Phần I: 1
Khái quát chung về đặc điểm quản lý, hoạt động kinh doanh của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 1
1.1) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tông hợp Hà Nội 1
1.2) Chức năng nhiệm vụ của công ty 3
1.2.1/ Chức năng: 3
1.2.2/ Nhiệm vụ: 3
1.3) Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 4
1.4) Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: 6
Phần 2: 9
Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 9
2.1) Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 9
2.2) Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 11
2.3) Tổ chức hệ thống tài khoản ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 12
Tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 14
Loại 2: tài sản cố định 14
Thế chấp,ký cược, ký quỹ ngắn hạn 14
2.4) Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội: 16
2.4.1/ Hình thức sổ kế toán được áp dụng ở công ty: 16
2.4.2/ Tổ chức vận dụng hình thức “Chứng từ – Ghi sổ” trong thực tế hạch toán ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 17
2.5) Hệ thống báo cáo kế toán của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội: 19
A/ TSLĐ và ĐT ngắn hạn 20
B/ TSCĐ và ĐT dài hạn 20
A/ Nợ phải trả 21
B/ Nguồn vốn chủ sở hữu 21
2.6) Quy trình hạch toán một số phần hành kế toán chính ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 22
2.6.1/ Quy trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng: 22
2.6.2/ Quy trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng 26
Phần III: 32
Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại 32
công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 32
3.1) Những ưu điểm: 32
3.2) Những hạn chế: 34
37 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am gia vào hoạt động nhập khẩu với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: sắt tấm, sắt nguyên liệu dùng cho sản xuất, hàng tiêu dùng như mỹ phẩm,…
Phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kiểu công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, thực hiện phân công lao động và chuyên môn hoá cao. Bất cứ phòng xuất nhập khẩu nào được lập ra cũng xuất phát từ yêu cầu công việc và hiệu quả kinh tế, được đặt trong mối tương quan chung với toàn bộ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của công ty.
Từ khi thành lập đến nay, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi và thực hiện đây đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này là nhờ công ty đã thường xuyên đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề Maketing rất được công ty coi trọng. Bên cạnh đó, với mục đích duy trì và đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu, công ty rất chú trọng đến công tác khai thác mở rộng thị trường. Nhờ đó, đến nay, công ty đã thiết lập được mối quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới, trong đó đã tham gia thị trường xuất khẩu với 38 nước, thị trường nhập khẩu với 26 nước. Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ cộng tác viên rộng khắp, biết kết hợp chặt chẽ với Bộ thương mại và các đại diện, các thương vụ, sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để khai thác thông tin và mở rộng thị trường.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, cho đến cuối năm 2003 công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã có một mạng lưới các phòng giao dịch được trang bị hiện tại cùng một số các phương tiện vận chuyển hàng hoá, kho tàng và 2 xí nghiệp sản xuất là:
Xí nghiệp may Thanh Trì: được thành lập năm 1993 và hiện nay đã được cấp chứng chỉ ISO 9002. Xí nghiệp này có 4 phân xưởng thêu, 13 dây chuyền may với 1000 máy là hơi và hơn 20 đầu máy Tajima được điều khiển bằng máy vi tính. Xí nghiệp may Thanh Trì có công suất là 600.000 áo Jacket hoặc 2 triệu áo sơmi/năm cùng1200 công nhân.
