Chương I 1
Khái quát quá trình hình thành phát triển của công ty cổ phần xây dựng ngọc vũ 1
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1
1.1. Sự hình thành của Công ty 1
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 1
2. Cơ cấu Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2
3. Đặc điểm các nguồn lực của Công ty. 4
3.1 Đặc điểm về máy móc thiết bị. 4
3.3 Đặc điểm về nhân lực 5
3.3 Đặc điểm nguồn vốn 6
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 7
Phân tích kết quả kinh doanh: 7
Chương II 9
Thực trạng công tác đấu thầu của công ty cổ phần xây dựng ngọc vũ 9
1. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Công ty 9
1.1 Một số công trình trúng thầu: 9
1.2 Tổ chức quản lý và phối hợp giữa các bộ phận thực hiện công tác dự thầu tại Công ty 10
2. Trình tự tham gia dự thầu của Công ty 11
2.1 Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu 11
2.2 Tiếp xúc ban đầu với bên chủ đầu tư và tham gia sơ tuyển 12
2.3 Quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu 12
2.4 Nộp hồ sơ dự thầu 13
2.5Ký kết hợp đồng kinh doanh (nếu trúng thầu) và theo dõi thực hiện hợp đồng 13
3. Vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu 14
3.1 Vai trò của công tác đấu thầu 14
3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu 15
3.2.1 Năng lực tài chính 15
3.2.2 Máy móc thiết bị 16
3.2.3 Năng lực kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình 16
3.2.4 Các đối thủ cạnh tranh 17
3.2.5 Từ phía nhà đầu tư ( bên mời thầu) 18
4. Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác đấu thầu của Công ty 18
4.1 Những thành quả đạt được 18
4.2 Những hạn chế 20
4.3 Nguyên nhân 21
22 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty cổ phần xây dựng Ngọc Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m
Nguồn: Phòng quản lý cơ giới
3.3 Đặc điểm về nhân lực
Năng lực nhân sự ( bảng 2)
Lao động trong ngành xây dựng có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo ra giá trị mới cho các công trình xây dựng. Mặc dù, so với chi phí nguyên vật liệu và máy móc thiết bị thì không chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây dựng, nhưng người lao động lại là đối tượng tham gia trực tiếp vào suốt quá trình tạo ra sản phẩm và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng các công trình xây dựng. Mặt khác, lao động trong ngành xây dựng không mang tính ổn định mà thay đổi thường xuyên theo thời vụ, phải làm việc ngoài trời và thường xuyên thay đổi nơi làm việc. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả đấu thầu của Công ty thì cần phải có một lực lượng nhân sự có trình độ tay nghề cao, làm việc có hiệu quả.
Qua bảng 2 cho thấy về độ tuổi lao động từ 18 đến 35 chiếm phần lớn, xu hướng trẻ hoá ngày một tăng, năm 2005 tăng 8,61% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 4,14% so với năm 2005. Việc trẻ hoá lực lượng lao động giúp Công ty dễ đào tạo chuyên sâu, xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn hoá cao dẫn đến có nguồn nhân lực ổn định. Đây là một lợi thế lớn cho sự phát triển của Công ty.
Theo số liệu bảng 2 thì số cán bộ đạt trình độ đại học và trung cấp có tăng qua các năm nhưng không đáng kể, năm 2005 đại học tăng 3,95%, trung cấp tăng 4,24% so với năm 2004. Năm 2006 so với 2004 đại học tăng 2,53% trung cấp tăng 5,69%. Ta thấy lực lượng lao động tại Công ty tăng nhanh qua các năm chủ yếu là lao động phổ thông. Năm 2005 so với 2004 lao động phổ thông tăng 14,20%, năm 2006 tăng 6,22% so với năm 2005.
