LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I : Khái quát chung về công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 2
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 2
II.Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Sông Đà 11. 3
1. Mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty: 3
2. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý đến năm 2005: 4
III.Chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng trong công ty: 6
1. Phòng tổ chức hành chính: 6
2. Phòng thị trường: 7
3. Phòng tài chính kế toán: 11
4. Phòng kỹ thuật – vật tư - cơ giới: 13
5. Phòng kinh tế – kế hoạch: 17
PHẦN II : Thực trạng công tác đầu tư tại công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11. 24
I.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 1996 đến nay: 24
1.Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 1996 – 2000: 24
2.Tình hình sản xuất kinh doanh hai năm 2001 – 2002 trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. 27
II.Vốn và nguồn vốn đầu tư: 28
1.Vốn đầu tư tính đến cuối kỳ (31/12): 28
2.Nguồn vốn: 30
III.Phương pháp lập dự án đầu tư vận dụng tại công ty: 30
1.Dự án đầu tư có xây dựng cơ bản: 31
2.Các dự án nhỏ có quy mô dưới 500 tr đồng: 34
3.Các dự án mua sắm thiết bị hàng hoá: 34
IV.Công tác tiếp thị đấu thầu: 34
1.Tình hình thực hiện tiếp thị đấu thầu qua các năm: 34
2.Kế hoạch tiếp thị đấu thầu năm 2003: 35
V.Nội dung và phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty. 36
1.Kết quả hoạt động đầu tư: 36
2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư: 38
VI.Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư tại công ty: 40
1.Tình hình tổ chức quản lý hoạt động đầu tư tại công ty: 40
2.Công tác kế hoạch hoá đầu tư tại công ty: 42
VII.Những thuận lợi, khó khăn trong giai đoạn từ nay đến năm 2005: 43
1.Thuận lợi: 43
2.Khó khăn: 44
PHẦN III : Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư tại công ty 46
I.Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty từ nay đến năm 2005: 46
1.Định hướng: 46
2.Mục tiêu: 46
3.Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2005: 47
4.Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh: 49
II.Các giải pháp về công tác đầu tư và một số giải pháp khác: 50
KẾT LUẬN 58
Mục lục 59
60 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của công ty xây lắp năng lượng sông Đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan của Nhà nước, dựa vào đơn giá công trình, hướng dẫn các đơn vị trong công tác lập dự toán, thanh toán từng công trình. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng, áp dụng các định mức đơn giá mới để đưa vào tính toán, thanh toán từng công trình.
Hướng dẫn các đơn vị xây dựng, áp dụng các định mức đơn giá mới để đưa vào tính toán trong các dự toán, nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư.
Tham gia trình duyệt các dự toán thanh toán các công trình chỉ định thầu như: thuỷ điện Yaly, thủy điện Cần Đơn, thuỷ điện Nà Lơi, thuỷ điện Ry Ninh II, thuỷ điện Nà Hang, Sê San 3,
Giao chỉ tiêu thu vốn hàng tháng cho các đơn vị và đôn đốc các xí nghiệp, chủ công trình nghiệm thu thu hồi vốn.
Tính toán chi phí giá thành của từng công trình để từ đó tham mưu với Giám đốc công ty khoán cho các chủ công trình, các đơn vị trực thuộc tỷ lệ % trích nộp công ty, đối với công trình khoán gọn đảm bảo chế độ hạch toán kinh doanh có lãi. Theo dõi và xác nhận giá trị thực hiện hàng tháng, quý, năm để phục vụ cho việc thanh quyết toán nội bộ với các công trình, đội trực thuộc công ty.
Cùng với các phòng ban xây dựng kế hoạch giá thành và giao khoán cho các đơn vị trực thuộc theo tưngf công trình hoặc theo từng tháng, quý, năm. Phân tích hoạt động kinh tế của toàn công ty theo định kỳ, tham mưu với lãnh đạo đơn vị chấn chỉnh kịp thời các đơn vị làm ăn thua lỗ hoặc không thực hiện đúng các quy định về công tác quản lý kinh tế của công ty gây thiệt hại về kinh tế của đơn vị.
