Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty TNHH Ứng dụng công nghệ Tiến Bộ

LỜI NÓI ĐẦU 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIẾN BỘ 4

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Ứng dụng công nghệ Tiến Bộ 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 5

1.3. Một số công trình đã thực hiện 6

1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 7

1.5. Các bước tác nghiệp để hoàn thành một công trình 10

PHẦN II: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

ỨNG DỤNGCÔNG NGHỆ TIẾN BỘ 12

2.1. Tình hình tổ chức kế toán tại công ty

Ứng dụng công nghệ Tiến Bộ 12

2.2. Mục đích, ý nghĩa và nội dung của quản lý chi phí,

giá thành dịch vụ 15

2.3. Sự hình thành và phân loại chi phí 16

2.4. Giá thành sản phẩm dịch vụ và phân loại giá thành 19

2.5. Phương pháp xác định chi phí và giá thành của công ty 20

2.6. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ 21

2.7. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty 29

2.8. Đánh giá công tác kế toán tại công ty 33

KẾT LUẬN 35

Phụ lục

Một số bảng báo cáo tài chính của công ty

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty TNHH Ứng dụng công nghệ Tiến Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 000 Cung cấp, lắp đặt hệ thống Máy hút ẩm, quạt cấp gió 32 000 000 5 Sở Thể dục thể thao Hà Nội Cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hoà cục bộ treo tường National 117 000 119 000 000 Bảo trì toàn bộ hệ thống ĐHKK 21 000 000 Cung cấp, lắp đặt các thiết bị nội thất văn phòng 87 000 000 6 Cục Văn hoá thông tin cơ sở Cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hoà treo tường Sanyo, điều hoà tủ đứng/ đặt sàn Retech 244 000 375 000 000 Bảo trì toàn bộ hệ thống ĐHKK 21 000 000 7 Công ty Tư vấn và Đầu tư XD Cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hoà cục bộ treo tường Toshiba, LG 181 000 179 000 000 8 Bưu điện tỉnh Thái Nguyên Cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hoà cục bộ treo tường General, LG 194 000 212 000 000 9 Bưu điện tỉnh Hoà Bình Cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hoà cục bộ treo tường General, LG 392 000 329 000 000 Bảo trì toàn bộ hệ thống ĐHKK 21 000 000 Bảo trì hệ thống các máy phát điện 1 pha và 3 pha các tổng đài 250 000 000 Lắp đặt hệ thống báo động, báo cháy, dịch chuyển điều hoà 85 000 000 10 Công ty sữa Nestlé Việt Nam Chế tạo vòng gia nhiệt dây chuyền chế biến sữa tơi 71 000 000 Gia công hệ thông đường ống, van dây chuyền chế biến sữa tơi 22 000 000 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Công tác tổ chức có một vai trò quan trọng vì nó liên quan đến việc triển khai thực hiện tất cả các kế hoạch trong công ty. Để đạt được mục tiêu kế hoạch thì cần phải duy trì một cơ cấu vai trò, nhiệm vụ của mỗi bộ phận và các cá nhân trong công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp của các bộ phận khác nhau, có mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, có quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp khác nhau nhằm đảm bảo các chức năng quản lý và thực hiện các mục tiêu chung đã định. Đứng trước nhu cầu đòi hỏi phải thích ứng với nền kinh tế thị trường và cạnh tranh hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì cơ cấu tổ chức của công ty cũng có nhiều thay đổi. Bộ máy quản lý của công ty lúc đầu nhìn chung còn cồng kềnh và phức tạp nên chất lượng hiệu quả quản lý không cao. Hiện nay bộ máy quản lý đã có sự thay đổi, thực hiện chế độ quản lý gọn nhẹ đứng đầu là giám đốc công ty, sau đó là các phòng ban, các đại lý, kho, xưởng chế tạo, cuối cùng là các tổ thi công, bộ máy của công ty được thể hiện bằng sơ đồ sau: Giám đốc Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng Kt-tc Cửa hàng & đại lý Xưởng chế tạo Trung tâm bảo hành Tổ thi công N01 Tổ thi công N02 Tổ thi công N03 Kho Tổ thi công N04 Hình1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty - Giám đốc: Do công ty là công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên, do đó giám đốc do hội đồng thành viên và chủ tịch hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc công ty là người đại diện cho pháp nhân của công ty điều hành mọi hoạt động theo đúng chính sách và pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước và công ty về mọi hoạt động của công ty đến kết quả cuối cùng. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh toàn công ty, tìm hiểu và khảo sát thị trường để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch và điều chỉnh kinh doanh quý và năm, đưa ra các chiến lược thu hút khách hàng nhằm đánh bại các đối thủ cạnh tranh. - Phòng Kế toán – Tài Chính: Thực hiện các chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lý tài chính, kế toán của công ty, quản lý và theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của công ty. Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, tổng hợp và báo cáo lên cấp trên số liệu toàn công ty. - Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ cố vấn và chỉ đạo trực tiếp các vấn đề về kỹ thuật cho các bộ phận, phòng ban dưới để họ có thể làm việc đạt hiệu quả cao. - Các phòng ban chức năng: + Các của hàng và đại lý: Hiện tại công ty có hai cửa hàng và một đại lý đặt tại trụ sở của công ty, có nhiệm vụ bán hàng và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và tập thể khách hàng. + Xưởng chế tạo, Trung tâm bảo hành, Kho: Là nơi lắp đặt sửa chữa cải tạo máy móc thiết bị, bảo dưỡng bảo hành các sản phẩm và là nơi chứa các hàng hoá nhập về. + Tổ thi công: Là đơn vị thi công lắp đặt, thực hiện các nhiệm vụ của các cấp trên. - Đặc điểm của cơ cấu này: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty thuộc dạng cơ cấu tổ chức quản lý Chức năng. Cơ cấu này giúp giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao. Các bộ phận này sẽ trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc trong phạm vi chuyên môn của mình. Ưu điểm: Do có sự chuyên môn hoá trong quản lý nên chất mỗi loại quyết định tăng lên. Nhược điểm: Do mỗi người quản lý cấp dưới phải nhận mệnh lệnh từ nhiều người cấp trên nên có thể có sự không thống nhất giữa các quyết định. Các bộ phận chức năng có thể đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khó quy trách nhiệm khi có sai lầm. 1.5. Các bước tác nghiệp để hoàn thành một công trình ( Lắp đặt thiết bị máy điều hoà không khí tại các công trình của công ty) Công ty ứng dụng công nghệ Tiến Bộ có ưu thế và kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi, cải tạo, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống điều hoà không khí trung tâm, hệ thống điều hoà không khí cục bộ, hệ thống kho lạnh bảo quản… một số công trình do công ty tham gia như: Lắp đặt hệ thống điều hoà không khí, điều hoà trung tâm tại bưu điện tỉnh Hoà Bình, hệ thống điều hoà không khí tại Đài phát thanh truyền hình Hà Nội,… Để hoàn thành một công trình lắp đặt máy điều hoà không khí cho các bên đối tác, công ty phải thực hiện các bước tác nghiệp sau: Bước 1: Chuẩn bị - Sau khi ký kết hợp đồng với bên A, phòng kinh doanh sẽ làm lệnh giao cho đơn vị thi công, tiếp đó tổ chức giao nhận tuyến công trình. - Phòng kỹ thuật chuẩn bị tài liệu thiết kế. - Phòng kho của công ty căn cứ lệnh giao nhận nhiệm vụ và lệnh cấp hàng hoá cho đơn vị thi công. Bước 2: Thực hiện - Đơn vị thi công căn cứ tiến độ thi công, thực hiện đúng tiến độ thi công có vướng mắc gì phải báo cáo ngay. - Phòng kỹ thuật cử nhân viên kỹ thuật giám sát công trình, quản lý tiến độ. Bước 3: Khi