Do đặc thù của ngành xây dựng, nên hàng năm Công ty vẫn tuyển dụng nhiều lao động phổ thông để đáp ứng nhu cầu lao động theo thời vụ. Lực lượng này tăng lên qua các năm cho thấy khối lượng công việc tại Công ty ngày càng nhiều. Khi tiến hành tuyển dụng lao động theo hợp đồng thì cần phải có chi phí và chi phí này được tính vào chi phí quản lý, đây là một trong các yếu tố làm tăng chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm. Vì vậy Công ty cần xác định đúng số lượng lao động hợp đồng tuyển dụng để giảm chi phí sản xuất.
Công ty cổ phần xây dựng Ngọc Vũ luôn chú trọng việc phát triển đội ngũ nhân viên cả về chất lượng và số lượng. Với đội ngũ nhân viên lành nghề và sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo Công ty, nên đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra.
3.3 Đặc điểm nguồn vốn
Bảng 3: Cơ cấu vốn của Công ty
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
So sánh tăng, giảm
2005/2004
2006/2005
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng vốn
62.800
83.982
136.922
21.182
33,73
52.940
63,04
Theo sở hữu
+Vốn chủ sở hữu
48.872
55.988
89.230
7.116
14,56
33.242
59,37
+ Vốn vay
13.928
27.994
47.692
14.066
10,10
19.698
70,36
Theo tính chất
+Vốn cố định
28.938
38.938
87.287
10.000
34,56
48.349
124,16
+Vốn lưu động
33.862
45.044
49.635
11.182
33,02
4,591
10,19
Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán
Qua bảng trên ta thấy tổng vốn của Công ty luôn tăng trong 3 năm gần đây. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh thể hiện Công ty luôn chú trọng bổ sung vốn tự có. Cụ thể năm 2005 tăng 14,56% so với 2004, năm 2006 so với năm 2005 chỉ số này đã tăng lên nhanh chóng đạt 59,37%. Tuy nhiên nếu xét cơ cấu vốn theo tính chất ta thấy cơ cấu này chưa hợp lý. Là Công ty xây dựng mà năm 2006 vốn lưu động chỉ chiếm xấp xỉ 37% tổng số vốn. Cơ cấu vốn như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu mua nguyên vật liệu cũng như khả năng thực hiện công trình. Trong thời gian tới Công ty cần chú trọng điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng tăng tỉ trọng vốn lưu động.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây: (Bảng 4)
Phân tích kết quả kinh doanh:
* Tổng doanh thu: Năm 2005 so với 2004 doanh thu tăng 4.238 triệu đồng tương ứng tăng 11,2%, năm 2006 so với 2005 doanh thu tăng 6.659 triệu đồng, tương ứng mức tăng 15,65 %. Như vậy, ta có thể thấy doanh thu của Công ty trong những năm gần đây luôn tăng, thể hiện sự phát triển đi lên của Công ty.
* Lợi nhuận: Bên cạnh việc gia tăng doanh thu thì lợi nhuận của Công ty cũng tăng theo. Năm 2005 so với năm 2004 lợi nhuận tăng thêm 2.459 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 21,97%, năm 2006 so với 2005 lợi nhuận tăng là 3.430 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng 39,49%. Kết quả này do doanh thu và chi phí tạo nên, doanh thu tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của Công ty năm sau cao hơn năm trước.
* Nộp ngân sách nhà nước: Số nộp ngân sách nhà nước của Công ty năm sau đã nhiều hơn hẳn năm trước. Năm 2004 nộp ngân sách 1.269 triệu đồng, năm 2005 nộp ngân sách là 1.423 triệu đồng tăng 12,92% so với năm 2004. Năm 2006 nộp ngân sách là 2.160 triệu đồng tăng 33,66% so với năm 2005. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với Công ty.
