Lời Nói Đầu 1
Phần I :
Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Xi măng Hệ Dưỡng 2
1. Thông tin chung : 2
2.Quá trình hinh thành của công ty: 3
3 .Quyền của công ty 3
4.Nghĩa vụ của công ty. 4
5. Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật 5
6.Cơ cấu tổ chức của công ty: 5
Phần II : Đánh giá tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hệ Dưỡng 11
1 .Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 11
2 . Những thuận lợi khó khăn chủ yếu đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 17
3. Định hướng và các biện phát triển của công ty 17
Phần III
Đánh Giá Các Hoạt Động Quản Trị Doanh Nghiệp Chủ Yếu Của Công Ty Xi Măng Hệ Dưỡng 18
1. Hoạt động quản tri doanh nghiệp : 18
2. Công tác quản trị các nguồn nguồn lực: 20
3 . Đánh giá hoạt động xây dựng kết hoạch và thực hiện kế hoạch cuả công ty 20
4. Các hoạt động khác. 21
5. Đánh giá hoạt động quản trị chất lượng: 22
Kết Luận 24
Phụ lục 1: Sơ đồ cơ cấu quản lý chất lượng 25
Phụ lục 2: Sơ đồ quy trình công nghệ dây chuyền 1 27
Phụ lục 3: Sơ đồ quy trình công nghệ dây chuyền 2 29
28 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty cổ phần xi măng Hệ Dưỡng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át sinh trong quá trình kinh doanh.
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty . Định giá tài sản góp vốn không phải trả tiền việt nam như: Ngoại tệ tự do , Vàng.
- Duyệt chương trình , nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông , triệu tạp họp đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại .
- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
- Hội đồng quản trị có thể đình chỉ các quyết định của giám đốc nếu thấy trái pháp luật , vi phạm điều lệ Nghi quyết và các quy định của hội đồng quản trị.
- Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật , sai phạm trong quản trị gây thiệt hại cho công ty.
- Xem xét quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu có ghi danh.
- Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản . Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có 01 phiếu biểu quyết.
6.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc:
- Quyết định tất cả những vấn đề lien quan hàng ngày của công ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức , quy chế quản lý nội bộ công ty
- Bổ nhiệm , miễn nhiệm , bĩa nhiệm cách chức đối với các chức danh quản lý trong công ty thuộc thẩm quyền , trừ các chức danh do Hội đòng quản trị bổ nhiệm , miễm nhiệm , cách chức.
- Quyết định lương , phụ cấp ( nếu có ) đối với người lao động trong công ty , kể cả các cán bộ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc .
- Xây dựng và đệ trình Hội đồng quản trị quy chế định giá bán hàng hoá và dịch vụ tài sản của công ty , và các chính sách đầu tư của công ty nhằm hạn chế rủi ro và diều kiện kinh tế từng thời kỳ .
- Đệ trình hội đòng quản trị kế hoạch đầu tư gián tiếp ( mua cổ phiếu , trái phiếu ) , hoặc đầ tư trực tiếp với các dự án hợp tác đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước bằng vốn do công ty quản lý .
- Xây dựng và đệ trình hội đồng quảnti ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật , đơn giá nguyên liệu vật tư và giá dịch vụ nội bộ trong công ty Thực hiện và kiểm tra các phòng ban, các đơn vị. trực thuộc, thực hiện các quyết định về định mức, tiêu chuẩn đơn giá…
- Chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và lập phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận còn lại của Công ty để đệ trình Hội đồng quản trị.
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt biên chế bộ máy và phương án điều chỉnh tổ chức, thành lập hoặc giải thể các đơpn vị trực thuộc trong Công ty
- Ban hành các quyết định, ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự phân cấp quản lý của Hội đồng quản trị. Tổ chức, điều hành phối hợp và kiểm tra cac hoạt động của Công ty theo phương hướng và kế hoạch của Hội đồng quản trị đề ra. Để xuất với Hội đồng quản trị cách giả quyết các vấn đề phát sinh ngoài kết hoạch, chương trình.
- Để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, phân công và uỷ nhiệm Phó giám đốc phụ trách từng lãnh vực hoạt động.
- Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Xây dựng các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính hàng tháng, quý, sau tháng và năm để trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường để giải quyết những vấn đề vượt quá quyền hạn Giám đốc hoặc những biến động lớn của Công ty.
- Được đưa ra các quyết định vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp như. Thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố…và phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội đòng quản trị và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giả quyết tiếp.
- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác do Hội đòng quản trị uỷ nhiệm.
6.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát.
* Trưởng Ban kiểm soát có trách nhiệm phân công cho kiểm soát viên phụ trách từng loại công việc kiểm soát.
* Mỗi thành viên dưới sự chỉ đạo và phân công của Trưởng Ban kiểm soát, có trách nhiệm quyền hạn như sau:
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính, các sổ sách quan trọng khác như: Sổ danh sách Cổ đông, sổ ghi biên bản họp đại hội Cổ đông, họp Hội đòng quản trị …và kiến nghị sử lý khắc phục các sai phạm (nếu có).
+ Thẩm định báo cấotì chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể lien quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyế định của Đại hội đồng Cổ đông, nhóm Cổ đông đại diện sở hữu trên 10% vốn Điều lệ trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng.
+ Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết qủa hoạt động kiểm soát, Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng Cổ đông.
+ Báo cáo với đại hội đồng cổ đông về:
- Tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác.
- Tính trung thực, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kế luận của mình. Nếu biết sai phạm mà không báo cáo thì chịu trách nhiệm trước pháp luật về trách nhiệm của thành viên Ban kiểm soát.
- Kiến nghị biện pháp bổ sung , sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Có thể tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, phát biểu ý kiến và những kiến nghị nhưng không tham gia biểu quyết. Nếu có ý kiến tham khác với quyết định của Hội đồng quản trị thì có quyền yêu cầu ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp và được trực tiếp báo cáo trước Đại hội đồng Cổ đông gần nhất.
- Việc kiểm tra của Ban kiểm soát không được cản trở hoạt động bình thường của Hội Đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.
- Các thành viên Ban kiểm soát hưởng thù lao theo quy định của Đại hội đồng Cổ đông. Chi phí cho hoạt động Cổ đông của thanh viên Ban kiểm soát được hoạch toán vào chi phí quản lý của Công ty.
- Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông về những sai phạm gây thiệt hai cho Công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
6.5 Nghĩa vụ của người quản lý Công ty
Các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban Kiểm soát, Ban Giám đốc và các bộ phận quản lý của Công ty ( gọi chung là “Người quản lý Công ty”) trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình có các nghĩ vụ sau đây:
* Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán, gắn bó, quan tâm đối với mọi hoạt động của Công ty vì lợi ích của Công ty và Cổ đông của Công ty.
* Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản than, cho người khác. Không được đem tài sản của Công ty cho người khác, không được tiết lộ bí mật Công ty, trừ trường hợp Hội đồng quản trị chấp nhận.
* Khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì.
+ Phải thông báo tình hình tài chính của Công ty cho tất cả các chủ nợ biết.
+ Không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của Công ty, kể cả người quản lý.
+ Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vu quy định tại điều trên.
+ Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty.
* Các nghiã vụ khác do Pháp luật và Điều lệ Công ty quy định.
6.6 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty có 5 phòng đó là các phòng
* Phòng kế hoạch lao động tiền lương : có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng tháng và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho lãnh đạo của công ty, định mức lao động và tiền lương, điều hành trong sản xuất.
* Phòng Kỹ thuật công nghệ : Quản lý và thực hiện kế hoạch sản xuất, duy trì bảo dưỡng các thiết bị, thí nghiệm đo lường chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải tiến công nghệ.
* Bộ phận tiêu thụ :Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp , triển khai các chương trình bán hàng ,nhập nguyên vật liệu klhi có lệnh của giám đốc.
* Phòng tài vụ - kho vật tư : Quản lý tài chính , quyết toán sản xuất kinh doanh , theo dõi vật tư xuất nhập khẩu, lập báo cáo tiêu thụ , tính thếu giá tri gia tăng , nộp ngân sách , và bảo hiểm xã hội , thanh toán tiền lương.
