I. Tổng quan về công ty. 1
1) Khái quát về quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty. 1
a. Giới thiệu chung về công ty: 1
b. Các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty: 1
c. Địa bàn của công ty: 2
d. Đối tượng sản xuất- kinh doanh của công ty: 2
2) Tổ chức bộ máy công ty: 2
a. Nhân sự của công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị 18. 2
MÔ HÌNH TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 4
MÔ HÌNH TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 5
b. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 6
II. Tình hình thực hiện công tác tài chính của công ty. 7
1. Tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp. 7
2. Công tác trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. 8
3. Công tác kế hoạch hoá tài chính của doanh nghiệp. 8
4. Tình hình tài chính của doanh nghiệp. 8
a. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn: 8
Vốn kinh doanh = 9
b. Các chỉ tiêu về hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh. 10
c. Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước. 11
d. Các chỉ tiêu bảo toàn và tăng trưởng vốn. 11
HS bảo toàn và tăng trưởng VCSH = 12
4. Tình hình kiểm tra, kiểm soát tài chính: 12
III. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán: 13
1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm công tác kế toán. 13
a.Hình thức kế toán: 13
Ghi chú: 14
b.Tổ chức bộ máy kế toán: 14
2. Hình thức tổ chức thực hiện công tác kế toán: 16
a. Hệ thống chứng từ kế toán: 16
b. Cách thức tổ chức luân chuyển chứng từ của công ty 17
c. Hệ thống tài khoản kế toán: 18
Có TK 111 18
Có TK 334 18
Nợ TK 338(3383) : Ghi giảm số quỹ 19
Nợ TK 334 : Các khoản đã thanh toán 19
Có TK 3388 : ghi tăng khoản phải trả khác 19
Nợ TK 635 : số chiết khấu thanh toán kháhc hàng được hưởng 19
Nợ TK 111,112 : số nợ đã thu bằng tiền mặt hay chuyển khoản 19
Nợ TK 331 : số giảm giá hàng mua, CKTM, giá mua hàng trả lại 20
Nợ TK 331: số chiết khấu trừ vào số nợ 20
Nợ TK 152: trị giá vật liệu nhập kho 20
Có TK 515: chiết khấu thanh toán được hưởng 20
Nợ TK 111,112,331.: tổng giá thanh toán 20
Nợ TK 111,112,131.: tổng giá thanh toán 21
Nợ TK 3331 : số thuế GTGT đã khấu trừ, đã nộp trong kỳ 21
Nợ TK 421 : ghi giảm lợi nhuận trước thuế 21
Nợ TK 642(6425) : ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp 21
d. Tình hình tổ chức báo cáo kế toán 21
IV. Tình hình thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế. 22
1. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế ở doanh nghiệp 22
a. Chuẩn bị phân tích: 22
b. Bước phân tích và lập báo cáo phân tích : 22
2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 23
26 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à: 1120 người.
- Cơ cấu lao động:
- Gián tiếp: 128 người.
- Trực tiếp sản xuất: 892 người.
- Phân loại trình độ nghiệp vụ:
- Trình độ đại học: 93 người.
- Trình độ trung cấp: 40 người.
- Công nhân kỹ thuật và công nhân hợp đồng lao động: 987 người.
Cơ cấu quản lý của công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18
Tổng công ty
C.ty cổ phần TM và DV thể thao Quan Hoa (20% vốn)
C.ty UIZIDECOM
Đội xây lắp 201-202
Đội xây lắp 401-402
BQLDA cụm CN Ninh Hiệp
Trung tâm thiết kế
Xí nghiệp xây lắp 8
Xí nghiệp xây lắp 6
Các xưởng sản xuất
Xí nghiệp xây lắp 2
Xí nghiệp xây lắp 4
Xí nghiệp xây lắp 5
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Tổ chức lao động
Phòng Tài chính-kế toán
Phòng Kỹ thuật quản lý xl
Phòng Kế hoạch tổng hợp
P.Giám đốc
P.Giám đốc
P.Giám đốc
P.Giám đốc
Giám đốc công ty
Mô hình tổ chức phòng Kế toán – Tài chính
Kế toán trưởng công ty
Ban kế toán xí nghiệp
Ban kế toán xí nghiệp...
