Tình hình hoạt động và phát triển của Cục thuế Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ HÀ NỘI 2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cục thuế Hà Nội: 2

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban trong cục thuế 7

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tổng Hợp Dự Toán: 7

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp Thuế (gọi tắt là Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ): 8

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế: 9

1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý doanh nghiệp: 11

1.2.5 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng thuế thu nhập cá nhân: 12

1.2.6 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý ấn chỉ: 14

1.2.7 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Thanh tra: 15

1.2.8 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức Cán bộ: 16

1.2.9 Chức năng, nhiêm vụ của Phòng hành chính – Quản Trị – Tài vụ: 17

1.2.10 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thu lệ phí trước bạ và thu khác: 18

1.2.11 Chức năng, nhiệm vụ của phòng lưu trữ thuộc Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh: 18

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2005, ĐÁNH GIÁ

VÀ NHẬN XÉT. 20

2.1 Kết quả thực hiện công tác thuế năm 2005 20

2.1.1 Kết quả thu ngân sách: 20

2.1.2 Kết quả thực hiện các mặt công tác khác: 23

2.2 Đánh giá và nhận xét: 24

KẾT LUẬN 26

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Cục thuế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước, chống thất thu có hiệu quả đồng thời hạn chế tiêu cực trong quá trình hành thu. 1.2 chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban trong cục thuế Sơ đồ bộ máy tổ chức cục thuế hà nội Cục trưởng Cục thuế Phòng Tổng hợp và Dự toán Phòng Tuyên Truyền và hỗ trợ tài chính và cá nhân nộp thuế Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế Phòng Quản lý doanh nghiệp Phòng Thuế thu nhập cá nhân Phòng Quản lý ấn chỉ Phòng Thanh tra Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Lưu trữ thuộc Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh Phòng Hành chính quản trị tài chính Phòng Thu lệ phí trước bạ và thu khác Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể: 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tổng Hợp Dự Toán: Giúp cục trưởng cục thuế: tổng hợp, xây dựng, phân bổ, tổ chức chỉ đạo thực hiện dự toán thu thuế, phí, lệ phí và thu khác( sau đây gọi chung là thuế) do Cục Thuế quản lý; triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý thu thuế của Cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng, tổng hợp dự toán thu thuế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông báo dự toán thu thuế cho các Chi Cục thuế, các Phòng Quản lý thuộc Cục Thuế sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Trình lãnh đạo Cục Thuế việc tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc cơ quan thuế cấp dưới trong việc thực hiện dự toán thu; tổng hợp; đánh giá tiến độ thực hiện dự toán, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu, đề xuất các biện pháp khai thác nguồn thu và chống thất thu Ngân Sách Nhà nước; - Xây dựng các chương trình, biện pháp quản lý thu thuế; trình lãnh đạo Cục thuế việc hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra thực hiện chính sách thuê, các chế độ quản lý, các biện pháp, quy trình nghiệp vụ thuế trong nội bộ; - Chủ trì trong việc xây dựng các đề án quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trình cấp có thẩm quyền ban hành; chủ trì hoặc tham gia với các ngành trong việc khảo sát, điều tra doanh thu, thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế khu vực ngoài quốc doanh; - Chủ trì đánh giá, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất, báo cáo chuyên đề và kết quả thực hiện các luật thuế trên địa bàn, tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động chung, công tác thu thuế và thu khác của Cục thuế; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách và quản lý thuế, dự kiến giải pháp tháo gỡ, báo cáo Tổng cục; đề xuất hoàn thiện các văn bản chính sách hoặc các biện pháp, quy trình nghiệp vụ thu; - Duyệt bộ tổng hợp thuế ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất… của các Chi cục Thuế; - Hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê, kế toán thuế, chế độ thông tin báo cáo theo quy định: - Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của các tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý, trình lãnh đạoc Cục thuế quyết định; - Cung cấp thông tin số liệu về thuế cho các cơ quan, ban ngành liên quan và UBND tỉnh( thành phố) tham gia với các ngành, các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế địa phương, chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép… - Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tổ chức các lớp bỗi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thuế; Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực phòng quản lý theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp Thuế (gọi tắt là Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ): Giúp Cục trưởng Cục thuế; tuyên truyền, giáo dục Pháp luật về thuế, thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho tổ chức và cá nhân nộp thuế trong việc thực hiện Pháp luật thuế; Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng kế hoạch, chương trình về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, công tác hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế do Cục thuế quản lý; - Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về thuế cho tổ chức và cá nhân nộp thuế; - Cung cấp thông tin, hướng dẫn, trả lời về chính sách thuế, các thủ tục về thuế(như đăng ký, kê khai thuế, nộp thuê, lập hồ sơ xin miễm thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế…) cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế; - Hướng dẫn tập huấn cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế về chính sách thuế, thủ tục thu nộp thúê, chế độ kế toán; chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ thuế…; - Chủ trì trong việc tổ chức các cuộc toạ đàm, đối thoại với các tổ chức và cá nhân nộp thuế, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện luật thuế từ đó đề xuất, báo cáo Tổng cục Thuế sửa đổi, bổ sung chính sách thuế và quản lý thu thuế; - Tổng hợp, báo cáo đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền và hoạt động phục vụ, hỗ trợ các tổ chức cá nhân nộp thuế của cơ quan Thuế; - Cung cấp thông tin cảnh báo, trợ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro, thiệt hại trong sản xuất kinh doanh và các thông tin hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế khác trên cơ sở hệ thống thông tin do ngành thuế quản lý(các hoá đơn không còn giá trị sử dụng, các doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp mất tích…) - Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tập huấn cho cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế; - Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế: Giúp cục trưởng Cục thuế; ứng dụng, quản lý, phát triển công tác tin học của Cục thuế, xử lý dữ liệu và thống kê thuế. a, Nhiệm vụ về tin học: - Tổ chức quản lý và phát triển công tác tin học tại Cục thuế theo chỉ đạo của Tổng cục thuế. Đề xuất kế hoạch, nhu cầu phát triển ứng dụng tin học vào công tác quản lý của Cục thuế với Tổng Cục thuế. Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, triển khai và vận hành hệ thống tin học của Cục thuế; - Tổ chức triển khai hệ thống thông tin học theo đúng các quy định của ngành Thuế gồm: lắp đặt trang thiết bị tin học, cài đặt phần mềm hệ thống và các chương trình ứng dụng thống nhất trong ngành; trực tiếp vận hành, quản trị hệ thống mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống mạng truyền thông kết nối với các Chi cục Thuế trực thuộc và kết nối thông tin với Tổng cục Thuế, đảm bảo an toàn hệ thống và dữ liệu. - Quản lý hệ thống trang thiết bị tin học: thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống mạng thiết bị tin học tại Cục thuế và Chi cục Thuế theo quy định của Tổng cục Thuế; tổ chức quản lý các bản quyền sử dụng phần mềm hệ thống và các phần mềm ứng dụng trong ngành theo đúng quy định của Tổng cục Thuế và ngành Tài chính; - Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc thực hiện nhịêm vụ tin học; hỗ trợ Chi cục Thuế về công tác tin học như: xử lý các vấn đề về kỹ thuật tin học, sữa chữa thiết bị, giải quyết các vướng mắc khi thực hiện chương trình ứng dụng; tập hợp và thông báo lỗi về xử lý thông tin tại các phần mềm ứng dụng của ngành về Tổng cục Thuế; b, Nhiệm vụ xủ lý dữ liệu: - Tổ chức công tác đăng ký thuế: tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, kiểm tra tờ khai, nhập dữ liệu, cấp mã số thuế…; lập danh bạ tổ chức và cá nhân nộp thuế; - Tiếp nhận tờ khai thuế, kiểm tra, nhập chính