Tham gia xây dựng định mức đơn giá nội bộ. Phối hợp với các phòng chức năng kiểm tra việc thực hiện đơn giá, định mức nội bộ của các đơn vị trực thuộc.
Theo dõi, kiểm tra, thẩm định các dự toán sửa chữa lớn các tài sản, nhà cửa vật kiến trúc của các đơn vị trực thuộc trình Giám đốc công ty phê duyệt. Đồng thời quyết toán công tác sửa chữa lớn của công ty và các đơn vị trực thuộc.
Phối hợp với phòng tài chính kế toán theo dõi công tác thanh toán, thu hồi vốn hàng tháng, quý của các đơn vị trực thuộc và công ty, cùng các phòng liên quan khác đề ra các biện pháp thực hiện. Tham gia nghiệm thu, lâp phiếu giá thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư.
Thẩm định các phiếu giá đối với các hợp đồng công ty ký kết với các đối tác bên ngoài ( các B phụ ) trình Giám đốc công ty phê duyệt, chuyển phòng tài chính kế toán để thanh toán.
Đối với các dự án công ty quản lý tái đầu tư thiết bị xe máy, sửa chữa lớn tài sản thiết bị, nhà xưởng, thẩm định phiếu giá do đơn vị lập để trình Giám đốc công ty phê duyệt và chuyển phòng tài chính kế toán để thanh toán.
Giải quyết các vướng mắc về kinh tế, thanh toán giữa các đơn vị nội bộ công ty.
Lập hồ sơ mời thầu cung cấp vật tư thiết bị cho các dự án, các công trình đơn vị mua sắm phục vụ thi công và đầu tư xây dựng cơ bản của công ty theo phân cấp có giá trị < 1 tỷ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức đấu thầu mua vật tư, thiết bị sau khi hồ sơ mời thầu được phê duyệt. Chủ trì trong công tác chấm thầu, lựa chọn nhà cung cấp. Soạn thảo quyết định trúng thầu, thông báo trúng thầu và thương thảo hợp đồng trình Giám đốc công ty ký kết.
Hướng dẫn theo dõi kiểm tra việc tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư vật liệu, thiết bị để xây dựng công trình mà các đơn vị thi công. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua sắm vật tư, vật liệu toàn công ty, hàng quý báo cáo Giám đốc công ty.
Cùng các phòng và các đơn vị liên quan tính toán giá cho các thiết bị xe máy thanh lý không cần dùng, vật tư phụ tùng tồn kho không sử dụng.
Thường xuyên rà soát, bổ sung kiện toàn các văn bản quy định về phân cấp quản lý kinh tế của công ty cho các đơn vị trực thuộc để bổ sung chấn chỉnh kịp thời các đơn vị trực thuộc.
5.2.3 Công tác hợp đồng kinh tế:
Dự thảo và đàm phán hoặc phối hợp thoả thuận đàm phán để lãnh đạo công ty ký kết tất cả các hợp đồng kinh tế theo phân cấp bao gồm: nhận thầu xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng trong và ngoài nước, bảo hiểm công trình, bảo hiểm vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, giám định thiết bị, hợp đồng kinh tế với các đơn vị nội bộ công ty,
Làm thủ tục uỷ quyền thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy chế quản lý hợp đồng của công ty.
Tổ chức theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng
5.2.4 Công tác hợp đồng kinh tế:
Dự thảo và đàm phán hoặc phối hợp thoả thuận đàm phán để lãnh đạo công ty ký kết tất cả các hợp đồng kinh tế theo phân cấp bao gồm: nhận thầu xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng trong và ngoài nước, bảo hiểm công trình, bảo hiểm vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, giám định thiết bị, hợp đồng kinh tế với các đơn vị nội bộ công ty.
Làm thủ tục uỷ quyền thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy chế quản lý hợp đồng của công ty.
Tổ chức theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng kinh tế mà công ty ký kết để đảm bảo tiến độ xây lắp và mua sắm thiết bị công nghệ, thiết bị xe máy phục vụ cho hoạt động SXKD đảm bảo kế hoạch đề ra. Báo cáo thường xuyên, đột xuất để lãnh đạo công ty kịp thời xử lý.
