LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10 2
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ 2
PHẦN SÔNG ĐÀ 10 2
1. Tên và địa chỉ công ty 2
2. Qúa trình thành lập của Công ty cổ phần Sông Đà 10 2
II Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. 6
III. Tình hình tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần Sông Đà 10 9
IV, Các phần hành kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 10. 13
4.1.kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các nghiệp vụ thanh toán: 13
4.1.1: Kế toán Tiền Mặt 13
4.1.2: Kế toán Tiền gửi Ngân Hàng 15
4.1.3: Kế toán tiền đang chuyển ở công ty 16
4.2: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 17
4.2.1: các hình thức tính lương mà công ty dang áp dụng 17
4.2.2: Phương pháp trích các khoản lương 17
4.2.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ của trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty: 18
4.2.4: Phương pháp kế toán tiền lương: 19
4.3.kế toán tài sản cố định : 19
4.3.1.các chứng từ kế toán tăng giảm TSCĐ ở công ty Cổ phần Sông Đà 10. 19
4.3.2.phương pháp ghi sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐ ở Công ty cổ phần Sông Đà 10. 19
4.3.3.kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ. 20
4.3.4.Kế toán khấu hao TSCĐ. 21
4.3.4.1.Phương pháp khấu hao TSCĐ theo tỡnh hỡnh thực tế. 21
4.3.4.2.Cơ sở để lập bảng phân bổ . 22
4.3.4.3.Kế toán sửa chữa TSCĐ. 22
4.3.4.4.Sổ sách kế toán sử dụng để hạch toánTSCĐ. 23
4.4.Kế toỏn vật liệu, cụng cụ, dụng cụ . 23
4.4.1.Nguyờn tắc quản lý vật liờu, cụng cụ, dụng cụ. 23
4.5.Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 28
PHẦN II 29
TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10 29
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 29
1. Khái niệm TSCĐ. 29
2) Đặc điểm TSCĐ. 29
3) Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ . 29
4) Phân loại và đánh giá tài sản cố định. 29
II) TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 33
1) Kế toán chi tiết . 33
2) Kế toán tổng hợp. 41
3) Hạch toán sửa chữa TSCĐ 48
4) Kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 50
II) Đặc điểm TSCĐ Và kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần Sông Đà 10 52
2)Tổ chức kế toán TSCĐ tại Công Ty 53
3) Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ ,tại Công Ty cổ phần Sông Đà 10 73
Phần IIi: 75
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần sông đà 10 75
I. Đánh giá thực tế hạch toán Tài sản cố định tại Công ty 75
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán Tài Sản Cố Định tại Công ty cổ phần Sông Đà 10. 77
1. Nhận xét đánh giá các mặt tích cực và mặt hạn chế của Công ty cổ phần Sông Đà 10 trong công tác kế toán.TSCĐ 77
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Sông Đà 10. 78
Kết luận 80
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại công ty cổ phần sông Đà 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp thì TSCĐ được chia làm 2 loại như sau:
- TSCĐ hữu hình .
- TSCĐ vô hình.
*)TSCĐ hữu hình : là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể,có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ qui định bao gồm:
+ Đất.
+ Nhà xưởng ,vật kiến trúc .
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn .
+ Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý .
+ Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm .
+ TSCĐ khác .
*)TSCĐ vô hình bao gồm:
+ Quyền sử dụng đất .
+ Chi phí thành lập chuẩn bị sản xuất .
+ Bằng phát minh sáng chế .
+ Chi phí nghiên cứu phát tiển.
+ Lợi thế thương mại.
+ TSCĐ vô hình khác.
b, Cách hai là Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Theo cách này TSCĐ dược chia thành 2 loại
- TSCĐ tự có .
- TSCĐ thuê ngoài .
*)TSCĐ tự có :Là những TSCĐ được đầu tư , mua sắm bằng nguồn vốn XDCB có thể do ngân sách cấp , hoặc vay của ngân hàng,bằng nguồn vốn tự bổ sung,nguồn liên doanh được sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp và được ghi vào bảng tổng kết tài sản.
