kinh doanh của Công ty: - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng - Xây dựng dân dụng, công nghiệp - Buôn bán, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí, thông gió công nghiệp, điện nước, điện tử, tin học tự động hóa. - Dịch vụ vận tải II - Nhận xét và đánh giá chung về công ty: a - Địa điểm đặt trụ sở công ty: Trụ sở công ty nằm trên mặt đường của đường Lê Trọng Tấn đi vào khu đô thị mới Định Công, đây là khu đô thị mới đi vào sử dụng từ năm 2000. Chứng tỏ đây là khu đô thị mới có dân sinh sống nên bối cảnh ở đây có nhu cầu cao về các lĩnh vực mà Công ty kinh doanh, trong đó có các khách hàng đang có nhu cầu, các khách hàng tiềm năng khá lớn vì xung quanh là cả khu đất còn rất nhiều chưa xây dựng, và mức độ nhu cầu của khách hàng ở mức Công ty có thể đáp ứng được trong khả năng của Công ty cho nên ban giám đốc chọn địa điểm này là sự chọn lựa sáng suốt. b - Thời gian thành lập Công ty được thành lập vào năm 2001, lúc đó bối cảnh tại địa phương đặt trụ sở,và bối cảnh xã hội thì tốt vì lúc này nhu cầu về các lĩnh vực mà Công ty kinh doanh là cao, do nhu cầu về nhà ở, nhu cầu về tư liệu công nghiệp điện tử cao vì đời sống nhân dân đang tăng cao. Mặc dù bối cảnh khu vực Đông Nam á vừa mới trải qua cơn bão tiền tệ , theo tôi đáng lẽ trong bối cảnh vừa trải qua cơn bão tiền tệ thì nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng là thấp tuy nhiên ở Hà Nội thì không thấp và nhất là tại chính địa phương Công ty đặt trụ sở. Vậy đó là sự quyết định đúng đắn của phía Công ty. c - Môi trường chính trị để Công ty hoạt động Khi Công ty thành lập và hoạt động từ 2001 đến nay đều nằm trong môi trường thuận lợi vì Chính phủ đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của mọi thành phần mà trong đó Công ty cũng là một trong những thành viên . d - Nhân sự Tôi thấy trình độ nhân sự của Công ty là tương đối tốt, nhất là về phía ban giám đốc, về phía nhân viên thì tôi chưa tiếp xúc nhiều nhưng họ đều qua đào tạo cơ bản, lành nghề, tuổi đời các nhân viên của Công ty còn rất trẻ, họ sẽ rất năng động, nhiệt tình, hăng hái làm việc nhưng chính vì trẻ tuổi nên kinh nghiệm , kỹ năng, kỹ xảo trong ngành nghề có rất ít mà thương trường là chiến trường. Vì vậy theo tôi nhiệt tình, hăng hái chưa đủ mà cần kết hợp kinh nghiệm kỹ năng, kỹ xảo của nghề, đấy là tôi chưa nói tới kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh của giám đốc là còn hạn chế, vậy một câu hỏi đặt ra là có Công ty nào mạnh đứng sau hỗ trợ không điều đó tôi chưa tìm hiểu. Vẫn trong vấn đề nhân sự thì tôi thấy sự am hiểu của các nhân viên cũng như giám đốc về các lĩnh vực là có hạn không chuyên sâu nên kinh nghiệm và kiến thức về nó là không nhiều dễ dẫn đến kiểu ngồi suy đoán và chỉ đạo theo lý tính kinh viện mò mẫm không sát thực, không mang tính khoa học . Về mặt tổ chức thì tôi thấy sự bố trí người là việc khoa học, đoàn kết, nhưng quá nhiều việc nên có bị chồng chéo kém hiệu quả khó quản lý hiệu quả. e - Đánh giá về các lĩnh vực kinh doanh Theo sự liệt kê của ban giám đốc thì tôi thấy Công ty kinh doanh quá nhiều lĩnh vực trong khi số lượng nhân sự chỉ có 12 người vậy theo tôi thì : Đứng về khía cạnh marketing mà nói để kinh doanh thì phải xác định được đầu ra, đầu vào, xác định được thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, tìm hiểu khách hàng, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm khách hàng của từng lĩnh vực kinh doanh của mình. Vậy như thế thì khả năng các nhân viên Công ty khó có thể đảm đương một cách tốt nhất và hiệu quả nhất bởi ai cũng biết thời gian có hạn và khả năng con người có hạn. Đứng về góc độ chiến lược kinh doanh thì có nhiều lĩnh vực quá đối với 12 người như họ nên khả năng vạch chiến lược đã khó nhưng thực hiện chiến lược còn khó hơn, có thể bị chồng chéo dẫn đến chiến lược không rõ ràng hiệu quả