* Thu nhập bình quân một lao động: Có tăng qua các năm nhưng không ổn định, cụ thể năm 2005 so với 2004 thu nhập bình quân tăng 180.000 đồng/tháng tương ứng mức tăng 17,64%, nhưng đến năm 2006 so với 2005 mức tăng chỉ còn là 50.000 đồng/tháng tương đương tăng 4,17%. Do ngành xây dựng là ngành làm ăn theo thời vụ, có những lúc nhận rất nhiều công trình thi công nhưng có nhưng lúc người lao động lại thiếu việc, nên thu nhập bình quân của người lao động không ổn định cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên nếu xét những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty sẽ thấy thực sự Công ty làm ăn chưu hiệu quả. Cụ thể là, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh thấp và giảm liên tục trong 2 năm gần đây. Năm 2005 tỉ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh giảm 9,03% so với năm 2004, năm 2006 chỉ số này tiếp tục giảm 14,38% so với năm 2005. Đặc biệt số vòng quay vốn lưu động hai năm gần đây thấp chưa đạt 1 vòng/năm. Năm 2006 giảm xuống còn 0,99 vòng/năm, mặc dù năm 2004 đạt 1,13 vòng/năm. Điều này thể hiện doanh thu và lợi nhuận thu được chưa tương xứng với lượng vốn kinh doanh bỏ ra. Công ty cần chú trọng đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, đồng thời giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận, để đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận luôn lớn hơn tốc độ tăng của vốn. Làm được điều này Công ty mới có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng đồng vốn đã bỏ ra.
Chương II
Thực trạng công tác đấu thầu của công ty cổ phần xây dựng ngọc vũ
1. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Công ty
Công ty thực sự tham gia vào quá trình cạnh tranh trực tiếp trên thị trường từ cuối năm 2000, khi mà tham gia đấu thầu trở thành phương tiện chính để công ty có được hợp đồng xây lắp công trình. Như vậy, xét về mặt thời gian, công tác dự thầu mới được thực hiện tại công ty 5 năm gần đây.
1.1 Một số công trình trúng thầu:
Kết quả cụ thể trong 5 năm qua Công ty đã tham gia đấu thầu được hơn 100 công trình với tổng giá trị 1.221.130 triệu đồng và trúng được 58 công trình với tổng giá trị trúng thầu là 429.490 triệu đồng. Cụ thể là một số công trình mà Công ty đã trúng thầu, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Một số công trình đã trúng thầu
TT
Tên công trình
Năm
Địa điểm xây dựng
Chủ đầu tư
Giá trị
(Tr.đồng)
1
Tháp nước Việt Trì
2000
Việt Trì
2500
2
Công ty may Việt-Nhật
2001
Việt Trì
1.800
3
Công ty Tasscô
2001
Việt Trì
2.300
4
Công trình đường và thoát nước khu CN Thụy Vân
2002
Việt Trì
3.500
5
Điện nông thôn Phú Bình Thái Nguyên
2002
Thái Nguyên
ĐL Thái Nguyên
1.200
6
Điện nông thôn Văn Quán Lạng Sơn
2002
Lạng Sơn
ĐL Lạng Sơn
2.100
7
Cải tạo quốc lộ 21 Hà Nam
2003
Hà Nam
Sở GTVT Hà Nam
3.200
8
San nền trạm điện Bắc Giang
2003
Bắc Giang
TCT điện VN
1.480
9
Khách sạn Hồng Ngọc
2004
Phú Thọ
2.300
10
Công trình đường bộ Nguyễn Tất Thành
2005
Phú Thọ
Sở GTCC Phú Thọ
3.400
11
Chi nhánh CT Xi măng Lập Thạch
2005
Vĩnh Phúc
CT xi măng Lập Thạch
5000
12
Đưa điện về xã Tú Lệ - Văn Chấn-Yên Bái
2006
Yên Bái
Điện lực Yên Bái
3.100
Qua một số công trình đấu thầu nêu trên có thể thấy được những nỗ lực của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và thực hiện công tác dự thầu nói riêng. Hàng năm Công ty đã giành được nhiều các công trình xây dựng lớn nhỏ không chỉ trên phạm vi tỉnh Phú Thọ mà ngày một mở rộng ra các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Yên Bái, Vĩnh Phúc... thể hiện khả năng chủ động tham gia đấu thầu để giành quyền đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Ngọc Vũ.