Xí nghiệp mũ xuất khẩu: thành lập năm 1996, là xí nghiệp hợp tác với Hàn Quốc với chức năng gia công toàn bộ sản phẩm cho Hàn Quốc. Xí nghiệp mũ có 480 máy các loại, trong đó có 5 máy thêu điều khiển bằng máy vi tính, 20 đầu máy và các thiết bị khác chuyên phục vụ cho may công nghiệp và sản xuất mũ. Xí nghiệp hiện có 700 công nhân và công suất là5 triệu mũ các loại/năm.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, công ty đã trích một phần lợi nhuận của các năm bổ sung vào số vốn của mình, đưa tổng số vốn lên 127.924.582.477 VNĐ (năm 2003), trong đó:
+ Vốn cố định là 5.575.225.456 VNĐ
+ Vốn lưu động là 122.167.357.021 VNĐ
Đến nay sau hơn 10 năm thành lập và hoạt động, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một công ty xuất nhập khẩu có uy tín trên thị trường với những kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao, năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 2:
Bảng so sánh một số chỉ tiêu kinh doanh của công ty
Năm 2002/2003
(Đơn vị tính: đồng VN)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
%
1) NVKD
8041139075
8941139075
900000000
111,2
2) Nguyên giá TSCĐ
7499095498
7703283070
204187572
102,7
3) Các khoản phải thu
44442246000
78274846000
33832600000
176,1
4) Các khoản phải trả
62510277000
116893222000
54382945000
187,1
5) Nợ dài hạn
9489342000
8597500000
(891842000)
90,6
6) Nợ ngắn hạn
53020935000
109122069000
56101134
205,8
7) Tổng doanh thu
762789338715
551762055275
(211027283560)
72,3
8) Giá vốn hàng bán
734963653962
521865597681
(213098056441)
71,1
9) Lợi tức gộp
27825684753
29896457594
2070772841
107,4
10) LN thuần từ HĐKD
4973474335
2670185624
(2303288711)
53,7
11) Tổng LN trước thuế
756478832
1858685884
1102207052
245,7
Phần 2:
Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
2.1) Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
Đối với mỗi doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm tổ chức kinh doanh, điều kiện của doanh nghiệp mà lựa chọn một hình thức tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp. Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội hoạt động với quy mô vừa trên địa bàn rộng, lại có 2 đơn vị phụ thuộc và một chi nhánh hạch toán báo sổ, nên công ty đã lựa chọn hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Theo đó, bộ máy kế toán của công ty bao gồm: Phòng kế toán tại văn phòng công ty, tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tại xí nghiệp may Thanh Trì và Xí nghiệp mũ xuất khẩu.
+ Phòng kế toán tại công ty có nhiệm vụ vừa xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phân cấp cho các đơn vị cơ sở, vừa tính toán, tổng hợp số liệu cuối kỳ của toàn công ty để lập báo cáo tài chính cho giám đốc công ty và gửi báo cáo các hoạt động thu chi tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tới các cấp thẩm quyền theo quy định.
+ Bộ phận kế toán ở đơn vị phụ thuộc sẽ thực hiện công tác kế toán tương đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị phân cấp hạch toán, cuối kỳ gửi báo cáo kế toán về phòng kế toán công ty.
+ Bộ phận kế toán tại chi nhánh của công ty báo sổ theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của mình nhưng chỉ ở mưc độ tương đối. Cuối quý báo cáo quyết toán về công ty, chứng từ gốc nằm tại đơn vị.
Tại công ty, bộ máy kế toán có nhiệm vụ giúp giám đốc kiểm tra, quản lý chỉ đạo các hoạt động tài chính tiền tệ của công ty và các đơn vị cơ sở; quản lý, tính toán về hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối giữa vốn và nguồn vốn, kiểm tra việc bảo vệ và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, giải quyết các khoản nợ trong và ngoài nước còn tồn đọng.
Bộ máy kế toán tại văn phòng công ty gồm có 7 người, trong đó mỗi người thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
Kế toán trưởng: là người phụ trách, quản lý chung tất cả các vấn đề phát sinh thuộc phòng kế toán. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty, xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính theo từng kỳ hạch toán, điều hành phòng kế toán.
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi các tài khoản công nợ, tổng hợp số liệu kế toán, định kỳ lập các báo cáo tài chính.
Kế toán tiền mặt: phụ trách tài khoản tiền mặt và tài khoản công cụ dụng cụ, theo dõi về lương, BHXH,… Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, hoá đơn để viết phiếu thu chi.
Kế toán ngân hàng: theo dõi các tài khoản ngân hàng và tài khoản ký quỹ, phụ trách giao dịch với ngân hàng.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt
Kế toán ngân hàng
Kế toán tiền vay
Kế toán hàng hoá
Thủ quỹ
*Bảng 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán tiền vay: có nhiệm vụ làm thủ tục vay, trả nợ; trích hao mòn TSCĐ; theo dõi các tài khoản chi phí 641, 642 để phân chia cho từng bộ phận.