công trình đã hoàn thành, đơn vị thi công phải lập hồ sơ nghiệm thu công trình, sau đó gửi trình giám đốc để nghiệm thu. Chuẩn bị Kết thúc Thực hiện Lập dự toán, làm điều động Nghiệm thu quyết toán công trình Lập kế hoạch, tiến độ thi công Thi công thoe tiến độ Cung cấp vật tư, tiền vốn Kiểm tra đôn đốc Chuẩn bị tài liệu thiết kế Chuẩn bị vật tư Chuẩn bị lao động Chuẩn bị tiến độ thi công Bước 1 Bước 3 Bước 2 Hình 1.2: Các bước tác nghiệp để hoàn thành một quy trình công nghệ lắp đặt máy điều hoà không khí Phần II Công tác kế toán Tại công ty ứng dụng công nghệ Tiến Bộ 2.1. Tình hình tổ chức kế toán tại công ty ứng dụng công nghệ tiến bộ 2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Giám đốc Kế toán Trưởng Kế toán hàng hóa và chi phí Kế toán tiền mặt và ngân hàng Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Qua sơ đồ tổ chức kế toán của công ty ta thấy hình thức kế toán tổ chức tại công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Với hình thức này phòng tài chính kế toán tại công ty có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tổng hợp báo cáo toàn công ty hạch toán độc lập, mỗi tháng, quý phải lập báo cáo gửi cho giám đốc Phòng kế toán của công ty gồm có một kế toán trưởng và 2 kế toán viên - Kế toán trưởng: Là người giúp giám đốc công ty chỉ đạo nghiệp vụ kế toán, giám sát tình hình sử dụng vốn và nội dung hạch toán trong nội bộ công ty. - Kế toán tiền mặt và ngân hàng: Quản lý sự vận động của khối lượng tiền mặt trong quá trình thanh toán của công ty, kế toán tiền lương theo dõi chấm lương và bảo hiểm, tiến hành phát lương cho cán bộ và nhân viên của công ty. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm theo dõi các chứng từ bao gồm giấy báo nợ, có của ngân hàng, sau đó ghi sổ chi tiết từng nghiệp. - Kế toán hàng hoá và chi phí: Theo dõi thu nhập các hoá đơn và lập thẻ kho tình hình nhập xuất hàng hoá. Tập hợp và ghi chép vào báo cáo chứng từ, sổ sách có liên quan tới chi phí kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.1.2. Hình thức và phương pháp kế toán. Công ty ứng dụng công nghệ Tiến Bộ áp dụng hình thức nhật ký chung. Đặc điểm của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để ghi theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế theo đúng mối quan hệ giữa kế toán và nhật ký chung, sau đó lưu vào sổ cái. Hình thức này có ưu điểm là ghi chép đơn giản, dễ làm, xong có nhược điểm lớn là hay bị trùng lặp. Chứng từ gốc Sổ NK đặc biệt Sổ thẻ KT chi tiết Sổ NK chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số Phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Hình 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 2.1.3. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty ứng dụng công nghệ Tiến Bộ * Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập với mục đích: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một kỳ hoạch toán. - Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình kết quả hoạt động của công ty, đánh giá thực trạng tài chính của công ty trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vào công ty của các hãng cung cấp, của các chủ nợ hiện tại và tương lai của công ty. * Báo cáo tài chính quy định cho công ty gồm 3 biểu mẫu báo cáo: Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01 – DN Bảng cân đối kế toán là báo cáo chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu B02 – DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của công ty, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện đối với nhà nước và các khoản phải nộp khác. Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của công ty, được lập để giải thích và bổ xung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. 