Ban kế toán xí nghiệp
Tài vụ
Kế toán theo dõi tài sản cố định
Kế toán tiền lương và tạm ứng
Kế toán thanh toán với ngân hàng
Kế toán thanh toán với khách hàng
Kế toán tổng hợp và tính giá thành
Theo mô hình này, bộ máy kế toán của công ty sẽ chịu trách nhiệm hạch toán và tổng hợp toàn bộ thông tin của toàn công ty. Còn các ban kế toán của xí nghiệp thường chỉ thực hiện một số phần việc kế toán nhưng không lập các báo cáo tài chính.
b. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ %
1.Doanh thu
33950
60053
26103
76.89
2. Tình hình CFKD
- Giá vốn
32330.220
57505.09
25174.87
77.87
- CFBH và CFQL
1240.335
1650.45
410.115
33.06
- Tỷ suất CFKD(%)
98.89
98.5
3. Lợi nhuận
484.605
897.46
412.855
85.19
- LN từ hoạt động SXKD
379.445
897.46
- LN khác
105.16
4. Nộp NSNN
- Thuế TNDN(32%)
155.0736
287.1872
132.1136
85.2
- Thuế GTGT
1700.8
3029.4
1328.6
78.1
- Thuế nhà đất
85.09
99.805
14.715
17.29
5. Thu nhập bình quân 1 người/1 tháng
0.855
0.987
0.132
14.38
Nhìn chung, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị là tốt. Bởi doanh thu năm 2003 tăng 76.89% so với năm 2002 và lợi nhuận cũng tăng với tốc độ khá lớn. Tuy tổng chi phí có tăng nhưng đó là để đảm bảo tính hiệu quả trong việc quản lý và sản xuất kinh doanh. Và hơn thế đời sống người lao động được cải thiện rõ rệt.
II. Tình hình thực hiện công tác tài chính của công ty.
1. Tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Người xưa có câu “ Buôn tài không bằng dài vốn”. Vì vậy để cho hoạt động sản xuất kinh doanh có tiến hành được thì các doanh nghiệp cần phải có một yếu tố không thể thiếu đó là vốn. Vốn đó có thể là tiền, là tài sản như văn phòng, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, vật tư... hay dưới bất kỳ các hình thức khác. Và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì doanh nghiệp cần phải duy trì, bảo toàn và tăng trưởng vốn; điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tồn tại trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18 được thành lập từ năm 1968 với số vốn không lớn. Cho đến tận năm 1976, số vốn chủ sở hữu của công ty mới chỉ có khoảng vài trăm triệu. Năm 1986 là cái mốc đánh dấu sự thay đổi khi chúng ta bước sang cơ chế thị trường, và công ty cũng thích ứng dần với sự thay đổi để tồn tại và phát triển. Vốn chủ sở hữu của công ty dần tăng, 1.500.383.187 đồng là vốn chủ sở hữu năm 2001 và tăng lên là 2.288.428.574 đồng vào năm 2002 và năm 2003 đạt được 6.410.341.412 đồng
Có nhiều cách khác nhau để phân loại vốn và nếu căn cứ vào công dụng và đặc điểm luân chuyển giá trị thì toàn bộ vốn của đơn vị được chia thành 2 loại
Vốn cố định.
Vốn lưu động.
Vốn cố định là bộ phận vốn được sử dụng để hình thành tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Đơn vị tính: triệu đồng.
CChỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng%
Số tiền
Tỷ trọng%
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng vốn
22842.6
100
81590.6
100
58748
257.15
- Vốn cố định
2275.3
9.96
12063.1
14.78
9787.8
430.18
- Vốn lưu động
20567.3
90.04
69527.5
85.22
48960.2
238.05
Nhìn chung, vốn của công ty năm 2003 tăng cao hơn nhiều so với năm 2002 cả về vốn cố định và vốn lưu động. Tổng vốn năm 2003 tăng so với năm 2002 58748 triệu đồng, tỷ lệ tăng 257.15%.
Vốn kinh doanh của công ty có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn của đơn vị có thể được hiểu là toàn bộ các nguồn tài chính mà đơn vị có thể khai thác, huy động được để tạo nên vốn của mình.
Ngoài vốn chủ sở hữu là 2.288.428.574 đồng( năm2002) thì các nguồn huy động chủ yếu khác là:
Vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất 0.8%/tháng khoảng hơn 4 tỷ (năm2002) và hơn 27 tỷ (năm2003). Đây là nguồn vốn mà công ty thường khia thác, huy động khi thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nơi mà công ty có thể vay vốn đó là các ngân hàng nhưng chi phí để sử dụng nguồn vốn này nói chung còn tương đối cao.
