Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp Phủ Quỳ

LỜI MỞ ĐẦU 1

I, Giới thiệu chung về công ty 1

1. Lịch sử hình thành và phát triển. 2

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 7

3. Đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý 9

II. Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty 12

1. Đặc điểm công tác tổ chức bộ máy kế toán 12

2 Tổ chức hệ thống chứng từ 14

3. Tổ chức hệ thống tài khoản 15

4. Tổ chức hình thức sổ kế toán 15

5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 16

6. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng: 17

III. Kế toán một số phần hành chủ yếu tại đơn vị. 18

1.Kế toán nguyên vật liệu 18

2. Kế toán tài sản cố định. 22

3. Các nghiệp vụ thanh toán 26

4.Kế toán tiêu thụ thành phẩm. 28

5. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doan nghiệp và các chi phí khác. 37

IV. Một số ưu điểm, tồn tại và một số giải pháp phát triển doanh nghiệp 40

1. Đánh giá chung 40

2. Một số giải pháp: 42

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp Phủ Quỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề về nhân sự, công tác hành chính, các quy chế khen thưởng, kỷ luật thực hiện các công việc liên quan đến các vấn đề lao động. Tham gia xây dựng các phương án về định mức tiền lương, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. + Phòng kỹ thuật – KCS: Là phòng kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm sản phẩm xuất ra. Đề ra các tiêu chuẩn ký thuật, chất lượng sản phẩm để công nhân thực hiện. Tham gia lên kế hoạch sản xuất, xây dựng các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật cũng như chất lượng công trình. + Các phân sưởng sản xuất bao gồm : 2 phân xưởng sản xuất chính; mỗi phân xưởng có một dây chuyền sản xuất riêng, nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của hai phân xưởng khác nhau. Phân xưởng này gồm 54 công nhân và 3 cán bộ quản lý. + Phân xưởng phụ tùng: Chế tạo sản phẩm cơ khí truyền thống, gia công hàng hoá theo các hợp đồng kinh tế, chế tạo các loại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, phân xưởng này có 43 công nhân và 3 cán bộ quản lý phân xưởng. II. Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty 1. Đặc điểm công tác tổ chức bộ máy kế toán Việc lựa chọn mô hình kế toán riêng cho doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm và điều kiện của từng công ty. Do công ty cổ phần Cơ khí Xây lắp 250 Phủ Quỳ là một doanh nghiệp nhỏ, hoạt động tập trung trên một địa bàn, không có các đơn vị thành viên nên công ty áp dụng mô hình tổ chức công tác kế toán tập chung theo mô hình này, công tác kế toán trong công ty đều do phòng tài vụ đảm nhiệm, đảm bảo sự thống nhất trong toàn công ty. Để nâng cao tính chặt chẽ và hiệu quả trong công tác quản lý kinh tế , phòng tài chính do giám đốc trực tiếp điều hành, kế toán trưởng là người phụ trách kế toán chịu trách nhiệm quản lý nhân viên và là người tham mưu cho giám đốc trong công tác tài chính. Các kế toán viên có mối quan hệ qua lại với nhau về các phần hành kế toán đều có liên quan. Công việc kế toán được thực hiện hàng ngày, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Định kỳ các báo cáo tài chính được lập và trình lên giám đốc hoặc khi có yêu cầu đột xuất của ban giám đốc để có kế hoạch kinh doanh kịp thời, Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) Kế toán thanh toán Kế toán tài sản cố đinh Kế toán nguyên vật liệu Kế toán thành phẩm tiêu thụ thuế Kế toán Vốn bằng tiền Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận như sau: - Kế tán trưởng có chức giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế về tình hình tài chính của công ty là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, trách nhiệm của kế