Kế toán hàng hoá: theo dõi nhập kho, xuất kho hàng hoá, doanh thu, giá vốn; kê khai thuế
Thủ quỹ: là người quản lý tiền mặt, trực tiếp thu chi tiền mặt theo các chứng từ hợp lệ tại công ty.
2.2) Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
Hệ thống chứng từ:
Phòng kế toán công ty có nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi các hoạt động kinh doanh của các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tại văn phòng công ty. Vì vậy việc hạch toán sẽ theo mô hình của doanh nghiệp thưong mại. Hệ thống chứng từ của công ty tuân thủ theo mẫu chứng từ do nhà nước ban hành, ngoài ra còn dựa trên các chứng từ gốc tùy theo từng nghiệp vụ phát sinh do đặc thù của hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu. Như vậy, ngoài các chứng từ thông thường theo luật định như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT,… công ty còn dựa trên các loại chứng từ khác để làm căn cứ hạch toán như: Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng xuất nhập khẩu, Tờ khai hải quan, Giấy báo Nợ,Giấy báo Có,…
Luân chuyển chứng từ:
Quy trình luân chuyển chứng từ ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội chủ yếu là tập trung vào 2 loại sau:
Các chứng từ liên quan đến tiền:
Bộ phận sử dụng viết giấy đề nghị phòng kế toán
Kế toán trưởng duyệt trình ban giám đốc
Ban giám đốc ký duyệt phòng kế toán
Kế toán làm trực tiếp
Các chứng từ về hàng hoá, doanh thu
Các bộ phận kinh doanh viết phiếu nhập kho, hoá đơn, hợp đồng,… chuyển cho phòng kế toán.
Kế toán trưởng ký duyệt ban giám đốc
Ban giám đốc ký duyệt phòng kế toán
Kế toán phụ trách trực tiếp
2.3) Tổ chức hệ thống tài khoản ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
Do đặc điểm là doanh nghiệp kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu nên công ty dã sử dụng hệ thống tài khoản được xây dựng dựa trên hệ thống tài khoản theo quyết định 1141/TC/CĐKT do Bộ tài chính ban hành năm1995, tuy nhiên đãđược vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện của công ty.
Theo đó, các tài khoản sẽ được xây dựng chi tiết theo yêu cầu quản lý cũng như đặc điểm kinh kinh doanh của công ty. Ví dụ như các tài khoản tiền mặt, tiền gửi, tài khoản hàng tồn kho, các tài khoản phải thu, phải trả,… Đặc biệt, do công ty có 6 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tham gia trực tiếp các hoạt kinh doanh nên các tài khoản doanh thu, chi phí thường sẽ được chi tiết tới từng phòng để có thể dễ dàng theo dõi kết quả kinh doanh của từng phòng. Ngoài ra, do yêu cầu quản lý nên một số tài khoản còn có thể chi tiết theo loại hình kinh doanh xuất khầu hay nhập khầu
Sau đây là một số nguyên tắc xây dựng các tài khoản chi tiết cho một số tài khoản thường sử dụng trong công ty:
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản này được chi tiết theo nguyên tắc sau;
+ Cấp 1: chi tiết theo tiền Việt Nam hay ngoại tệ
TK 112.1 – Tiền VN gửi ngân hàng
TK 112.2 – Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ
+ Cấp 2: chi tiết theo từng ngân hàng mà công ty mở tài khoản
TK 112.21 – Tiền ngoại tệ tại Vietcombank Hà Nội
TK 112.22 – Tiền ngoại tệ tại Techcombank
TK 112.23 – Tiền ngoại tệ tại NH Công thương Ba Đình
TK 112.24 – Tiền ngoại tệ tại HSBC
TK 112.25 – Tiền ngoại tệ tại VCBTW
TK 112.26 – Tiền ngoại tệ tại NH Đầu tư & phát triển Hà Nội
+ Cấp 3: chi tiết theo từng loại tiền ngoại tệ
TK 112.211 – Dolar Mỹ tại Vietcombank Hà Nội
TK 112.212 – Euro tại Vietcombank HN
TK 112.213 – USD quản lý giữ hộ tại Vietcombank HN
TK 112.214 – Tiền JPY tại Vietcombank HN
TK công nợ
+ Cấp 1: chi tiết theo từng phòng kinh doanh
+ Cấp 2: chi tiết theo từng khách hàng
Ví dụ:
TK131 – Phải thu của khách hàng
TK 131.1 – Phải thu của phòng nhập khẩu
TK 131.101 _ TYHAKO Co.Ltd
TK 131.102 _ Công ty TNHH Phương Đông
Tài khoản ngoài bảng:
Đối với loại TK ngoài bảng, ở công ty chỉ sử dụng duy nhất một tài khoản là TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản. Việc ghi chép TK này giống như chế độ quy định.