Tổ chức việc theo dõi thực hiện và thanh lý khi thực hiện xong các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết.
Soạn thảo các hợp đồng giao khoán nội bộ với chủ công trình hoặc các đơn vị trực thuộc để trình Giám đốc ký kết thực hiện theo đúng quy định của Tổng công ty về công tác hách toán kinh doanh đối với từng công trình.
Thu thập thông tin thị trường giá cả mua bán vật tư phục vụ thi công các công trình hoặc đầu tư máy móc thiết bị cho các đơn vị để tham mưu với hội đồng giá công ty phê duyệt giá hoặc phê duyệt hợp đồng mua bán vật tư cho các đơn vị trực thuộc.
Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Nhà nước, các quy định của Tổng công ty, công ty thường xuyên kiểm tra phát hiện và kịp thời chấn chỉnh việc ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế của các đơn vị trực thuộc. Nếu phát hiện các hợp đồng kinh tế sai với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của công ty và Tổng công ty báo cáo ngay với Giám đốc công ty để xử lý.
Soạn thảo các văn bản về phân cấp công tác quản lý hợp đồng kinh tế giữa công ty và các đơn vị trực thuộc, đồng thời theo dõi đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các đơn vị cơ sở.
Quản lý lưu trữ các hợp đồng kinh tế theo quy định phân cấp về công tác quản lý ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế của Giám đốc công ty.
Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế trong toàn công ty hàng tháng, quý, năm báo cáo Giám đốc công ty và Tổng công ty.
5.2.5 .Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản:
Căn cứ định hướng phát triển SXKD của đơn vị và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, trên cơ sở cân đối lực lượng trang thiết bị hiện có kết hợp với phòng thị trường để xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư máy móc thiết bị thi công trình Tổng công ty phê duyệt theo kế hoạch năm.
Quản lý các định mức đơn giá và tổng dự toán dự án đầu tư. thường xuyên kiểm tra, xem xét phát hiện các vấn đề phát sinh khi thực hiện dự án và đề ra phương án để báo cáo Giám đốc công ty xử lý.
Soạn thảo quyết định phê duyệt đầu tư các máy móc thiết bị thi công, các dự án nhỏ theo phân cấp của Tổng công ty trình Giám đốc công ty phê duyệt.
Kết hợp với các phòng ban lập các thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư theo từng dự án. phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành dự án sau khi dự án đI vào khai thác sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc đầu tư.
Hướng dẫn nghiệp vụ các đơn vị thực hiện công tác đầu tư thiết bị thi công và đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước, Tổng công ty và công ty.
Phần II
Thực trạng công tác đầu tư
tạI công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11.
I.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 1996 đến nay:
1.Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 1996 – 2000:
Trong những năm 1996 – 2000 công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 tập trung chủ yếu vào xây lắp các hạng mục điện, nước tại công trình thuỷ điện Ialy, thuỷ điện Sông Hinh và tổ chức quản lý vận hành hệ thống điện, nước thông tin tại công trình thuỷ điện Ialy, thuỷ điện Cần Đơn. Tiếp thị đấu thầu thi công xây lắp một số công trình điện nước theo chuyên ngành, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính trong từng năm như sau:
Đơn vị tính : triệu đồng
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
I
Tổng giá trị SXKD
49224
