Chuẩn bị dung dịch thử:
Dung dịch kiềm ( 0,5 gam Histidinclorua C6H9O2N3HClH2O + 3 gam NaCl, 5 gam NaHPO412H2O hoặc 2.5 gam Na2PO4 2H2O nhằm đảm bảo PH của dung dịch = 8. Tất cả các hoá chất trên được pha trong một lít nước cất )
Dung dịch axit ( 0,5 gam Histidinclorua C6H9O2N3HClH2O + 5 gam NaCl +2.2 gam Na2PO4 2H2O nhằm đảm bảo PH của dung dịch = 5.5. Tất cả các hoá chất trên được pha trong một lít nước cất).
- Loại vải kèm: là loại vải mutifibre.
- Tiến hành thí nghiệm: Miếng vải cần kiểm tra độ bền mồ hôi được khâu đính với loại vải kèm trên ngâm trong dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm đã chuẩn bị ở trên trong khoảng thời gian 30 phút có đảo khuấy với mô đun 1/50 sau đó lấy mẫu ra ép bớt lượng dung dịch dư có trên vải tiến hành sấy khô ở nhiệt độ = 37 20C lấy mẫu gia đánh giá kết quả.
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty dệt may Hà Nội (hanosimex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghệ làm bóng:
(NaOH) = 25oBe
To = 18oC
Tgiặto = 80oC
f- Tẩy trắng.
Vải sau khi nấu thương chưa đạt độ trắng chúng thường có màu hơi vàng do các tạp chất hấp thụ trở lại và các màu tự nhiên của xơ chưa bị phá hủy vì vậy trong quá trình làm sạch người ta dùng 2 biện pháp . tẩy trắng hóa học ( dùng các tác nhân hóa học để phá hủy các chất màu tự nhiện và các chất bám trở lại vải) tẩy trắng quang học- lơ quang học ( dùng các tác nhân để thay đổi khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng của vật liệu). Tùy theo mỗi mặt hàng ( để tẩy trắng hay nhuộm màu nhạt) và yêu cầu chất lượng mà người ta sử dụng chất tẩy trắng và công nghệ tẩy trắng khác nhau.
+ tẩy trắng bằng biện pháp hóa học.
Để tẩy trắng vải có thể dùng cả chất oxyhóa (H2O2) và chất khử ( khí SO2, NaHSO3, Na2S2O4) nhưng chất khử ít được sử dụng vì sau một thời gian nhất định vật liệu sẽ bị hồi màu do tiếp xúc với môi trường không khí bị oxyhóa. Các chất oxy hóa được dùng nhiều để tẩy là ( NaCLO, H2O2, NaCLO2, CH3COOH).
Mỗi chất tẩy chỉ có tác dụng tẩy trắng ở điều kiện công nghệ nhất định và thích hợp với một số loại xơ sợi nhất định , dùng không đúng chất tẩy và điều kiện công nghệ không những sẽ không đặt được độ trắng mong muốn mà còn làm hư hỏng sản phẩm.
+ Tẩy trắng bằng H2O2
Hydroperoxxit là chất tẩy trắng được sử dụng rộng rãi nhất là trong công nghiệp dệt. Nó là hợp chất kém bền nhiệt động nhất là khi có xúc tác của các ion kim loại nặng trong môi trường kiềm chúng sẽ bị phân hủy và không còn tác dụng tẩy vì vậy khi sử dụng và bảo quản cần lưu ý.
H2O2 NaOH H2O + O2
Fe2+,3+, Cu2+
Về tính chất H2O2 là một axit yếu nên bền trong môi trường axit và kém trong môi trường kiềm kể cả trong môi trường kiềm yếu. Trong môi trường kiềm chúng bị phân ly rất mạnh.
H2O2 NaOH H2+ + HO2-
Ion HO2- rất hoạt động ( rất dễ bị phân hủy ) vì vậy người ta phải đưa vào các chất ổn định hoặc bảo quản phải đảm bảo ở môi trường PH = 1ữ3 ( rất bền khi bảo quản ), PH = 7 ( có độ bền trung bình ) ở điều kiện PH = 11ữ13 thì chúng bị phân hủy nhanh khi tẩy trắng người ta thường tẩy ở PH = 10ữ11 và nhiệt độ = 75 ữ 95oC
Cơ chế tẩy:
Khả năng tẩy trắng của H2O2 được giải thích là do khi tẩy nó thoát ra oxy nguyên tử có khả năng oxi hóa rất mạnh, có tác dụng phá hủy mầu của các tạp chất còn lại trên vải làm cho vải trắng, phản ứng thoát ra oxy nguyên tử được giải thích do:
Trong môi trương kiềm H2O2 bị phân giải luôn xẩy ra phản ứng chuỗi
(1) H2O2 NaOH H2+ + HO2-
do H+bị OH của kiềm thu hút nên phản ứng phân ly (1) tiếp tục chuyển H+ + HO-2 và sau đó.