xác, đầy đủ, kịp thời các dữ liệu về quản lý thuế bao gồm dữ liệu trên tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế và các thông tin liên quan đến việc xử lý tính thuế của các tổ chức và cá nhân nôp thuế do Cục thuế trực tiếp quản lý thu, các dữ liệu về số thu nộp vào tài khoản tạm giữ, tài khoản nộp Ngân sách từ kết quả thanh tra, kiểm tra về thuế; - Thực hiện tính thuế, thông báo thuế, thông báo phạt nộp chậm, ấn định thuế; - Thực hiện kế toán, thống kê thuế, in và truyền các báo cáo kế toán, thống kê thuế về Tổng cục Thuế; - Thực hiện điều phối thông tin trực tiếp từ cơ sở dữ liệu có trên mạng máy tính của Cục thuế để đáp ứng các yêu cầu của lãnh đạo Cục thuế; - Thực hiện hướng dẫn Chi cục Thuế việc đối chiếu biên lai thuế, phí, lệ phí với bộ thuế; - Thực hiện các thủ tục hoàn tiền thuế cho đối tượng nộp thuế sau khi có quyết định hoàn thuế của Cục trưởng Cục thuế; theo dõi và dế toán tài khoản tạm giữ, tài khoản quỹ hoàn thuế; - Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống tài chính để xây dựng chương trình khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế; - Tổ chức công tác bảo quản, lưu giữ hỗ sơ tài liệu như các tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế của tổ chức và cá nhân nộp thuế, các báo cáo kế toán, thống kê thuế của các Chi cục Thuế, các tài liệu và văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định; c, Các nhiệm vụ khác: - Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thuế về tin học, sử dụng máy tính và sử dụng các chương trình ứng dụng phục vụ công tác quản lý của Cục thuế. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý doanh nghiệp: Giúp Cục trưởng Cục thuế: quản lý đôn đốc việc kế khai, nộp thuế đối với các doanh nghiệp thuộc phân cấp quản lý của Cục thuế; các tổ chức thu phí( đối với các Cục thuế không rõ tổ chức Phòng thu lệ phí trước bạ và thu khác); quản lý thu nợ đọng thuế; quản lý thúê thu nhập cá nhân đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn(với các Cục thuế đã có Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập cá nhân của mọi đối tượng( đối với các Cục thuế không có Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân). Nhiệm vụ cụ thể: - Theo dõi tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố liên quan đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp tình hình thành lập, hoạt động, giải thể, phá sản… đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; - Xây dựng dự toán thu thuế thuộc doanh nghiệp do phòng quản lý để tổng hợp vào dự toán thu cua Cục thuế; - Tổ chức quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp được phân công: Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế; lập biên bản các trường hợp vi phạm, xử lý và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật. - Xem xét, kiểm tra các hồ sơ đề nghị, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp được phân công quản lý, lập tờ trình và dự thảo quyết định miễn, giảm, hoàn thuế trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Thực hiện kiểm tra quyết toán thuế các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý tại cơ quan Cục thuế; phối hợp với phòng thanh tra trong việc thanh tra các hồ sơ hoàn thuế, quyết toán thuế tại doanh nghiệp. - Quản lý, theo dõi số thuế nợ đọng và lập danh sách các doanh nghiệp nợ đọng thuế, các vụ việc cần thanh tra chuyển phòng thanh tra, - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ của doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý: báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế, các quyết định, biên bản, phiếu xác minh hoá đơn, phiếu điều chỉnh kết quả kiểm tra quyết toán, các chứng từ, tài liệu khác có liên quan vào hồ sơ doanh nghiệp nộp thuế phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra thuế và ẩt cứu tài liệu phục vụ cho công tác quản lý. - Lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Cục thuế, Tổng cục Thuế, phân tích đánh giá công tác quản lý để bổ sung, hoàn thiện quy trình quản lý thuế, pháp luật thuế; - Thực hiện việc xác minh hoá đơn( trong phạm vi quản lý) theo yêu cầu của Phòng Quản lý ấn chỉ và chuyển kết quả xác minh cho phòng Quản lý ấn chỉ theo dõi và gửi trả lời. Xử lý các trường hợp qua xác minh có chênh lệch, dự thảo quyết định truy thu, bồi thường phạt; - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.5 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng thuế thu nhập cá nhân: Giúp Cục trưởng