1.2 Tổ chức quản lý và phối hợp giữa các bộ phận thực hiện công tác dự thầu tại Công ty
Từ cuối năm 2000, khi bắt đầu tham gia đấu thầu để giành quyền bao thầu xây lắp các công trình, công tác đấu thầu được giao cho bộ phận phòng kế hoạch - kĩ thuật để thực hiện và đặt dưới sự giám sát chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Về chức năng: là bộ phận chuyên trách về công tác tiếp thị của Công ty, tìm hiểu và xử lý các thông tin có liên quan đến công tác tìm kiếm việc làm.
+ Về nhiệm vụ: chịu trách nhiệm theo dõi và phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong việc lập hồ sơ và hoàn tất hồ sơ dự thầu, từ khâu chuẩn bị cho đến khi nộp hồ sơ dự thầu. Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến dự án cho phòng kế hoạch - kĩ thuật, lập giá dự thầu, biện pháp thi công và tính khối lượng, các phần việc còn lại thuộc bộ phận tiếp thị.
Khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu, bộ phận tiếp thị sẽ lập bảng phân công nhiệm vụ và phối hợp thực hiện theo bảng 5.
Bảng 5: Bảng phân công nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu
TT
Nội dung công việc
Bộ phận thực hiện
Bộ phận phối hợp
I
1
2
3
Quyển 1: Bảng giá dự thầu
Đơn vị dự thầu
Bảng tổng hợp giá thầu, bảo hành, giảm giá
Bảo lãnh dự thầu, bảo chứng
Phòng KH-KT
Phòng KH-KT
Phòng TC-KT
Phòng TC - KT
Phòng TC - KT
Phòng KH - KT
II
1
2
3
Quyển 2: Biện pháp thi công
Tiến độ thi công
Các bản vẽ minh hoạ
Catalo, tiêu chuẩn kĩ thuật
Bộ phận Kỹ thuật thuộc phòng KH-KT
Phòng TC - KT
III
1
2
Quyển 3: Thông tin chung
Năng lực tài chính, thiết bị, nhân lực
Các thông tin khác
Bộ phận tiếp thị
Phòng KH - KT
IV
1
2
Các công việc khác
Khảo sát hiện trường
Tham khảo giá, khu vực thi công
Phòng KH_KT
V
1
2
3
Các công việc kết thúc
Duyệt hồ sơ
Đóng góp thông tin
Nộp hồ sơ
Giám đốc
Bộ phận tiếp thị
Phòng KH-KT
Bộ phận làm hồ sơ
Bộ phận tiếp thị
Căn cứ vào tiến độ dã đề ra, bộ phận tiếp thị theo dõi từng bộ phận thực hiện, thường xuyên dữ mối quan hệ thông tin qua lại để phát hiện những vướng mắc đề xuất với ban lãnh đạo để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
2. Trình tự tham gia dự thầu của Công ty
Như chúng ta đã biết kết quả của công tác dự thầu chịu ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực hiện. Nắm bắt được vị trí trọng yếu của công tác này đối với hoạt động tham gia đấu thầu, ban lãnh đạo Công ty đã lựa chọn những cán bộ có năng lực nhất về lĩnh vực có liên quan để giao trọng trách chủ yếu trong việc thực hiện công tác dự thầu. Trình tự tham gia dự thầu của Công ty được thực hiện qua các bước:
2.1 Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu
Công việc này do bộ phận tiếp thị trực thuộc phòng kế hoạch - kỹ thuật đảm nhiệm. Để có được thông tin về các công trình cần được đấu thầu xây lắp, Công ty sử dụng rất nhiều nguồn thông tin và các cách tiếp cận khác nhau, thu thập thông tin về các công trình cần đấu thầu và có dự định đấu thầu trong tương lai gần trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, tivi... mà chủ yếu là để xác định chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Sau khi có được thông tin về công trình cần đấu thầu, Công ty mới phân tích đánh giá để có tham gia tranh thầu hay không. Nếu tham gia sẽ thực hiện các bước công việc tiếp theo.