Vốn chiếm dụng trong thanh toán: Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng có thể chiếm dụng vốn của nhau dưới nhiều hình thức. Ví như công ty có thể mua chịu nguyên vật liệu vật tư hay chậm trả tiền mua vật liệu, hàng hoá, dịch vụ...
2. Công tác trong quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18 tuy là thành viên của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Nhưng nó không phải là đơn vị hạch toán phụ thuộc mà là đơn vị hạch toán độc lập như bao doanh nghiệp khác.
3. Công tác kế hoạch hoá tài chính của doanh nghiệp.
Do là đơn vị thành viên trong Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội nên công ty thực hiện theo kế hoạch tài chính chung của Tổng công ty; căn cứ trên tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và tình hình hiện tại để thực hiện.
4. Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn:
Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh= Tổng doanh thu
Tổng vốn kinh doanh bình quân
Trong đó có thể tính theo phương pháp giản đơn:
Vốn kinh doanh đầu năm + Vốn kinh doanh cuối kỳ
Vốn kinh doanh =
bình quân 2
Hệ số phục vụ của vốn = 33950 = 1.99
kinh doanh năm 2002
11257.3 + 22842.6
2
Hệ số phục vụ của vốn = 60053 = 1.15
kinh doanh năm 2003
22842.6 + 81590.6
2
Doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước nhưng vốn kinh doanh bình quân cũng tăng nên làm cho hệ số phục vụ vốn kinh danh năm 2002 là 1.99 nhưng là 1.15 vào năm 2003.
Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh = Lợi nhuận/ Vốn kinh doanh bình quân.
Hệ số sinh lời của = 484.605 / (11257.3 + 22842.6)/2 = 0.028
vốn kinh doanh năm 2002
Hệ số sinh lời của = 897.46 / (22842.6 + 81590.6)/2 = 0.017
vốn kinh doanh năm 2003
Với lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước thì hệ số sinh lời của vốn kinh doanh năm 2003 là 0.017 và của năm 2002 là 0.028.
Hệ số vòng quay của vốn lưu động = Tổng doanh thu(giá vốn)/Tổng vốn lưu động bình quân
Hệ số vòng quay vốn = 33950 / (10076.4 + 20567.3)/2 = 2.22
lưu động năm 2002
Hệ số vòng quay vốn = 60053 / (20567.3 + 69527.5)/2 = 1.33
lưu động năm 2003
Như vậy ta thấy tốc độ quay vòng của vốn năm 2002 nhanh hơn năm 2003 với hệ số vòng quay vốn lưu động là 2.22 vòng. Trong đó năm 2003 là 1.33 vòng điều đó chứng tỏ vốn trong năm 2003 bị đọng.
Các chỉ tiêu về hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh.
Hệ số phục vụ của chi phí SXKD = Tổng doanh thu/ Tổng chi phí SXKD.
Hệ số phục vụ của chi phí = 33950/32454.555 = 1.05
SXKD năm 2002
Hệ số phục vụ của chi phí = 60053/59155.54 = 1.02
SXKD năm 2003
Vậy hệ số phục vụ của chi phí năm 2002 là 1.05 và năm 2003 đạt là 1.02.
Hệ số sinh lời của chi phí SXKD = Lợi nhuận / Tổng chi phí SXKD.
Hệ số sinh lời của chi = 484.605 / 32454.555 = 0.0149
phí SXKD năm 2002
Hệ số sinh lời của chi = 897.46 / 59155.54 = 0.015
phí SXKD năm 2003
Như vậy, hệ số sinh lời của chi phí SXKD trong hai năm 2002, 2003 là xấp xỉ bằng nhau.
Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước.
Thuế là sự đóng góp theo nghĩa vụ đối với nhà nước, được quy định bởi luật pháp do các pháp nhân và thể nhân thực hiện. Vì vậy, công ty đóng thuế cũng chính là thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
Đơn vị tính : triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Số phải nộp
Số đã nộp
Số phải nộp
Số đã nộp
- Thuế GTGT phải nộp
1700.8
1700.8
3029.4
3029.4
- Thuế TNDN
155.0736
50.0
287.1842
218.89
- Thuế nhà đất
85.09
85.09
99.81
99.81
- Các loại thuế khác
3.1
3.1
- Các khoản phải nộp khác
0.85
0.85
Các chỉ tiêu bảo toàn và tăng trưởng vốn.