toán trưởng là rất lớn. Đó là : Tổ chức công tác kế toán, ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời và đầy đủ tài sản, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, điều hành chỉ đạo bộ máy kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành đồng thời chịu trách nhiệm thanh toán với ngân sách nhà nước, tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán. - Kế toán vốn bằng tiền: làm nhiệm vụ quản lý tài chính của công ty, quản lý tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển….. Do đó trong công ty, kế toán vốn bằng tiền đảm nhiệm chức năng thủ quỹ. - Kế toán thanh toán: Làm nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ, các khoản vốn bằng tiền, các khoản thuế; lệ phí, chi trả lương, thưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. - Kế toán tài sản cố định: Làm nhiệm vụ theo dõi phản ánh biến động của tài sản cố định của công ty, tiến hành trích khấu ao TSCĐ: ghi chép,mua mới, thanh lý…. - Kế toán thành phẩm tiêu thụ, thuế : theo dõi việc xuất thành phẩm, phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hoá để tổng hợp, kết chuyển xác định giá vốn, lợi nhuận…. Làm cơ sở để phân chia lợi nhuận trong kỳ kế toán. Lập báo cáo thuế GTGT đầu vào và đầu ra từng kỳ. - Kế toán nguyên vật liệu: Làm nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu…. trong công ty. Nguyên vật liệu đa dạng nhiều chủng loại do đó nguyên vật liệu cần theo dõi cẩn thận, chính xác. Mặc dù các phần hành kế toán của công ty đầy đủ như vậy song vì là công ty nhỏ nên các phần hành đều được kiểm nhiệm từ 2-3 phần hành thoe sự phân công của công ty. 2 Tổ chức hệ thống chứng từ - Đặc điểm sử dụng chứng từ tại đơn vị: chế độ chứng từ tại công ty cổ phần cơ khí và xây lắp 250 Phủ Quỳ thực hiện theo đúng nội dung phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của luật kế toán Việt Nam. Ngoài ra doanh nghiệp còn có các mẫu chứng từ riêng phục vụ nội bộ cho công việc kế toán và phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp. Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển vào đều phải tập chung vào phòng kế toán của doanh nghiệp. Được kế toán kiểm tra, xác minh tính pháp lý của nó, sau đó mới dùng để ghi sổ kế toán. Biểu mẫu chứng từ kế toán ban hành theo chế độ báo cáo kế toán doanh nghiệp, bao gồm: + Chỉ tiêu lao động, tiền lương gồm danh sách LĐ, bảng chấm định mức giờ công, sổ theo dõi LĐ, Bảng tính BHXH, BHYT, sổ theo dõi nghỉ phép + Chỉ tiêu hàng tồn kho gồm: Bảng kê NX, Phiếu XK, thẻ kho, phiếu SP, bảng kê nhập kho… + Chỉ tiêu bán hàng gồm: Phiếu xuất, thẻ xuất, bảng tổng hợp, thẻ kho, hoá đơn đỏ (không qua đại lý). + Chỉ tiêu tiền mặt gồm Bảng kê chi tiền mặt, giấy xin ứng tiền mặt, hợp đồng thanh toán, giấy đề nghị thanh toán. + Chỉ tiêu TSCĐ gồm: Sổ chi tiết TSCĐ, hợp đồng, biên bản nghiệm thu biên bản thanh lý, thẻ theo dõi TSCĐ, bảng tổng hợp…. 3. Tổ chức hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam, do bộ tài chính ban hành. Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản kế toán trong bảng hệ thống tài khoản kế toán. Tuy nhiên do quy mô của doanh nghiệp không lớn nên doanh nghiệp sử dụng các tài khoản chủ yếu chi tiết đến cấp 2.. Ví dụ: về tài khoản cấp 2 – 5111 doanh thu bán sản phẩm hàng hoá, - 5112 doanh thu bán sản phẩm xây lắp. - Ngoài các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán, công ty còn sử dụng các tài khoản ngoài bảng như TK004-Nợ khó đòi đã xử lý, TK001 – Ts thuê ngoài; TK 002 – Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. 