*)TSCĐ thuê ngoài : Là những TSCĐ đi thuê ở đơn vị khác và được sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng kinh tế đã ký .Đối với tài sản này xí nghiệp chỉ có quyền quản lý và sử dụng trong một thời gian nhất định,theo hợp đồng ký kết.Do đó xí nghiệp phải có trách nhiệm quản lý bảo quản giữ gìn, đồng thời phải tổ chức hạch toán trên tài khoản và sổ kế toán riêng.Không phản ánh giá trị của TSCĐ đi thuê bao gồm:
+ TSCĐ thuê hoạt động .
+ TSCĐ thuê tài chính.
Việc phân loại này giúp cho việc hạch toán và quản lý TSCĐ chặt chẽ chính xác thúc đẩy sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả.
c) Cách ba là Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này toàn bộ TSCĐ chia thành các loại sau:
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (Nhà nước cấp, cấp trên cấp).
- TSCĐ mua sắm,xây dựng bằng vốn vay(Vay ngân hàng ,vay khác). - TSCĐ mua sắm,xây dựng bằng vốn tự bổ sung của đơn vị(Bằng quỹ phát triển sản xuất,quỹ phúc lợi).
- TSCĐ nhận liên doanh ,liên kết từ trong và ngoài nước .
5,Đánh giá TSCĐ.
a,Nguyên giá TSCĐ.
Trong mọi trường hợp kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc, đánh giá theo nguyên giá (giá thực tế hình thành TSCĐ) .Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành,nguyên giá TSCĐ được xác định như sau :
-Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả TSCĐ mới và đã sử dụng) bao gồm : Giá mua,chi phí vận chyển,bốc dỡ ,chi phí lắp đặt ,chạy thử ,thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt , lệ phí trước bạ (nếu có).
Khi thực hiện luật thuế GTGT, giá mua TSCĐ được xác định sau:
+ TSCĐ hữu hình mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá mua TSCĐ là giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào.Trong trường hợp này ,TSCĐ nhập khẩu thì giá mua TSCĐ không có thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu.
+ TSCĐ hữu hình mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào sự nghiệp ,dự án ,hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, hoặc dối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá trị TSCĐ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) .
Trong các trường hợp trên, nếu TSCĐ nhập khẩu thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị TSCĐ mua vào.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình, xây dựng mới, tự chế bao gồm: Giá thành thực tế (giá trị quyết toán) của TSCĐ tự xây dựng,tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có).
- Đối với TSCĐ hữu hình nhận vốn góp liên doanh, nguyên giá bao gồm: Giá trị TSCĐ do các bên tham gia liên doanh, xác định là vốn góp và các chi phí lắp đặt,chạy thử.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp gồm: Giá ghi trong”Biên bản bàn giao TSCĐ” cuả đơn vị cấp và chi phí lắp đặt,chạy thử (nếu có) .
Nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hơp sau :
+ Đánh giá lại TSCĐ.
+ Xây lắp ,trang bị thêm cho TSCĐ .
+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng .của TSCĐ
+ Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.
b) Giá trị còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định dựa trên cơ sở nguyên giá TSCĐ,trừ đi phần giá trị đã hao mòn.Đối với TSCĐ mua theo giá thoả thuận, thì giá trị còn lại là giá thoả thuận, cộng với chi phí lắp đặt chạy mới.Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại thực chất là xác định chính xác, hợp lý số vốn còn phải tiếp tục thu hồi trong quá trình sử dụng TSCĐ để đảm bảo vốn đầu tư cho việc mua sắm, xây dựng TSCĐ ở thời điểm gốc, hệ số trượt giá và hệ số hao mòn vô hình (nếu có) .
NG1= NG0 x Ht x Hvh
Trong đó:
- NG1: Giá trị đánh giá lại của TSCĐ.
- NG0: Nguyên giá của TSCĐ tại thòi điểm gốc.
- Ht : Hệ số trượt giá.
- Hvh : Hệ số hao mòn vô hình.
Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại được xác định trên cơ sở giá trị khôi phục của TSCĐ và hệ số hao mòn của tài sản đó:
Mkh
Gcl = NG0*1 –
NG0
Trong đó :
- Gcl: Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại .
- Mkh: Mức khấu hao luỹ kế của TSCĐ tới thời điểm đánh giá lại.
Việc đánh giá lại TSCĐ theo giá trị còn lại thường được thực hiện, khi có quyết định đánh giá lại vào cuối niên độ kế toán,trên cơ sở thông báo hệ số trượt giá do Cục thống kê ban hành.
II) Tổ chức kế toán tài sản cố định
1) Kế toán chi tiết .