Bảo toàn, tăng trưởng vốn là việc giữ gìn nguyên vẹn và nâng cao giá trị thực của tiền vốn qua mỗi chu kỳ kinh doanh hoặc sau những khoảng thưòi gian nhất định. Kết thúc một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp được thu hồi, với số vốn đó doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
HS bảo toàn và tăng trưởng VCSH =
Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì tính tiếp:
Mức tăng trưởng VCSH =- x
4. Tình hình kiểm tra, kiểm soát tài chính:
Trong nội bộ công ty, định kỳ công ty có kiểm tra tình hình tài chínhvà Tổng công ty cũng tiến hành kiểm tra để nắm được tình trạng thực của công ty nói riêng và của cả Tổng công ty nói chung, để đề ra phương án có hiệu quả.
III. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán:
1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm công tác kế toán.
a.Hình thức kế toán:
Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký- chứng từ. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký- chứng từ: sử dụng nhật ký chứng từ để theo dõi vế có của các tài khoản, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có phân tích theo các tài khoản đối ứng, sử dụng sổ cái của các tài khoản để tổng hợp theo vế nợ của các tài khoản tại thời điểm cuối kỳ. Các sổ kế toán được sử dụng kết hợp kế toán tổng hợp với chi tiết, kết hợp ghi theo thời gian và ghi theo hệ thống.
Các sổ kế toán được sử dụng trong hình thức Nhật ký- chứng từ: nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái tài khoản và các sổ kế toán chi tiết.
Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ: hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi vào các nhật ký chứng từ có liên quan. Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê hoặc sổ chi tiết thì số liệu trên các chứng từ kế toán được ghi vào các bảng kê hoặc sổ chi tiết, cuối tháng tổng hợp số liệu trên bảng kê hoặc sổ chi tiết để ghi vào nhật ký chứng từ. Đối với các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động cần phải tính toán phân bổ sẽ được tập hợp trên các bảng phân bổ, cuối kỳ được tính toán phân bổ để ghi vào các bảng kê, nhật ký chứng từ có liên quan. Cuối kỳ, tổng hợp số liệu trên các nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái của các tài khoản, căn cứ vào số liệu tổng hợp trên sổ cái, trên bảng tổng hợp chi tiết và trên các nhật ký chứng từ, bảng kê để lập các báo cáo tài chính.
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ.
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng kê
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra
b.Tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty đã tiến hành tập hợp đồng bộ các cán bộ kế toán để bảo đảm thực hiện khối lượng công việc kế toán trong từng phần hành cụ thể. Các cán bộ, nhân viên kế toán mà công ty đã lựa chọn đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Guồng máy kế toán hoạt động được có hiệu quả là do sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán. Công việc kế toán cụ thể và tố chất của người lao động là hai điều kiện cơ bản để thực hiện sự phân công lao động kế toán. Ngoài ra, khi phân công lao động kế toán trong bộ máy còn cần phải tôn trọng các điều kiện có tính nguyên tắc khác như: nguyên tắc bất vị thân, bất kiêm nhiệm, hiệu quả và tiết kiệm, chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động...
Trong bộ máy kế toán, mỗi nhân viên kế toán phần hành đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao. Các kế toán phần hành có thể chuyên môn hoá sâu theo từng phần hành hoặc có thể kiêm nhiệm một số phần hành theo nguyên tắc chung của tổ chức khoa học lao động kế toán. Kế toán phần hành phải có trách nhiệm quản lý trực tiếp, phản ánh thông tin kế toán, thực hiện sự kiểm tra qua ghi chép phản ánh tổng hợp đối tượng kế toán phần hành được đảm nhiệm từ giai đoạn hạch toán ban đầu (trực tiếp ghi chứng từ hoặc tiếp nhận và kiểm tra) tới các giai đoạn kế toán tiếp theo ( ghi sổ kế toán phần hành, đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ với thực tế tài sản, tiền vốn và hoạt động...lập báo cáo phần hành) được giao.
Các kế toán phần hành đều có trách nhiệm liên hệ với kế toán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp hoặc lập báo cáo định kỳ chung ngoài báo cáo phần hành. Quan hệ giữa các lao động kế toán phần hành là quan hệ ngang, có tính chất tác nghiệp, không phải quan hệ trên dưới có tính chất chỉ đạo.