4. Tổ chức hình thức sổ kế toán Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp 250 Phủ Quỳ đang dùng hình thức sổ kế toán : Nhật ký chứng từ, hình thức kế toán nhật ký chứng từ có các loại sổ kế toán như sau: - Nhật ký chứng từ từ số 1 đến số 10 : KH SO4. DM -Bảng kê từ số 1 đến số 11 - SO4a - DN và SO4b - DN - Sổ chi: Mỗi tài khoản mở một trang sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc các bảng kê. Các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều hoặc mang tính chất phân bổ thì các chứng từ gốc được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ để ghi vào các bảng kê hoặc nhật ký chứng từ liên quan. + Đối với các nhật ký chứng từ được ghi từ các bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào các số liệu tổng của bảng kê, sổ chi tiết đó, cuối tháng chuyển vào nhật ký chứng từ. + Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký, chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ để ghi sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào sổ, thẻ có liên quan cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào số liệu đó để lập các bảng tổng hợp, chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê, với các bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính. Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê NK chứng từ Số thẻ KT chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái Sơ đồ 3.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán NKCT Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo của phòng kế toán Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây Lắp 250 Phủ Quỳ bao gồm 2 phần : Báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ. Việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải căn cứ vào số liệu sau khi đã xoá bỏ sổ kế toán. Được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải có đủ chữ ký của người lập, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị, và đóng dấu đơn vị. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm như công ty CPCK và XL 250 Phủ Quỳ tối đa là 90 ngày Nơi nhận báo cáo tài chính: Cơ quan thuế Cơ quan đăng ký kinh doanh Cơ quan thống kê Cơ quan chủ quản Các nơi liên quan (ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà đầu tư) Hệ thống báo cáo nội bộ của công ty là các báo cáo chi tiết, cụ thể từng chỉ tiêu mà các nhà quản trị công ty quan tâm, để từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh hay phát triển sản xuất của công ty theo hướng có lợi nhất. Cụ thể là các báo cáo. Giá thành từng loại sản phẩm Khối lượng các loại sản phẩm tiêu thụ Đơn giá tiền lương Bảng giá các loại vật tư có thể thay thế. Tình hình sử dụng lao động. 6. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng: - Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ - Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chứng từ - Phương pháp kế toán TSCĐ: Ghi nhận theo nguyên giá - Phương pháp khấu hao theo TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng - Nguyên tắc vốn kinh doanh: Giá gốc - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: Theo quy định của bộ tài chính: dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (TK 229), Dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 139) III. Kế toán một số phần hành chủ yếu tại đơn vị. Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ là công ty Cổ phần có 100% vốn của cổ đông là công nhân viên trong công, do đó công ty có quy mô nhỏ song các phần hành kế toán rất đa dạng, mỗi kế toán phụ trách từ 1-2 phần hành, đảm bảo các phần hành được xử lý chặt chẽ và chính xác, cung cấp được thông tin đầy đủ, kịp thời cho lãnh đạo và tất cả các nhân viên trong công ty. Sau đây là một số phần hành chủ yếu tại đơn vị. 1.Kế toán nguyên vật liệu a) Đặc điểm nguyên vật liệu - Sản phẩm chủ yếu của công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp là các sản phẩm cơ khí, chế tạo do đó nguyên vật liệu chủ yếu trong đơn vị là các loại sắt thép, tôn, que hàn…. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm được làm ra cần phải có sự quản lý chặt chẽ trong khâu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu. Nhận thức được điều đó doanh nghiệp đã lập ra một ban kiểm soát để tránh giá chất lượng của nguyên vật liệu, đảm bảo nguyên vật liệu, vì thế nguyên vật liệu mua vào có chất lượng tốt, nguyên vật liệu trong kho được bảo dưỡng thường xuyên, ít khi bị hư hỏng. - Về đặc điểm tính giá: Nguyên vật liệu xuất ra được tính theo phương phá giá bình quân gia quyền với từng loại nguyên vật liệu. -Để theo dõi và phản ánh tình hình hiện có và biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục kế toán Công ty đã sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Tuy nhiên vào cuối kỳ doanh nghiệp thường kiểm kê lại số nguyên vật liệu để đảm bảo không có sai sót trong quá trình ghi sổ. - Đặc điểm về phân loại. Vật liệu trong đơn vị gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có sự đóng góp khác nhau vào quá trình sản xuất. + Vật liệu chính: các loại vòng bi, lá tôn, thép, que hàn sau quá trình chế biến sẽ thành sản phẩm của Công ty. + Vật liệu phụ: gồm các chất phụ gia để phục vụ cho việc sản xuất như: dầu nhờn, hồ keo, chất chống gỉ, sơn...... + Nhiên liệu: chúng là những chất đốt để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất như: Than, củi, xăng, dầu, khí đốt. + Ngoài ra còn có các loại phụ tùng thay thế như ốc, vít, lá răng..... và các loại thiết bị cho việc xây lắp của đơn vị như khung nhà bằng thép. b) Chứng từ và sổ sách sử dụng Doanh nghiệp sử dụng các loại chứng từ như sau: Khi mua nguyên vật liệu xong phải có giấy xin thanh toán, khi mua thì phải có hoá đơn của người bán, bảng kiểm nghiệm vật tư, phiếu nhập kho khi thanh toán số nguyên vật liệu sẽ bằng chuyển khoản sẽ có giấy uỷ nhiệm chi, sổ chi tiết nguyện vật liệu, bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn của vật liệu, phiếu xuất kho, bảng kê số 4, bảng kê số 5, nhật ký chứng từ số 7. c) Tài khoản sử dụng - Tk 152 : Nguyên vật liệu tồn kho - TK 151 : Nguyên vật liệu đi đường - Tk 153 : Công cụ dụng cụ. - Tk 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp - Tk 627 : Chi phí sản xuất chung - Tk 111, 112, 131, 141…….. d) Quy trình hạch toán Khi mua vật liệu về phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trước khi nhập kho phải có biên bản kiểm nghiệm vật tư do bộ phận kiểm soát lập, sau đó kế toán vào bảng kê nhập vật tư, bảng kê này bao gồm giấy xin thanh toán, hoá đơn VAT, các bảng kê mua hàng, các bảng kê này phải có đẩy đủ xác nhận của các phần hành liên quan. Tiếp đó kế toán làm thủ tục nhập kho cụ thể, phải viết phiếu nhập kho. Sau đó, kế toán phụ trách phần hành nguyên vật liệu sẽ ghi nhận từng loại nguyên vật liệu vào từng loại sổ chi tiết nguyên vật liệu để theo dõi. Khi xuất vật tư phục vụ cho việc sản xuất, quản lý phân xưởng….thì kế toán ghi và phiếu xuất kho, cuối mỗi tháng phải tổng hợp vào bảng kê xuất vật tư và căn cứ vào việc luân chuyển của nguyên vật liệu như phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, phục vụ cho việc quản lý phân xưởng, phục vụ cho việc bán hàng… kế toán tiến hành phân bổ, tính số nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn của từng loại. Sau đó kế toán nguyên vật liệu chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp vào bảng kê số 4, bảng kê số 5, nhật ký chứng từ số 7 để tính giá thành; tiếp đó kế toán tổng hợp vào sổ cái tài khoản 152 phát sinh có. Sơ đồ kế toán nhập nguyên vật liệu Phiếu nhập kho Bảng kê nhập Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển Kế toán tổng hợp Ghi hàng ngày Đối chiếu luân chuyển Ghi vào cuối kỳ Sơ đồ kế toán xuất nguyên vật liệu Xuất kho Bảng kê xuất Thẻ kho Phiếu xuất kho Sổ đối chiếu luân chuyển Nhật ký