(2) HO2- + H2O2 H2O + OH- + 2O
(3) OH- + H2O2 HO2- + H2O
cứ như vậy phản ứng liên tục xẩy ra và oxi nguyên tử thoát ra có tác dụng tẩy trắng. Hệ phản ứng chuỗi:
(4) O + 2e O2- ( phản ứng có khả năng tẩy )
H2O2 tồn tại ở 2 dạng:
H H H
O.....O OH- H2O + O
O O H
Dạng 1 Dạng 2
Dạng 1 : tồn tại trong môi trường axit ( bền )
Dạng 2 : tồn tại trong môi trường kiềm ( kém bền ) và dễ thoát ra oxy nguyên tử
điều kiện công nghệ tẩy trắng bằng H2O2 : tùy theo mặt hàng và yêu cầu về độ trắng ma người ta chọn điều kiện công nghệ cho thích hợp.
Nhận xét: có thể áp dụng cho phương pháp nhuộm gián đoạn , bán liên tục , liên tục
điều kiện làm việc vệ sinh, không độc hại như NaCLO.
độ trắng của sản phẩm sau khi tẩy cao và bền trong quá trình sử dụng.
Có thể tẩy cho nhiều xơ sợi khác nhau nhưng phải chú ý điều kiện công nghệ hợp lý đặc biệt là khi nấu tẩy đồng thời
Công nghệ đơn giản có thể nấu tẩy kết hợp hoặc riêng biệt, môi trường tẩy vệ sinh , xong nhược điểm của nó là phải tẩy trong môi trường kiềm, không làm tăng độ trắng của một số vải tổng hợp , không dùng cho các mặt hàng từ xơ axetat.
Chú ý: khi tẩy trắng các sản phẩm len phải chú ý điều kiện PH trong môi trường kiềm yếu để không phá hủy xơ len đồng thời các yếu tố công nghệ cũng phải nhẹ nhàng hơn như nhiệt độ – thời gian gia công.
Ngoài ra có thể tẩy trắng bằng NaCLO, NaCLO2, CH3COOH bằng chất khử
+ Tẩy trắng bằng biện pháp quang học.
Tẩy trắng bằng phương pháp hóa học thường không đạt được độ trắng cao, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng bởi vậy người ta thường sử dụng chất tăng trắng quang học.
Theo phương pháp này người ta sử dụng nhiều chất tăng trắng khác nhau với nhiều loại áp dụng cho các loại xơ khác nhau.
Chất tăng trắng quang học là những hợp chất hữu cơ có cấu tạo tương tự như thuốc nhuộm nhưng không có mầu ở dạng bột đa số có mầu vàng nhạt. đặc điểm chung của những chất này là có khả năng phát huỳnh quang nghĩa là chúng có khả năng hấp phụ các tia tử ngoại có bước sáng ngắn = 335 - 375μ m ( ở bước sóng này mắt người không cảm thụ được ) và phản xạ lại các tia thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy biến năng lượng đó thành quang năng phát ra ánh sáng có bước sóng = 400 - 450μ nằm trong miền xanh tím chúng sẽ kết hợp với sắc vàng còn lại trên vải tạo thành tia sáng bổ trợ mầu trắng biếc tạo cảm giác sản phẩm có độ trắng cao.
Ngoài tác dụng tạo độ trắng cao do hiệu quả quang học nhứng hợp chất này còn tạo cho vật liệu có độ bóng nhất định do tác dụng phát huyềnh quang của chúng.
Hiện tượng tắng trắng quang học là hiện tượng thuần túy vì đặc điểm của hệ thống quang học có hệ thống nối đôi liên hợp dài, phân tử phẳng và thẳng , phạm vi xử dụng : mỗi loại xơ được sản xuất 1 loại riêng.
+ Các chất tăng trắng quang học dùng trong công nghiệp dệt có 3 loại:
Loại 1: gồm những chất hòa tan trong nước và phân ly thành ion. Ion có tác dụng làm trắng quang học mang điện tích âm chúng được dùng để lơ cho vải các loại từ cellulose, tơ tằm, len. ( BancôphrBBU, Mikephor BN, Whitex WS, UvitexWG......)