* Bảng 4 :
Danh mục các tài khoản được sử dụng
Tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
Số hiệu TK
Tên tài khoản
Số hiệu TK
Tên tài khoản
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 1
Cấp 2
Loại 1: tài sản lưu động
Loại 2: tài sản cố định
111
Tiền mặt
211
Tài sản cố định hữu hình
111.1
Tiền việt nam
211.2
Nhà cửa , vật kiến trúc
111.2
Ngoại tệ
211.3
Máy móc , thiết bị
112
Tiền gửi ngân hàng
211.4
Phương tiện vận tải , truyền dẫn
112.1
Tiền việt nam
211.5
Thiết bị , dụng cụ quản lý
112.2
Ngoại tệ
211.6
Cây lâu năm, súc vât làm việc
113
Tiền đang chuyển
211.8
Tài sản cố định hữu hình khác
131
Phải thu của khách hàng
214
Hao mòn TSCĐ
133
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
214.1
Hao mòn TSCĐ hữu hình
133.1
VAT được khấu trừ của HH, DV
222
Góp vốn liên doanh
133.2
VAT được khấu trừ của TSCĐ
241
Xây dựng cơ bản dở dang
136
Phải thu nội bộ
244
Ký cược , ký quỹ dài hạn
136.1
Vốn KD ở các đơn vị trực thuộc
Loại 3: nợ phải trả
136.8
Phải thu nội bộ khác
311
Vay ngắn hạn
138
Phải thu khác
315
Nợ dài hạn đến hạn trả
138.1
Tài sản thiếu chờ xử lý
331
Phải trả cho người bán
138.8
Phải thu khác
333
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
139
Dự phòng phải thu khó đòi
333.1
Thuế giá trị gia tăng
141
Tạm ứng
333.11 – Thuế GTGT đầu ra
142
Chi phí trả trước
333.12 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
142.1
Chi phí trả trước
333.2
Thuế tiêu thụ đặc biệt
142.2
Chi phí chờ kết chuyển
333.3
Thuế xuất , nhập khẩu
144
Thế chấp,ký cược, ký quỹ ngắn hạn
333.4
Thuế thu nhập doanh nghiệp
154
CPSX kinh doanh dở dang
333.5
Thu trên vốn
155
Thành phẩm
333.6
Thuế tài nguyên
156
Hàng hoá
333.7
Thuế nhà đất , tiền thuê đất
156.1
Giá mua hàng hoá
333.8
Các loại thuế khác
156.2
Chi phí thu mua hàng hoá
333.9
Phí , lệ phí và các khoản phải nộp khác
159
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
334
Phải trả công nhân viên
Loai4: nguồn vốn chủ sở hữu
335
Chi phí phải trả
411
Nguồn vốn kinh doanh
336
Phải trả nội bộ
412
Chênh lệch đánh giá lại tài sẩn
338
Phải trả , phải nộp khác
413
Chênh lệch tỷ giá
338.1
Tài sản thừa chờ giải quyết
414
Quỹ đầu tư phát triển
338.2
Kinh phí công đoàn
415
Quỹ dự phòng tài chính
338.3
Bảo hiểm xã hội
416
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
338.4
Bảo hiểm y tế
421
Lọi nhuận chưa phân phối
338.7
Doanh thu chưa thực hiện
421.1
Lợi nhuận năm trước
338.8
Phải trả , phải nộp khác
421.2
Lợi nhuận năm nay
341
Vay dài hạn
431
Quỹ khen thưởng , phúc lợi
342
Nợ dài hạn
431.1
Quỹ khen thưởng
Loại 5: doanh thu
431.2
Quỹ phúc lợi
511
Doanh thu
431.3
Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
515
DT hoạt động tài chính
441
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
521
Chiết khấu thương mại
451
Quỹ quản lý của cấp trên
531
Hàng bán bị trả lại
532
Giảm giá hàng bán
Loại 6: chi phí sxkd
Loại 7: thu nhập hoạt động khác
632
Giá vốn hàng bán
711
Thu nhập khác
635
Chi phí hoạt động tài chính
641
Chi phí bán hàng
Loại 8 : chi phí hoạt động khác
641.1
Chi phí nhân viên
811
Chi phí khác
641.2
CP vật liệu bao bì
641.3
CP dụng cụ , đồ dùng
Loại 9 : xác định kết quả kinh doanh
641.4
CP khấu hao TSCĐ
911
Xác định kết quả kinh doanh
641.5
CP bảo hành
641.7