2.2. Mục đích – ý nghĩa và nội dung của quản lý chi phí, giá thành dịch vụ 2.2.1. Mục đích, ý nghĩa. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, mục tiêu phấn đấu đều là: Tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở hợp pháp hoá sử dụng nguồn lực và luôn tối thiểu hoá chi phí (Kể cả trong ngắn hạn và dài hạn). Mặt khác đối với các doanh nghiệp dịch vụ mang tính chất phục vụ thì tối thiểu hoá chi phí là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động. Xét cho cùng mọi quyết định về hành vi của doanh nghiệp đều gắn với quyết định về chi phí. Việc lựa chọn phương án kinh doanh thực chất là lựa chọn các phương án sử dụng chi phí khác nhau. Mọi hoạt động cũng như các quá trình diễn ra trong sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp đều được phản ánh thông qua chi phí. Tóm lại, quản lý chi phí SXKD giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đảm bảo duy trì một chế độ chỉ tiêu hợp lý, tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn lực, tránh lãng phí nhằm tối thiểu hoá chi phí, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của quản lý chi phí tại doanh nghiệp. 2.2.2. Nội dung. Công tác quản lý chi phí và giá thành ở công ty bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Xây dựng các định mức tiêu hao nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tham gia vào việc lựa chọn các quyết định về phương án kinh doanh để tối thiểu hoá chi phí. - Dự toán chi phí. - Xác định giá thành toàn bộ và giá thành đơn vị dịch vụ. - Xây dựng và áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành dịch vụ. - Quản lý việc thực hiện các định mức chỉ tiêu. - Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ. - Phân tích chi phí và giá thành dịch vụ của công ty trong kỳ kế hoạch. 2.3. Sự hình thành và phân loại chi phí 2.3.1. Một số khái niệm. Chi phí: Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định trong không gian hoặc thời gian xác định. Đầu vào của sản xuất: Là tất cả những yếu tố sản xuất của bất kỳ mặt hàng hoặc dịch vụ nào dùng để sản xuất ra đầu ra. Đầu vào cố định: Là đầu vào mà mức độ sử dụng không thể thay đổi một cách dễ dàng. Đầu vào biến đổi: Là đầu vào mà mức độ sử dụng của nó có thể thay đổi một cách dễ dàng để thích ứng với những mong muốn thay đổi trong sản xuất. Yếu tố sản xuất cố định: Là yếu tố có mức đầu vào không thể thay đổi. Yếu tố sản xuất biến đổi: Là yếu tố có mức đầu vào có thể thay đổi dễ dàng. Dài hạn: Là giai đoạn đủ dài để một doanh nghiệp có thể điều chỉnh tất cả các loại đầu vào một cách tối ưu theo sự thay đổi của điều kiện sản xuất. Ngắn hạn: Là giai đoạn mà trong đó doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh được một phần nào đó đối với tất cả các yếu tố đầu vào của mình theo sự thay đổi của điều kiện sản xuất. Chi phí dài hạn: Là chi phí tối thiểu cho việc sản xuất ra một mức sản lượng khi doanh nghiệp sản xuất chỉ có khả năng điều chỉnh các yếu tố đầu vào một cách tối ưu. Chi phí ngắn hạn: Là chi phí tối thiểu cho việc sản xuất ra một mức sản lượng khi doanh nghiệp sản xuất chỉ có khả năng diều chỉnh một trong số các yếu tố dầu vào một cách tối ưu. Chi phí cơ hội: Là khoản bị mất mát do không sử dụng nguồn lực (Lao động hoặc vật chất) theo phương thức sử dụng tối ưu nhất. Chi phí cơ hội gắn liền với độ nhạy của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó khi lựa chọn phương án đầu tư nên chọn dự án có độ nhạy thấp (mức độ ổn định của dự án cao). 