Loại 2: cũng gồm những chất hòa tan trong nước và phân ly thành ion. Những ion có tác dụng làm trắng quang học mang điện tích dương chúng được dùng để tăng trắng quang học mang điện tích dương chúng được dùng để tăng trắng cho các sản phẩm từ xơ PAN ( Leucophor KNR, Thitex BAC....)
Loại 3 : gồm những chất tăng trắng không hòa tan trong nước nên không phân ly thành ion chúng được sản xuất ở dạng bột mịn phân tán cao giống như thuốc nhuộm phân tán được sử dụng để tăng trắng quang học cho xơ tổng hợp ( xơ nhiệt dẻo và ghét nước). Việc xử lý tăng trắng cho các loại xơ này ở nhiệt độ cao và áp suất cao ( 130 ữ 150 ).
Điều kiện công nghệ để tăng trắng quang học.
Điều kiện xử lý tăng trắng cho các loại vải không giống nhau:
với loại vải từ vải sợi bông và xơ vixco phải dùng loại mang anion tiến hành trong môi trường trung tính hoặc kiềm yếu ở 40 – 60oC theo phương pháp tận trích ở cuối giai đoạn. vải dệt thoi có thể kết hợp tăng trắng quang học kết hợp với xử lý hồ hoàn tất.
Với các loại lụa tơ tằm , hàng len phải dùng các loại chất tăng trắng riêng cho các loại sản phẩm này. quá trình tăng trắng được thực hiện trong môi trường axit có trị số PH = 3 ữ 5 bắt đầu ở 40oC tăng dần nhiệt độ đến 90 – 95oC trong 25 phút và xử lý trong 15 phút thì kết thúc.
Với các loại vải tổng hợp PES, PA phải dùng đúng chủng loại chất tăng trắng đã chỉ dẫn thực hiện tăng trắng ở cuối quá trình tẩy trắng hóa học trong thiết bị cao áp hoặc kết hợp với quá trình xử lý nhiệt khi hồ hoàn tất sản phẩm
Với các loại vải pha ( pes/co) thì phải sử dụng hỗn hợp cả hai loại chất tăng trắng quang học và thực hiện công nghệ làm 2 giai đoạn: xử lý ở nhiệt độ cao để tăng trắng phần PES . xử lý ở nhiệt độ thấp để tăng trắng phần xơ bông.
Với các tác nhân tăng trắng quang học bền với các tác nhân tẩy trắng hóa học thì có thể đưa ngay vào dung dịch tẩy trắng hóa học hoặc đưa vào dung dịch hồ hoàn tất, đưa vào dung dịch nhuộm các mầu nhạt nhằm rút ngắn quy trình công nghệ tăng hiệu suất sử dụng của thiết bị và tiết kiệm năng lượng điện, hơi nước .(ví dụ Uvitex EBF hay ERN-P của hãng ciba thì có thể kết hợp tăng trắng quang học với quá trình tẩy trắng bằng H2O2... và có thể kết hợp với quá trình hồ hoàn tất.
Giặt:
Giặt là quá trình quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của vải cũng như ảnh hưởng đến các công đoạn gia công, xử lý tiếp theo. Vì vậy sau mỗi công đoạn của quá trình tiền xử lý chúng ta phải tiến hành giặt sạch ( giặt bẩn sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhuộm sau này.) nhiệm vụ của quá trình giặt là tách các tạp chất cơ học và hóa học ra khỏi vải. Có các cách giặt sau:
Cách1:
- Xả bỏ dung dịch nấu
- Giặt nóng 1- 2 lần ở nhiệt độ cao khi đó xơ sẽ trương nở, chất bẩn không keo tụ dễ giặt sạch ra khỏi vải.
- Giặt lạnh 1-2 lần cho sạch
Cách 2:( giặt đuổi nóng phổ biến )
Thường giặt 1- 3 lần vì nếu không cố nước nóng cho ngay nước lạnh vào làm xơ bị co nhỏ, chất bẩn keo tụ ( giặt không sạch), phương pháp giặt là lần lượt xả bỏ 1 phần dung dịch nấu + kết hợp cấp nước lạnh ( có gia nhiệt ) để nhiệt độ nồi nấu không bị giảm xuống quá thấp sau đó giặt lạnh.
- Vải sau khi giặt thường xử lý bằng axit loãng ( H2SO4, CH3COOH) để phá cặn vì trong nước thường có RCOONa, ( RCOO)2Ca↓
- Kiểm tra độ sạch của vải:
Kiểm tra bằng phương pháp đo độ mao dẫn của vải. Sử dụng dung dịch Na2Cr2O7 ( natribicromat) có mầu vàng nồng độ 5g/l độ mao dẫn đo bằng thước của thiết bị độ sạch của vải tỉ lệ với độ mao dẫn.