CP dịch vụ mua ngoài
Loại 0 : tài khoản ngoài bảng CĐKT
641.8
CP bằng tiền khác
009
Nguồn vốn khấu hao cơ bản
441.9
CP tại XN, CN & thưởng kim ngạch
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
642.1
CP nhân viên quản lý
642.2
CP vật liệu quản lý
642.3
CP đồ dùng văn phòng
642.4
CP khấu hao TSCĐ
642.5
Thuế , phí và lệ phí
642.6
CP dự phòng
642.7
CP dịch vụ mua ngoài
642.8
CP bằng tiền khác
2.4) Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội:
2.4.1/ Hình thức sổ kế toán được áp dụng ở công ty:
Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội sử dụng hình thức sổ “Chứng từ – Ghi sổ” để tổ chức hạch toán và được thực hiện ghi chép trên máy vi tính.
Theo hình thức “Chứng từ – Ghi sổ”, chứng từ gốc được phân loại theo từng loại nghiệp vụ kinh tế. Sổ sách trong hình thức này bao gồm các loại:
+ Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán áp dụng trong doanh nghiệp và được mở riêng cho từng tài khoản
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh.
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết: là sổ dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chchú Chú thích:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
: Kiểm tra, đối chiếu.
* Bảng 5: Trình tự hạch toán theo hình thức “Chứng từ – Ghi sổ”
2.4.2/ Tổ chức vận dụng hình thức “Chứng từ – Ghi sổ” trong thực tế hạch toán ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
Do quá trình ghi chép hạch toán ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội được thực hiện trên máy vi tính thông qua chương trình kế toán máy được thiết kế riêng cho công ty nên trình tự hạch toán trong thực tế sẽ là theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Phiếu nhập kho , hoá đơn ( GTGT ) , hoá đơn thương mại, vận đơn , bảng kê khai hàng hoá xuất khẩu , giấy chứng nhận xuất xứ , giấy báo Nợ , giấy báo Có …
Sổ theo dõi hàng hoá theo lô
Các chứng từ trong máy vi tính
Bảng kê phiếu nhập / xuất / hoá đơn
Bảng kê chứng từ theo đối tưọng , theo tài khoản đối ứng , theo vụ việc … theo tiểu khoản … của TK 156 , 131 , 331 , 632 , 642 , 511 , 911 …
Sổ cái các TK 156 , 632 , 131 , 331 …
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
* Bảng 6: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty
Tại công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư, hàng hoá. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc như: Hoá đơn (GTGT), phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn thương mại, vận đơn, bảng kê khai hàng hoá,… kế toán sẽ tổng hợp, phân loại. Chứng từ thuộc bộ phận nào thì bộ phận ấy phản ánh vào sổ sách có liên quan và nhập số liệu vào chứng từ tương ứng có trong máy vi tính, máy sẽ tự xử lý số liệu và đưa vào các sổ kế toán liên quan như: bảng kê phiếu xuất, phiếu nhập, hoá đơn; bảng kê chứng từ theo đối tượng, theo tài khoản đối ứng; bảng kê chứng từ theo tiểu khoản theo vụ việc của các tài khoản như: TK 156, TK 131, TK 632, TK 331, TK 112, TK 111…
Từ các chứng từ trong máy, chương trình kế toán máy sẽ tự lập sổ cái các tài khoản. Sau đó, từ sổ cái sẽ lập được bảng cân đối số phát sinh, các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,…), các báo cáo khác theo yêu cầu quản trị nội bộ của công ty.