* Phòng Tổ chức hành chính – Đời sống :phụ vụ đời sống nhân viên , lập danh sách tăng giảm bảo hiểm xã hội, hàng năm có kế hoạch tăng giảm tiền lương , , khám sức khoẻ định kỳ , tiếp khách , quản lý các thiết bị hành chính.
` Công ty có 4 phân xưởng
* Phân xưởng điện nước : Thiết kế lắp đặt hệ thống điện nước và chụi trách nhiệm về toàn bộ điện nước sản xuất , sinh hoạt của toàn bộ công ty
* Phân xưởng nung luyện : Nung luyện Cklin-ker
* Phân chuẩn bị liệu : chuẩn bị các nguyên liệu để sản xuất .
* Phân xưởng xi măng : đóng gói , bảo quản xi măng
Ngoài ra công ty có xưởng tấm lợp , xưởng cơ khí , công trường khai thác đá I và II, Đội xây dựng cơ bản và ban bảo vệ .
Nguyên vật liệu than đá, đá vôi , thạch cao , đất sét phụ gia khác… Than đá công ty mua tại quảng ninh và vận chuyển bằng đường sông , đá vôi khai thác tại chỗ , đát sét lấy tại Thị xã Tam điệp tỉnh Ninh bình, Bỉm Sơn tỉnh Thanh hóa
Công ty hiện đang sử dụng công nghệ lò đứng do Trung Quốc lắp đặt và sản xuất trang thiết bị hầu hết là cũ lạc hậu .
Quy trình công nghệ được biểu diễ theo sơ đò 1:
Phần II : Đánh giá tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hệ Dưỡng
1 .Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1 sản lượng
TT
Chỉ tiêu
DVt
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1
Xi măng + clinker
Tấn
118.416
126.708
127.000
133.766
161.062
161.235
2
Đá các loại
M3
125.600
138.400
141.300
148.834
169.483
170.665
3
Tấm lợp phi bro xi măng
Tấm
-
-
661.600
945.000
880.922
882.963
Từ bảng trên ta thấy sản lượng sản xuất hàng năm của sản phẩm xi măng + clinker công ty đều tăng , nhưng múc tăng trưởng còn thấp 2- 3%. Chứng tỏ công ty trong quá trinh sản xuất ổn định , vượt công suất thiết kế dần đến công suất tối đa.
Sản xuất đá các loại trong hai năm gần đây đã vượt công suât thiết kế , còn tấm lợp phi bro xi măng có xu hướng sản xuất giảm dần do nhu cầu thị trường về sản phẩm này ngày càng giảm do có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường như tôn..
1.2 Doanh thu
Năm 2000 doanh thu của công ty là 60.263 triệu đồng
Năm 2001doanh thu của công ty là 63.648 triệu đồng
Năm 2002doanh thu của công ty là 68.428 triệu đồng
Năm 2003doanh thu của công ty là 75.146 triệu đồng
Năm 2004 doanh thu của công ty là 94.216 triệu đồng
Năm 2005 doanh thu của công ty là 96.843 triệu đồng
Doanh thu hàng năm công ty đều tăng trong nhưng năm gần đây doanh thu tăng đột ngột chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, uy tín của công ty ngày càng tăng ,thị trường chấp nhận sản phẩm do công ty sản xuất do đó thị phần của công ty tăng ngày càng cao .
1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm :
* Xi măng+ Clin-ker
Chỉ tiêu
Đvt
2001
2002
2003
2004
2005
Sản lượng
Tấn
125.498
126.485
133.766
161.766
171.865
Doanh thu
Triệu
63.263
65.125
70.415
86.122
89.111
Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty rất khả quan , xi măng sản xuất đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó , doanh thu các năm 2001, 2002 , 2003 đều tăng nhưng chậm do sản lượng sản xuất của công ty không tăng , bước sang năm 2004 doanh thu tăng cao hơn năm trước 22% do công ty đã tăng được sản lượng sản xuất và trong tỉnh ( thị phần tiêu thụ trong tỉnh là 80.4 %) có nhiêu công trình xây dựng lớn như làm đường nông thôn .. nên sản lượng tiêu thụ tăng cao do đó doanh thu từ xi măng cũng tăng theo . Nhưng đến năm 2005 thì doanh thu cao nhưng tốc độ tăng chậm .
