LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG
I. Những nét chung về cổ phần hoá 2
1. Khái niệm về cổ phần hoá 2
2. Các thủ tục tiến hành cổ phần hoá 2
3. Thành viên công ty 3
II. Công ty cổ phần Dịch vụ giải trí Hà Nội 4
1. Mô hình tổ chức của công ty 5
2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, các phòng ban 7
3. Lĩnh vực hoạt động của công ty 13
4. Hiệu quả hoạt động và sử dụng lao động 15
5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh qua doanh thu 16
III. Một số kiến nghị với nhà nước 17
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
20 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty cổ phần dịch vụ giải trí Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xúc nhằm đảm bảo cho khu vực kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, đảm bảo cân đối chủ yếu trong nền kinh tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cổ phần hoá được xác định là một trong những biện pháp quan trọng, chủ lực của qúa trình cải cách từ khi có quyết định 202/CT-CP ngày 08/06/1992 về việc “Chủ trương thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần”.
Nội dung chủ yếu của đề tài là đề cập đến vấn đề cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay, trình tự tiến hành cổ phần hoá, tình hình tổ chức và tài chính của một công ty cổ phần. Cụ thể là Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
I. Những nét chung về cổ phần hoá
II.Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội
III.Thực trạng, giải pháp và những kiến nghị với nhà nước
nội dung
Phần I. Những nét chung về cổ phần hoá
1.Khái niệm về cổ phần hoá
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp, huy động vốn toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế.
2.Các thủ tục tiến hành cổ phần hoá
Hồ sơ xin phép thành lập công ty
Sau khi cân nhắc, tính toán, đánh giá kỹ điều kiện thực tế, điều kiện chủ thể và các điều kiện khác, các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội muốn thành lập công ty thì các sáng lập viên phải có đơn xin phép thành lập công ty.
Sau khi đã hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập công ty, người xin phép thành lập công ty phải gửi hồ sơ đến Sở quản lý nghành kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp dự định kinh doanh. Sở quản lý nghành kinh tế kỹ thuật tiếp nhận hồ sơ, tổ chức họp lấy ý kiến của cơ quan. Căn cứ vào kết quả cuộc họp để làm thủ tục báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cấp hoặc từ chối giấy phép thành lập công ty.
Sau khi nhận được hồ sơ xin phép thành lập công ty, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương gửi một bộ hồ sơ bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ quản lý nghành, lĩnh vực liên quan.
- Đăng ký kinh doanh
Việc cấp giấy phép thành lập Công ty là sự ghi nhận người muốn thành lập Công ty có đủ các điều kiện để thành lập Công ty. Còn việc đăng ký kinh doanh là việc khai sinh về mặt pháp lý sự ra đời của Công ty, là sự xác nhận tư cách pháp nhân, quyền được tiến hành các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Luật Công ty và các văn bản khác ghi nhận, đăng ký kinh doanh là một thủ tục bắt buộc và chỉ sau khi đăng ký kinh doanh Công ty mới được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh.
3.Thành viên Công ty
- Thành viên công ty là người đã góp tài sản vào Công ty và có quyền sở hữu một phần tài sản của Công ty.
- Thành viên Công ty gồm các thành viên đứng ra thành lập Công ty, thành viên làm công tác quản lý Công ty và những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia góp tài sản vào Công ty .
- Đại hội đồng bất thường là đại hội chỉ được triệu tập để sửa đổi điều lệ Công ty. Tính bất thường của đại hội nói lên rằng đại hội sẽ quyết định những vấn đề quan trọng. Bình thường hoạt động của Công ty được tiến hành trên cơ sở điều lệ. Khi có những thay đổi nào đó, nội dung điều lệ không phù hợp thì phải sửa đổi, bổ sung. Điều lệ là bản cam kết giữa các thành viên về tổ chức, hoạt động của Công ty…chỉ có các thành viên mới có quyền sửa đổi, việc sửa đổi tiến hành ở Đại hội đồng.