2.2 Tiếp xúc ban đầu với bên chủ đầu tư và tham gia sơ tuyển
Khi có quyết định tham gia tranh thầu, công ty sẽ cử người của bộ phận tiếp thị theo dõi suốt quá trình dự thầu công trình và tiến hành tiếp xúc với chủ đầu tư. Bên cạnh việc tìm kiếm thông tin như : thời gian bán hồ sơ mời thầu, các yêu cầu sơ tuyển... thì Công ty cũng kết hợp với việc quảng cáo gây uy tín ban đầu với chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham gia đấu thầu sau này.
Nếu công trình có nhu cầu tổ chức sơ tuyển thì thông thường bộ phận tiếp thị lập các hồ sơ sơ tuyển và các bộ hồ sơ giới thiệu Công ty, các thông tin về năng lực, thiết bị, kinh nghiệm thi công.
2.3 Quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu
* Xác định yêu cầu dự án và cơ hội của doanh nghiệp để xác định xem có nên tham gia dự thầm hay không đối với một dự án.
- Xác định năng lực tài chính và khối lượng công việc để chuẩn bị hồ sơ tuyển.
+ Phân tích các nguồn tài chính
+ Phân tích các nguồn lực: Máy móc thiết bị có phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật không
+ Xem xét loại hình công việc cần phải tiến hành
+ Vị trí của công trình có phù hợp với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp
+ Tìm hiểu và tiếp xúc với chủ đầu tư: Về thời gian bán hồ sơ, các yêu cầu sơ tuyển, sự công bằng trong hồ sơ mời thầu...
+ Quyết định lập hồ sơ thầu khi có đủ các thông tin cần thiết và có cơ sở để thắng thầu.
* Lập phương trình dự án
* Thu thập thông tin về các khoản chi phí
* Nghiên cứu dự án
* Chuẩn bị cho công tác lập dư án cho cấp trên
* Điều chỉnh giá hồ sơ thầu
Việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu được tiến hành với các nội dung chủ yếu theo mẫu của hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư yêu cầu thường bao gồm:
- Đơn dự thầu
- Tư cách pháp nhân của nhà thầu
- Năng lực nhà thầu
- Thuyết minh biện pháp thi công
- Tổ chức thi công
- Giá dự thầu
- Các bản vẽ biện pháp thi công
- Phụ lục
Chuẩn bị hồ sơ đấu thầu là một công việc đặc biệt quan trọng đối với nhà thầu đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực tham gia vào quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu nhất là trong việc bóc tách khối lượng công việc trong bảng tiên lượng của hồ sơ mời thầu và việc tính toán giá bỏ thầu để đảm bảo cho chất lượng công trình và tiến độ thi công công trình nhà thầu phải đưa ra được các biện pháp thi công hợp lý, phải tìm kiếm được các nguồn nguyên, nhiên vật liệu phù hợp với yêu cầu của kết cấu công trình, đồng thời phải thuận lợi trong khâu vận chuyển đảm bảo tiến độ thi công và giảm tối thiểu các khoản chi phí để hạ giá thành xây lắp.
2.4 Nộp hồ sơ dự thầu
Sau khi việc lập hồ sơ được hoàn tất, bộ phận tiếp thị sẽ niêm phong hồ sơ dự thầu giao cho phòng kế hoạch- kỹ thuật nộp cho bên mở thầu.
Căn cứ theo thời hạn và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu, phòng kế hoạch- kỹ thuật cử cán bộ trực tiếp tham gia mời thầu.
Trong thời gian chờ đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu bên mời thầu có công văn yêu cầu lý giải những vấn đề trong hồ sơ dự thầu, thì các bộ phận trong Công ty có nhiệm vụ giải đáp và làm rõ các thắc mắc của bên mời thầu, để giữ uy tín với chủ đầu tư và phát huy tối đa tính cạnh tranh của hồ sơ dự thầu.