Cục thuế: quản lý thu thuế các cá nhân có thu nhập cao làm việc tại các Văn phòng đại diện, những cá nhân hành nghề tự do, các cá nhân làm việc ở những đơn vị không thuộc diện kê khai nộp thuế theo phương thức uỷ nhiệm thu( khấu trừ tại nguồn) Nhiệm vụ cụ thể: - Theo dõi tình hình phát triển kinh tê - xã hội của tỉnh, thành phố liên quan đến thu nhập của các cá nhân nộp thuế thuộc phạm vi quản lý phòng; Xây dựng dự toán thu thuế thu nhập cá nhân của các đối tượng nộp thuế do Phòng quản lý để tổng hợp vào dự toán thu của Cục thuế. - Tổ chức quản lý thu thuế đối với cá nhân được phân công: Phối hợp với các ban, ngành địa phương để quản lý cá nhân nộp thuế, lập danh sách đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải quản lý trên địa bàn, - Đôn đốc việc kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế. - Xem xét các hồ sơ miễm giảm, hoàn thuế(nếu có) của các đối tượng nộp thuế được phân công quản lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân; lập biên bản các trường hợp vi phạm và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật. - Lập danh sách các cá nhân vi phạm về thuế thu nhập cá nhân, các vụ việc cần thanh tra, chuyển Phòng Thanh tra và tham gia thanh tra các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý. - Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ cá nhân nộp thuế, lập danh sách đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải quản lý trên điạ bàn. - Đôn đốc việc kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế. - Xem xet các hồ sơ miễn giảm thuế, hoàn thuế(nếu có) của các đối tượng nộp thuế, lập danh sách đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải quản lý trên điạ bàn. - Đôn đốc việc kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế. - Xem xét các hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế(nếu có) của các đối tượng nộp thuế được phân công quản lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân; lập biên bản các trường hợp vi phạm và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật, - Lập danh sách các cá nhân vi phạm về thuế thu nhập cá nhân, các vụ việc cần thanh tra, chuyển phòng thanh tra và tham gia thanh tra các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý. - Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ cá nhân nộp thuế, lưu giữ các thông tin, tài liệu cần thiết vào hồ sơ cá nhân nộp thuế phục vụ cho việc kiểm tra quyết toán thuế, xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân nộp thuế. - Biên soạn tài liệu và tập huấn nghiệp vụ thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ liên quan đến thúe thu nhập cá nhân của Cục thuế. - Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.6 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý ấn chỉ: Giúp Cục trưởng Cục thuế: Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về ấn chỉ thuế Nhiệm vụ cụ thể: - Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý ấn chỉ thuế đối với các Chi cục Thuế, các cơ quan thu và các tổ chức cá nhân nộp thuế; - Tiếp nhận bảo quản và cấp phát ấn chỉ thuế cho các Chi cục Thuế, các đơn vị được nhà nước giao nhiệm vụ thu thuế; các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh có nhu cầu sử dụng ấn chỉ theo quy định; - Thực hiện kế toán, thanh toán, kiểm kê, thanh huỷ, xử lý tổn thất các loại ấn chỉ thuế theo quy định; - Tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế, xây dựng kế hoạch sử dụng ấn chỉ hàng năm của Cục thuế; tổ chức in ấn các loại ấn chỉ đã được Tổng cục Thuế phân cấp; -Nhận, tổng hợp, theo dõi và trả lời các yêu cầu về xác minh hoá đơn; Duyệt hồ sơ, Mẫu hóa đơn, phiếu vé, trình lãnh đạo Cục thuế giải quyết cho doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in; - Kiểm tra, đối chiếu việc ghi chép, sử dụng các loại hoá đơn ấn chỉ thuế của cán bộ thuế và tổ chức cá nhân sử dụng ấn chỉ thuế; kiểm tra xác minh các chứng từ, hoá đơn có nghi vấn (mua, bán hóa đơn, hóa đơn giả…); xử lý các vi phạm về ấn chỉ thuế; - Biên soạn tài liệu và tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về ấn chỉ để huấn luyện, bồi dưỡng cho cán bộ ngành Thuế và phối hợp với phòng Tuyên truyền hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế tập huấn cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế sử dụng ấn chỉ thuế; - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.7 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Thanh tra: Giúp Cục trưởng Cục thuế: thực hiện