52352
48537
38997
68153
Tốc độ tăng trưởng (%)
106%
93%
80%
175%
1
Giá trị sản lượng xây lắp
28097
25154
23174
22597
47038
Tỷ lệ XL/tổng giá trị SXKD (%)
57%
48%
48%
57%
69%
+ Các công trình giao thầu
22797
13037
9423
8366
9105
Tỷ lệ trong xây lắp (%)
81%
52%
41%
44%
19%
+ Các công trình đấu thầu
5300
12117
13751
14631
37933
Tỷ lệ trong xây lắp (%)
19%
48%
59%
64%
81%
2
Sản lượng kinh doanh điện
15427
23522
22388
12347
12917
Tỷ lệ KD điện/tổng giá trị SXKD (%)
31%
45%
46%
33%
19%
3
Sản lượng SXCN và SX khác
5700
3676
2975
4052
8198
Tỷ lệ /tổng giá trị SXKD (%)
12%
7%
6%
10%
12%
II
Tổng giá trị đầu tư
65
79
449
521
9686
( trong đó NMCK 6,7 tỷ đồng )
III
Các chỉ tiêu tài chính
1
Tổng doanh thu
43792
48354
57248
24808
48463
Trong đó: doanh thu xây lắp
22845
21156
31788
9297
27204
2
Lợi nhuận thực hiện
672
1199
116
1496
126
3
Các khoản nộp Nhà nước
1089
1194
1433
930
1737
Trong đó: nộp ngân sách
906
1115
954
750
1380
4
TSCĐ bình quân tính khấu hao
9577
10262
3205
11247
13100
- TS thuộc ngân sách
2542
2387
1888
1300
2906
- TS thuộc vốn tự bổ sung
3281
3153
927
3011
3393
- TS thuộc vốn tín dụng và vốn khác
3754
4722
389
6936
6801
5
Số tiền khấu hao TSCĐ
1643
825
426
1247
1108
- Khấu hao cơ bản
1643
825
426
1247
1108
6
TSCĐ đến cuối năm
- Nguyên giá TSCĐ đến cuối năm
11227
12028
8188
8426
38397
- Giá trị TSCĐ còn lại đến cuối năm
7375
7350
3085
3178
15851
IV
Lao động và tiền lương
- Tổng số CBCNV
724
600
599
783
1065
- Lương BQ/người/tháng (1000đ)
680
801
832
607
770
*). Những kết quả đạt được trong 5 năm 1996 – 2000 đó là:
Từ một đơn vị làm công tác phục vụ xây lắp các hạng mục tập trung tại các công trình Tổng công ty giao là: thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Yaly, Sông Hinh, công ty từng bước tiếp cận và thích ứng với nền kinh tế thị trường nhận thầu xây lắp nhiều công trình khác nhau, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, tính chất thi công phức tạp cụ thể là:
+ Xây lắp trạm 220 kv việt Trì.
+ Lắp đặt điện nước, cứu hoả nhà máy kính nổi Đáp Cầu.
+ Lắp đặt điện, xưởng sản xuất đóng tàu Thăng Long.
+ Lắp đặt thiết bị trạm 220kv Tràng Bạch.
+ Xây dựng trạm 220 kv Sóc Sơn.
+ Xây lắp đường dây 220 kv Phả Lại – Bắc Giang.
+ Lắp đặt điện, nước khách sạn Daewoo.
+ Xây dựng bể sử lý nước thải Khu chế xuất Nội Bài.
+ Lắp đặt hệ thống điện nhà máy xi măng Sài Sơn.
+ Lắp đặt hệ thống nước nhà máy nước Hà Đông.
+ Lắp đặt hệ thống điện nước khách sạn Hồ Tây.
Giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh những năm trước đây từ đơn vị chủ yếu làm các công trình đưọc giao thầu đến nay đã tăng dần tỷ trọng các công trình đấu thầu. Cụ thể giá trị thực hiện xây lắp các công trình đấu thầu hàng năm tăng từ 10,7% năm 1996 đến năm 2000 đạt 55,6% so với tổng giá trị sản xuất kinh doanh.
Công ty cơ bản giải quyết công ăn việc làm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên sau những công trình lớn như thuỷ điện Ialy, Sông Hinh. Trình độ quản lý của cán bộ trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao. Số lượng công nhân tăng lên thêm về số lượng và trình độ bậc thợ. Cụ thể như năm 1996 có 549 công nhân trong đó thợ bậc 4 trở lên 190 người; năm 2000 có 748 công nhân trong đó thợ từ bậc 4 trở lên là 258 người. Công ty đã tự đào tạo và gửi đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cán bộ công nhân viên với số lượng cụ thể là:
+ Cử 15 cán bộ tham gia học các lớp về quản lý dự án đấu thầu, quản lý kinh tế do Tổng công ty tổ chức.