Để phản ánh và giám sát tình hình sử dụng và số hiện có của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình.
Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính.
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình.
Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định .
*) Sổ sách hạch toán TSCĐ.
Sổ sách hạch toán theo hình thức nhật ký chung bao gồm:
-Sổ nhật ký chung.
-Sổ cái tài khoản 211, 213, 214.
-Sổ ,thẻ chi tiết tài sản cố định.
-Bảng tính và phân bổ khấu hao.
Các chứng từ bao gồm :
-Các chứng từ về mua sắm TSCĐ.
-Biên bản bàn giao TSCĐ.
-Biên bản thanh lý TSCĐ.
-Các chứng từ về nhượng bán TSCĐ.
-Bảng phân bổ khấu hao.
a,Tài khoản sử dụng.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 211”Tài sản cố định hữu hình ”
Kết cấu tài khoản 211:
Bên nợ : Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng(trang bị mới, điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại...).
Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm(thanh lý ,nhượng bán,điều chỉnh giảm...).
DCK: Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có.
Tài khoản 211 có 8 tài khoản cấp hai :
- TK 2111 - “ Đất”.
-TK 2112 - “Nhà cửa vật kiến trúc”.
-TK 2113 - “Máy móc thiết bị”.
-TK 2114 - “Phương tiện vận tải”.
-TK 2115 - “Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý”.
-TK 2116 - “Cây lâu năm ,súc vật làm việc và cho sản phẩm”.
-TK 2117 - “TSCĐ phúc lợi”.
-TK 2118 - “TSCĐ khác”.
Trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động, để quản lý chặt chẽ tình hình TSCĐ kế toán phải phản ánh đầy đủ mọi trường hợp biến động.
b,Kế toán tăng TSCĐ hữu hình.
TSCĐ tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như : mua sắm ,xây dựng , chế tạo,nhận góp vốn liên doanh,phát hiện thừa qua kiểm kê.
Mọi trường hợp tăng TSCĐ,biên bản nhận bàn giao
(1)TSCĐ được cấp (cấp vốn bằng TSCĐ) :
Nợ TK 211 - “TSCĐ hữu hình ”.
Có TK 411 - “Nguồn vốn kinh doanh”.
(2)TSCĐ hữu hình qua mua ngoài bàn giao đưa vào sử dụng : Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ , như hoá đơn GTGT (đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), hoặc hoá đơn bán hàng (đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp ) và các chứng từ liên quan đến TSCĐ mua vào như : phiếu chi.., kế toán xác định nguyên giá TSCĐ, lập hồ sơ kế toán , lập biên bản giao nhận TSCĐ và ghi sổ kế toán như sau:
+ Nếu TSCĐ mua về chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 211 - “TSCĐ hữu hình”.
Nợ TK 133 - “Thuế GTGT được khấu trừ”(thuế GTGT đầu vào).
Có TK liên quan 111,112,331...(Tổng giá thanh toán).
+ Khi mua TSCĐ không chịu thuế GTGT:
Nợ TK 211 - “TSCĐ hữu hình”(giá có thuế GTGT).
Có TK 111,112,331,341...
+ Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương trực tiếp, kế toán phản ánh nguyên giá TSCĐ mua ngoài
Nợ TK 211 - “TSCĐ hữu hình”.
Có TK 3333 - “Thuế xuất, nhập khẩu”.
Có TK 3332 - “Thuế tiêu thụ đặc biệt”.
Có TK 111,112,331...
+ Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 133 - “Thuế GTGT đựơc khấu trừ ” .
Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn XDCB hoặc quĩ đầu tư phát triển ,kế toán ghi:
Nợ TK 414 - “Quĩ đầu tư phát triển”.
Nợ TK 441 - “Nguồn vốn đầu tư XDCB”.
Có TK 411 - “Nguồn vốn kinh doanh”.
Nếu dùng nguồn vốn khấu hao TSCĐ để đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng,đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ ,kế toán phải ghi giảm nguồn vốn khấu hao,ghi Có TK 009 – “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”(TK ngoài bảng).
Nếu mua TSCĐ bằng nguồn kinh phí sự nghiệp,bằng nguồn vốn kinh phí dự án,dùng vào hoạt động sự nghiệp:
Nợ TK 161 - “Chi sự nghiệp”.