Phần II. Công ty cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội
ở Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển, cùng với nó là đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể cả về mắt vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu vui chơi giải trí của người dân cũng trở nên đa dạng hơn. Để phục vụ những nhu cầu đó là sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ giải trí ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Năm 2000, lần đầu tiên ở Hà Nội một khu liên hợp vui chơi giải trí hiện đại có quy mô lớn nhất Miền Bắc được khánh thành mang tên Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Giải Trí Hà Nội mà người dân thủ đô quen gọi là Công Viên Hồ Tây.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội được thành lập theo quyết định 3800/GP-UB của UBND Thành phố Hà Nội ngày 11/11/1998 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055096 cấp ngày 11/11/1998 của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội.
Công ty cổ phần dịch vụ Giải trí Hà Nội
Tên tiếng Anh: HANOI ENTERTAINMENT SERVICES CORPORATION
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân – Quận Tây Hồ – Hà Nội
Điện thoại : (04) 718 4222 – 718 4566 – 718 4193
Fax : (04) 718 4190
Ngày thành lập công ty: ngày 02 tháng 03 năm 1999
Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội có 8 cổ đông sáng lập:
Ban tài chính quản trị Thành uỷ Hà Nội.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Hồ Tây
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng Thành đô
Bưu điện thành phố Hà Nội
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt)
Công ty TNHH Trí Thành
Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Thăng Long
Công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật và Thương mại Tân Đức
1.Mô hình tổ chức của Công ty
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty là theo mô hình trực tuyến. Đặc điểm của cơ cấu quản lý trực tuyến là mối quan hệ về mặt quản lý được thực hiện theo một đường thẳng, người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh và thi hành mệnh lệnh của người quản lý cấp trên trực tiếp.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền đại hội cổ đông
- Ban giám đốc: Đứng đầu là tổng giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm có nhiệm vụ thay mặt các cổ đông chỉ đạo và điều hành hoạt động hàng ngày trong toàn công ty. Chịu trách nhiệm trước hôi đồng quản trị về những nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Dưới tổng Giám đốc là 3 Phó tổng giám đốc giúp việc, do tổng Giám đốc đề nghị và thông qua hội đồng quản trị, phụ trách các mảng hoạt động trong công ty. Có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của bộ phận mình phụ trách cho tổng giám đốc.
- Bộ phận văn phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về vấn đề tài chính, chăm lo những hoạt động nhỏ thường ngày của Công ty:
+ Tổ chức hạch toán kế toán, chăm lo vấn đề sổ sách thu chi hàng ngày của Công ty.
+ Lập kế hoạch sử dụng vốn, đưa ra các biện pháp sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và trình lên giám đốc.
+ Thống kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để gửi lên ban giám đốc và Hội đồng quản trị
+ Chăm lo các văn phòng phẩm và thiết bị máy móc trong Công ty.
+ Xây dựng các chương trình marketting và các buổi biểu diễn văn nghệ trong Công ty…
Quản lý dự án
Kỹ thuật
Tổ chức hoạt động
Khách đoàn
Marketing
Tài chính kế toán
Kinh doanh tổng hợp
Kinh doanh ẩm thực
Công viên Vầng Trăng
Công viên nước
Sơ đồ tổ chức nhân sự công ty cổ phần dịch vụ giải trí Hà Nội
Tổng giám đốc
Phó TGĐ PT Kỹ thuật
Phó TGĐ PT kinh doanh & tài chính
Phó TGĐ PT Marketing
Hội đồng Quản trị
2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, các phòng ban
Đại Hội Đồng công ty.
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty theo quy định của điều lệ công ty. Đại Hội Đồng công ty :
Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm. Thảo luận thông qua bảng tổng kết tài chính hàng năm, các báo cáo phúc trình cùng các tài liệu khác có liên quan của HĐQT, Tổng Giám Đốc và Ban Kiểm Soát.
Bầu, bãi miễn Chủ Tịch HĐQT, thành viên HĐQT và ban kiểm soát.
Xem xét và quyết định việc tăng hoạc giảm vốn điều lệ và thay đổi mệnh giá cổ phiếu, quyết định việc phân phối lợi nhuận của công ty.
Xem xét quyết định giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của công ty, quyết định chế độ thù lao, các quyền lợi và các chế tài sai phạm của thành viên HĐQT, ban Điều Hành và ban kiểm soát gây ra cho công ty.