chứng từ số 7 Kế toán tổng hợp Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 Sổ cái tài khoản 152 Ghi hàng ngày Đối chiếu luân chuyển Ghi vào cuối kỳ 2. Kế toán tài sản cố định. a) Đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng tại doanh nghiệp. - Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ liên quan tới các sản phẩm cơ khí chế tạo. Vì thế tài sản cố định chủ yếu của công ty là tài sản cố định hữu hình, còn tài sản cố định vô hình rất ít như quyền sử dụng đất. - Về nguyên giá của tài sản cố định : Gồm giá thanh toán cho người bán TSCĐ cộng với các loại thuế, lệ phí cộng các phí tổn trước khi dùng như vận chuyển, chạy thử cộng với lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá được hưởng. - Về phương pháp tính khấu hao: Bởi vì những tài sản cố định của doanh nghiệp là tài sản cố định hữu hình, đó là các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, nhà cửa, văn phòng, kho bãi…..với các loại tài sản cố định này có thể xác định được thời gian sử dụng dự kiến của nó, từ đó để thuận tiện cho việc tính toán doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng. - Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện thì TSCĐ của công ty gồm 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình (không có TSCĐ thuê tài chính) + Với TSCĐ hữu hình với một công ty mang tính chất kỹ thuật như công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250b Phủ Quỳ thì TSCĐ hữu hình trong công ty gồm rất nhiều loại do vậy để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại các TSCĐ này. Ở công ty TSCĐ hữu hình được phân loại theo kết cấu, theo cách này TSCĐ hữu hình của Công ty gồm các loại: Nhà cửa, vật kiến trúc: như trụ sở làm việc, nhà kho, các phân xưởng sản xuất.... Máy móc thiết bị: là các dây chuyền công nghệ phục vụ cho việc sản xuất như máy dập, máy cắt và máy đúc..... Phương tiện vận tải: như các loại ô tô phục vụ cho việc bán hàng Thiết bị, dụng cụ quản lý: Như máy in, máy vi tính.... Các loại TSCĐ hữu hình khác + TSCĐ vô hình của Công ty rất ít như quyền sử dụng đất, giấy phép và giấy phép nhượng quyền. b) Chứng từ và sổ sách sử dụng Để phục vụ cho việc mua sắm tài sản cố định, kiểm soát tài sản cố định, thanh lý, nhượng, bán tài sản cố định công ty đã sử dụng các loại chứng từ sau: Hợp đồng mua bán tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định, bảng kê nhập tài sản cố định, bảng kê thanh toán, hoá đơn giá trị gia tăng (VAT), thẻ chi tiết tài sản cố định, sổ tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, các bảng kê số 4, bảng kê số 5, nhật ký chứng từ số 7. c) Tài khoản kế toán sử dụng: - TK 211: Tài sản cố định hữu hình - TK 212: Tài sản cố định thuê tài chính - TK 213: Tài sản cố định vô hình - TK 214: Hao mòn tài sản cố định. - TK 241: Xây dựng cơ bản - TK 711: Thu nhập khác - TK 811: Chi phí khác - TK 111,112,133,641,642,627………… d) Quy trình hạch toán Khi doanh nghiệp mua tài sản cố định phải có biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản này phải có đẩy đủ chữ ký xác nhận của cả bên giao và bên nhận, phải có hợp đồng mua tài sản cố định, hoá đơn giá trị gia tăng và các giấy tờ khác có liên quan. Sau đó, với mỗi loại tài sản cố định mua về kế toán mở sổ chi tiết tài sản cố định để theo dõi chi tiết từng loại tài sản cố định. Sổ chi tiết này do kế toán viên phụ trách phần hành tài sản cố định lập, sau đó chuyển giao cho kế toán trưởng xác nhận và lưu giữ ở phòng kế toán. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định thì tài sản cố định đó sẽ bị hao mòn, kế toán phần hành tài sản cố định có nhiệm vụ tính mức khấu hao cần phải trích của tài sản cố định, phân bổ chi phí khấu hao đó cho từng bộ phận sử dụng. Cuối tháng phân bổ chi phí khấu hao vào bảng kê số 4, bảng kê số 5, nhật ký chứng từ số 7 và vào sổ cái của tài khoản 214. Sơ đồ Hạch toán: chi phí khấu hao TSCĐ Tài sản cố định Mức khấu hao TSCĐ Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK214 Trường hợp tài sản cố định của doanh nghiệp bị giảm như góp vốn liên doanh, chẳng hạn góp vốn liên doanh vào công ty mía đường Sông Dinh 3 máy xúc, một số máy cày, trường hợp mất mát tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định lúc đó doanh nghiệp cũng phải có biên bản giao nhận về góp vốn của tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định… Sau đó kế toán tài sản cố định ghi giảm trên sổ tài sản cổ định, thẻ tài sản cố định và trên sổ cái tài khoản 211 3. Kế toán các nghiệp vụ vốn bằng tiền a) Đặc điểm các nghiệp vụ thanh toán - Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp Phủ Quỳ chủ yếu bán hàng trực tiếp tại công ty và thông qua các đại lý, do đó sản phẩm bán ra chủ yếu được thu bằng tiền mặt, tuy nhiên có những hợp đồng về xây lắp các loại nhà xưởng, bán các loại thiết bị với số lượng lớn theo đơn đặt hàng của khách hàng thì công ty sẽ thu bằng chuyển khoản. - Với các khoản như chi mua nguyên vật liệu, điện, nước…phục vụ cho sản xuất. Những khoản chi này cũng tương đối nhỏ do đó công ty cũng chủ yếu chi bằng tiền mặt. ứng tiền mặt, hợp đồng thanh toán, giấy đề nghị thanh toán, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê xinh thanh toán và một số chứng từ khác có liên quan. c) Tài khoản kế toán sử dụng. - TK 111: Tiền mặt tại quỹ - TK 112 : Tiền gửi ngân hàng - TK 113 : Tiền đang chuyển - TK 131 : Phải thu khách hàng - TK 141 : Tạm ứng - TK 331 : Phải trả người bán - TK 222 : Vốn góp liên doanh - TK 128,228: Đầu tư khác - TK 334 : Phải trả công nhân viên. …………… d) Quy trình hạch toán: Khi công ty bán các sản phẩm hàng hoá thu bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản sẽ có lệnh thu tiền do kế toán trưởng soát xét sau đó chuyển cho Giám đốc ký để ra lệnh thu tiền, từ lệnh thu tiền kế toán tiến hành ghi vào phiếu thu tiền. Từ phiếu thu, lệnh thu sẽ tiến hành thu tiền sau đó thủ quỹ đóng dấu là đã thu tiền lên các phiếu thu đó. Khi chi tiền sẽ có lệnh chi tiền, nếu tạm ứng sẽ có giấy xin ứng tiền mặt, khi mua hàng hoá sẽ có hợp đồng thanh toán, sau đó nhân viên thu mua sẽ có giấy đề nghị thanh toán. Sau khi thanh toán xong sẽ có hoá đơn thanh toán. Bảng kê này sẽ được chuyển cho kế toán tiền mặt, kế toán ghi vào bảng kê chi tiền mặt hay các phiếu chi. Từ các chứng từ gốc về thu, chi (Phiếu thu, phiếu chi) hàng tháng kế toán ghi vào bảng kê số 1, ghi vào sổ quỹ. Cuối tháng vào sổ cái tài khoản 111, 112 số phát sinh nợ và phát sinh có. Cuối quý vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ sau đó lập bảng cân đối kế toán. Sơ đồ:Kế toán vốn bằng tiền Phiếu thu, Phiếu chi Bảng kê số 1 Bảng kê số 2 Nhật ký chứng từ số 1 Sổ quỹ Sổ cái Tài khoản 111, 112 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng cân đối kế toán Ghi hằng ngày Ghi theo tháng Ghi theo kỳ 4. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán (1) Đặc điểm của nghiệp vụ * Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán có thể đến một số nghiệp vụ thanh toán trong đơn vị như sau: - Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và khách hàng: Khi Công ty bán các sản phẩm hàng hoá và xây lắp cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận mua hoặc là đặt trước tiền hàng để công ty sản xuất các sản phẩm cơ khí và xây lắp theo đơn đặt hàng của khách hàng lúc đó giữa công ty với khách hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán. - Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Đó là khi công ty mua các loại máy móc, thiết bị, hàng hoá, vật tư, dịch vụ để phục vụ cho quá trình sản xuất. - Quan hệ thanh toán