Phòng kế toán – tài chính của công ty gồm:
-Kế toán trưởng.
-Kế toán tổng hợp.
-Kế toán thanh toán với khách hàng.
-Kế toán thanh toán với ngân hàng.
-Kế toán tiền lương và tạm ứng.
-Kế toán theo dõi TSCĐ.
-Kế toán tiêu thụ.
-Kế toán tính giá thành.
-Tài vụ.
Trong đó:
Kế toán trưởng có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc tổ chức hoạt động kinh tế trong công ty một cách thường xuyên nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng phí thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những sự trì trệ trong sản xuất và kinh doanh để có biện pháp khắc phục..
Kế toán tổng hợp tại công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, vào sổ cái các tài khoản. Từ đó tiến hành lập các báo cáo tài chính, kết hợp với kế toán trưởng tiến hành phân tích quyết toán của đơn vị.
Kế toán thanh toán có nhiệm vụ phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản phải nộp, phải cấp cũng như tình hình thanh toán và còn phải thanh toán với các đối tượng ( người mua, người bán, cấp trên, cấp dưới, với ngân hàng, ngân sách, công nhân viên..).
Kế toán theo dõi tài sản cố định: theo dõi tài sản không những về mặt hiện vật mà còn theo dõi cả về nguyên giá và giá trị còn lại của từng loại.
2. Hình thức tổ chức thực hiện công tác kế toán:
a. Hệ thống chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành. Chính vì vậy, để thuận tiện cho việc ghi chép trên sổ kế toán, kiểm tra khi cần thiết công ty đã tiến hành phân loại chứng từ kế toán.
Phân loại theo địa điểm lập chứng từ:
Theo cách phân loại này, chứng từ kế toán được phân chia thành chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài.
Chứng từ bên trong: là chứng từ do kế toán hoặc các bộ phận trong đơn vị lập như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho..
Chứng từ bên ngoài: là chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến tài sản của đơn vị nhưng do cá nhân hoặc đơn vị khác lập và chuyển đến nhưu giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, hoá đơn bán hàng của người bán..
Việc phân loại chứng từ theo địa điểm lập là cơ sở xác định trách nhiệm vật chất với hoạt động kinh tế phát sinh phản ánh trên chứng từ.
Phân loại theo mức độ phản ánh của chứng từ:
Theo cách phan loại này chứng từ kế toán được chia thành 2 loại: chứng từ gốc và chứng từ tổng hợp.
Chứng từ gốc(chứng từ ban đầu): là chứng từ phản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó là cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế.
Chứng từ tổng hợp: là chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có nội dung kinh tế giống nhau. Sử dụng chứng từ tổng hợp có tác dụng thuận lợi trong ghi sổ kế toán, giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ. Tuy nhiên việc sử dụng chứng từ tổng hợp yêu cầu phải kèm theo chứng từ gốc mới có giá trị sử dụngtrong ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế.
b. Cách thức tổ chức luân chuyển chứng từ của công ty
Để phục vụ công tác kế toán và cung cáp thông tin cho bộ phận quản lý, các chứng từ sau khi lập đều phải tập trung về bộ phận kế toán của công ty để xử lý, luân chuyển. Bởi chứng từ kế toán là vật phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, gây ra sự biến động của tài sản ở thời gian và địa điểm khác nhau và hơn thế nó là vật mang thông tin.
Xử lý, luân chuyển chứng từ là quá trình chuyển giao, sử dụng chứng từ, từ khi lập đến khi đưa vào lưu trữ bảo quản. Tuỳ theo vào yêu cầu quản lý của từng loại nghiệp vụ kinh tế mà chứng từ được chuyển giao cho các bộ phận có liên quan. Quá trình xử lý, luân chuyển chứng từ phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, tránh trùng lắp, chồng chéo.
Trình tự xử lý, luân chuyển chứng từ bao gồm các bước sau:
-Kiểm tra chứng từ: Tất cả các chứng từ được chuyển đến bộ phận kế toán đều phải được kiểm tra,, đây là khâu khởi đầu để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, nội dung kiểm tra chứng từ gồm:
-Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ.
-Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế ghi trên chứng từ.
-Kiểm tra việc tính toán ghi trên chứng từ.