+ Công nghệ nấu tẩy đồng thời:
Để tiết kiệm cho sản xuất hợp lý hóa cho quy trình công nghệ trong quá trình tiền xử lý làm sạch người ta thường kết hợp nấu và tẩy đồng thời. Tùy theo mỗi loại vải mỗi một mặt hàng mà người ta có thể thiết kế quy trình công nghệ cho phù hợp sao cho quá trình nấu tẩy đạt được yêu cầu chất lượng.
Các khuyết tật thường gặp khi nấu tẩy đồng thời.
Độ mao dẫn của vải sau khi nấu tẩy không đạt yêu cầu có thể do: dùng không đúng các loại vải chất trợ và nồng độ của nó. Chất trợ cần dùng là loại có khả năng thấm ướt và nhũ hóa cao với nồng độ thích hợp. Thời gian nấu và giữ nhiệt không đạt yêu cầu.
độ trắng của vải không cao có thể do: lấy không đủ nồng độ chất tẩy hoặc chất tẩy bị kém phẩm chất do bảo quản lâu bị kém hiệu lực.
Chọn công nghệ tẩy cho tối ưu ( trị số PH, nhiệt độ ): lấy nồng độ chất tăng trắng quang học quá cao hoặc quá thấp , chất lượng nước sản xuất kém (nước đục, chứa nhiều muối kim loại nặng làm giảm hiệu lực của chất tẩy)
Vải xử lý không đều, có thể do: tuần hoàn dung dịch trong máy không tốt, dung tỷ quá thấp; thiết bị hoặt động không tốt ( bị dừng máy do mất điện do kẹt vải và các hỏng hóc khác) chuẩn dung dịch hóa chất chưa tốt ( tỷ lệ, nồng độ )đưa hóa chất vào máy không đồng đều, không đúng lúc cần thiết.
độ bền của vải bị giảm , vải bị mục có thể do : lấy nồng độ hóa chất( chất oxi hóa, kiềm , axit...) không đúng; qui trình công nghệ không được thực hiện đúng, thời gian và nhiệt độ xử lý không đúng; giặt không sạch hóa chất còn trên vải.
Trên vải có các đốm màu : nước sản xuất đục, chứa nhiều hyđroxit sắt tạo vết gỉ sắt; vệ sinh máy không sạch, dây bẩn màu từ chi tiết máy;
Vệt dầu và cặn bẩn bám lại chế độ giăt không đúng sau khi nấu( tháo xả dung dịch nấu qua van dưới nên váng bẩn bị kẹt lại bám vào vải;
Thiết bị hoặc đường ống bị bẩn đầu máy....
Khi phát hiện thấy các khuyết tật kể trên, cần phân biệt nó thuộc loại nào , nếu có thể khắc phục thì tìm biện pháp thực hiện ngay, tránh tình trạng đã xếp vải ra xe sau đó lại đưa vào máy để xử lý, vừa tạo lao động và tốn thời gian.
Thí dụ: nếu sau khi tẩy trắng và giặt thấy mặt vải có các đốm bẩn màu vàng nhầy bám dính lại thì cần xử lý tiếp bằng dùng dịch tẩy có tính năng tẩy dầu mạch.giặt chảy tràn 10 phút, kiểm tra lại và ra vải.
h- Vắt ép – gỡ – xoắn:
vải sau công đoạn nấu tẩy thường ở dạng phẳng hoặc xoắn.
Nếu vải ở dạng phẳng ép sấy khô
Nếu vaỉ ở dạng xoắn vắt ly tâm gỡ về dạng phẳng sấy khô
III.3. quá trình nhuộm:
Nhuộm là quá trình phức tạp bao gồm 4 giai đoạn:
Hấp phụ thuốc nhuộm từ dung dịch lên bề mặt vật liệu dệt
Khuyếch tán vào sâu trong vật liệu
Cố định thuốc nhuộm lên vật liệu.
Trong quá trình nhuộm cả 4 giai đoạn xảy ra cùng một lúc trong đó giai đoạn 3 khuyếch tán thuốc nhuộm vào sâu trong vật liệu dệt là chậm nhất và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Mật độ xắp xếp của các phân tử polime trong vật liệu dệt.
độ nhỏ của các lỗ trong vật liệu dệt
độ phức tạp cấu trúc vật liệu dệt
ái lực của thuốc nhuộm với vật liệu dệt.
Khi nhuộm có 3 phương pháp nhuộm ( gián đoạn, bán liên tục, liên tục ).