Có TK 466 - “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ“.
Nếu mua TSCĐ bằng quĩ phúc lợi,dùng phục vụ cho văn hoá ,phúc lợi:
Nợ TK 4312 - “ Quĩ phúc lợi ”.
Có TK 4313 - “Quĩ phúc lợi đã hình thành TSCĐ”.
(Biểu số 1)
biên bản giao nhận tài sản cố định
Ngày…..tháng …..năm
Số…….
Nợ: ……
Có: ……
Căn cứ vào quyết định số……. ngày …..tháng …năm….cuả .……..về việc bàn giao tài sản cố định.
Ban giao nhận gồm :
Ông(bà): Chức vụ : Đại diện cho bên giao
Ông(bà): Chức vụ : Đại diện cho bên nhận
Ông(bà): Chức vụ : Đại diện …………
Địa điểm giao nhận tài sản cố định:
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
S
T
T
Tên
ký
mã hiệu
Số
hiệu
Nước sx
Năm sx
Công suất diện tích
Nguyên giá
Hao mòn
T
L
K
H
Giá mua
Chi phí mua
Chi phí
chạy thử
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ lệ hao mòn
KH đã trích
Dụng cụ phụ tùng kèm theo
TT
Tên quy cách dụng cụ
Đơn vị tính
Số lượng
Giá trị
Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản có đầy đủ chữ ký của các bên,bên giao giữ một bản ,bên nhận giữ một bản.
Biên bản giao nhận TSCĐ cùng với tài liệu kỹ thuật ,các chứng từ có liên quan (hoá đơn mua…) là căn cứ để kế toán mở thẻ và vào sổ chi tiết TSCĐ.Sau đó các tài liệu kỹ thuật,bản vẽ …được chuyển giao cho phòng kỹ thuật quản lý lưu trữ .như vậy mỗi đối tượng ghi TSCĐ đều có 2 bộ hồ sơ gốc : Hồ sơ kỹ thuật do phòng kỹ thuật giữ ,hồ sơ kế toán do phòng kế toán giữ .
Thẻ hoặc sổ chi tiết TSCĐ trong đó phản ánh những đặc điểm cơ bản của TSCĐ như : tên TSCĐ ,ký ,mã hiệu,năm sản xuất …Sổ hoặc thẻ chi tiết TSCĐ có tác dụng như một bản lý lịch,kèm theo để theo dõi TSCĐ từ khi mua sắm đến khi thanh lý .
(Biểu số 2)
thẻ tscđ
Số…..
Ngày…..tháng ….năm….lập thẻ ….
Kế toán trưởng (ký ,họ tên) …….
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số…..ngày….tháng…..năm …..
Tên ,ký ,mã hiệu,qui cách (cấp hạng) TSCĐ…..Số hiệu TSCĐ….
Bộ phận quản lý sử dụng…….Năm đưa vào sử dụng……..
Công suất (diện tích ) thiết kế ……….
Đình chỉ sử dụng ngày ….tháng……….. năm……..
Lý do đình chỉ…………
a,Kế toán giảm TSCĐ hữu hình
TSCĐ của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhượng bán ,thanh lý,đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác….
Chứng từ giảm TSCĐ chủ yếu là “biên bản thanh lý tài sản” .Khi có TSCĐ nào cần thanh lý,phải lập hội đồng thanh lý. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ và lập thành 2 bản(1 bản giao cho phòng kế toán theo dõi để ghi sổ, 1 bản cho nơi sử dụng,quản lý để lưu giữ. )
(Biểu số 3)
biên bản thanh lý tscđ
Ngày …..tháng ……năm…..
Số : ……
Nợ: ……
Có : ……
Căn cứ vào quyết định số……ngày ……tháng……năm của Giám đốc doanh nghiệp về việc thanh lý TSCĐ.
I/ Ban thanh lý TSCĐ gồm:
Ông (bà) Đại diện Trưởng ban
Ông (bà) Đại diện Uỷ viên
Ông (bà) Đại diện Uỷ viên
II/ Tiến hành thanh lý TSCĐ
-Tên ,mã ,ký hiệu,qui cách (cấp hạng) TSCĐ Số hiệu
-Nước sản xuất (xây dựng)
-Năm đưa vào sử dụng
-Nguyên giá TSCĐ
-Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý
-Giá trị còn lại của TSCĐ
III/ Kết luận của ban thanh lý .