+ Lựa chọn và cử đi học 2 lớp đường dây va trạm với số lượng 70 người,
Những năm trước công ty có rất ít máy móc thiết bị và công cụ thi công, hầu hết là thiết bị được trang bị từ thuỷ điện Hoà Bình, công ty đã đầu tư thêm được một số thiết bị thi công chuyên dùng hiện đại với tổng số vốn đầu tư thiết bị máy móc thừ năm 1996 – 2000 là 16,5 tỷ đồng.
Trong 5 năm qua, tuy có những lúc gắp khó khăn về sản xuất, nhưng năm 2000 sản lượng đã tăng gấp 1,38 lần so với sản lượng năm 1996, tăng trưởng bình quân hàng năm là 5%/năm. ( Năm 1996 thực hiện 492 tỷ đồng; Năm 2000 thực hiện 68,1 tỷ đồng ).
2.Tình hình sản xuất kinh doanh hai năm 2001 – 2002 trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2001 và 2002 được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
Đơn vị tính: triệu đồng.
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm 2001
Năm 2002
I
Tổng giá trị SXKD
113797
219968
Tốc độ tăng trưởng (%)
193%
1
Giá trị kinh doanh xây lắp
70012
164509
Tỷ lệ XL/tổng GTSXKD (%)
2
Giá trị kinh doanh SXCN
1281
25212
Tỷ lệ/tổng GTSXKD (%)
3
Giá trị KDSP, bán SPPVXD
5595
15489
Tỷ lệ/tổng GTSXKD (%)
4
Kinh doanh điện và vật tư
14423
14757
Tỷ lệ/tổng GTSXKD (%)
II
Tổng giá trị đầu tư
2816
12780
III
Các chỉ tiêu tài chính
1
Tổng doanh thu
89717
204432
2
Nộp ngân sách
2428
9488
3
Lợi nhuận thực hiện
550
8366
IV
Lao động và tiền lương
1
Tổng số CBCNV
1357
2050
2
Lương BQ/người/tháng (1000đ)
886
1184
Như vậy, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 1996 – 2002 mặc dù có những biến động thăng trầm nhưng có chiều hướng gia tăng chung. Trong đó, phảI kể đến giá trị sản xuất xây lắp, sản lượng kinh doanh điện, sản lượng kinh doanh công nghiệp và sản xuất khác. Tình hình đầu tư của công ty cũng gia tăng ( năm 1996 đạt 65 triệu đồng, năm 2002 đạt 15.489 triệu đồng ) tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
II.Vốn và nguồn vốn đầu tư:
1.Vốn đầu tư tính đến cuối kỳ (31/12) như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Chỉ tiêu
Vốn CĐ
1762
1867
1451
1263
2910
1692
2820
Vốn LĐ
1677
1091
2037
658
2709
2073
5406
Vốn vay
10297
11234
9263
8325
10206
18231
32150
Tổng số
13736
14192
12751
10246
15825
21996
40376
Nhìn vào bảng trên cho chúng ta thấy, trong cơ cấu tổng vốn kinh doanh của công ty từ năm 1996 – 2002 thì vốn vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm từ 80 – 90% tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên trong các năm 1996, 1997 và giảm xuống trong các năm 1998, 1999. Sau đó lại tăng trở lại và tăng vọt trong năm 2002. Năm 98, 99 nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh giảm là do có sự ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 97 tác động vào nền kinh tế trong nước và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Cũng từ bảng trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng vốn vay lớn hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng vốn cố định và vốn lưu động. Điều này cho thấy nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án tăng lên rất nhanh, đặc biệt là năm 2002 khi công ty tham gia vào các dự án có tầm cỡ như dự án Sê San và Sê San 3A,...
2.Nguồn vốn:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Chỉ tiêu
Vốn ngân sách
3435
3374
3095
2621
3535
4921
6127
Vốn tự bổ sung
4459
6437
2370
1830
3175
6742
10157
Vốn huy động các nguồn khác
534
534
534
534
534
534
534
Tổng vốn
8428
10346
5999
4986
8210
12197
16836
Nguốn vốn của công ty bao gồm:
Vốn ngân sách
Vốn tự bổ xung
Vốn huy động các nguồn khác.