Xây dựng, bổ sung, sửa đổi điều lệ của công ty, quyết định số lượng và loại cổ phiếu được quyền phát hành, quyết định về việc sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi và giải thể công ty .
Hội Đồng Quản Trị.
Là cơ quan đại diện thường trực của Đại Hội Đồng giữa hai kỳ Đại Hội Đồng. HĐQT do Đại Hội Đồng bầu ra thay mặt Đại Hội Đồng và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc quyền giải quyết của Đại Hội Đồng. HĐQT chịu trách nhiệm tập thể trước Đại Hội Đồng về mọi mặt hoạt động của công ty. Hội Đồng Quản Trị :
Xem xét phê duyệt các loại hợp đồng kinh tế và dân sự, các kế hoạch hàng quý hàng năm của công ty thuộc thẩm quyền của mình.
Xem xét và phê chuẩn tất cả các giao dịch của công ty với cổ đông, thành viên HĐQT, TGĐ, thành viên ban điều hành và những người đại diện của công ty tại các văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty hoặc các dự án đầu tư mà công ty góp vốn.
Cơ cấu HĐQT gồm 7 thành viên: 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và các thành viên, trong đó Chủ Tịch HĐQT là người có trách nhiệm cao nhất trong HĐQT trong việc tổ chức và giám sát thực thi các quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT.
Ban Điều Hành.
Tổng Giám Đốc.
Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty. Là đại diện của công ty trước cơ quan Nhà Nước và Pháp luật. Tổng Giám Đốc phải chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước HĐQT. Tổng Giám Đốc:
Quyết định cơ cấu tổ chức, biên chế của các phòng ban trong công ty và các đơn vị thành viên của công ty. Ban hành các quy chế hoạt động của các phòng ban trong công ty. Quyết định kế hoạch phương án và quỹ đào tạo cho cán bộ nhân viên của công ty.
Quyết định việc ký hoặc uỷ quyền cho các Phó TGĐ ký các hợp đồng và các giao dịch kinh tế, dân sự.
Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường lệ và bất thường của Ban Điều Hành.
Phó TGĐ
Được TGĐ phân công phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty.
Kế Toán Trưởng.
Là người giúp việc cho TGĐ về các hoạt động liên quan đến các hoạt động tài chính tiền tệ và thuế khoá của công ty.
Báo cáo hàng ngày về tình hình thu chi của công ty cho TGĐ vào cuối ngày làm việc. Tổ chức quản lý và giám sát việc tuân thủ chế độ bảo mật đối với mọi sổ sách chứng từ, thông tin tài liệu, số liệu kế toán tài chính.
Kế Toán Trưởng phải thực hiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành và điều hành nghiệp vụ kế toán của công ty theo các nguyên tắc được pháp luật thừa nhận.
Ban Kiểm Soát.
Thành phần gồm có hai kiểm soát viên trong đó có trưởng ban và phải có chuyên môn kế toán. Kiểm soát viên do Đại Hội Đồng bầu ra và bãi miễn. Ban Kiểm Soát :
Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của công ty, trình Đại Hội Đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết năm tài chính của công ty.
Đề nghị HĐQT triệu tập Đại Hội Đồng khi cần.
Các phòng ban chức năng.
Bộ phận phụ trách Công Viên Nước.
Bộ phận phụ trách Công Viên Nước có hai chức năng chính đó là vận hành thiết bị và cứu hộ. Nhiêm vụ chung :
- Tổ chức và bảo đảm các điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho khách hàng đến vui chơi các loại hình đã được đầu tư trong Công Viên Nước. Phối hợp với các phòng ban cung cấp tất cả các dịch vụ một cách đồng bộ cho khách hàng.
Tổ chức tiếp đón và hướng dẫn các đoàn thăm quan, du lịch.
Bộ phận phụ trách Công Viên Mặt Trời Mới.
Bộ phận phụ trách Công Viên Mặt Trời Mới có hai chức năng chính đó là vận hành thiết bị và cứu hộ. Nhiêm vụ chung:
Tổ chức và bảo đảm các điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho khách hàng đến vui chơi các loại hình đã được đầu tư trong Công Viên Mặt Trời Mới. Tổ chức hướng dẫn cho khách hàng tham gia các trò chơi và vận hành các thiết bị trong công viên.