Ngày … tháng …năm ….
Trưởng ban thanh lý
- Kế toán định khoản các nghiệp vụ về thanh lý:
Căn cứ vào các chứng từ có liên quanvà biên bản thanh lý TSCĐ kế toán ghi:
+ Ghi giảm TSCĐ đã thanh lý :
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế .
Nợ TK 811: Giá trị còn lại.
Có TK 211: Nguyên giá.
+ Phản ánh số thu về thanh lý:
Nợ TK 111,112: Thu hồi bằng tiền.
Nợ TK 152,153: Thu hồi công cụ ,dụng cụ nhập kho.
Nợ TK 131,138: Phải thu ở ngưòi mua.
Có TK 711: Số thu về thanh lý.
Có TK 333(3331): VAT đầu ra phải nộp nếu có.
+ Phản ánh số chi về thanh lý :
Nợ TK 811: Chi phí thanh lý.
Có TK 111,112 ,151,152: Chi phí liên quan .
Kế toán các nghiệp vụ nhượng bán:
Đối với những TSCĐ hữu hình ,doanh nghiệp không sử dụng đến hoặc xét thấy sử dụng nó không có hiệu quả thì có thể nhượng bán .
Việc nhượng bán TSCĐ cũng cần phải lập thủ tục, chứng từ như nghiệp vụ thnah lý TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ kế toán ..
+ Ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 214 : Số đã khấu hao.
Nợ TK 811 : Giá trị còn lại.
Có TK 211: Nguyên giá .
+ Chi phí có liên quan đến việc nhượng bán :
Nợ TK 811:Tập hợp chi phí nhượng bán.
Có TK 111,112: Chi tiết.
+ Thu về nhượng bán :
Nợ TK 111,112: Tổng giá thanh toán .
Có TK 711: Doanh thu nhượng bán .
Có TK 333(3331):VAt đầu ra phải nộp .
Phần giá trị còn lại của TSCĐ được tính vào chi phí bất thường và coi đó như một khoản lỗ .
- Hạch toán kết quả thanh lý nhượng bán được thực hiện theo sơ đồ sau:
(Sơ đồ số 1)
TK 821
TK 711
TK 911
TK 411
TK 3385
(1a)
(1b)
(2a)
(3)
2b*
2b*
Giải thích sơ đồ:
(1a) – Kết chuyển chi phí thanh lý nhượng bán .
(1b)– Kết chuyển thu về thanh lý nhượng bán .
(2a) – Kết quả lỗ
(2b)– Kết quả lãi .
(3) – Xác số phải nộp cấp trên ( Nợ TK 411 – Có TK 3385) đối với TK đầu tư bằng vốn ngân sách.
(Sơ đồ số 2)
Sơ đồ tổng quát hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình
TK 111,112,331,341 TK 211 TK 214
(1) (5)
TK 241 TK 811
(2) (6)
TK 214
TK 411
(3)
TK 222,228 TK 222,228 (7)
(4) TK 214
Giải thích :
1,Tăng TSCĐ do mua sắm mới.
2,Công trình XDCB hoàn thành.
3,Nhận góp vốn bằng TSCĐ.
4,Nhận lại TSCĐ góp vốn liên doanh,cho thuê TC.
5,Giảm TSCĐ đã khấu hao hết.
6,Giảm TSCĐ do nhượng bán,thanh lý.
7,Góp vốn liên doanh bằng TS,cho thuê TC.
2) Kế toán tổng hợp.
*) Tài khoản sử dụng để hạch toán:
TK 212 “TSCĐ thuê tài chính”
Kết cấu:
Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính tăng.
Bên nợ:Phản ánh nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính giảm.
(Chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp
đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp )
DCK: Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có của doanh nghiệp.
a,Kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động thuê TSCĐ tài chính ở doanh nghiệp đi thuê TSCĐ.
Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và biên bản giao nhận TSCĐ.
Nợ TK 212 : Nguyên giá TSCĐ đi thuê.
Nợ TK 142 : Số lãi thuê phải trả hoặc số chênh lệch giữa
tổng số tiền thuê và nguyên giá TSCĐ đi thuê .
Có TK 342 : Tổng số nợ thuê TSCĐ .
Trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ thuê tài chính,bên đi thuê phải tính chi phí thuê TSCĐ (tính trích khấu hao và phân bổ chi phí tiền lãi thuê ) vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng có liên quan .
+ Khi tính và trích khấu hao TSCĐ.
Nợ TK 627,641,642 : Chi tiết .
Có TK 214 (2142) : Hao mòn TSCĐ.
+ Tính lãi phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 627,641,642 : Chi tiết .
Có TK 142: Chi phí trả trước .
+ Trả tiền thuê TSCĐ theo định kỳ đã thoả thuận trong hợp đồng
Nợ TK 315 : Nợ đến hạn phải trả .
Nợ TK 342 : Nợ trả trước hạn .
Nợ TK 133(1332): VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112: Tổng số tiền phải thanh toán.
+ Khi hết thời hạn thuê TSCĐ
Nếu bên đi thuê được chuyển quyền sở hữu TSCĐ đó, thì kế toán ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp
Ghi chuyển nguyên giấ TSCĐ đi thuê .
Nợ TK 211 : Nguyên giá TSCĐ đi thuê.
Có TK 212 .
Chuyển giá trị hao mòn .
Nợ TK 2142 : Hao mòn TSCĐ đi thuê.
Có TK 2141 .
Trưòng hợp phải trả tiền để mua lại TSCĐ thì đồng thời với việc ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp (bằng hai bút toán trên ) phải phản ánh việc chi trả tiền và giá trị tăng TSCĐ đó ,ghi:
Nợ TK 211: Giá trị trả thêm .
Nợ Tk 133(1332) : VAT đầu vào.
Có TK 342,111,112: Chi tiết .
b)Kế toán các nghiệp vụ cho thuê TSCĐ
TSCĐ cho thuê tài chính ,về thực chất là một khoản vốn bằng hiện vật cho bên ngoài thuê,TSCĐ vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê.Do đó bên thuê phải theo dõi TSCĐ,đã cho thuê tài chính cả về giá trị và hiện vật và hạch toán giá trị TSCĐ cho thuê như một khoản đầu tư tài chính.
Dựa vào hợp cho thuê TSCĐ và biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán cần phải tính những chỉ tiêu cần thiết để ghi sổ kế toán .
+ Phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 228: Giá trị thực tế của TSCĐ đi thuê.
Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn (nếu có).
Có TK 211: Nguyên giá .
Có TK 241: Chuyển giá trị TS cho thuê.
+ Tiền thu được do cho thuê TSCĐ(căn cứ hợp đồng kinh tế ghi sổ số tiền thu được) được tính là khoản thu nhập đầu tư tài chính .
Nợ TK 111,112 : Số tiền đã thu được .
Nợ TK 131 : Số còn nợ.
Có TK 711 : Thu nhập cho thuê tài chính.
Có Tk 333(3331): VAT đầu ra phải nộp.
Đồng thời định kỳ phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê cần phải thu hồi ,trong quá trình đầu tư,coi đây là một khoản chi phí đầu tư,ghi:
Nợ TK 811: Chi phí hoạt động tài chính .
Có TK 228 : Đầu tư dài hạn khác .
+ Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán TSCĐ cho bên đi thuê ,khi kết thúc thời hạn hợp đồng cho thuê :
Phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê chưa thu hồi ,ghi:
Nợ TK 811 : Chi phí hoạt động tài chính .
Có TK 228 : Chi tiết đầu tư cho TSCĐ tài chính .
Phản ánh tổng số tiền thu được khi thực hiện việc chuyển quyển sở hữu , kế toán ,ghi :
Nợ TK 111, 112,131: Tổng số nợ thu về .
Có TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính .
Nếu nhận lại TSCĐ sau khi kết thúc thời hạn cho thuê, theo hợp đồng, căn cứ vào “Biên bản giao nhận TSCĐ” để xác nhận các chỉ tiêu ghi phục hồi TSCĐ của doanh nghiệp:
Nợ TK 211 : Giá trị còn lại .
Có TK 228 : Giá trị phần đầu tư chưa thu hồi .
c,Kế toán thuê và cho thuê hoạt động .
TSCĐ thuê hoạt động là những TSCĐ chi đi thuê (hoặc cho thuê) thời hạn ngắn (dưới một năm) ,TSCĐ đi thuê hoạt động vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, doanh nghiệp đi thuê không phải tính trích khấu hao,chỉ phải trả cho bên có TSCĐ cho thuê một khoản tiền cho thuê hoạt động ,theo thoả thuận của hai bên,chi phí đi thuê hoạt động đựơc tính vào đối tượng sử dụng TSCĐ.