2.5) Hệ thống báo cáo kế toán của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội:
Báo cáo tài chính:
Các báo cáo tài chính được công ty lập định kỳ theo quy định của Bộ tài chính là:
Bảng cân đối kế toán: là báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng hợp tình hình tài sản và nguồn vốn chủ yếu của công ty tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ.
Báo cáo kết quả kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của công ty, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và các khoản phải nộp khác.
Thuyết minh báo cáo tài chính: là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải quyết một số vấn đề về hoạt động sản xuất – kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
Các báo cáo này đều tuân theo đúng biểu mẫu như chế độ quy định và sẽ được chương trình kế toán máy lập tự động trên máy khi có yêu cầu lập (ngoại trừ Thuyết minh báo cáo tài chính máy không thể tự lập).
* Bảng 7 :
Bảng cân đối kế toán
Từ 01/01/2003 đến 31/12/2003
(Đơn vị tính: VNĐ)
Tài sản
Mã
Đầu năm
Cuối năm
A/ TSLĐ và ĐT ngắn hạn
100
65106779848
122167357021
I – Tiền
110
954519291
30991935655
1) Tiền mặt tại quỹ
111
416142755
146878879
2) Tiền gửi ngân hàng
112
538376536
30845056776
II – Các khoản phải thu
130
44205350628
78789685664
1) Phải thu của khách hàng
131
8592211881
8193773292
2) Trả trước cho người bán
132
397216077
10813646823
3) Thuế GTGT đầu vào
133
320637701
712527534
4) Phải thu nội bộ
- Vốn KD ở đơn vị trực thuộc
134
135
34711422285
34711422285
30877101888
30877101888
5) Các khoản phải thu khác
138
183862684
28192636127
III – Hàng tồn kho
140
19063403558
12818877395
1) Chi phí SXKD DD
144
0
6428264959
2) Thành phẩm tồn kho
145
2393375631
0
3) Hàng hoá tồn kho
146
16659406427
6690612436
4) Hàng gửi đi bán
147
10621500
0
IV – TSLĐ khác
150
883506371
- 433141693
1) Tạm ứng
151
557533261
197687700
2) Chi phí trả trước
152
- 2174017
0
3) Chi phí chờ kết chuyển
153
93353757
- 1403852333
4) Các khoản thế chấp, ký quỹ
155
234793370
773022940
B/ TSCĐ và ĐT dài hạn
200
5668968721
5757225456
I – TSCĐ
210
5590268231
5003606410
1) TSCĐ hữu hình
211
7499095498
7703283070
2) Hao mòn TSCĐ HH
212
- 1908827267
- 2699676660
II – Đầu tư TC dài hạn
220
50000000
753619046
1) Góp vốn liên doanh
222
50000000
753619046
III – Chi phí XDCB dd
230
17154000
0
IV – Các khoản ký quỹ, ký cược
240
11154000
0
Tổng cộng tài sản
250
70775748
127924580477
Nguồn vốn
A/ Nợ phải trả
300
62510277810
117719568972
I – Nợ ngắn hạn
310
53020935570
109112068972
1) Vay ngắn hạn
311
42305370833
97808407810
2) Phải trả người bán
313
5296757582
4527113259
3) Người mua trả tiền trước
314
2864637104
2704995742
4) Thuế và các khoản phải nộp
315
201419357
336714485
5) Phải trả CNV
316
799339081
1500000000
6) Các khoản phải trả khác
318
1553411613
2244837676
II – Nợ dài hạn
320
9489342240
8597500000
1) Vay dài han
321
9489342240
8597500000
B/ Nguồn vốn chủ sở hữu
400
8265470759
10205013505
I – Nguồn vốn – Quỹ
410
8243706133
10127640941
1) Nguồn vốn kinh doanh
411
8041139075
8541139075
2) Chênh lệch tỷ giá
413
146521
0
3) Quỹ đầu tư phát triển
414
26105096
560624480
4) Quỹ dự phòng TC
415
43529253
104745130
5) Lợi nhuận chưa phân phối
416
0
0
6) Quỹ khen thưởng phúc lợi
417
118501147
506847215
7) Nguôn vốn đầu tư XDCB
418
14285041
14285041
II – Nguồn kinh phí
420
21764626
77372564
Tổng cộng nguồn vốn
430
70775748569
127924582477
Các báo cáo nội bộ:
Ngoài các báo cáo tài chính bắt buộc phải lập theo quy đinh thì kế toán của công ty sẽ lập thêm một số báo cáo chi tiết khác để phục vụ cho quản trị nội bộ. Các báo cáo này thường chỉ lưu hành nội bộ và chỉ được lập khi cần sử dụng. Việc lập các báo cáo nội bộ này cũng sẽ được thực hiện tự động trên máy khi đưa lệnh yêu cầu. Tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội thì các báo cáo nội bộ thường được lập là:
Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh cho từng bộ phận (từng phòng xuất nhập khẩu), cho từng mặt hàng, từng loại hình kinh doanh (hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu),…
Báo cáo chi tiết công nợ
Báo cáo luân chuyển hàng hoá
Báo cáo thu chi ngoại tệ
Báo cáo tổng hợp tiêu thụ và thuế
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tính khấu hao
……..