2.3.2. Sự hình thành và phân loại chi phí. * Sự hình thành chi phí: Chi phí của doanh nghiệp được hình thành và có thể mô phỏng như sau: Các tổn phí để tạo cơ hội kinh doanh Đầu tư vào kinh doanh Quá trình kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động Lao động CP khấu hao CP vật tư CP tiền lương Hình 2.3: Mô phỏng quá trình hình thành chi phí của doanh nghiệp Qua sơ đồ ta thấy: Chi phí của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở: - Sự hao mòn của máy móc thiết bị, phương tiện (công cụ lao động, vốn cố định, đầu vào cố định). - Quá trình chuyển đổi giá trị của đối tượng lao động và giá trị dịch vụ tiêu hao vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu. - Hao phí lao động sống được chuyển hoá thành tiền lương trong chi phí kinh doanh. - Các tổn phí trong quá trình kinh doanh dịch vụ. * Phân loại chi phí: Tuỳ theo mục đích của quản lý mà doanh nghiệp có thể phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số phương pháp phân loại thông dụng: • Theo nội dung kinh tế: Mỗi nhóm chi phí đặc trưng cho một yếu tố đầu vào và các chi phí trong cùng một nhóm có cùng ý nghĩa về mặt kinh tế trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Cách phân loại này phục vụ cho mục đích phân tích lựa chọn các phương án kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào cũng như đánh giá trình độ quản lý, trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất. • Theo mối quan hệ với sản lượng của chi phí: Toàn bộ chi phí cho hoạt động kinh doanh được phân ra: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. • Theo các giai đoạn của quá trình kinh doanh: Cách phân loại thường được sử dụng để dự toán nhu cầu về tài chính cũng như để phân tích sự quay vòng của chi phí. • Theo nghiệp vụ kinh doanh: Theo cách phân loại này, chi phí trong cùng một nhóm bất kể là chi phí gì đều phục vụ cho một loại hoạt động (hay nghiệp vụ ) kinh doanh nhất định. • Theo địa điểm phát sinh chi phí: Cách phân loại này là để phục vụ cho công tác hạch toán nội bộ trong công ty. Theo cách phân loại này các chi phí ở cùng một nhóm đều phục vụ cho cùng một đối tượng kinh doanh trong công ty bất kể đó là chi phí gì. • Theo phương pháp phân bổ chi phí: Toàn bộ chi phí được phân ra: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. • Theo thời điểm chi: - Chi phí trích trước: Là những khoản chi phí chưa phải chi nhưng được trích trước để tạo nguồn. - Chi phí chờ phân bổ: Là những khoản chi phí đã phát sinh nhưng nguồn chi cần được huy động ở các thời kỳ sau. Cách phân loại này phục vụ cho công tác quản lý tốt hơn. • Theo các khoản mục chi phí: Các chi phí ở trong cùng một khoản mục đều phục vụ cho một mục đích chi. Cách phân loại này để phục vụ hạch toán giá thành theo hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán. Về nguyên tắc các khoản mục càng nhiều thì hạch toán càng chính xác và chi tiết nhưng đồng thời rất phức tạp cho nghiệp vụ thống kê kế toán, do đó khi phân loại chi phí theo khoản mục cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Số khoản mục đủ để phân tích, hạch toán giá thành theo mức độ tin cậy cần thiết. Tiện lợi cho việc hạch toán thống kê, hạch toán kế toán và hạch toán nghiệp vụ. Các khoản chi phí được tách thành khoản mục độc lập, phải có tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí. 2.4. Giá thành sản phẩm dịch vụ và phân loại giá thành 2.4.1. Khái niệm và phân loại giá thành. Giá thành sản phẩm: Là hao phí lao động sống và lao động vật hoá được kết tinh trong một đơn vị sản phẩm và được biểu thị bằng đơn vị tiền tệ. Giá thành là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng, nó phản ánh tổng hợp mọi kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Bởi lẽ mọi ưu nhược điểm trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đều được phản ánh vào giá thành. Không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành là biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận và nguồn tích luỹ cho doanh nghiệp, cho ngân sách nhà nước, từ đó mở rộng quy mô sản xuât kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên. Để phục vụ cho tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh công ty thường sử dụng một số loại giá thành như sau: - Giá thành kế hoạch: Được xây dựng trên cơ sở dầu vào là các yếu tố (số liệu) dự kiến hoặc dự báo. Nó thường dùng làm công cụ kiểm tra thực tế thực hiện. - Giá thành dự toán: Là một loại giá thành tính trước nhưng thường là giá thành không đầy đủ vì nó được xây dựng trên cơ sở định mức dự toán các khoản chi phí chủ yếu chưa xét đầy đủ tất cả các khoản chi phí. Giá thành dự toán được sử dụng dự toán nhu cầu về tài chính. - Giá thành hạch toán nội bộ: Được xây dựng để thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ trong doanh nghiệp. Thông thường giá thành này chỉ xét đến các khoản chi phí trực tiếp phát sinh từ bộ phận đó và một phần chi phí do phân bổ, bởi vậy nó là giá thành không đầy đủ. - Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở định mức lao động, vật tư, tài chính hiện hành. 2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của công ty ứng dụng công nghệ Tiến Bộ. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá thành của công ty có thể phân làm 2 nhóm chính. Đó là: • Nhóm các yếu tố khách quan: Đó là các yếu tố đặc trưng cho môi trường kinh doanh chính là cơ chế chính sách của nhà nước như: chế độ về thuế, lệ phí, chế độ bảo hiểm, chế độ khấu hao… • Các yếu tố chủ quan: Là những yếu tố hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của công ty đó là: - Loại hàng hoá và chất lượng hàng hoá. - Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động cho việc sửa chữa bảo dưỡng, dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật. 2.5. Phương pháp xác định chi phí và giá thành của công ty ứng dụng công nghệ Tiến Bộ Để hạch toán chi phí và giá thành dịch vụ, công ty sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên dù hạch toán theo phương pháp nào cũng đều tuân thủ các bước như quy trình sau: Dự toán chi phí kinh doanh Phân loại chi phí kinh doanh Số liệu hạch toán kế toán, thống kê, nghiêp vụ Các khoản chi phí trực tiếp Các khoản chi phí cần phân bổ Phân bổ chi phí Tính giá thành từng loại dịch vụ Phân tích đánh giá cân đối chi phí, giá thành Hình 2.4: Qui trình hạch toán chi phí và giá thành dịch vụ Chi phí có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau bởi vậy hạch toán giá thành cũng có thể theo nhiều phương pháp khác nhau. Hạch toán giá thành theo chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: Theo phương pháp này, trước hết cần tập hợp toàn bộ các loại chi phí sau đó phân ra các loại chi phí trực tiếp (Có thể hạch toán cho loại dịch vụ này hay dịch vụ khác) và các loại chi phí gián tiếp có liên quan đồng thời đến nhiều loại dịch vụ của công ty, bởi vậy nó được tính vào giá thành của từng loại dịch vụ thông qua việc phân bổ. Muốn phân bổ trước hết phải chọn tiêu thức phân bổ. Phương pháp này thường dùng để hạch toán giá thành thực tế và giá thành hạch toán nội bộ. 2.6. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ 2.6.1. Kế toán chi phí dịch vụ theo phương pháo kê khai thường xuyên. Chi phí NVLTT (Nguyên vật liệu trực tiếp): Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT ) bao gồm: - Trị giá vật liệu sử dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh dịch vụ: - Kế toán CPNVLTT được phản ánh trên tài khoản (TK) 621 TK 621 Nợ Có Tập hợp trị giá NVL sử dụng phục vụ cho hoạt động KDDV Kết chuyển chi phí NVLTT sang TK liên quan đến tính giá thành sản phẩm Không có số dư - Khi xuất nguyên vật liệu phụ trực tiếp cho kinh doanh: Nợ TK 621 Trị giá NVL xuất dùng Có TK 152 - Trường hợp mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào bộ phận sử dụng phục vụ cho kinh doanh dịch