*)Tại đơn vị đi thuê ,kế toán ghi :
-Khi nhận tài sản đi thuê,KT ghi vào TK ngoài bảng.
Nợ TK 001: Nguyên giá.
-Khi trả lại TS,KT ghi .
Có TK 001: Nguyên giá.
Căn cứ vào HĐ cho thuê và các chi phí liên quanm ,kế toán ghi :
Nợ TK 627,641,642: Tiền thuê phải trả và các chi phí liên quan.
Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ .
Có TK 111,112…: Chi phí khác .
- Trả tiền thuê cho đơn vị cho thuê :
Nợ TK 331,338: Số tiền thuê đã trả.
Có TK 111,112.
Nếu chi phí này quá lớn , làm ảnh hưởng đến chi phí hoặc giá thành sản xuất, thì kế toán có thể ghi vào bên Nợ TK 142 “Chi phí trả trước”.
Đối với đơn vị cho thuê TSCĐ ,khi nhận được số tiền cho thuê TSCĐ kế toán ghi vào thu nhập bất thường :
Nợ TK 138,111,112 : Tổng số thu .
Có TK 711 : Số thu về cho thuê.
Có TK 333(3331): VAT đầu ra phải nộp.
Hàng tháng bên cho thuê phải trích khấu haoTSCĐ cho thuê hoạt động và tính vào chi phí bất thường ,cùng với các chi phí cho thuê khác ,tạo thành chi phí cho TSCĐ:
Nợ TK 811 : Tập hợp chi phí cho thuê.
Nợ TK 133: VAT đầu ra phải nộp.
Có TK 214 :Trích khấu hao TSCĐ.
Có TK 111,112 : Chi phí khác có liên quan.
d,Kế toán TSCĐ vô hình .
Để phản ánh và giám sát tình hình vận động và số hiện có của TSCĐ vô hình, kế toán sử dụng TK 213 - “TSCĐ vô hình”.
Kết cấu TK 213:
Bên nợ :Phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kỳ .
Bên có :Phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ.
DCK: Phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có.
Tài khoản này có các TK cấp hai như sau :
- TK 2131 - Quyền sử dụng đất .
- TK 2132- Chi phí thành lập chuẩn bị sản xuất kinh doanh .
- TK 2133 - Bằng phát minh sáng chế
*) Trình tự hạch toán TSCĐ vô hình.
Khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp hoặc chuẩn bị SXKD doanh nghiệp phải chi ra một số tiền dùng để làm các thủ tục thành lập hoặc những chi phí thăm dò, quảng cáo ...những chi phí này tạo nên giá trị của TSCĐ vô hình.
Khi phát sinh các chi phí đó kế toán căn cứ vào các chứng từ cụ thể ghi:
Nợ TK 241(2412):Tập hợp chi phí thực tế.
Nợ TK133(1332): VAT được khấu trừ .
Có TK liên quan 111,112,152...
Khi quá trình đầu tư hoàn thành,kế toán tính toán chính xác tổng số chi phí hình thành nên giá trị TSCĐ vô hình kế toán ghi:
Nợ TK 213.
Có TK 241.
Đến cuối kỳ hạch toán dựa vào các chứng từ gốc kế toán và sổ nhật ký chung và vào sổ cái.
Sổ nhật ký chung
Năm...
NT
Ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu
tk
Số phát sinh
Số
n.tháng
Nợ
có
Sổ cái
Năm :……………..
Tên tài khoản : ……………… Số hiệu :……………..
N.tháng
Ghi sổ
Chứng từ
Trang
Sổ nkc
Số hiệu
Tk đối ứng
Số phát sinh
Số
Tháng
Nợ
Có
(Sơ đồ 3)
Sơ đồ tổng quát hạch toán tăng giảm TSCĐ vô hình
(1)
(3)
TK 213
811
111,112,131
214
(1)
(3)
111,112,331
241
(2a)
(2b)
TK 213
821
111,112,131
214
(1)
(3)
Giải thích :
(1),Tăng TSCĐ vô hình
(2),Giảm TSCĐ vô hình do nhượng bán và thanh lý
(2a) Tập hợp chi phí
(2b) Kết chuyển TSCĐ vô hình
*) Phương pháp khấu hao đường thẳng
Mức Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
khấu hao =
TSCĐ 12 tháng (4 quí)
Ngoài tính khấu hao theo thời gian, nước ta còn có một số doanh nghiệp tính khấu hao theo sản lượng.Cách tính này cố định mức khấu hao,trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh,khắc phục được hao mòn vô hình ,đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca ,tăng kíp ,tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.