Tùy theo phương pháp gia nhiệt có thể phân thành phương pháp nhuộm lạnh ( hiệu quả của phương pháp này là làm chậm lại sự hấp thụ ban đầu của thuốc nhuộm , tạo điều kiện cho xơ sợi thẩm thấu, phù hợp cho nhuộm sản phẩm có kết cấu chặt chẽ). Phương pháp nhuộm tăng nhiệt độ , phương pháp nhuộm lạnh.
Sau đây là phương pháp nhuộm gián đoạn:
đặc điểm của phương pháp này là phương pháp nhuộm từng mẻ vật liệu và hóa chất ngâm trong dung dịch nhuộm thuốc nhuộm và hóa chất lấy theo % khối lượng vải. Trong quá trình nhuộm vật liệu sẽ tận trích thuốc nhuộm ngoài máng
Dung tỷ:
Nếu dung tỷ thấp có ưu điểm tốn ít năng lượng hóa chất, thuốc nhuộm khuyếch tán vào trong xơ nhanh nhưng có nhược điểm là dễ hòa loang màu.
Nếu dung tỷ cao sẽ tốn năng lượng tiêu hóa chất thuốc nhuộm lớn tại nhà máy dệt nhuộm – công ty Hanosimex dung tỷ thường là 1/10.
Ưu điểm: thích hợp với các lô hàng mẻ nhỏ dễ thay đổi mầu mặt hàng.
Nhược điểm : khó khống chế độ đều màu giữa các lô mẻ nhuộm ở những máy hiện đại không phải mẻ nào cũng đạt được yêu cầu đề ra vì vậy yêu cầu quản lý công nghệ phải thật chặt chẽ nếu không sẽ dẫn tới thiếu sót.
Tại nhà máy Dệt nhuộm – Cty Hanosimex sự không đồng đều về mầu sắc giữa các lô vải là một hiện tượng phổ biến thường xảy ra , nguyên nhân của hiện tượng này la: do quá trình nhuộm ở đây là quá trình gián đoạn, do công nhân không thực hiện đúng quy trình công nghệ, do tình trạng của thiết bị, do sự không phù hợp về quy trình công nghệ giữa phòng thí nghiệm và thực tế ngoài phân xưởng, ở các mầu đậm có phần trăm thuốc nhuộm cao
- Các chất trợ nhuộm:
Khi nhuộm chúng ta sử dụng nhiều chất trợ nhuộm khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc nhuộm, tùy theo môi trường mà chúng ta sẽ sử dụng các chất trợ nhuộm nào cho phù hợp vai trò của các chất trợ nhuộm trong quá trình nhuộm được thể hiện:
Tăng nhanh khả năng thấm nước của vật liệu để làm thuốc nhuộm thấm sâu vào vật liệu nhanh và đều ( do chất trợ nhuộm làm giảm sức căng bề mặt của dung môi đẩy không khí chứa trong các mao quản của xơ ra khỏi xơ làm cho thuốc nhuộm dễ vào trong xơ chú ý khi sử dụng các chất này chỉ có hiệu quả trong một liều lượng nhất định ( thường 0.5 – 2g/l)
Chất làm đều màu: với một số thuốc nhuộm có ái lực lớn với vật liệu, tốc độ bắt màu khá nhanh chúng đều có tác dụng làm giảm ái lực thuốc nhuộm điều chỉnh quá trình để đều màu.
Chất phân tán và ổn định: chất này rất cần thiết đưa vào dung dịch nhuộm phân tán để nhuộm sợi tổng hợp, đưa vào thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan để nhuộm cellulo.
Chất bôi trơn: đẩy cũng là những chất hoạt đônh bề mặt khi nằm trên vật liệu có tác dụng giảm bớt ma sát giữa vật liệu với thành thiết bị và ma sát giữa vật liệu với nhau tránh tạo ra vết xước trên vật liệu.
Ngoài những chất hoạt động trên khi nhuộm còn sử dụng các chất trợ khác như các chất xử lý sau nghĩa là các chất cầm màu ( cho những thuốc nhuộm kém bền mầu với giặt giũ) những chất chống chạy màu( khi nhuộm liên tục và có sấy trung gian)...
III.4 Quá trình hoàn tất sản phẩm.
Mục đích tạo cho vải có dáng vẻ đẹp bề ngoài như phẳng, láng, mịn chống co, chống màu, chống mốc, sợi ngang vuông góc với sợi dọc, khổ vải theo đúng thiết kế.