Ký kết hợp đồng kinh doanh (nếu trúng thầu) và theo dõi thực hiện hợp đồng
Ngay sau khi nhận được kết quả trúng thầu, Công ty sẽ có công văn gửi cho phía chủ đầu tư để chấp nhận việc thực hiện thi công và thoả thuận ngày, giờ, địa điểm cụ thể để thực hiện việc ký kết hợp đồng. Tiến hành chuẩn bị xin bảo lãnh hợp đồng theo yêu cầu của chủ đầu tư và đôn đốc các bộ phận có liên quan, rà soát lại kế hoạch huy động các nguồn lực cho việc thi công công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán ký kết hợp đồng thi công.
Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty nhanh chóng triển khai thi công công trình và lúc này Giám đốc dự án (Giám đốc Công ty) chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi mặt có liên quan đến thi công và chất lượng thi công công trình, là người điều hành bộ máy tổ chức thi công. Giám sát chất lượng, quan hệ giao dịch với chủ đầu tư và tổ tư vấn thiết kế.
3. Vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu
3.1 Vai trò của công tác đấu thầu
Trong hoạt động xây dựng hiện nay đấu thầu là một biện pháp sử dụng trong cơ chế cạnh tranh thị trường nhằm tiết kiệm, hạ giá thành một cách hợp lý, giảm chi phí đầu tư. Do đó nó có vai trò rất lớn với các chủ thể tham gia đấu thầu.
- Đối với chủ đầu tư: Qua đấu thầu thầu chủ đầu tư sẽ thu được phương án tối ưu nhất, giúp chủ đầu tư tăng cường được hiệu quả quản lý vốn đầu tư. Thông qua đấu thầu, các nhà đầu tư sẽ tìm ra đơn vị xây lắp có năng lực, uy tín, kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện công trình đúng tín độ với chất lượng cao. Từ đó nâng cao được chất lượng, hạ thấp giá thành công trình.
- Đối với các nhà thầu (đơn vị xây lắp): Đấu thầu là nhân tố thúc đẩy các công ty xây lắp phải hoàn thiện mình hơn về mọi mặt: tổ chức quản lý, nâng cao trình độ, năng lực nhân sự, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ...từ đó nâng cao chất lượng công trình, tăng uy tín của mình trên thị trường tạo ra lợi thế so sánh trong cạnh tranh, nâng cao khả năng thắng thầu. Đấu thầu được tiến hành một cách công khai minh bạch và bình đẳng thúc đẩy các đơn vị chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham gia dự thầu và ký kết hợp đồng.
- Nền kinh tế quốc dân: Đấu thầu góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là thúc đẩy tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Đấu thầu tạo ra sự phát triển cuả thị trường xây dựng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tạo ra môi trường xây dựng một cách thuận lợi trong quá trình hoạt động.
3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu
3.2.1 Năng lực tài chính
Bảng 6: Năng lực tài chính của Công ty
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng tài sản
62.800
83.982
136.922
Tài sản hiện thời
48.872
55.988
89.230
Tổng nợ
13.928
27.994
47.692
Tài sản thực có
28.938
38.938
87.287
Vốn lưu động
33.862
45.044
49.635
Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán
Qua bảng báo cáo tài chính ta thấy nguồn vốn của Công ty tương đối lớn. Ta thấy tài sản của công ty không ngừng tăng lên qua các năm từ 2004 đến 2006 tổng tài sản tăng từ 62.800 triệu đồng lên đến 136.922 triệu đồng đồng nghĩa với sự lớn mạnh của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và trong công tác đấu thầu nói riêng. Đây là một lợi thế rất lớn để Công ty giành được ngày một nhiều các hợp đồng thầu, đó là nguồn gốc cho sự thành công cho bất cứ công ty xây dựng nào.