Mức khấu Sản lượng Mức khấu hao bình
hao TSCĐ phải = hoàn thành x quân trên một
trích trong tháng trong tháng đơn vị sản lượng
Mức khấu hao bình Tổng số khấu hao phải trích trong thời gian sử dụng
quân trên một =
đơn vị sản lượng Sản lượng tính theo công suất thiết kế
Để phản ánh tình hình tăng giảm và số liệu hiện có của giá trị hao mòn TSCĐ,kế toán sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ” .TK này gồm 3 TK cấp hai:
+ TK 2141 -Hao mòn TSCĐ hữu hình .
+ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ đi thuê .
+ TK 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình .
Kết cấu của TK 214:
Bên nợ : Giá trị hao mòn giảm ,khi TSCĐ giảm .
Bên có : Giá trị hao mòn do trích khấu hao .
Giá trị hao mòn tăng do tăng TSCĐ cũ
DCK: Giá trị hao mòn hiện có .
*) Trình tự hạch toán khấu hao TSCĐ
- Hàng tháng (quí ) khi tính trích khấu hao TSCĐ phân bổ vào các đối tượng sử dụng,kế toán căn cứ vào bảng tính giá trị hao mòn để ghi:
Nợ TK 6247 : Khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng.
Nợ TK 6424 : Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp.
Nợ TK 6414 : Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng
Có TK 214 : Tổng số khấu hao phải trích.
đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 009
Trường hợp phải nộp số khấu hao cho đơn vị cấp trên hoặc điều chuyển cho đơn vị khác, kế toán ghi :
Nợ TK 411:Nếu được trả lại .
Nợ TK 1368:Nếu không được trả lại.
Có Tk 336 ;Số phải nộp cấp trên.
Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao Có TK 009
- Cho đơn vị khác vay vốn khấu hao:
Nợ TK 128(228):
Có TK 111,112 :
Ghi giảm nguồn vốn khấu hao ghi Có TK 009
- TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của nhà nước
+ Trường hợp đánh giá lại tăng nguyên giá của TSCĐ
Nợ TK 211 .
Có TK 214 : Giá trị hao mòn TSCĐ tăng thêm
Có TK 412 : Phần giá trị còn lại tăng thêm
Nếu có điều chỉnh giá trị hao mòn .
Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn.
Nợ TK 412 .
Có TK 214 .
Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn.
Nợ TK 214 .
Có TK 412 .
+ Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ, ghi :
Nợ TK 412 : Phần giá trị giảm .
Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ giảm.
Có TK 211 : Nguyên giá .
(Sơ đồ số 4)
Sơ đồ tổng quát hạch toán khấu hao TSCĐ
TK 214
211 , 313
142,335
Giá
trị
hao
mòn giảm
Giá
trị
hao
mòn
tăng
222,228,411
627,641,642
211
3) Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Căn cứ vào cấp độ sửa chữa được chia thành 2 loại : Sữa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn phục hồi .
- Sửa chữa thường xuyên là công việc là công việc sửa chữa ngoài kế hoạch ,qui mô sửa chữa không lớn chủ yếu do tự làm .Vì vậy chi phí sửa chữa thực tế kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh .
Nợ TK liên quan (627,641,642…).
Có các TK (111,112,152,331).
- Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa thực tế nhằm khôi phục năng lực của TSCĐ. Công việc sửa chữa thường kéo dài ,chi phí sửa chữa thường lớn , việc sửa chữa thường có thể thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất ,có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài :
+ Theo phương thức tự làm : Tập hợp chi phí sửa chữa theo từng công trình
Nợ TK 2413.
Co TK 111,112,152 ..
+ Theo phương thức giao thầu (thuê ngoài) ,kế toán phản ánh số tiền phải trả ,theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng :
Nợ TK 2413 : Chi phí sản xuất thực tế .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0651.doc