và hướng dẫn chỉ đạo các Chi cục Thuế thực hiện công tác thanh tra các tổ chức và cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế và các quy định của ngành; Công tác cưỡng chế về thuế; giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế; Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng kế hoạch thanh tra các tổ chức và cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành thuế; - Hướng dẫn chỉ đạo Chi cục Thuế thực hiện công tác thanh tra đối tượng nộp thuế và thanh tra nội bộ, cưỡng chế thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Trực tiếp thanh tra các đối tượng nộp thuế do cục thuế quản lý, các đối tượng nộp thuế vượt quá khả năng và phạm vi thanh tra của Chi cục Thuế, thanh tra trong nội bộ Cục thuế theo kế hoạch và đột xuất; theo dõi, đôn đốc thực hiện các quyết định sau thanh tra; - Thực hiện các thủ tục cưỡng chế về thuế theo luật định; - Thực hiện giám định các sai phạm về thuế theo yêu cầu của cơ quan pháp luật; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế đối với các tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc thẩm quyền và những vụ việc được uỷ quyền giải quyết; - Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thuế, các cấp, cơ quan chức năng nhà nước trong công tác thanh tra các vụ việc có liên quan đến thuế; - Lập hồ sơ gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm nghiêm trọng luật thuế; theo dõi kết quả xử lý của các cơ quan pháp luật đối với các hồ sơ đã gửi. - Định kỳ tổng hợp đánh giá kết quả, kinh nghiệm thanh tra để bổ sung, hoàn thiện các quy trình thanh tra, các kinh nghiệm chống trốn lậu thuế, kiến nghị, bổ sung sửa đổi chính sách thuế. - Biên soạn tài liệu và tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, xử lý khiếu nại về thuế để tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ ngành thuế; Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu thanh tra và các văn bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.8 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức Cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế: Về công tác tổ chức quản lý cán bộ, đào tạo, biên chế, tiền lương và công tác thi đua khen thưởng của Cục thuế. Nhiệm vụ cụ thể: - Hướng dẫn thực hiện các văn bản, chế độ, quy trình về công tác tổ chức cán bộ của nhà nước và của ngành; - Sắp xếp bộ máy Cục thuế theo quy định tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Thực hiện quy hoạch, sắp xếp, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ… theo quy định của nhà nước và phân cấp quản lý; quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ theo quy định của nhà nước; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị và một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác cho cán bộ, công chức thuộc Cục thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế; - Thực hiện tuyển dụng nâng lương, nâng ngạch, hưu trí, thôi việc và các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định, quản lý thống nhất biên chế và lao động. - Kiểm tra, xác minh, trả lời các đơn khiếu nại, tố cáo về cán bộ của Cục thuế, đề xuất việc xử lý cán bộ; - Hướng dẫn thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Cục thuế; Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của ngành; - Thực hiện các nhiệm vụ khác của ngành do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.9 Chức năng, nhiêm vụ của Phòng hành chính – Quản Trị – Tài vụ: Giúp Cục trưởng Cục thuế: đảm bảo hậu cần cho hoạt động của Cục thuế; tổ chức công tác văn thư, lưu trữ của Cục thuế; Nhiệm vụ cụ thể: - Hành chính cơ quan: +Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, tiếp nhận, phát hành kịp thời, đầy đủ, chính xác công văn của Cục thuế (bao gồm cả tờ khai và hồ sơ về thuê) +Tổng hợp xây dựng kế hoạch công tác của Cục thuế, theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo thời gian và chất lượng; tổng hợp đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của văn phòng Cục thuế; +Quản lý việc sử dụng con dấu, khắc dấu theo quy định của nhà nước; +In ấn tài liệu phục vụ công tác của cơ quan; +Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của ngành - Quản lý tài chính: +Hướng dẫn các nguyên tắc, chế độ thể lệ quy định của nhà nước, cụ thể hoá các quy định của ngành về công tác chỉ tiêu tài chính của Cục thuế; +Hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các Chi cục Thuế trong viêc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi tiêu; tổng hợp lập dự toán, quyết toán chi tiêu của Cục thuế; +Thực hiện chi trả, cấp phát và phân bổ các khoản kinh phí chi tiêu của Cục thuế theo kế hoạch được duyệt, đúng chính sách chế độ đảm bảo hoạt động của Cục thuế; - Công tác quản trị: +Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, trang thiết bị các phương tiện làm việc và trang phục của Cục thuế; +Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn… +Thực hiện việc trang cấp thiết bị, các phương tiện làm việc (kể cả văn phòng phẩm) và trang phục cho đơn vị, +Bố trí địa điểm và phương tiện cần thiết phục vụ các buổi làm việc, hội họp, các lớp tập huấn, bồi dưỡng của Cục thuế; quản lý, bố trí xe, phương tiện làm việc cần thiết, thực hiện công tác lễ tân ở cơ quan, +Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, bảo vệ kho tàng, các loại trang thiết bị và phương tiện làm việc của Cục thuế, +Thực hiện nội quy phòng, chữa cháy; duy trì trật tự vệ sinh cơ quan; phối hợp với các phòng đôn đốc thực hiện nề nếp, giờ giấc làm việc của cơ quan, - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.10 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thu lệ phí trước bạ và thu khác: Giúp Cục trưởng Cục thuế: quản lý thu lệ phí trước bạ, các khoản thu từ đất đai, phí, lệ phí và thu khác thuộc phân cấp quản lý của Cục thuế. Nhiệm vụ cụ thể: - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thuế, phí, lệ phí được phân công: +Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân nốp thuế thực hiện các thủ tục kê khai nộp thuế, +Tiếp nhận tờ khai và hồ sơ của tổ chức và cá nhân nộp thuế, Kiểm tra tờ khai, hồ sơ, tính thuế; thông báo số thuế phải nộp, Tổ chức thu tiền thuế (trường hợp không nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước) - Xây dựng dự toán và theo dõi đánh giá, phân tích tình hình thu nộp; - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuôck lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.11 Chức năng, nhiệm vụ của phòng lưu trữ thuộc Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh: Giúp Cục trưởng Cục thuế: trong việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thuế của đối tượng nộp thuế và các tài liệu liên quan đến thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế; thực hiện việc cung cấp, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ. Nhiệm vụ cụ thể: - Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ đối với các phòng thuộc Cục thuế và các Chi cục Thuế; - Hàng năm tiếp nhận hồ sơ từ các Phòng, Chi cục Thuế, tiến hành phân loại, chỉnh lý hồ sơ và lưu trữ đúng quy định, đảm bảo an toàn tài liệu, an toàn lao động và khoa học, thuận tiện trong việc khai thác tài liệu; - Thực hiện cung cấp tài liệu về đối tượng nộp thuế và các tài liệu khác có liên quan cho các đơn vị trong và ngoài ngành theo quy định của Nhà nước và quy chế của ngành - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. Chương ii: Kết quả hoạt động năm 2005, đánh giá và nhận xét. 2.1 Kết quả thực hiện công tác thuế năm 2005 2.1.1 Kết quả thu ngân sách: ước thu ngân sách nội địa trên địa bàn 26331 tỷ, đạt 103,66% dự toán pháp lệnh; 99,05% dự toán phấn đấu; tăng 18,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thu nội địa (trừ dầu) 23521 tỷ, đạt 100,42% dự toán pháp lệnh; 95,60% dự tóan phấn đấu, tăng 13,27% so với năm 2004. Thu nội địa (trừ dầu, đất) 21447 tỷ, đạt 100,12% dự toán pháp lệnh; 95,31% dự toán phấn đấu, tăng 10,84% so với 2004. Tổng thu (trừ thu khác Ngân sách Trung ương) 26251 tỷ, đạt 105% dự tóan pháp lệnh, 100,26% dự toán phấn đấu. Dự kiến có 15/18 khoản thu hoàn thành vượt mức dự toán là: Thu từ DNNN Trung ương thực hiện 12018 tỷ, đạt 101,02% dự toán, tăng 15,52% so với 2004; Thu từ DNNN địa phương thực hiện 498 tỷ đạt 103,62% dự toán, tăng 28,87% so với 2004; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết Thủ đô đạt 147,36%; Thuế chuyển quyền sử dụng đất: 270,72% và tăng 110,36%; Thuế nhà đất 121,27% và tăng 17,02%; Tiền thuê đất 134,89% và tăng 21,02%; Phí xăng dầu 130,03% và tăng 21,73%; Tiền bán nhà 216,19%, Thu tại xã 170,36%; Thu từ dầu thô 141, 93% và tăng 100,13% Còn 2 khoản thu không đạt được dự tóan là Thu từ DN có vốn ĐTNN và phí lệ phí Trung ương do nguồn thu phát sinh thấp. Kết quả thực hiện một số lĩnh vực, khoản thu chủ yếu sau: Thu từ DNNN trung ương: chịu sự tác động của sự biến động giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC369.doc
Tài liệu liên quan