không cao và khó có khả thi trong cùng lúc. Chính điều này đã cho thấy trong báo cáo kết quả kinh doanh thấy tại sao doanh thu > 2 tỉ nhưng lợi nhuận 2 tỉ nhưng LNST= 45 triệu đồng , trong khi VCSH > 1 tỉ mà LNST chỉ là 45 triệu tức nhỏ hơn 4,5 % trong khi lãi suất ngân hàng > 7 % theo tôi thế là doanh nghiệp bị lỗ. f - Đánh giá về mặt tài chính f 1 - Quản lý tài chính của Công ty TNHH Hợp Hưng Qua tìm hiểu tôi thấy Công ty không có phòng tài chính hoặc ban tài chính mà mọi vấn đề thu chi tài chính đều tập chung vào chủ tài khoản vì vậy chứng tỏ không có sự chuyên môn hóa trong công tác tài chính, trong quản lý tài chính mà dẫn đến giám đốc sẽ rất nhiều việc. Tôi thấy Công ty chưa có bảng kế hoạch tài chính đồng thời và thống nhất với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Chưa nêu ra được phương thức lựa chọn cách huy động vốn và đầu tư có hiệu quả nhất. Chưa có quá trình phân tích tài chính. Có tham gia xây dựng giá bán và thiết lập hợp đồng kinh tế với khách hàng nhưng không phải là ban bệ mà thường do giám đốc quyết định. Sau đây tôi muốn nhận xét một số chỉ tiêu về vốn từ bảng cân đối kế toán: Nhận xét năm 2003 thì thấy cả TSCĐ và đầu tư dài hạn là 52.123.920 VNĐ thực tế không có đầu tư dài hạn vào sản xuất kinh doanh vậy chứng tỏ Công ty này không có chiến lược đầu tư dài hạn. Vì vậy không có cơ sở để dự toán vốn đầu tư dài hạn trong năm 2003. Nhận xét năm 2004 thì thấy không có khoản đầu tư tài chính dài hạn. Vậy không có chiến lược đầu tư dài hạn. Nhận xét về nguồn vốn năm 2004 thì thấy từ bảng cân đối kế toán như sau + Nợ là 14.131.155 VNĐ theo tôi đối với một Công ty mới thành lập mà nợ quá ít thì không tận dụng hết ưu điểm của nợ và chứng tỏ không muốn vay nợ để mở rộng kinh doanh. Vậy chứng tỏ khả năng tận dụng cơ hội kinh doanh chưa linh hoạt chưa rộng. + VCSH 1.001.319.848 đ chiếm tỉ lệ quá lớn > 90% tổng vốn kinh doanh vậy chứng tỏ tiềm lực tài chính Công ty là tốt nhưng nhìn và so sánh sự phân bổ nguồn vốn vào các hạng mục đầu tư và các lĩnh vực kinh doanh thì thấy không có sự phân bổ nào cho từng lĩnh vực kinh doanh vậy làm sao mà vạch ra chiến lược kinh doanh cho từng lĩnh vực, vậy làm sao có mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực kinh doanh. Từ đó tôi cho rằng hoạt động quản lý tài chính rất kém không hiệu quả. + Nhận xét về nguồn vốn năm 2003 tư liệu từ bảng cân đối kế toán + Vốn nợ là 69.403.013 VNĐ là con số nhỏ mà nhìn vào cơ cấu thì thấy chủ yếu là phải trả người bán ( 58.849.034 VNĐ) vậy chứng tỏ Công ty không phải trả nợ nhiều chứng tỏ hoạt động kinh doanh không phải là mạnh và hoạt động tài chính ít + VCSH là 964.277.659 VNĐ và tôi thấy không có sự phân bổ từ các nguồn tạo vốn mà chỉ đơn thuần là vốn góp là chủ yếu còn bên cạnh đó chỉ có 35722341 là LN chưa phân phối được góp vào vốn để kinh doanh . Tóm lại nguồn vốn đầu tư mà Công ty tạo ra chủ yếu từ VCSH . Nhận xét về hoạt động tài chính hàng ngày năm 2003 và năm 2004 như sau: Tôi thấy Công ty có các sổ nhật ký, sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi, sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, và tất nhiên là sổ kế toán, vậy về mặt này Công ty làm rất tốt, ngoài ra các sổ được ghi cụ thể từng ngày, thời gian xảy ra sự việc ... f2 - Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá. + Năm 2004 1 - Vòng quay tiền Vòng quay tiền = doanh thu chia cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân. Vòng quay tiền cụ thể của Công ty = =2,47 2 - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu xuất tài sản cố định = DT/ TSCĐ Hiệu suất tài sản cố định của Công ty = = 64,4 3 - Hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản = DT / TS Hiệu suất tài sản của Công ty = =2,36 4 - Tỉ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu : ROE ROE = ROE = . 