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư của công ty có xu hướng tăng trong các năm 1996 – 2002 mặc dù có sự biến động nhỏ giảm xuống trong các năm 98, 99 do chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế khu vực và thế giới.
Về cơ cấu nguồn vốn: nhìn chung nguồn vốn tự bổ xung ( bao gồm vốn tổng công ty cấp và vốn tự có của công ty ) chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng 30 – 45% tổng nguồn vốn. Và thấp nhất là nguồn vốn huy động huy động từ các nguồn vốn khác, chỉ chiếm vỏn vẹn khoảng 3 – 5% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty.
III.Phương pháp lập dự án đầu tư vận dụng tại công ty:
Để có được một dự án đầu tư, trình tự các bước thực hiện dự án đầu tư của công ty được thực hiện như sau:
Nghiên cứu cơ hội đầu tư
(nhận dạng dự án)
Nghiên cứu khả thi
Thực hiện dự án
Vận hành khai thác
Đánh giá sau dự án
Kết thúc dự án
Xây dựng
Thiết kế
Các bước cơ bản để lập một dự án đầu tư phụ thuộc vào chủng loại dự án và được phân thành các nhóm loại dự án sau:
Các dự án đầu tư có xây dựng cơ bản
Các dự án nhỏ có quy mô dưới 500 tr đồng
Các dự án mua sắm thiết bị hàng hoá.
Các dự án trình duyệt lại do thay đổi mục tiêu - điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
1.Dự án đầu tư có xây dựng cơ bản:
Đối với các dự án đầu tư có xây dựng cơ bản có trình tự lập dự án được phân chia làm các chương và có nội dung như sau:
Chương I: Tên chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, fax.
Chương II: Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
Trong chương này, cần phải nêu được các căn cứ sau:
Một là, xuất xứ và các căn cứ pháp lý bao gồm các quy định văn bản, nghị quyết của Bộ chủ quản, kế hoạch của công ty và Tổng công ty giao, chủ trương và chương trình phát triển của công ty và Tổng công ty, mà dự án được thực hiện liên quan đến.
Hai là, nguồn gốc và tài liệu sử dụng: các tài liệu thông tin về thị trường, tài chính, công nghệ và các vấn đề khác mà dự án có liên quan.
Ba là, phân tích các kết quả điều tra cơ bản về tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội, môi trường. Từ đó, phân tích đánh giá các tác động thuận lợi hay khó khăn của các yếu tố đó với dự án.
Bốn là, các chính sách kinh tế xã hội, các mục tiêu phát triển của Tổng công ty hiện nay.
Năm là, các đặc điểm về quy hoạch phát triển kinh tế.
Sáu là, căn cứ vào mục tiêu đầu tư: tiêu dùng trong nội bộ Tổng công ty, bán ra ngoài thị trường hay thay thế hàng nhập khẩu.
Bảy là, phân tích thị trường, nghiên cứu khả năng cung cầu về sản phẩm mà dự án sẽ cho ra đời, các khả năng cạnh tranh thị trường, các đối tác cùng sản xuất kinh doanh cùng loạI sản phẩm, khả năng lưu thông hàng hoá,
Chương III: Lựa chọn hình thức đầu tư.
Chương IV: Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng.
Nội dung của chương này bao gồm:
Sản lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp.
Nhu cầu đầu vào và các giải pháp đảm bảo.
Chương trình bán hàng.
Chương V: Các phương án về địa điểm cụ thể.
Phân tích các điều kiện cơ bản: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kỹ thuật, các đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển vùng có ảnh hưởng có liên quan,
Phân tích kinh tế địa điểm bao gồm:
+ Hiện trạng và phương án giải phóng mặt bằng.
+ Các chi phí về từng phương án địa điểm liên quan đến dự án như khảo sát, đền bù, san lấp mặt bằng, thuê đất,
+ Các chi p hí khác.