Tổ chức tiếp đón và hướng dẫn các đoàn thăm quan, du lịch.
Phòng Kinh doanh ăn uống (ẩm thực).
Chức năng chính: Chế biến món ăn, quản lý kho tàng thực phẩm, triển khai bán hàng tại các quầy. Nhiệm vụ chung:
Thực hiện việc kinh doanh ẩm thực đối với khách hàng. Lập kế hoạch cho phát triển kinh doanh ẩm thực môt cách khoa học và có hệ thống.
Đảm bảo tăng doanh thu, an toàn và hiệu quả trong kinh doanh ẩm thực. Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, quy định, quy trình hạch toán, kế toán, vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty ở tất cả các khâu trong bộ phận ẩm thực.
Đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực thường xuyên đối với khách hàng.
Phòng Nhân sự.
Chức năng và nhiệm vụ của phòng nhân sự bao gồm:
Thiết kế tổ chức cơ cấu tổ chức.
Tuyển dụng.
Phân tích công việc
Quản lý hồ sơ- hệ thống báo cáo.
Thực hiện chế độ lao động, tiền lương cho nhân viên.
Phòng Tài chính - Kế toán.
* Công tác kế toán.
Xây dựng quy trình quản lý tài chính cho tất cả các bộ phận trong công ty, định kỳ kiểm tra sổ sách kho, định lượng, đơn giá của các bộ phận trong công ty.
Giám sát tài chính đối với tất cả các bộ phận trong công ty, tiến hành kiểm tra tổng sản phẩm định kỳ và bàn giao cho các bộ phận quản lý, thẩm định đề xuất mua bán trang thiết bị vật tư, văn phòng phẩm.
Quản lý và phân phối vé, giấy mời của công ty, tổ chức bán các loại vé của công ty.
Quản lý, giám sát doanh thu của tất cả các bộ phận kinh doanh trong công ty. Phối hợp với phòng nhân sự trong việc chi trả lương và chế độ phúc lợi cho nhân viên.
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán trong công ty.
* Công tác tài chính.
Hạch toán kinh tế, hỗ trợ phân tích tài chính trong các dự án đầu tư kinh doanh, cung cấp số liệu cho các bộ phận để phân tích thị trường, lập dự án đầu tư kinh doanh khi được phép của Ban Điều hành.
Lập các kế hoạch nguồn vốn cho công ty, tìm kiếm các nguồn cung cấp vốn cho công ty, đề xuất các kế hoạch quản lý và sử dụng vốn.
Kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch doanh thu-chi phí đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt.
Phòng Hành chính quản trị.
Phòng hành chính quản trị có các chức năng sau :
* Quản lý hành chính hoạt động văn phòng công ty.
Kiểm tra chấp hành thời gian làm việc, thực hiện các chế độ với cán bộ công nhân viên.
Thực hiện các giao dịch nội chính, khách hàng, bảo hiểm khách hàng. Quản lý khách ra vào làm việc với công ty, trực tổng đài điện thoại, lễ tân tiếp, khách.
Lưu trữ con dấu, công văn tài liệu đi - đến, kiểm tra chấp hành nội quy, quy chế, vệ sinh an toàn lao động trong công ty.
* Quản lý tài sản trang thiết bị của công ty.
Quản lý kho hàng hoá vật tư công ty, kiểm tra tình hình sử dụng và quản lý tài sản của toàn bộ công ty, định kỳ cùng các phòng nghiệp vụ kiểm kê tài sản.
Phòng Marketing .
Các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của phòng Marketing bao gồm :
* Quảng cáo và quan hệ công chúng.
Xây dựng và triển khai, theo dõi việc thực hiện các chương trình quảng cáo.
Quan hệ công chúng.
Tham gia tài trợ và tuyên truyền các thông tin về công ty trong các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các hoạt động xã hội công ích.
Mở rộng và thắt chặt mối quan hệ đối ngoại với các đối tác, tổ chức, cơ quan nhằm tạo thuận lợi cho các công việc sau này.
* Tài trợ xúc tiến bán hàng.
Quản lý và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã ký.