Hoàn chỉnh chứng từ: là bước tiếp theo sau khi kiểm tra chứng từ. Bao gồm việc bổ sung các yếu tố còn thiếu, phân loại chứng từ và lập định khoản trên các chứng từ phục vụ cho việc ghi sổ kế toán.
Chuyển giao và sử dụng chứng từ ghi sổ kế toán: các chứng từ kế toán sau khi được kiểm tra, hoàn chỉnh đảm bảo tính hợp pháp cần được chuyển giao cho các bộ phận có nhu cầu thu nhận, xử lý thông tin về nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ. Các bộ phận căn cứ chứng từ nhận được tập hợp làm cơ sở ghi sổ kế toán. Quá trình chuyển giao, sử dụng chứng từ phải tuân thủ đường đi và thời gian theo quy định.
Đưa chứng từ vào lưu trữ bảo quản: chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý của mọi số liệu, thông tin kế toán, là tài liệu lịch sử về hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi sử dụng làm cơ sở ghi sổ kế toán, các chứng từ phải được tổ chứuc bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của nhà nước.
c. Hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty sử dụng được ban hành theo Quyết định số 1141 TC/CĐKINH Tế ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính( đã sửa đổi bổ sung). Theo hệ thống này, thì mỗi tài khoản cấp I được đánh số hiệu bằng 3 con số. Trong đó, số đầu chỉ loại tài khoản, số thứ hai chỉ nhóm tài khoản, còn con số thứ ba chỉ số thứ tự của tài khoản trong loại và nhóm đó. Tài khoản cấp II gồm 4 số: trong đó ba số đầu chỉ tài khoản cấp I còn số thứ 4 chỉ số thứ tự của tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I.
Ngoài ra còn có phần giải thích nội dung ghi chép của từng tài khoản, tức là quy định nội dung đối tượng kế toán phản ánh, quy định những quan hệ đối ứng tài khoản chủ yếu. Còn những tài khoản ngoài bảng dùng để phản ánh những tài sản hiện có ở công ty, nhưng công ty không có quyền sở hữu( TSCĐ thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ..)
Khái quát tình hình sử dụng tài khoản trong hạch toán các nghiệp vụ kế toán của công ty.
* Hạch toán tiềnlương:
- Tạm ứng lương kỳ 1 cho người lao động(nếu có) ghi:
Nợ TK 334 : Số tạm chia cho người lao động.
Có TK 111
- Hàng tháng, tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động( tiền lương, tiền công, tiền thưởng..) tính vào chi phí ghi:
Nợ TK chi phí : Tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả.
Có TK 334
- Số tiền thưởng phải trả cho người lao động từ quỹ khen thưởng( thưởng thi đua, thưởng cuối quý, cuối năm), ghi:
Nợ TK 431(4311) : Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng
Có TK 334 : Tổng số tiền thưởng phải trả
- Bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động( khi ốm đau, thia sản, tai nạn lao động..) ghi :
Nợ TK 338(3383) : Ghi giảm số quỹ
Có TK 334 : Ghi tăng số phải trả cho người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động trong tháng:
Nợ TK 334 : Tổng các khoản khấu trừ
Có TK 3338 : Thuế thu nhập cá nhân(nếu có)
Có TK 3383,3384 : khấu trừ 5% BHXH và 1% BHYT
Có TK 141 : Số tạm ứng trừ vào lương
Có TK 1388,1381 : các khoản bồi thường vật chất (nếu có)
- Thanh toán các khoản thu nhập cho người lao động
Nợ TK 334 : Các khoản đã thanh toán
Có TK 111 : thanh toán bằng tiền mặt
- Cuối kỳ, kế toán kêt chuyển số tiền lương người lao động đi vắng chưa lĩnh:
Nợ TK 334 : ghi giảm số phải trả cho người lao động
Có TK 3388 : ghi tăng khoản phải trả khác
* Hạch toán thanh toán với khách hàng
- Khi cung cấp hàng hoá cho khách hàng, kế toán phản ánh giá bán được họ chấp nhận:
Nợ TK 131 : tổng giá thanh toán
Có TK 511 :giá bán chưa thuế
Có TK 3331 : thuế GTGT đầu ra
- Nếu chấp thuận chiết khấu cho khách hàng, kế toná ghi:
Nợ TK 635 : số chiết khấu thanh toán kháhc hàng được hưởng
Có TK 131: số chiết khấu thanh toán trừ vào số tiền phải thu ở khách
- Phản ánh số tiềnkhách hàng đã thanh toán trong kỳ:
Nợ TK 111,112 : số nợ đã thu bằng tiền mặt hay chuyển khoản
Nợ TK 113 : số nợ đã thu đang chuyển
Có TK 131 : số nợ đã thu từ khách hàng
- Khi mua chịu vật tư, hàng hoá, tài sản..kế toán phản ánh tổng giá thanh toán phải trả cho người bán:
Nợ TK liên quan(151,152,153,156,211..) : giá mua