với Ngân sách nhà nước. Cũng giống như ở các doanh nghiệp khác ở Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ cũng phát sinh các quan hệ thanh toán với ngân sách nhà nước như thanh toán tiền thuế, phí, lệ phí... - Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các bên đối tác liên doanh: Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã tham gia góp vốn đầu tư vào công ty mía đường Sông Dinh. Như vậy, giữa doanh nghiệp với công ty mía đường Sông Dinh phát sinh quan hệ thanh toán trong việc góp vốn và phân chia lợi tức. - Quan hệ thanh toán nội bộ: Chủ yếu là quan hệ nội bộ giữa doanh nghiệp với công nhân viên như thanh toán tiền lương, thưởng, trợ cấp, tạm ứng.... - Các quan hệ thanh toán khác: Thanh toán qua ngân hàng, thanh toán tiền vay, các khoản phải thu, phải trả khác. Với các quan hệ thanh toán này doanh nghiệp cũng đã chi tiết theo từng đối tượng: Với các sản phẩm hàng hoá cơ khí thì công ty chủ yếu bán tại đơn vị thu tiền mặt trực tiếp nên thường không phát sinh các khoản phải thu. Với các sản phẩm xây lắp thì khách hàng thường ứng trước tiền hàng cho đơn vị nên sẽ phát sinh các nghiệp vụ thanh toán. Nói chung các nghiệp vụ thanh toán trong đơn vị tương đối lớn. (2) Chứng từ và sổ sách sử dụng. * Các loại chứng và sổ kế toán được doanh nghiệp sử dụng bao gồm: hợp đồng thanh toán, giấy đề nghị thanh toán, sổ chi tiết thanh toán với người mua hoặc người bán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy xin thanh toán tiền tạm ứng, bảng thanh toán tiền lương.... (3) Tài khoản kế toán TK 131: Phải thu khách hàng TK 331: Phải trả người bán TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Tk 136: Phải thu nội bộ. TK336: Phải trả nội bộ TK 141: Tạm ứng và các tài khoản khác: 111, 112, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 511, 512, 621, 622, 627, 632....... (4) Quy trình hạch toán: Khi phát sinh một nghiệp vụ thanh toán, chẳng hạn thanh toán cho nhà cung cấp khi doanh nghiệp mua một sản phẩm dịch vụ, nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất; thanh toán với khách hàng; thanh toán với ngân sách nhà nước thanh toán nội bộ thì kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi khách hàng. Cuối tháng từ sổ chi tiết thì kế toán vào bảng tổng hợp để theo dõi và vào bảng kê số 11. Từ bảng kê số 11 vào nhật ký chứng từ số 8. Sau đó từ nhật ký chứng từ số 8 vào sổ cái rồi lên thuyết minh báo cáo tài chính. Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán Sổ cái các tài khoản 131, 331, 333... Nhật ký chứng từ số 8 Thuyết minh báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết 131, 331, 333..... Bảng kê số 11 Sổ chi tiết TK 131, 331, 333... Chứng từ gốc Ghi hàng ngày Đối chiếu luân chuyển Ghi vào cuối kỳ 5.Kế toán tiêu thụ thành phẩm. (1) Đặc điểm của thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ cái tên đã nói lên phần nào các mặt hàng sản xuất của công ty đó là các sản phẩm cơ khí và xây lắp, là một công ty có một bề dày lịch sử gần 50 năm nên mặt hàng truyền thống của công ty là các sản phẩm cơ khí và sửa chữa máy móc, thiết bị các loại, chế tạo các loại Larăng, các loại phụ tùng ô tô, máy kéo, các loại cày bánh lồng đi sau máy công nghiệp sửa chữa thay thế các loại đầu máy và mặt hàng xây lắp và các dây truyền thiết bị, máy chế biến đá, quặng….Những năm gần đây do cơ chế thị trường tác động hàng ngoại nhập nhiều, các cơ sở chế tạo phụ tùng ô tô, máy kéo mọc lên nhiều làm cho các mặt hàng của công ty bị cạnh tranh khốc liệt và có phần bị giảm sút. Hơn nữa việc sản xuất các mặt hàng này công ty chủ yếu mua trên thị trường nên giá cả đầu vào bấp bênh, còn đầu ra thì không theo sự tương ứng của giá cả đầu vào được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC896.doc
Tài liệu liên quan