Xây dựng, triển khai và theo dõi chương trình triển khai xúc tiến bán hàng.
Kêu gọi và phối hợp với các hãng, đơn vị tài trợ, tổ chức các chương trình khuyến mãi, các cuộc thi, các trò chơi nhằm khuếch trương sản phẩm của cả hai bên.
* Tổ chức biểu diễn
Tổ chức các chương trình biểu diễn thường xuyên và không thường xuyên trong năm và trong tháng hoặc theo chủ đề nhằm mục đích kinh doanh.
Tổ chức các chương trình trò chơi cho khách trong công viên, các chương trình lễ hội, hội chợ mang tính chất xã hội nhằm quảng bá hình ảnh của công ty và nhằm mục đích kinh doanh.
* Thu thập tổng hợp các số liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường.
Phòng khách đoàn.
Xây dựng phương án và triển khai hệ thống bán hàng trực tiếp, lập cơ sở dữ liệu và hệ thống các thông tin khách hàng để phục vụ cho việc hoạch định chiến lược bán hàng, chăm sóc khách hàng...
Xây dựng quy trình bán hàng.
Giới thiệu và quảng cáo trực tiếp hình ảnh, các dịch vụ của công viên dưới hình thức bán hàng trực tiếp như đối thoại trực tiếp, phát tờ rơi và các ấn phẩm quảng cáo.
Xây dựng và triển khai việc mở rộng đại lý phân phối vé, cộng tác viên tại các tỉnh ngoài phạm vi Hà Nội như các công ty, tổ chức du lịch hoăc các cá nhân có khả năng.
Chăm sóc và thắt chặt mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu và tiềm năng.
Ban Quản lý dự án.
Phụ trách các công tác tư vấn, khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công các công trình trong Công viên Hồ Tây và thực hiện công tác thẩm định thiết kế.
Tổ chức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh các hạng mục đầu tư của Công viên Hồ Tây.
Tổ chức quản lý công tác thi công, giám sát chất lượng, khối lượng, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thiết kế và thi công, sau khi kết thúc thi công, thực hiện công tác thanh quyết toán, kiểm toán các hạng mục.
Phòng Kỹ thuật.
Phòng kỹ thuật có một số chức năng và nhiệm vụ chính như sau :
Vận hành thiết bị và quản lý hệ thống, duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị.
Đảm bảo an toàn lao động và công tác phòng cháy chữa cháy.
3.Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí các trò chơi trên mặt nước và trên không; Dịch vụ văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao…;Cho thuê địa điểm hội nghị; Dịch vụ ăn uống giải khát; Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá;Vận chuyển khách du lịch. Cụ thể:
Công Viên nước Hồ Tây: được đầu tư xây dựng từ năm 1999 và đưa vào hoạt động từng phần kết hợp với đầu tư bổ sung. Công viên Nước là hạng mục đầu tiên chính thức đưa vào hoạt động. Công viên nước khai trương ngày 19/05/2000 với diện tích 3.5 Ha. Với 3/4 diện tích tiếp giáp với Hồ Tây tạo không khí thoáng đãng, mát mẻ.
Công viên Mặt Trời Mới: được khai trương từ ngày 02/07/2000. Tổng diện tích Công viên Mặt Trời Mới là 2.9 Ha với bố cục hài hoà không gian, cảnh quan và kiến trúc của các công trình trong công viên với những trò chơi đan xen nhau. Công viên Mặt Trời Mới có các trò chơi tạo cảm giác mạnh cùng phong cảnh được thiết kế tạo cảm giác thư thái
Hệ thống các nhà hàng: do đặc tính công viên nằm trên một diện tích rộng lớn vì vậy công ty cũng có 1 hệ thống nhà hàng rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về ẩm thực một cách thuận tiện nhất:
+ Nhà hàng Hoa Cau: chuyên nhận phục vụ khách đặt tiệc, ăn buffet…
+ Nhà hàng Mái Đỏ: nằm cạnh sân khấu trung tâm, chuyên phục vụ các món ăn nhanh
+ Nhà hàng Sâm Cầm: nắm sát bờ Hồ Tây, chuyên phục vụ các món ăn nhanh
+ Thuỷ Thủ Quán: nằm cạnh Bể Nhảy, chuyên phục vụ tiệc buffet cuối tuần
+ Quầy Con Voi: nằm gần khu vực Bể Tạo Sóng; chuyên phục vụ các món ăn nhanh.