* Tấm lợp
Chỉ tiêu
Đvt
2001
2002
2003
2004
2005
Sản lượng
Tấm
-
56.600
755.032
750.125
73.612
Doanh thu
Triệu
-
3.155
5.415
4.652
6.981
Công ty đã nhận thấy nhu cầu thị trường của tấm lợp Phibro- Ximăng nên công ty đã quyêt định đầu tư dây truyền sản xuất vói công xuất 1.000.000 m2 tấm / năm . Đây là chủ trương đúng của công ty nó làm tăng doanh thu của công ty và đa dạng hoá sản phẩm . Tình hình tiêu thụ trong các năm đầu tiên và các năm tiếp theo còn nhiều hạn chế , sản phẩm còn ứ đọng nhiều .
1.4 Lợi nhuận :
Năm 2001 lợi nhuận của công ty là 7.636 triệu đồng
Năm 2002 lợi nhuận của công ty là 8.211 triệu đồng
Năm 2003 lợi nhuận của công ty là 9.051 triệu đồng
Năm 2004 lợi nhuận của công ty là 11.035 triệu đồng
Năm 2005 lợi nhuận của công ty là 11.620 triệu đồng
Nhìn vào kết quả cho ta thấy lợi nhuận hàng năm của công ty đều tăng , chứng tỏ công ty làm ăn rất có hiệu quả . Lợi nhuận của các năm 2004 và 2005 tăng cao hơn các năm trước do công ty áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 do tổ chức QUACERT cấp , làm tiết kiệm đáng kể sự lãng phí nguyên vật liệu sản xuất do đó giá thành sản phẩm giảm .
1.5 Nộp ngân sách :
Năm 2001 công ty nộp ngân sách là 3.366 triệu đồng
Năm 2002 công ty nộp ngân sách là 3.591 triệu đồng
Năm 2003 công ty nộp ngân sách là 4.926 triệu đồng
Năm 2004 công ty nộp ngân sách là 6.264 triệu đồng
Năm 2005 công ty nộp ngân sách là 6.030 triệu đồng
Công ty nộp ngân sách qua các năm đều tăng , đặc biệt năm 2003,2004 nộp ngân sách cho nhà nước đều tăng nhanh , nhưng năm 2005 do cổ phần hoá công ty nên số tiền nộp ngân sách tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
1.6 Thu nhập bình quân :
Năm 2001 thu nhập bình quân 640.000/người/tháng
Năm 2002 thu nhập bình quân 660.000/người/tháng
Năm 2003 thu nhập bình quân 750.000/người/tháng
Năm 2004 thu nhập bình quân 1.100.000/người/tháng
Năm 2005 thu nhập bình quân 1.300.000/người/tháng
Do công ty hoạt động có hiêu quả nên thu nhập bình quân tăng nhưng mức độ tăng còn chậm , năm 2004 thì thu nhập bình quân của công ty tăng nhanh do công ty tăng được sản lợng sản xuất và tiêu thụ được nhiều .
1.7 Đánh giá mức doanh lợi của công ty.
DTR (%) = πR x 100 / TR
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Năm 2001 :
DRT = 7.636 x 100 / 60.263 = 12.67 %
Chỉ tiêu này tình trạng của công ty là khá tốt . Chứng tỏ khâu bán hàng và chí phí sản xuất kinh doanh thực hiện khá tốt .
Năm 2002 :
DTR = 8.211 x 100 /68.425 = 14.12 %
Nhìn vào năm 2002 thấy doanh lợi của công ty cao hơn năm 2001 chứng tỏ công ty có những cải tiến cho nên chi phí sản xuất kinh doanh nhỏ .
Những năm tiếp theo chỉ tiêu này còn cao hơn nữa. Qua cá năm doanh lợi của công ty còn cao hơn , nhưng đó là thời diểm thị trường trong tỉnh có nhiều công trình xây dựng lớn và công ty đã kí được nhiều hợp đồng lớn này .
