Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty thái Bình Dương

Chi nhánh công ty Thái Bình Dương được ra đời vào những năm cuối của thế kỷ XX là phù hợp với xu thế hợp nhất hiện nay nhằm tập trung nguồn lực phát triển thành một công ty vững mạnh và đồng bộ, có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

 Mới hoà nhập vào cơ chế thị trường do đó Chi nhánh còn gặp không ít khó khăn, thử thách trên con đường phát triển của mình. Để thực hiện được chiến lược và mục tiêu đề ra trong giai đoạn từ 2000-2010 Chi nhánh cần chú trọng đến một số vấn đề sau :

 * Công tác đàm phán ký kết các hợp đồng nhập khẩu hiện nay của chi nhánh còn rất nhiều lỗ hổng. Hầu hết những người tham gia đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu của Chi nhánh là những chuyên viên nghiệp vụ ngoại thương nhưng lại phải kiêm luôn cả sự hiểu biết về pháp luật, mà pháp luật không phải là vấn đề nhỏ trong đàm phán ký kết. Nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ vì chúng ta đều biết một quy luật rằng: một đội ngũ đàm phán được kiểm soát chặt chẽ là một đội ngũ đàm phán mà mỗi thành viên chỉ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.

 

doc11 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty thái Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu chung về công ty Thái Bình Dương Công ty Thái Bình Dương được thành lập theo quyết định số 305/QĐ- BVN(H11) ngày 19-7-1993 của Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công An) Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 10285 cấp ngày 28-7-1993 của trọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Thái Bình Dương là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và con dấu riêng để giao dịch, có điều lệ tổ chức và hoạt động, có bộ máy quản lý điều hành. Công ty tuân thủ các chính sách và pháp luật nhà nước Việt Nam,chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Nội Vụ. Phạm vi hoạt động trên cả nước. Công ty có tên giao dịch quốc tế là: PACIFIC COMPANY. Trụ sở chính : 18 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP-HCM. Chi nhánh: 37 đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và chi nhánh tại Đà Nẵng. Vốn kinh doanh (1-8-1993 ): 41.417.488.398đ trong đó: - Vốn ngân sách: 39.168.146.265đ Vốn tự bổ xung: 2.249.342.133đ Công ty có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được quyền liên doanh liên kết, ký kết hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước. Công ty có tổng số cán bộ , nhân viên là 90 người. Đứng đầu công ty là giám đốc- người tien hành giám sát và quản lý mọi hoạt động của công ty và cũng là người chịu trách nhiệm trước Bộ Công An về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và tập thể công ty. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty Giám đốc Phó giám đốc II Phó giám đốc I Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phó giám đốc III Văn phòng Phòng kế toán tài chính Xí nghiệp xây dựng và khai thác vật liệu Chi nhánh phía Bắc Chi nhánh miền Trung Xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm _ Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty. _ Các phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trưóc giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc giao phó. Phó giám đốc công ty có thể kiêm giám đốc xí nghiệp thành viên. _ Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty. _ Các phòng nghiệp vụ khác: ( Văn phòng, phòng kế toán, phòng kinh doanh) giúp việc cho giám đốc điều hành công việc. _ Hai xí nghiệp thành viên và các chi nhánh hoạt động theo hình thức hạch toán nội bộ. B. Chi nhánh Công ty Thái Bình Dương tại Hà Nội: I. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Được thành lập theo quyết định số: 805/QĐ-BVN (H11) ngày 12-11-1996 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công An). Ccchi nhánh hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số: 306784 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 15-4-1997. Chi nhánh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch. Chi nhánh có trụ sở chính tại 37 đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Với tổng số vốn: 13.264.800.000đ trong đó: - Vốn cố định: 4.264.800.000đ Vốn lưu động: 9.000.000.000đ Mở tài khoản VNĐ: 361.111.001.093 tại Ngân hàng Ngoại thương thành phố Hà Nội.Hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh các mặt hàng như: bán buôn hàng tư liệu sản xuất ( thiét bị điện tử viễn thông, văn phòng), thiết bị phòng cháy chữa cháy, vật liệu xây dựng. Công ty có khả năng đảm nhận xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng nền móng, cơ sở hạ tầng. Xây dựng hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc... Được thành lập trong điều kiện đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Khoa học công nghệ trong và ngoài nước đang ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có chỗ đứng trong nước và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Ban đầu chi nhánh được thành lập chỉ với 10 nhân viên nhưng chi nhánh đã kịp thời gấp rút ổn định tổ chức, tăng cường và củng cố lực lượng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh , dịch vụ. Cho đến nay thành viên của công ty đã lên đến 40 người, thị trượng hoạt động kinh doanh trên cả nướcvà đã ký kết một số hợp đồng với bạn hàng nước ngoài. Tổng số vốn kinh doanh cũng ngày càng được mở rộng và trở thành công ty có bề dày kinh nghiệm và có uy tín trên thị trường. II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Chức năng và nhiệm vụ Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nên công ty đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh với chức năng kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nhập khẩu máy móc. thiết bị thong tin liên lạc, trang thiét bị vật tư phương tiện giao thông phục vụ trong ngành... Nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh là xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn và thực hiện kế hoạch đó để đạt được mục tiêu đề ra của công ty. Cùng với nhiệm vụ quan trọng là kinh doanh đúng ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện phân phối thu nhập theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội. Công ty có trách nhiệm chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định quản lý cấp trên và các cơ quan chức năng như: thuế, an ninh, môi trường, lao động, ngân hàng...Tổ chức quản lý công ty bằng các quyết định, điều lệ, nội quy lao động và trách nhiệm vật chất. Thực hiện đúng đắn tốt các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng, nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các chế định pháp luật của nhà nước. 2.Quyền hạn và nghĩa vụ: - Quyền hạn: Căn cứ vào quy định của pháp luật chi nhánh công ty có các quyền hạn cơ bản sau: Quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các tài sản khác được giao theo quy định để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do Bộ Công An giao. Tự chủ trong sản xuất kinh doanh , liên doanh liên kết, ký kết hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước. Vay vốn và huy động vốn theo quy định của pháp luật. Tổ chức bộ máy quản lý theo đúng quy định của Bộ Công An phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ được giao. Trích lập các quỹ và phân chia lợi nhuận. Tuyển chọn, bố trí sử dụng đào tạo lao động hoặc huỷ bỏ hợp đồng về sử dụng lao động theo chế độ hiện hành của nhà nước. Được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của nhà nước và Bộ Công An - Nghĩa vụ: chi nhánh công ty có những nghĩa vụ cơ bản sau: Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn giao, sử dụng có hiệu quả đất đai và các tài sản khác để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Bộ Công An giao. Đăng ký sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Bộ Công An về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện. Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm của công ty phù hợp nhiệm vụ Bộ giao và nhu cầu thị trường. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác. Đổi mới công nghệ, phương pháp quản lý , thường xuyên đổi mới thiết bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động , đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty, làm tốt công tác Bảo hiểm xã hội, an toàn lao động . Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Thực hiện chế độ báo các thống kê, kế toán , báo cáo định kỳ theo quy định Nhà nước và các báo cáo khác theo yêu cầu cơ quan quản lý . Chịu trách nhiệm về tính chính xác các báo cáo đó. Chịu sự kiểm tra của Bộ Nội vụ, tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. III – Cơ cấu tổ chức và hoạt động bộ máy Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh công ty Giám đốc Phó giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng vật tư Phòng kinh doanh Phòng kế toán Văn phòng - Giám đốc là người đại diện hợp pháp của công ty, được uỷ quyền đầy đủ về quyền hạn để điều hành hoạt động kinh doanh , có quyền hoạt động nhân danh công ty trong mọi trường hợp để tổ chức kinh doanh được nhà nước cho phép. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước công ty và trước pháp luật về việc điều hành, tổ chức hoạt động của chi nhánh. Giám đốc đề ra các kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện các công việc lớn như: Hợp đồng kinh tế, hạch toán, kế toán , thống kê, các chính sách, chế độ thuế, lao động , bảo mật an ninh .... theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng - Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc theo sự uỷ quyền và phân công bằng văn bản. Phó giám đốc chỉ chịu trách nhiệm về những phần việc được phân công, uỷ quyền . Nếu có hành vi vượt quá sự phân công uỷ quyền gây thất thoát , thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước công ty và pháp luật. - Kế toán là người giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác kế toán, hạch toán thống kê của chi nhánh và có các quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. - Văn phòng và các phòng chuyên môn có chức năng tham mự giúp việc cho giám đốc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh . IV – Kết quả hoạt động và kinh doanh cuả chi nhánh ( 1997 – 2000) Vấn đề vốn kinh doanh : Quá trình hoạt động trong cơ chế thị trường đã giúp công ty trưởng thành và ngày càng vững vàng hơn trong thương trường uy tín của công ty đối với khách hàng trong nước và đối với bạn hàng nước ngoài ngày một nâng cao. Do vậy, nguồn vốn của công ty không ngừng được bổ xung qua các năm. Bảng cơ cấu vốn của chi nhánh các năm 1997 – 2000 Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Tổng vốn 14,034443 14,098393 14,25704 19,936062 Vốn cố định 5,034443 5,098393 5,25704 10,936062 Vốn lưu động 9,00 9,00 9,00 9,00 Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của công ty ta có thể thấy vốn lưu động của công ty luôn giữ ở mức 9 tỷ đồng mỗi năm. Thực ra con số này không phản ánh nhu cầu về vốn lưu động của công ty. Chi nhánh vẫn vuôn muốn tăng nguồn vốn của mình, song trước mắt phải ưu tiên cho vốn cố định để đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của Xã hội. Do đó vốn cố định đã tăng qua các năm. Năm 97 là 5,034443 tỷ đồng. Năm 98 là 5,098393 tỷ đồng bằng 101% năm 97. Năm 99 là 5,25704 tỷ đồng bằng 103 % năm 98. Năm 2000 vốn cố định là 10,936062 tỷ đồng bằng 208% năm 99. Phải nói thêm rằng chi nhánh đã rất nỗ lực bản thân để tăng nguồn vốn bổ xung. Năm 1997 nguồn vốn tự bổ xung là 9,4828tỷ đồng thì đến năm 2000 nguồn vốn tự bổ xung của chi nhánh là 15,384 tỷ đồng tăng 162% so với năm 1997. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1997 đến năm 2000. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1999 – 2000 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 I. Doanh thu 10390 11227,5 II. Chi phí 9997,154 11124,016 1. Giá vốn hàng bán 5346 5923 2. Lương và các khoản trích theo 975,4 1263,43 3. Thuế các loại 509,1 597,923 4. Chi phí khác 2866,655 3019,826 III. Lợi nhuận trước thuế 392.846 686,985 VI. Thuế thu nhập doanh nghiệp 125,7 219,84 V. Lợi nhuận sau thuế 267,135 467,15 Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu đạt mức tăng trưởng ổn định. Doanh thu chủ yếu từ bán hàng nhập khẩu. Doanh thu năm 1999 là 10390 triệu đồng trong đó thu từ bán hàng nhập khẩu 6050 triệu đồng. Doanh thu năm 2000 là 11727,5 triệu đồng trong đó thu từ bán hàng nhập khẳu là 6573,5 triệu đồng. Như vậy qua việc xem xét tình hình kinh doanh của chi nhánh ta có thể thấy rằng chi nhánh đã có sự phát triển vượt bậc, đã có lợi nhuận tăng rõ rệt góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống cho nhân viên. Đây là kết quả của quá trình xây dựng và trưởng thành của chi nhánh trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ quản lý chi nhánh. Về tổ chức bộ máy cơ bản đã ổn định, đã thúc đẩy được những nhân viên trẻ cống hiến cho chi nhánh, làm việc vì sự phát triển của chi nhánh. Chất lượng hàng hoá của Chi nhánh đã chiếm được lòng tin của khách hàng. Đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ tương đối cao, có năng lực, nhiệt huyết đối với công việc. Bên cạnh đó việc kinh doanh của Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn nên rất khó cạnh tranh với các đối tấc nước ngoài. V.Vấn đề lao động tại Chi nhánh Việc tyển dụng lao động ở Chi nhánh được quản lý khá chặt chẽ. Để đáp ứng được yêu cầu của công việc người được tuyển vào Chi nhánh phải có trình độ văn hoá từ cao đẳng trở lên, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trình độ C trở lên, có năng lực nghiệp vụ, chuyên môn thực hiện được nhiệm vụ ở vị trí công việc được giao, có nhiệt huyết với công việc. Quá trình tiến hành ký kết hợp đồng