Tiệc cưới, hội nghị: Công viên còn chuyên kinh doanh dịch vụ tổ chức đám cưới, hội nghị, hội thảo với cảnh quan được thiết kế đẹp mắt đã thu hút rất nhiều khách hàng trong những năm qua. Ưu thế của công ty là mặt bằng rộng có thể tổ chức những tiệc lớn. Tổ chức tiệc ngoài trời với cảnh quan thiên nhiên đẹp bên bờ Hồ Tây cũng là một nét đặc sắc của công ty mà ít nơi ở Hà Nội có thể đáp ứng được.
Dịch vụ cho thuê địa điểm: Công ty còn có những hội trường để cho thuê tổ chức Hội nghị hội thảo:
+ Hội trường lớn Haseco với sức chứa 400 chỗ ngồi.
+ Hội trường nhỏ Haseco với sức chứa 100 chỗ ngồi.
Dịch vụ cho thuê quảng cáo: tận dụng nhiều vị trí đẹp, công ty tiến hàn các dịch vụ cho thuê quảng cáo trên các trò chơi, các khu bể, các rào đường đi vào công viên, trên nóc các toà nhà Haseco…
4. Hiệu quả hoạt động và sử dụng lao động của Công ty
a. Hiệu quả hoạt động
Công Viên Hồ Tây được đầu tư xây dựng từ năm 1999 và đưa vào hoạt động từng phần kết hợp với đầu tư bổ sung. Công viên Nước là hạng mục đầu tiên chính thức đưa vào hoạt động. Tình hình vốn của Công ty tính đến năm 2003 là 155.640 triệu đồng. Trong đó vốn lưu động là 26.370 triệu đồng tương đương với 16,9% còn lại là vốn cố định. So với năm 2002 thì vốn lưu động trong năm 2003 đã tăng lên 1.308 triệu đồng tương ứng 5,2%. Mặc dù tỷ lệ vốn lưu động có tăng lên nhưng so với tổng vốn kinh doanh trong kỳ thì tỉ lệ này vẫn còn thấp.
Với những gì đã phân tích ở trên ta thấy rằng, tình hình sử dụng vốn nói chung của công ty là chưa tốt. Mặc dù lượng vốn kinh doanh đã tăng lên theo từng năm, nhưng lợi nhuận thu được từ mỗi đồng vốn chưa cao và ổn định. Trong kế hoạch kinh doanh của công ty những năm gần đây và cho những năm sắp tới, công ty đã đưa ra những biện pháp nhằm sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn và nhằm làm tăng khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn
b. Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó là nhân tố quyết định đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, sử dụng nguồn nhân lực như thế nào để đạt kết quả tốt nhất là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp.
Năng suất lao động bình quân của công ty không được ổn định. Năm 2002 lao động tạo ra được 85 triệu đồng doanh thu, trong khi năm 2003 chỉ đạt 68 triệu đồng, giảm so với năm 2002 là 17 triệu đồng tương đương 20%. Năm 2002 số lao động bình quân của công ty là 285 người, nhưng bước sang 2003 đã tăng lên 372 người, kéo theo tổng quỹ lương tăng. Năm 2003 tổng quỹ lương của công ty là 3.712 triệu đồng, sang năm 2003 là 5.130 triệu tăng hơn so với năm 2002 là 1.418 triệu đồng. Tuy nhiên, điều đó cũng không làm cho khả năng sinh lời của mỗi lao động tăng lên mà chỉ tiêu này còn giảm đi đáng kể.