100 = 1,17% 5 - Doanh lợi tài sản ROA ROA = ROA = .100 = 0,12 % 6 - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST / DT Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = .100 = 0,05 % + Năm 2003 1 - Vòng quay tiền = =3,96 2 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ = = 46 3 - Hiệu suất sử dụng tài sản = = 2,22 4 - ROE = . 100 = 4,7 % 5 - ROA = . 100 = 4,4% 6 - Doanh lợi thu nhập sản phẩm = . 100 = 1,9 % f3 - Nhận xét và đánh giá hoạt động tài chính thông qua các tỉ số + Vòng quay tiền Qua phân tích thực tế về Công ty ta thấy vòng quay tiền năm 2003 là 3,96 năm 2004 là 2,47 từ đó cho ta biết, vòng quay tiền giảm đi chứng tỏ sự hoạt động của Công ty bị giảm. Nhưng chưa thể đánh giá hiệu quả kinh doanh vì còn liên quan đến các chỉ tiêu khác. + Hiệu quả sử dụng TSCĐ - Nhận xét : Ta thấy năm 2003 là 46, còn năm 2004 là 64,4 chứng tỏ năm sau cao hơn năm trước và theo tôi đánh giá thì kết quả sử dụng vốn có hiệu quả. Nguyên nhân : Thứ 1: Doanh thu giảm là 2.397.822.369 - 2.396.971.830 = 850.539 VNĐ Thứ 2 TSCĐ giảm là 52.123.920 - 37.229.610 = 14.894.310 VNĐ Từ trên cho thấy tốc độ doanh thu giảm chậm hơn so với tốc độ giảm của TSCĐ dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng như vậy. + Hiệu quả sử dụng tài sản - Kết quả phân tích cho thấy năm 2003 là 2,22 < năm 2004 là 2,36 điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng không cao nhưng có tăng vậy chứng tỏ hoạt động của Công ty tiến bộ và hiệu quả hơn. - Nguyên nhân theo tôi thì liệu sau một năm hoạt động công ty có thêm kinh nghiệm và các mối làm ăn tăng hơn điều đó chỉ là suy đoán theo kinh nghiệm , nhưng dưới góc độ tài chính thì tôi so sánh như sau. Về Tài sản: năm 2003 > năm 2004 là 1.081.550.093 - 1.015.451.003 = 66.099.090 VNĐ Về Doanh thu: năm 2003 > năm 2004 là 2.397.822.369 – 2.396.971.830 = 850.539 VNĐ Từ kết quả trên ta thấy doanh thu chênh lệch rất ít nhưng tài sản năm sau ít hơn năm trước rất nhiều. Do đó tỉ số hiệu quả sử dụng tài sản tăng nhưng không đáng mừng vì cả doanh thu cũng giảm nhưng chỉ tiêu này chưa khẳng định là có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh không. + Tỉ số thu nhập trên VCSH - Ta nhận thấy tỉ số năm 2003 là 4,7 % > 1,17 % của năm 2004 nên có thể nói rằng tỉ số thu nhập giảm đi , mà theo sự so sánh trên thì doanh thu chỉ chênh nhau có 850.539 VNĐ mà ở đây tỉ suất giảm tới 4,7 –1,17 = 3,53 % từ đó cho thấy hiệu quả kinh doanh giảm rõ rệt. - Nguyên nhân : Theo tôi thì đó là giảm hoạt động dây truyền của các lĩnh vực kinh doanh nhưng dưới góc độ tài chính thì tôi thấy rằng Công ty đã để tiền mặt tại quỹ và tiền mặt để ngân hàng với tỉ trọng quá lớn mà nếu như đó là tiền gửi thanh toán thì lãi suất rất thấp, nếu là tiền gửi có kỳ hạn thì tại sao đi kinh doanh mà gửi nhiều và lâu như vậy. + Doanh lợi của tài sản - Nhận xét : Từ kết quả trên ta thấy Năm 2003 có ROA = 4,4 % > 0,12 % của năm 2004 Đánh giá : ta thấy rằng doanh lợi năm 2004 giảm hơn năm 2003 là 4,4 – 0,12 = 4,28 % vậy giảm quá nhiều - Nguyên nhân : Thứ1: Thu nhập sau thuế giảm quá nhiều và số giảm là 45.526.890 - 11.786.298 = 33.740.592 VNĐ nếu tính thì giảm gần 70% của năm 2003 Thứ 2: Tài sản giảm là 1.033.680.672 - 1.015.451.003 = 18.229.669 VNĐ Nghĩa là số tài sản giảm nhỏ hơn số thu nhập sau thuế, vậy tôi cho rằng hoạt động của doanh nghiệp nên điều chỉnh lại. + Doanh lợi thu nhập sản phẩm - Nhận xét : Ta thấy doanh lợi năm 2003 là 1,9 % > 0,05 % của năm 2004 - Đánh giá : Doanh lợi giảm là 1,9 - 0,05 = 1,8 % nghĩa là quá lớn - Nguyên nhân : Thứ 1: Từ số liệu ta thấy doanh thu có số giảm là : 2.397.822.369 - 2.396.971.830 = 850.539 VNĐ Thứ 2: từ số liệu trên thấy TNST giảm là 33740592 VNĐ Vậy tốc độ giảm của doanh thu là rất ít và tốc độ giảm của TNST là rất nhiều vậy chứng tỏ hiệu quả kinh doanh bị giảm rất mạnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC373.doc
Tài liệu liên quan