Cơ cấu tài sản thực có và vốn lưu động của Công ty tăng nhanh và tương đối hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động tham gia dự thầu những công trình lớn kinh doanh, nhận thầu của Công ty. Mặt khác tài sản hiện thời là 48.872 triệu đồng năm 2004 và đến năm 2006 đã tăng gần gấp đôi đạt 89.230 triệu đồng cho thấy hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty đang được đầu tư có hệ thống và chú trọng phục vụ tốt cho việc thực hiện các hợp đồng thầu.
Mặc dù Công ty hoạt động đang có hiệu quả nhưng lượng nợ của công ty tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Điều này phản ánh công ty còn nhiều hạn chế trong nguồn vốn đầu tư. Như vậy công ty cần có các biện pháp tăng cường vốn tự có để chủ động hơn trong hoạt động đấu thầu và thắng thầu của công ty.
3.2.2 Máy móc thiết bị
Yếu tố kỹ thuật luôn được đánh giá cao trong quá trình tham gia dự thầu của các đơn vị xây dựng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của Công ty. Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty được đầu tư tương đối hệ thống, tuy nhiên chưa được hiện đại.
Đối với nhiều công trình có quy mô lớn, quy trình kỹ thuật phức tạp, địa điểm thi công không tập trung do đó việc huy động máy móc thiết bị còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện dự án, ảnh hưởng đến kỹ thuật và tiến độ thi công công trình của Công ty. Công ty đã phải khắc phục bằng việc đi thuê một số máy móc hiện đại của các công ty, tổ chức khác dẫn đến sự phụ thuộc của Công ty vào người cho thuê.
Đồng thời Công ty cũng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng sử dụng chưa hợp lý máy móc thiết bị phương tiện làm việc của các đội, ban quản lý còn chưa đồng bộ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đấu thầu của Công ty.
3.2.3 Năng lực kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình
- Năng lực kỹ thuật: Có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, nó quyết định uy tín của Công ty trong việc thực hiện công tác đấu thầu. Qua bảng 6 cho thấy đội ngũ cán bộ chuyên môn kĩ thuật còn thiếu kinh nghiệm thực tế, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm (trên 15 năm) rất ít, cụ thể như đối với cán bộ có trình độ đại học chỉ có 9 người chiếm tỷ lệ thấp 11.39%. Do vậy gặp khó khăn trong việc thiết kế và thi công các công trình. Trong công tác lập hồ sơ dự thầu còn thiếu sót trong việc tính toán tổng dự toán, thiếu tính sáng tạo trong việc kết hợp hài hoà giữa thực tế và lí thuyết của đội ngũ công tác đấu thầu, dẫn đến những trường hợp trượt thầu đáng tiếc.
Thấy được những ảnh hưởng đó công ty đang có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kĩ thuật từ đó giúp cho công ty có lợi thế trong việc lập hồ sơ dự thầu. Vấn đề tuyển dụng cũng cần được công ty quan tâm hơn nữa.
Bảng 6: năng lực kỹ thuật của công ty (năm 2005)
Đơn vị: Người
tt
Cán bộ kỹ thuật
Số lượng
Số năm công tác
Trên 5 năm
Trên 10 năm
Trên 15 năm
I
1
2
3
4
5
Trình độ đại học
Kỹ sư cầu đường
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư cơ khí
Kiến trúc sư
Kỹ sư thuỷ lợi
79
28
21
15
4
11
32
10
6
9
3
4
38
13
12
6
1
6
9
5
3
0
0
1
II
1
2
3
Trình độ cao đẳng
Cao đẳng giao thông vận tải
Cao đẳng ngân hàng
Cao đẳng xây dựng
56
21
6
29
13
5
2
6
25
10
4
11
18
7
4
7
III
1
2
3
4
5
Trình độ trung cấp
Giao thông
Xây dựng
Văn thư
Kế toán
Máy xây dựng
68
28
19
2
3
16
18
6
4
2
2
4
26
15
10
0
0
1
24
7
5
0
1
11
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính
- Quản lí chất lượng công trình: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, công tác quản lý kỹ thuật chất lượng công trình sản phẩm xây dựng và công tác bảo hộ lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đó chính là yếu tố tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Ngọc Vũ. Vì vậy ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm đúng mức tới công tác này, bố trí đúng người đúng việc vào bộ máy quản lý kỹ thuật chất lượng công trình và công tác bảo hộ lao động. Bằng những hình thức giám sát thi công chặt chẽ nhất là trên những công trình có tính phức tạp và quy mô lớn, kịp thời đặt ra những giải pháp kỹ thuật phù hợp, đảm bảo cho quá trình thi công đúng tiến độ không bị gián đoạn gây lãng phí. Đồng thời việc quản lý chặt chẽ thường xuyên của đội ngũ chuyên viên kỹ thuật đã tránh được những vi phạm trong quá trình thi công cũng như hạn chế được những sai sót trong khâu kỹ thuật từ đó đưa ra những giải pháp kỹ thuật tối ưu cho việc xử lý kỹ thuật tại công trình cũng như đối với hồ sơ dự thầu của công ty.