vụ (không qua nhập kho). + Đối với hoạt động KDDV chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 621 Giá mua của nguyên vật liệu chưa có thuế Nợ TK 1331 Thuế VAT đầu vào Có TK 111, 112, 331 Tổng số tiền trực tiếp không chịu thuế VAT. + Sử dụng phục vụ Nợ TK 621 Trị giá NVL gồm cả thuế Có TK 111, 112, 331 + Trường hợp NVL không sử dụng hết đem nhập kho Nợ TK 152 Trị giá NVL nhập kho Có TK 621 Cuối tháng kết chuyển khoản CPNVLTT sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Nợ TK 154 Chi phí NVL trực tiếp không có thuế Có TK 621 Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Bao gồm tiền lương phải trả cho nhân viên trực tiếp KDDV và các khoản tính trích theo lương ghi vào chi phí theo quy định (chi phí công đoàn, bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế). Kế toán CPNCTT được phản ánh trên TK 622. TK 622 Khoản chuyển CPNCTT sang tài khoản liên quan để tính giá thành Tợp hợp CPNCTT - Khi tính tiền lương phải trả cho cán bộ, nhân viên trực tiếp KDDV: Nợ TK 622 Có TK 334 - Khi tính khoản phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ghi vào chi phí theo quy định: Nợ TK 622 (19% tổng mức lương) Có TK 3382 Khoản phí công đoàn 2% Có TK 3383 BHXH 15% Có TK 3384 BHYT 2% Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT sang tài khoản TK 154 Nợ TK 154 Chi phí NCTT Có TK 622 Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung trong công ty bao gồm chi phí nhân viên quản lý của các tổ, chi phí công cụ… chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, nước, điện thoại…) và các phí phải nộp, các khoản chi phí bằng tiền khác. Kết chuyển CPSXC sang tai khoản liên quan để tính giá thành Tập hợp CPSXC Nợ Có TK 627 Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) được phản ánh trên TK 627 như ở sơ đồ minh hoạ trên. Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung CPSXC Nợ TK 627 Có TK 334, 338 153,142 Chi phí trả trước 214 Hao mòn tài sản cố định - Tập hợp có các khoản phí, lệ phí phải nộp trong quá trình kinh doanh. Nợ TK 627 Có TK 333 Tài khoản TK 333: thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước nói chung. - Đối với các khoản chi phí mua ngoài phục vụ trực tiếp cho hoạt động KDDV thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo khấu trừ. Nợ TK 627 Phí dịch vụ mua ngoài chưa có thuế Nợ TK 133 Thuế VAT… Có TK 111, 112, 331 Tổng số tiền trực tiếp cho bên cấp (cả thuế). - Các khoản dịch vụ mua ngoài phục vụ cho HĐKD không thuộc đối tượng chịu thuế VAT: Nợ TK 627 Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm cả thuế Có TK 111,112,331 Cuối kỳ kế toán chuyển sang TK 154: Nợ TK 154 Chi phí SXC Có TK 627 Tổng hợp chi phí và kết chuyển giá thành dịch vụ: Theo phương pháp kê khai thường xuyên việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thể hiện trên TK 154 (CPSXKD dở dang): TK 621 Nợ Có Tổng hợp chi phí dịch vụ phát sinh trong kỳ Giá thành thực tế của sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành Dư nợ: Chi phí dịch vụ dở dang Cuối tháng kế toán tổng hợp chi phí dịch vụ phát sinh trong tháng: Nợ TK 154 Chi phí NVLTT Có TK 621 Nợ TK 154 Chi phí NCTT Nợ TK 154 Chi phí SXC TK 154 không chỉ dùng riêng cho kinh doanh dịch vụ mà còn sử dụng trong các ngành khác. Khi tính được giá thành thực tế của dịch vụ đã hoàn thành: Nợ TK 621 Có TK 157 Nợ TK 632 Có TK 154 2.6.2. Kế toán dịch vụ theo phương pháp kê kiểm kê định kỳ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) Cuối kỳ sau khi kiểm kê xác định giá trị nguyên vật liệu (NVL) còn lại, kế toán tính và chuyển giá trị NVL xuất dùng phục vụ trực tiếp cho kinh doanh dịch vụ. Nợ TK 621 Trị giá NVL xuất dùng Có TK 611 Kế toá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC588.doc
Tài liệu liên quan