lao động được áp dụng theo đúng mẫu thống nhất ấn hành và sử dụng của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Phương thức nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động dựa trên cơ sở cùng thoả thuận, đồng ý, tán thành và được tiến hành ký kết giữa Giám đốc Chi nhánh với từng thành viên. Trong số 30 thành viên thì có Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng là nằm trong chỉ tiêu biên chế của Bộ Công An, còn lại là số lao động làm thuê thông qua hợp đồng lao động. Trong đó có 12 hợp đồng lao động dài hạn, 6 hợp đồng không xác định thời hạn, 7 hợp đồng lao động ngắn hạn và 2 thử việc. Về thơi gian làm việc, nghỉ ngơi đối với người lao động được thực hiện đúng theo quy định của pháp lệnh, đúng với nội dung kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất của Chi nhánh. Tuỳ theo yêu cầu công việc một số bộ phận làm thêm giờ đều được trả lương theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện các chế độ, quyền lợi đối với người lao động cũng được Chi nhánh thực hiện rất đầy đủ và theo đúng quy định của pháp luật. Chế độ bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy dịnh của Bộ luật lao động (Chi nhánh đóng 15%, người lao động đóng 5%) . Việc xây dựng nội quy lao động và áp dụng nó cũng được thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình lao động người sử dụng lao động đã không đòi hỏi người lao động phải làm những công việc trái với thoả thuận ghi trong hợp đồng. Việc xây dựng quy chế lương, thưởng được thực hiện dân chủ công khai và đảm bảo công bằng. Tiền lương, tiền công của người lao động được trả dựa theo các thang bảng lương của Nhà nước hiện hành quy định taị Nghị định số: 26/ CP ngày 23-5-1993 theo quy chế trả lương của Chi nhánh và mức lương tối thiểu do Chi nhánh quy định. Tóm lại có thể khẳng định rằng việc thực hiện hợp đồng lao động tại Chi nhánh công ty Thái Bình Dương được người sử dụng lao động và người lao động đều có ý thức trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ theo đúng những thoả thuận mà hai bên đã cam kết trong bản hợp đồng. VI. Một số kiến nghị với Chi nhánh công ty Thái Bình Dương Chi nhánh công ty Thái Bình Dương được ra đời vào những năm cuối của thế kỷ XX là phù hợp với xu thế hợp nhất hiện nay nhằm tập trung nguồn lực phát triển thành một công ty vững mạnh và đồng bộ, có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Mới hoà nhập vào cơ chế thị trường do đó Chi nhánh còn gặp không ít khó khăn, thử thách trên con đường phát triển của mình. Để thực hiện được chiến lược và mục tiêu đề ra trong giai đoạn từ 2000-2010 Chi nhánh cần chú trọng đến một số vấn đề sau : * Công tác đàm phán ký kết các hợp đồng nhập khẩu hiện nay của chi nhánh còn rất nhiều lỗ hổng. Hầu hết những người tham gia đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu của Chi nhánh là những chuyên viên nghiệp vụ ngoại thương nhưng lại phải kiêm luôn cả sự hiểu biết về pháp luật, mà pháp luật không phải là vấn đề nhỏ trong đàm phán ký kết. Nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ vì chúng ta đều biết một quy luật rằng: một đội ngũ đàm phán được kiểm soát chặt chẽ là một đội ngũ đàm phán mà mỗi thành viên chỉ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. * Một hạn chế nữa của Chi nhánh là không phân tích được cơ cấu chi phí của người cung ứng. Do đó Chi nhánh trả giá một lô hàng nào đó là hoàn toàn dựa vào hỏi giá, chào hàng hay báo giá. Như vậy Chi nhánh sẽ không biết được giá trị thực tế của lô hàng và nếu tất cả những người cung ứng liên kết lại với nhau, Chi nhánh sẽ phải chịu thiệt thòi. Xong để thu thập được các thông tin về chi phí nguyên vật liệu, tiền lương v.v...của các nhà sản xuất là khó có thể thực hiện được. Với Chi nhánh công ty Thái Bình Dương hiện nay thì chưa thật đủ lớn để có chi phí và nhân lực cho hoạt động này. * Theo Nghi định số 59/ CP thì việc miễn ký quỹ tại ngân hàng khi thanh toán tiền hàng cho người bán bằng thư tín dụng (L/C) gặp khó khăn, đồng thời Chi nhánh cần phải mở rộng hoạt động kinh doanh cho nên số vốn lưu động 9 tỷ đồng như hiện nay là quá ít, gây cản trở không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh . * Với diều kiện hiện nay Chi nhánh công ty Thái Bình Dương là đơn vị duy nhất trong ngành chưa có trụ sở làm việc phù hợp, đề nghị Bộ Công An và Công ty Thái Bình Dương tạo mọi điều kiện ưu đãi (nhất là vốn) để Chi nhánh xây trụ sở làm việc tạo đà cho Chi nhánh phát triển theo kế hoạch đã đề ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC992.doc
Tài liệu liên quan