Tùy theo yêu cầu của mặt hàng mà quá trình xử lý hoàn tất có quy trình khác nhau, có thể phân loại quá trình xử lý hoàn tất làm 3 loại: quá trình gia công cơ học ( chỉnh sợi ngang vuông góc với sợi dọc, văng khổ, là cán) quá trình gia công hóa học, quá trình gia công nhiệt.
a. Máy văng định hình
Nhiệm vụ: ngấm dung dịch hồ lên vải , chỉnh sợi dọc vuông góc với sợi ngang, văng khổ đúng theo yêu cầu, sấy khô ( vải côtton) văng định hình với vải tổng hợp.
Cấu tạo và tác dụng của các bộ phận.
Bộ phận vải. Bao gồm gàng, bộ vuốt mép đêt căng dọc phẳng ngang trước khi vào máy.
Máng ngấm dung dịch – trục ép. Ngấm dung dịch lên vải và ép dung dịch thừa ra khỏi vải.
Hệ thống trục dẫn vải trên máy hệ thống trục điều chỉnh sức căng vải.
Bộ phận chỉnh canh sợi, nhằm chỉnh sợi dọc vuông góc với sợi ngang.
Trục vào vải ( có nhiệm vụ quay chủ động để đưa vải vào xích văng tránh hiện tượng gẫy kim văng hoặc rách vải, trục làm bằng kim loại ngoài bọc lớp cao su gai để tăng ma sát với vải, trục được đặt ngang trước đường văng có mô tơ truyền chuyển động, khi chạy máy tốc độ dài của trục phải bằng tốc độ dài của đĩa xích cuối máy.
Trục ren giãn biên: làm giãn biên vải theo chiều ngang chuẩn bị cho bộ phận kiểm tra biên ở phía sau làm việc được chính xác.
Mắt thần kiểm tra biên ngang: khi dây vải vào xích văng bị lệch bộ phận này làm nhiệm vụ là tín hiệu điều chỉnh đầu xích văng chuyển động kịp thời sang phải hoặc sang trái đón dây vải tránh hiện tượng vải bị tuột biêm trên gường kim văng. Ngoài ra 2 bên vải còn có đòn kiểm tra biên vải luôm tỳ vào vải để kiểm tra xem vải có được đính vào kim của gường kim hay không?
Khi vải không được đính vào kim của gường kim ( biên vải bị thủng...) thì bộ phận này sẽ phát tín hiệu dừng máy.
Trục lông đè vải ( găm biên vải) : làm cho mép của biên vải được găm vào bàn kim trên xích văng.
Bộ vuốt mép: làm vải đi đúng giữa máy, phẳng theo chiều ngang
Xích và đường văng: máy có 2 đường xích chuyển động tuần hoàn vô tận trên đường văng trên đó có gắn cố định các bàn kim. Bàn kim làm nhiệm vụ ghim biên vải, đường văng có thể thay đổi được trong quá trình làm việc.
Buồng sấy gió nóng: để sấy khô vải hoặc định hình nhiệt tùy theo loại máy mà máy có 5-6 buồng, chất tải nhiệt là hơi nước, hoặc dầu tải nhiệt.dây điện trở. ở mỗi buồng có một tủ điện và 1 rơ le nhiệt để khống chế các buồng sấy. Phía trên nóc buồng sấy có 2 –3 cửa thải ẩm.
Bồng làm nguội
Dao xén biên
Bộ phận ra vải, để ra vải và gấp vải nên xe.
Nhiệt độ văng phụ thuộc vào loại nguyên liệu chỉ tiêu chất lượng của vải thành phẩm...
Vải Pe/Co, vải cotton có đệm chun văng mộc 1800C ở 7 buồng và văng thành phẩm 1350C
Đối với vải cotton không văng mộc --> văng thành phẩm 1500C, vải Pe/Co không văng mộc --> Văng thành phẩm 1700C.
b. Máy cán vải.
Máy có tác dụng là làm cho vải phẳng sau khi qua máy sấy văng.
Nguyên lý: phần đầu máy làm cho vải phẳng ngang căng dọc , phần chính của máy là các trục cán trong đó trục ở giữa để trần và được đốt nóng còn các trục khác được bọc vải bông hoặc giấy nén, lực ép của các trục có thể tạo được áp suất 100 – 200 kg/cm2. khi vải đi qua các trục cán dưới tác dụng của nhiệt độ và lực ép vải trở nên phẳng và bóng mịn,
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán: lượng ẩm còn lại trên vải, vật liệu làm trục cán, nhiệt độ gia công và áp suất giữa các trục, đối với vải cotton đây là khâu quan trọng quyết định chất lượng vải ( vải ống)
+ Cán nhằm mục đích chỉnh canh dọc và canh ngang của vải thành phẩm.