Phân tích các lợi ích xã hội và ảnh hưởng của dự án: bao gồm ảnh hưởng của dự án đến đời sống dân cư, an ninh quốc phòng, phong tục tập quán, môi trường sinh thái, cảnh quan, di tích lịch sử. Từ đó, nêu cách xử lý và khắc phục các ảnh hưởng trên.
Chương VI: Phân tích lựa chọn phương án công nghệ và kỹ thuật. Nội dung của chương này nhằm đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp kinh tế, các ưu việt và hạn chế của thiết bị công nghệ lựa chọn, đánh giá tác động của nó tới môi trường và biện pháp xử lý.
Chương VIII: Tổ chức quản lý khai thác, sử dụng lao động:
Lập hồ sơ bố trí quản lý sản xuất.
Nhu cầu nhân lực tính theo thời kỳ huy động vốn.
Tổng hợp chi phí.
Chương IX: Tổ chức thực hiện – kết luận – kiến nghị.
2.Các dự án nhỏ có quy mô dưới 500 tr đồng:
Nội dung:
Chương I: Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc.
Chương II: Sự cần thiết phải đầu tư.
Chương III: Lựa chọn hình thức đầu tư.
Chương IV: Quy mô đầu tư.
Chương V: Xác định địa đIểm.
Chương VI: Lựa chọn thiết bị công nghệ.
Chương VII: Tính toán khối lượng xây lắp.
Chương VIII: Nhu cầu vốn đầu tư.
Chương IX: Kết luận về hiệu quả đầu tư và các kiến nghị.
3.Các dự án mua sắm thiết bị hàng hoá:
Chương I: Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc.
Chương II: Những căn cứ pháp lý để lập dự án đầu tư.
Chương III: Xác định mục tiêu, hình thức đầu tư, lựa chọn công suất.
Chương IV: Phân tích lựa chọn thiết bị công nghệ.
Chương V: Phương án tài chính.
Chương VI: Các kiến nghị và kết luận.
IV.Công tác tiếp thị đấu thầu:
1.Tình hình thực hiện tiếp thị đấu thầu qua các năm:
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Số công trình tham gia tiếp thị
16
18
17
22
21
28
Giá trị chào thầu
93.6
105.6
111.33
98.2
88.74
117
Tỷ lệ TH/KH chào thầu
85.6%
83%
100.1%
98%
113%
117%
Số công trình trúng thầu tính đến cuối kỳ (31/12)
3
4
3
5
5
7
Giá trị trúng thầu
18.7
20.7
22.6
21.6
20.9
29.40
Tỷ lệ gía trúng thầu so với giá tham gia chào thầu (%)
19.9%
19.6%
20.3%
22%
23.6%
25%
Số công trình đã nộp thầu đang chờ kết quả
8
7
9
9
10
15
Giá trị số công trình đã nộp thầu đang chờ kết quả
45.9
30.8
37.4
43.6
40.2
67
Tỷ lệ/giá trị tham gia chào thầu
49%
29.2%
33.6%
44.4%
45.3%
58%
Số công trình trượt thầu
5
7
5
8
6
6
Giá trị số công trình trượt thầu
20.4
26.1
18.7
25.9
20.3
19.62
2.Kế hoạch tiếp thị đấu thầu năm 2003:
Tiếp tục củng cố và tăng cường cho bộ máy làm công tác tiếp thị đấu thầu cả về số lượng và chất lượng cán bộ.
Tập trung tiếp thị các công trình có nhiều khả năng trúng thầu, nghiên cứu dạng công trình phù hợp với năng lực và sở trường của đơn vị đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Mục tiêu của năm 2003, công ty phải tiếp thị đấu thầu khoảng trên 165 tỷ đồng, bảo đảm trúng thầu trên 40 tỷ đồng để đảm bảo giải quyết việc làm trong năm và gối đầu năm sau.
V.Nội dung và phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty.
1.Kết quả hoạt động đầu tư:
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện:
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư gồm có : các chi phí cho công tác xây lắp, chi phí cho công tác mua sắm thiết bị và các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và ddược ghi trong dự án đầu tư đã được duyệt.
Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư cho côg tác xây lắp tại công ty:
Trong đó:
Qxi : khối lượng công tác xây dựng hoàn thành thứ I, khối lượng công tác xây dựng hoàn thành phảI đạt được những tiêu chuẩn sau:
Phải có trong thiết kế dự toán đã được phê chuẩn và phù hợp với tiến độ thi công đã được duyệt.
Đã cấu tạo vào thực thể công trình.
Đã đảm bảo chất lượng theo đúng quy định của thiết kế.
Đã hoàn thành đến giai đoạn quy ước được ghi trong tiến độ thực hiện đầu tư.
Được ngân hàng chấp nhận thanh toán.
Pxi : đơn giá dự toán tính trong 1 đơn vị khối lượng công tác xây dựng i.
Qli : khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành tính theo toàn bộ từng chiếc máy i.
Pli : đơn giá dự toán cho một khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành.
C : chi phí chung ( chi phí gián tiếp ).
W : thu nhập chịu thuế tính trước, được tính theo tỷ lệ % so với giá thành dự toán công tác xây lắp do Nhà nước quy định cho từng loại công trình.
VAT: thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện cho công tác mua sắm trang thiết bị.
Trong đó:
Qi : trọng lượng ( tấn ) hoặc từng bộ phận của thiết bị.
Pi : giá tính cho một tấn, cho từng bộ phận của thiết bị.
Pi bao gồm:
+ Giá mua thiết bị ở nơi mua.
+ Chi phí vận chuyển.
+ Chi phí lưu kho bãi.
+ Chi phí bảo quản bảo dưỡng.
+ Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị thứ i.
2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư:
2.1 Hiệu quả tài chính.
*). Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( npv ) : là giá trị lợi nhuận của dự án trong suốt thời gian hoạt động được đưa về tại thời điểm đầu tư dự án để xét và quyết định đầu tư.
trong đó:
TI : khoản thu của dự án năm i
Khoản thu = khấu hao + lợi nhuận sau thuế.
SI : khoản chi cho đầu tư năm thứ i
Nếu đầu tư chỉ 1 lần:
r : tỷ lệ chiết khấu ( tỷ lệ hiện tại hoá ).
*). Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ ( IRR):
*). Thời gian thu hồi vốn: có hai trường hợp
Nếu khoản thu nhập hàng năm bằng nhau tạo nên một chuỗi thu nhập tiền tệ đồng nhất thì:
Nếu các khoản thu của dự án tạo thành các dòng tiền bất thường thì xác định như sau:
+ Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi bằng cách tìm số chênh lệch giữa vốn đầu tư và thu nhập tích luỹ.
+ khi số tiền phải thu còn nhỏ hơn thu nhập của năm sau, ta làm phép chia giữa số tiền phải thu hồi với thu nhập của năm đó để tìm ra số tháng còn phải thu hồi
Nhược điểm của phương pháp trên là không tính đến giá trị thời gian của tiền
*). Kỳ hoàn vốn có tính tỷ lệ chiết khấu.
TT
Năm
1
2
3
n
Chỉ tiêu
1
Tổng thu nhập
2
Vốn đầu tư
3
Thừa số chiết khấu 1/(1+r)i
4
Giá trị hiện tại của thu nhập hàng năm 4=1*3
5
Giá trị hiện tại của các đầu tư bỏ vào hàng năm 5=2*3
*). Chỉ tiêu điểm hoà vốn của dự án.
trong đó: x: sản lượng tại điểm hoà vốn
f: tổng định phí
P: đơn giá 1 sản phẩm
V: biến phí tính cho 1 sản phẩm
Doanh thu tại điểm hoà vốn:
*). Xác định độ nhạy của dự án:
B1. Chọn các giá trị đầu vào thấy không an toàn.
B2. Lựa chọn phương án đánh giá và tính toán dự án đầu tư.
B3. Cho NPV = 0, giải bài toán ở B2 theo 1 ẩn
2.2. Hiệu quả kinh tế xã hội:
Xem xét các chỉ tiêu sau:
Giá trị sản phẩm và dịch vụ gia tăng cho đơn vị.
Tính đa dạng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3025.doc