1.8 Hiệu quả sử dụng vốn cố định :
HTSCĐ = Π R / TSCĐG
HTSCĐ : Hiệu suất sử dụng vốn cố định
TSCĐG : Giá trị tài sản cố định có bình quân
Giá trị tài sản có bình quân qua các năm :
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
GTTSCĐ
90 .125
87.154
85.126
83.154
80.264
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng tài sản cố định và khả năng sinh lời của TSCĐ trong công ty . Nó cho biết một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận :
Năm 2001
HTSCĐ = 7.636 / 90 .125 =8,4 (%)
Nhìn chỉ tiêu ta thấy khả từ TSCĐ của công ty khá tốt ,cứ 100 đồng TSCCĐ thì tạo ra 8,4 đồng lợi nhuận .
Năm 2002
HTSCĐ = 8.211 / 87.154 =9.12 (%)
Khả năng sinh lợi của TSCĐ năm 2002 cao hơn năm 2001 chứng tỏ công ty sử dụng TSCCĐ có hiêu quả .
Năm 2003 :
HTSCĐ = 9.051 / 85.126 =10.6 (%)
Do tình tiêu thụ của công ty tốt , tấm lợp có nhiều thuận lợi trong tiêu thụ ,sản lượng sản xuất tăng đáng kể , kéo theo khả năng sản lời của tài sản cố định tăng.
Trông các năm tiếp theo thì khả năng sinh lợi của TSCĐ công ty tăng them một cách đáng kể chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty có nhiều yêu điểm . Công ty cần phải phát huy thêm yêu điểm này.
1.9 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
H VLĐ = πR / VLĐ
H VLĐ : Hiệu quả vốn lưu động
VLĐ : Vốn lưu động
Vốn lưu động qua các năm :
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
VLĐ
51.315
60.123
62.459
71.125
79.124
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Một đồng vốn lư động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng tiền lãi
Năm 2001 :
H VLĐ = 7.636 / 51.315 = 14,14 (%)
Nhìn chỉ tiêu này cho chúng ta thấy lợi nhuận từ vốn lưu động khá tốt chúng lớn hơn cả vốn cố định (12 %) , diều này chứng tổ cách sư dụng vốn lưu động của công ty khá tốt .
Năm 2002 :
H VLĐ = 8.211 / 60.123 = 13,15 (%)
Qua đây chung ta thấy khả năng sinh lãi của vốn lưu động của công ty vẫn cao tuy răng nó có giảm một chút .
Nhìn chung chỉ tiêu sử dụng vốn ở các năm cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động là đạt . Sức sinh lời của vốn lưu động là khá cao cho dù năm trước cao hơn các năm tiếp theo . Công ty có một nguồn vốn bổ sung rất lớn là phát hành cổ phần nên năm 2005 có lượng vốn lưu động lớn . Nhưng công ty phải có biện pháp để sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả hơn .
1.10 Hiệu quả sử dụng lao động :
Lao động là nhân tố quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh .
Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu sau :
Năng suất lao động
APN = K / AL
APN : Năng suất lao động bình quân
K : Kết qua sản xuất kinh doanh
AL : Số lao động có bình quân năm
Năng suất lao đọng bình giời : Công ty xi măng Hệ Dưỡng là doanh nghiệp nhà nước hoạt đọng sản xuất kinh theo quy định của nhà nước .Ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 40 giờ :
Năm 2005 :
APN = 129.323 / 900 = 143,692 ( triệu đồng / người /năm)
Suất sinh lợi bình quân của lao động :
π BQ = π R / AL
π BQ : Mức sinh lời của lao động
π R : Lợi nhuận năm
AL : Số lao động có bình quân năm
Năm 2005 :
π BQ = 11.620 / 900 =12,911 (triệu đồng / người / năm )
Qua tính toán cho ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty là khá thấp nó phản ánh được tình trạng lao động của công ty , công ty có lao động phổ thông nhiều 597 người . Mặc dù chỉ tiêu doanh thu bao gồm cả giá thành song nó đã phản ánh đúng bản chất lao động của công ty và nó cung phản ánh đúng bản chất nghành nghề sản xuất .