Qua đó ta thấy tình hình sử dụng lao động của công ty chưa hoàn toàn tốt. Muốn đạt được kết quả cao trong những năm tới, công ty cần phải có biện pháp tốt hơn nữa trong việc sử dụng lao động cũng như trong công tác đào tạo
5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh qua doanh thu
Phần lớn doanh thu các loại hình kinh doanh của Công ty trong năm 2005 đều tăng lên đáng kể so với năm 2004. Năm 2005 doanh thu đạt được của công viên Mặt Trời Mới là 3.863 triệu đồng, chiếm 11% tổng doanh thu. Trong khi con số này trong năm 2004 chỉ đạt 2.124 triệu đồng chiếm 4,6% doanh thu. Doanh thu của Công viên Mặt Trời Mới tăng lên làm doanh thu của các loại hinh kinh doanh ẩm thực, bán hàng, doanh thu khác cũng tăng lên đáng kể. Kinh doanh ẩm thực đạt 5.222 triệu đồng chiếm 16% tổng doanh thu, trong khi đó con số này năm 2004 là 3.769 triệu đồng chiếm 11,4%. Doanh thu bán hàng và doanh thu khác lần lượt là 4,8 % và 3,9% tổng doanh thu năm 2004.
Với những số liệu đã phân tích ở trên cho ta thấy trong hai năm qua các loại hình kinh doanh của Công Viên Hồ Tây là khá tốt, mặc dù đây là một loại hình kinh doanh khá mới ở nước ta. Trong những năm tới Công Viên Hồ Tây sẽ là một địa chỉ văn hoá, du lịch lý tưởng không chỉ cho nhân dân thủ đô và các tỉnh phía bắc mà còn đối với du khách nước ngoài tới thủ đô Hà Nội.
Phần III. Một số kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước có vai trò quan trọng trong công việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Hệ thống chế độ pháp lý đồng bộ, thủ tục đơn giản gọn nhẹ, bộ máy quản lý làm việc ngiêm túc, có hiệu quả sẽ tạo diều kiện tốt cho các doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả tố nhất. Các chính sách của nhà nước như: Chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu phải rõ ràng, đồng bộ chặt chẽ, đồng bộ và ổn định. Các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, các thủ tục hải quan phải nhanh chóng, thống nhất. Cán bộ làm công tác cấp giấy phép nhập khẩu, cán bộ hải quan phải nghiêm túc, không được sách nhiễu, không quan liêu. Nếu cơ quan hải quan làm việc không đúng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp thì yêu cầu cơ quan hải quan phải có trách nhiệm bồi thường thoả đáng.
Kết luận
ở nước ta trong quá trình đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước ngoài ý nghĩa đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế, nó còn giữ một vị trí chính trị đặc biệt quan trọng đó là: duy trì chế độ công hữu, đại diện cho sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân, đặc trưng của xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mà hiệu quả của DNNN là rất quan trọng .
Trong xu thế hội nhập, Việt Nam tham gia AFTA, APEC…
Các doanh nghiệp nhà nước đứng trước thử thách to lớn nhưng cũng có không ít cơ hội để phát triển. Cổ phần hoá DNNN hiện nay nhằm làm cho các doanh nghiệp hội đủ các yếu tố cần thiết cũng chính là các cơ hội để doanh nghiệp thử sức với bên ngoài đồng thời đưa công cuộc đổi mới phát triển đất nước đến thành công.
Cổ phần hoá xã hội ở nước ta hiện nay là một xu hướng tất yếu bởi lẽ nó đi đúng yêu cầu tiến trình xã hội hoá sản xuất. Cổ phần hoá DNNN là thực hiện một cuộc cách mạng về sở hữu để cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ cuả lực lượng sản xuất tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh hơn nữa.
Cổ phần hoá là vấn đề phức tạp không chỉ đối với VN mà đa số các nước như Ba Lan, Trung Quốc, Nga …và đặc biệt đối với VN đây là hoạt động rất mới mẻ. Do vậy quá trình thực hiện tất sẽ có những vướng mắc khó khăn. Việc xử lý những vướng mắc khó khăn đó là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Cổ phần hoá DNNN, Hệ thống văn bản pháp quy, NXB Thống kê 1998
Công ty cổ phần và chuyển DNNN thành Công ty cổ phần. PTS Đoàn Văn Hạnh, NXB Thống kê 1998
Giáo trình Luật kinh tế trường ĐH Quản lý & Kinh doanh Hà Nội.
Website:
Bản báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Nội dung
I. Những nét chung về cổ phần hoá 2
1. Khái niệm về cổ phần hoá 2
2. Các thủ tục tiến hành cổ phần hoá 2
3. Thành v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC949.doc