Nợ TK 1331 : thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331 : tổng giá thanh toán
- Phản ánh số giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại khi mua hàng, hàng mua trả lại được người bán chấp nhận trừ vào số nựo phải trả:
Nợ TK 331 : số giảm giá hàng mua, CKTM, giá mua hàng trả lại
Có TK 152,153,156,211,..: số giảm giá hàng mua,hàng mua trả lại
Có TK 133 : thuế GTGT giảm tương ứng
- Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng trừ vào nợ phải trả:
Nợ TK 331: số chiết khấu trừ vào số nợ
Có TK515 : ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính
- Khi thanh toán tiền hàng cho người bán:
Nợ TK 331 : số tiền đã thanh toán
Có TK 111,112..: số tiền đã thanh toán
Có TK 131 : số đã thanh toán bù trừ
* Hạch toán nguyên vật liệu:
- Khi mua vật liệu về nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152 : giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112..: tổng giá thanh toán
- Các chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua vật liệu, kế toán ghi:
Nợ TK 152 : chi phí thu mua
Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,331..: tổng giá thanh toán
- Trường hợp mua vật liệu cuối tháng chưa về, kế toán ghi:
Nợ TK 151 : giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 1331 : thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112..: tổng giá thanh toán
- Trường hợp vật liệu ở tháng trước, tháng này về nhập kho, ghi:
Nợ TK 152: trị giá vật liệu nhập kho
Có TK 151 : trị giá hàng đi đường đã kiểm nhận
- Khi thanh toán tiền hàng, số chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có) sẽ ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 111,112,331..:
Có TK 515: chiết khấu thanh toán được hưởng
- Nếu có chiết khấu thương mại hay giảm giá khi mua, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,331..: tổng giá thanh toán
Có TK 152 : giá mua chưa thuế
Có TK 1331 : thuế GTGT giảm tương ứng.
* Hạch toán nghiệp vụ thanh toán thuế:
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc khi phát sinh các khoản thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131..: tổng giá thanh toán
Có TK 511,512..: giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 : thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Khi khấu trừ và nộp thuế cho ngân sách:
Nợ TK 3331 : số thuế GTGT đã khấu trừ, đã nộp trong kỳ
Có TK 133: số thuế GTGT đã khấu trừ
Có TK 111,112,311..: số thuế GTGT đã nộp
- Thuế TNDN:
Nợ TK 421 : ghi giảm lợi nhuận trước thuế
Có TK 3334 : số thuế TNDN phải nộp
- Thuế nhà đất hoặc tiền thuê đất:
Nợ TK 642(6425) : ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3337
- Khi nộp các loại thuế cho ngân sách, ghi:
Nợ TK 333(chi tiết từng loại) :
Có TK liên quan(111,112,311..)
d. Tình hình tổ chức báo cáo kế toán
Để có thể đánh giá tình hình, kết quả hoạt động, thực trạng tài chính của đơn vị trong kỳ hoạt động đã qua và dự đoán trong tương lai thì hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp áp dụng gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng CĐKINH Tế (mẫu số B01- DN)
- Kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02- DN)
- Lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03- DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu số B09- DN)
Các báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quý(cuối tháng thứ 3, thứ 6, thứ 9, thứ 12) kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán) để phản ánh tình hình tài chính của niên độ kế toán ddso cho cơ quan quản lý nhà nước và cho đơn vị cấp trên theo quy định. Báo cáo tàu chính của đơn vị được gửi chậm nhất là sau 20 ngày đối với báo cáo quý; kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là sau 30 ngày đối với báo cáo năm, kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.
IV. Tình hình thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế.
1. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế ở doanh nghiệp
Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích. Do vậy, doanh nghiệp cần phải tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế. Trong công ty, ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC507.doc