2 . Những thuận lợi khó khăn chủ yếu đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
2.1 Những thuận lợi :
- Bộ máy lãnh đạo của công ty có nhiều kinh nghiệm công tác quản lý , nhiệt tình , năng động . Do đó đã hình thành được nhiều kế hoạch nagứn hạn và dài hạn đúng đắn , kịp thời và chính xác .
- Công ty có ướng đi đúng đắn để thực hiện nhiệm vụ chính của công ty
- Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao , năng động , sáng tạo , ham học hỏi
- Thương hiệu của công ty có uy tín lâu năm , và được tín nhiệm cao
- Có nguồn nguyên liệu dồi dào và rất gần nguồn nguyên liệu này
- Do công ty được cổ phần hóa nên đã có một nguồn bổ sung vốn khá lớn nên có thể mua sắm trang thiết bị .
- Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh
- Do có một cổ đông lớn là một công ty xây dựng rất lớn nên đảm bảo tiêu thụ khối lượng xi măng cỡ vài chục nghìn tấn / năm .
2.2 Những khó khăn :
- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn , lạc hậu , hiên nay công ty sử công nghệ của những 1970 đó là công nghệ lò đứng.
- Sự xuất hiện của 3 nhà máy xi măng trong tỉnh gần đấy , là nhà máy xi măng Tam Điệp đang hoạt động , nhà máy xi măng Duyên Hà cách 2 km và nhà máy xi măng VINAKANSAI cách 15 km đang xây dựng , tuy còn non trẻ nhưng với công nghệ hiện đại nó trực tiếp đe dạo thị phần của công ty.
- Hiện nay trên thị trường xuất hiên nhiều sản phẩm thay thế tấm lợp Phibrô - xi măng như tấm lợp bằng tôn … Do đó tấm lợp của công ty gặp nhiều khó khăn trong công tá tiêu thụ.
3. Định hướng và các biện phát triển của công ty
- Tiếp tục tăng trưởng các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh ; chủ động tăng cường và phát triển cơ sở vật chất và không ngừng nâng cao , củng cố và giữ vững thương hiệu sản phẩm của công ty
- Quán triệt đúng hướng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm 2006-2010 là năm sau cao hơn năm trước , với mức độ tăng trưởng là 15 % / năm đối với các chỉ tiêu kế hoạch , thiết thực trào mừng kỉ niệm 30 năm ngày thành lập công ty (1977 -2007 ).
- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao , phát triển và đào tạo công nhân lành nghề tận dụng tối đa sự trợ giúp của nhà nước , các chuyên gia nước ngoài và các cổ đông nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ,đổi mới công nghệ phát triển thị phần , phát triển thương hiệu
- Thực hiện đổi mới công nghệ từ từ từ lò đứng sang lò quay , cải tiến chất lượng sản phẩm của cồn ty tăng khả năng cạnh tranh và tăng thị phần
- Với yêu câu ngày càng cao của thị trường , lãnh đạo sẽ cùng các phòng ban quyết tâm thực hiện nghiêm túc việc quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000
và tích cực khai thác mở rộng quan hệ với các đối tác , chủ động việc tăng trưởng và phát triển công ty thông qua các dự án khoa học và xây dựng cơ sở nghiên cứu .
- Đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị , không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , đảm bảo tăng trưởng ổn định . Chú trọng đặc biệt đén việc nâng cao và cải thiện không ngừng đời sống vật chấ tinh thần của cán bộ công nhân viên , góp phần làm cho người lao động tích cực làm việc xây dưng công ty ngày càng vưng mạnh xứng đáng truyền thống 30 năm hình thành và phát triển .
Phần III
Đánh Giá Các Hoạt Động Quản Trị Doanh Nghiệp Chủ Yếu Của Công Ty Xi Măng Hệ Dưỡng
Hoạt động quản tri doanh nghiệp :
Là một doanh nghiệp chụi trách nhiện từ khâu sẩn xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm , công ty đã gắn sản xuất sản phẩm tự mình làmn ra . Sản phẩm củâ mình là xi măng PCB30 , xi măng PCB40 , clin-ker , tấm lợp . Trong xi măng đem lại doanh thu cao nhất , các sản phẩm công ty chủ yếu bán trong tỉnh vói 80% doanh số bán hàng còn 20% doanh số bán ở các tỉnh như Nam định , Thanh hóa , Hoà bình , Hà nam , Thái bình , Hoà bình , Hà nội…
Các phương thức bán hàng của công ty .