3.2.4 Các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, cạnh tranh trong đấu thầu ngày càng quyết liệt, gay gắt. Do vậy mà một số nhà thầu đã dùng một số biện pháp tiểu xảo để thắng thầu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà thầu khác, làm hại đến lợi ích của chủ đầu tư và có thể đến cả lợi ích của nhà thầu đó.
Hiện tượng bỏ giá quá thấp : do công trình dự án đấu thầu ngày càng ít đi, trong khi số nhà thầu tham gia ngày càng đông. Điều đó làm cho các nhà thầu tìm mọi cách để trúng thầu, như việc chạy thầu giữa nhà thầu với các đối thủ đầu tư trong quá trình đấu thầu nhằm đảm bảo trúng thầu.
3.2.5 Từ phía nhà đầu tư ( bên mời thầu)
Bên mời thầu cũng có những tác động ảnh hưởng dẫn đến khả năng thắng thầu trong quá trình tham gia đấu thầu của Công ty.
Hiện tượng chủ đầu tư không nêu rõ và cam kết đảm bảo nguồn vốn , các điều kiện trong Việc xây dựng ở hồ sơ mời thầu. Yêu câu nhà thầu phải lường hết rủi ro về vốn, mặt bằng xây dựng, khối lượng trong hồ sơ mời thầu không chính xác, biến động giá cả thị trường, điều kiện khảo sát...mà nhà thầu lại không có thời gian và điều kiện để khảo sát đưa vào trong giá dự thầu lam kéo dài tiến độ và tăng chi phí sản xuất về phía nhà đầu tư.
Việc giải quyết thanh toán quyết toán chậm các khối lượng công trình đã hoàn thành ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty cho việc tiến hành vào thực hiện các công trình dự án mà công ty đang thi công, dự định tham gia tranh thầu, ảnh hưởng xấu tới khả năng thi công cũng như giảm khả năng thắng thầu của Công ty.
4. Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác đấu thầu của Công ty
4.1 Những thành quả đạt được
* Hiệu quả từ công tác đấu thầu: Bộ phận tiếp thị trong thời gian qua đã đem lại những hiệu quả tích cực đến hoạt động dự thầu của Công ty.
- Đưa công tác dự thầu của Công ty dần đi vào hoạt động có tính hệ thống.
- Đưa số lượng các công trình được tiếp thị để lựa chọn, quyết định dự thầu cũng tăng lên, tạo cơ hội lựa chọn được các dự án có triển vọng nhằm đạt hiệu quả cao hơn cho các dự thầu.
Bảng 7 : Bảng phân tích công tác đấu thấu thầu
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Công trình dự thầu
Công trình trúng thầu
Giá trị bình quân 1 công trình trúng thầu
Xác suất trúng thầu (%)
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
2004
19
162.680
10
27.080
2.710
52,63
16,64
2005
28
118.090
15
37.890
2.500
53,57
32,08
2006
36
370.280
21
119.570
5.690
58,33
58,33
Ngu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC858.doc