+ Cán nhằm định ra khổ vải hợp lý từng loại vải, từng loại chỉ số, nhằm đảm bảo cho vải thành phẩm có độ co dọc, co ngang hợp lý và ổn định.
+ Việc cán vải , yêu cầu phải tuân thủ đúng những thông số kỹ thuật đã quy định cho từng loại vải: mở khổ, tôc độ cán và khổ hạ máy.
Nếu vải cán không được thực hiện tốt thì sẽ dẫn đến khổ vải không đúng đến trọng lượng vải không đúng theo yêu cầu đến xiên canh dọc, ngang đến độ co, dọc eo ngang không đạt.
Các loại cán:
Cán bóng: thực hiện trên máy cán 3 trục tốc độ chuyển động của trục giữa nhanh hơn tốc độ trục dưới và nhanh hơn tốc độ vải 15 – 20% và thường đặt tốc độ 60m/ph.
Cán mờ: khi cán mờ không cần có sự chênh lệch nhiệt độ của trục giữa.
Cán vân bạc: đối với một số vải sau khi hồ băng tinh bột, nhựa cao phân tử thường cán vân bạc và tạo vân nổi trên vải nhuộm trơn làm tăng vẻ đẹp cho vải. Để cán vân bạc thì trục cán không được bọc vải, được khắc chìm những vân rất nhỏ. Khi ép mạnh và gia nhiệt ở 180 – 200oC thì mặt vải suất hiện các vân nhỏ theo mẫu nhất định. Nếu một trục khắc vân nổi một trục khắc chìm tương ứng thì vải được nén giữa các trục tạo nên vân hoa nổi. Với những vải đã được hồ nhựa CPT nếu cán như vậy sẽ tạo được vân hoa nổi khá bền.
III.5. Máy phòng co.
Làm co vải để sau này vải không co được nữa hoặc co ít.
Nguyên lý: Đầu tiên vải được chạy song song với tấm nỉ hoặc da nhân tạo độ dãn cao sau khi uốn quanh một trục dẫn và được gia nhiệt cho vải áp sát vào tấm nỉ sau đó vải và tấm nỉ ra khỏi trục dẫn và chạy qua một thùng có đường kính lớn hơn rất nhiều so với trục dẫn. Lúc này tấm nỉ co lại vải bắt buộc phải co theo. Tác dụng phòng co sẽ được giải thích như sau ( khi vải chạy cùng với tấm nỉ quanh trục dẫn có đường kính nhỏ nên tấm nỉ bị cong lại nhưng mặt ngoại bị giãn nhiều hơn mặt trong khi ra khỏi trục dẫn thì tấm nỉ cong lại ở trạng thái bình thường làm cho vải co theo bằng cách này có thể hạn chế bớt độ co của vải khi sử dụng.
Tác dụng của các bộ phận:
+ Bộ phận vào vải: làm vải phẳng ngang căng dọc trước khi vào máy
+ Bộ phận xông hơi – phun ẩm: xông hơi và phun ẩm lên vải,
+ Thùng sấy : sấy xơ bộ làm vải ẩm đều, thùng làm bằng inox và quay chủ động suất hơi vào thùng.
+Bộ phận xích văng làm ổn định khổ vải trước khi làm co. Cấu tạo của bộ phận này gồm 2 vòng xích văng để kẹp mép vải và kéo căng theo chiều ngang, điều chỉnh khoảng cách giữa 2 đường văng nhờ trục vít đai ốc.
+ Bộ phận làm co: làm co vải theo chiều dọc, cấu tạo gồm 3 trục nhỏ và một thùng lớn , một băng cao su kín có chiều dài 6m mắc qua 4 trục đó thùng lớn bên trong rỗng cấp hơi nước vải ôm lấy thùng và bên ngoài vải là băng cao su ép chặt vải vào mặt thùng.
+ Bộ phận sấy: do tác dụng nhiệt của thùng và do băng nỉ ép sát vải vào thùng nên vải được sấy khô. Là bóng trở nên bóng mịn hơn. cấu tạo bộ phận này gồm 2 thùng được cấp hơi nước.
+ Bộ phận ra vải: sau khi được là sấy vải được dẫn qua các hệ trục dẫn và xếp nên xe vải.
Một số hoá chất hiện nay công ty đang sử dụng
Persoftal L-01,Previol PAN, Avcôlip LB: chất bôi trơn trong quá trình nấu tẩy nhuộm.
Solpon 4488, Gisapan 111: chất ngấm cho quá trình nấu tẩy
Cibaflow Jet, Respumit NF: chất giảm bọt.