Phương thức bán lẻ : hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các trung gian là các đại lý , điểm bán lẻ của công ty .Nhưng các thì số lượng tiêu thụ khá ít vì các đại lý ít .
Bán hàng trả góp : Trong các trường hợp này công ty bán hàng với số lượng lớn , với doanh nghiệp chưa có tiền trả luôn được . Công ty quy định thời gian trả tiền và giá bán bao nhiêu . Giá bán hàng trả góp bao giời cũng cao hơn giá bán thông thường . Ví dụ công ty bán cho các thôn xóm để hiện đại hóa đường nông thôn , kiên cố hoá kênh mương , làm cầu …
- Bán hàng theo một hợp đồng thương maị :Công ty có thực hiện một số hợp đồng thương mại với một số đơn vị nào đó . Thường số lượng lớn , sản phẩm có thể là xi măng dời hoặc xi măng đóng bao Các phương thức thanh toán hiện hành của công ty áp dụng :
Các phương thức thanh toán bằng tiền mặt : Đây là hình thức thanh toán phổ biến nhất trong công ty . Phương thức thanh toán có thuận lợi vì giá tiền thanh toán là không lớn và vì nó đơn giản, thuận tiện .
Thanh toán bằng séc : Được áp dụng khi công ty trả tiền mua hàng cho bên cung cấp
Thanh toán hàng đổi hàng : Được công ty áp dụng khi nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào ví dụ như than , đất xét , phụ gia … yêu cầu thanh toán bằng phương thức này .
Thị trường tiêu thụ của sản phẩm của công ty :
Với phương trâm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng , thị trường tiêu thụ của công ty là khá lớn , cùng với sự phát triển nền kinh tế nước ta thì thị trường công ty ngày càng lớn mạnh và sức mua còn cao hơn nhiều so với hiện tại .
Ban lãnh đạo xác định thị trường công ty đã xác định thị trường của công ty là thị trường trên cả nước nhưng chủ yếu tập trung trên toàn miền bắc nhưng tập trung chủ yếu trong tỉnh và các tỉnh lân cận . Hiện nay công ty mở thêm các đại lý lớn Hưng yên , Hoà bình . Ban lãnh đạo công ty đã nghiên cứu và đề ra phương án tiếp cận thị trường , công ty đã có những hoạt động kích cầu như dịch vụ khuyến mãi , hậu mãi … Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng và khẳng định uy tín của công ty
2. Công tác quản trị các nguồn nguồn lực:
- Công ty luôn chú trong đến công tác đào tạo nguồn nhân lực , hàng năm công ty luôn cử cán bộ đi đào tạo tại các truờng đại học trong nước . Đặc điểm là nghành có nhiều lao động phổ thông nên công ty luôn chú trọng đào tạo tại chỗ , công ty cử một tổ chụi trách nhiệm về vấn đề này , họ trực tiếp đào tạo và quản lý những công nhân mới này khi đã lành nghề thì giao lại cho các bộ phận . Hàng năm công ty mời các kỹ sư đại chất về giảng dậy về vật liệu nổ và cách sử dụng cho an toàn.
- Do gần vùng nguyên liệu là đá và đất sét nên chi phí vận chuyển thấp đây là một lợi thế lớn của công ty ,chỉ có than đá là phải mua ở Quảng ninh nhưng vận chuyển bằng đường sông , cũng là một lợi thế của công ty . Công ty có phông thí nghiệm để kiểm nghiệm chất lượng của các nguồn nhiên liệu khi nhập , cũng như khi kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm .
- Máy móc của công ty hầu hết là lạc hậu , công ty có chủ trương cải tiến , đổi mới từ từ . Dự kiến công ty sẽ nhập một thiết bị nghiền Clin – ker mới thay cái cũ vào tháng 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC987.doc