2.6) Quy trình hạch toán một số phần hành kế toán chính ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
Vì là doanh nghiệp thương mại lại kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội là liên quan đến lĩnh vực luân chuyển hàng hoá với hai loại nghiệp vụ chủ yếu là mua hàng và bán hàng
2.6.1/ Quy trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng:
Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng của công ty:
Các hình thức mua hàng: công ty chủ yếu thực hiện thu mua hàng hoá theo hợp đồng. Trong đó, hàng hoá thu mua trong nước để phục vụ cho xuất khẩu, còn lại là hàng hoá nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng trong nước
Phương pháp hạch toán: phương pháp kê khai thường xuyên
Tính giá hàng mua: theo giá thực tế hàng mua
Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
Giá thực tế của hàng hoá mua vào được xác định theo công thức sau:
Giá thực tế Giá mua Thuế nhập Giảm giá Chi phí của hàng = hàng + khẩu, thuế - hàng + mua hoá mua hoá TTĐB (nếu có) mua hàng
Trong đó:
+ Giá mua hàng hoá là giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào và là giá mua ghi trong hoá đơn, hợp đồng
+ Chi phí mua hàng bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng (vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm, chi phí lưu kho,…). Ngoài ra, trong trường hợp hàng mua vào trước khi bán ra cần phải sơ chế, phân loại, đóng gói,… thì toàn bộ chi phí phát sinh đó cũng sẽ hạch toán vào giá thực tế hàng mua.
+ Giảm giá hàng mua là các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu mà công ty được hưởng khi mua hàng.
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng, kế toán sử dụng các tài khoản chính sau:
+ TK 156 – Hàng hoá
+ TK 331 – Phải trả người bán
+ TK 111 – Tiền mặt
+ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Các chứng từ được sử dụng để phản ánh quá trình mua hàng:
Các chứng từ do công ty lập: hợp đồng thu mua, phiếu chi, bảng kê thanh toán tạm ứng, phiếu nhập kho,...
Các chứng từ tiếp nhận từ bên ngoài: hoá đơn (GTGT), các chứng từ về giao nhận,…
Phương pháp hạch toán chung quá trình mua hàng ở công ty:
Nếu mua hàng về nhập kho
Nợ TK 156 – Hàng hoá
Nợ TK 133.1 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112 : Số tiền đã trả
Có TK 331: Số còn phải trả nhà cung cấp
Nếu chuyển bán thẳng
Nợ TK 632 – Giá vốn
Nợ TK 113.1 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112 : Số tiền đã trả
Có TK 331: Số còn phải trả nhà cung cấp
Quy trình ghi chép trên sổ kế toán:
Các nghiệp vụ mua hàng của công ty sẽ được phản ánh vào hệ thống sổ kế toán của công ty thông qua chương trình kế toán máy. Quy trình đó như sau:
Căn cứ vào các chứng từ gốc ban đầu của nghiệp vụ mua hàng, kế toán sẽ hạch toán vào các chứng từ trong máy để làm cơ sở cho chương trình kế t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC906.doc