Lanaryl RK, Fumal ON,Sandofix RMR: chất tẩy dầu
Securon 540, Hsinsou AZ340: chất càng háo
Lavatex 9188,Cotozol 196, Stabilion HN: chất ổn định H2 O2.
Invatex PC,Rolyr 185: chất giặt nấu tẩy
Delinol VB, Molan 129: chất trợ cho quá trình nhuộm hoạt tính
Gisapanll 1586, Univadin DPL: chất trợ cho quá trình nhuộm phân tán
Floranit LT: chất trợ cho quá trình làm bóng
Gisapan 119: chất vệ sinh máy tổng thể
Aquasoft SIL, Viscosol PS: hồ văng
Statfix FFC: chất cầm mầu
Destofin LC,Ceranine NC, Stapan LA, Badena Jet 260: chất hồ làm mềm
Chemwhite ERN: chất tăng trắng quang học cho thành phần PE
Sandopuar RSK: chát giăt cho quá trình nhuộm hoạt tính
Eriopon OLS : chất giặt sau nhuộm phân tán
A - Phần hai - về thực tế của nhà máy
Chương IV: Về hệ thống thiết bị
IV.1. Về hệ thống thiết bị :
Các thiết bị có tại nhà máy:
Hệ thống dây chuyền thiết bị nhuộm hiện nay có tại nhà máy Dệt Nhuộm Công ty Dệt may Hà Nội bao gồm những thiết bị chính sau:
Máy Jet:
Khả năng công nghệ : Nhuộm cho vải cotton và vải Pe/co có thể nhuộm được ở nhiệt độ cao và áp suất cao.
Stt
Máy
Năng suất Max (kg)
Ghi chú
1
J1
280
2
J2
400
3
J3
400
4
J4
50
5
J5
600
6
J6
600
7
J7
400
8
J8
400
9
J9
400
10
J10
400
11
J11
100
12
J12
30
13
J14
50
14
J15
100
Máy Soft :
Khả năng công nghệ : Nhuộm cho vải coton và nhuộm được ở nhiệt độ <1000C và áp suất thường.
Stt
Máy
Năng suất Max (kg)
Ghi chú
1
S3
300
2
S4
30
3
S6
30
Máy Bobin :
Khả năng công nghệ: Nhộm dây, sợi cotton hoặc Pe/co và có thể nhuộm được ở nhiệt độ cao và áp suất cao.
Stt
Máy
Năng suất Max (kg)
Ghi chú
1
Bo1
300
2
Bo 2
60
3
Bo 3
5
4
Bo 4
60
5
Bo 5
300
Máy Roto :
Khả năng công nghệ: Tại nhà máy thường dùng để tẩy trắng. Có 1 máy năng suất max=200kg.
Máy BCIII :
Khả năng công nghệ: Có thể nhuộm vải cotton, làm mềm, nấu tảy. Tại nhà máy có 1 máy BCIII năng suất max=400kg.
Nhận xét: Ta nhận thấy đa số các thiết bị này đều là loại bán tự động. Nhưng đã xuống cấp do đã sử dụng một thời gian dài, trên máy đã xuất hiện nhiều bộ phận bị hỏng như các đồng hồ chỉ áp lực không còn chính xác, đồng hồ chỉ tốc độ guồng không còn chính xác, bộ phận gia nhiệt ở máy Soft 1 không còn chính xác vv...Do vậy công nhân vận hành thường phải dựa theo kinh nghiệm làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bán thành phẩm. Hầu hết các mẻ sau khi sử lý đều phải chỉnh sửa. Sau đây tôi tập trung tìm hiểu một số loại máy hiện có tại nhà máy.
1. Máy nhuộm Jet do Đài Loan chế tạo :
Cấu tạo của máy Jet gồm các bộ phận chính như sau:
1- Thân máy 6- Sàn chứa vải 11- Bơm cấp dung dịch
2- Cửa vào vải 7- Dây vải 12- Van chỉnh dòng
3- Guồng dẫn vải 8- Bình gia nhiệt 13- Van chỉnh dòng
4- Họng Jet 9- Bơm chính 14- Van giảm áp
5- ống dẫn vải 10- Bình pha hoá chất
Nguyên lý thuỷ động lực học: Vải chuyển động trong thiết bị nhờ áp lực của dòng dung dịch được tạo ra bởi bơm ly tâm và phun qua miệng Jet. Dưới tác dụng của lực đẩy của dòng dung dich vải được kéo qua buồng (6) và được đẩy dọc theo ống (5) tại vị trí họng Jet (4) thì vải được bao bọc bởi một dòng du
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BK0027.DOC