Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty Trường Thành

 Công ty là một đơn vị làm ăn có hiệu quả, luôn chấp hành quy định của Nhà nước. Bộ máy quản lý tại công ty được tổ chức rõ ràng và phát huy hiệu quả, với bộ máy kế toán luôn làm việc nghiêm túc, giám đốc có thể theo dõi tình hình thực tế và có biện pháp diều chỉnh kịp thời những sai lệch giữa thực tế và dự toán.Phòng kế hoạch kỹ có các nhân viên luôn giám sát quá trình thực hiện kế hoạch.Phòng kế toán bố trí các nhân viên có trình độ, thường xuyên cung cấp thông tin cho phòng kế hoạch kỹ thuật nên quá trình lập kế hoạch luôn sát với thực tế.

 Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung, một hình thức phù hợp với thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán được lập theo đúng quy định và đảm bảo phù hợp với hoạt động kế toán tại Doanh nghiệp, đã tạo ra được mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận trong toàn bộ hệ thống kế toán của công ty.Quy trình luân chuyển chứng từ đúng và hợp lý góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra công ty còn đặc biệt chú trọng tới việc lập hệ thống sổ chi tiết nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho người quản lý, tạo điều kiện cho tổng hợp kế toán cuối kỳ và lập báo cáo giá thành

 Cách hạch toán và phương pháp tính giá thành tai công ty đúng chế độ, rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tình hình tại công ty. Công ty sử dụng máy tính điện tử vào công tác kế toán nên đảm bảo độ chính xác của thông tin kế toán, cung cấp thông tin nhanh, biểu sổ đẹp. Công ty tổ chức hạch toán chi phí theo bốn khoản mục giá thành nên công tác tính giá thành gặp nhiều thuận lợi.

 

doc20 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty Trường Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tổng hợp, phân loại sau đó cập nhật số liệu vào máy, mỗi chứng từ chỉ được vào một lần (ghi ngày vào, ngày chứng từ, số chứng từ, nội dung diễn giải, định khoản đối ứng và số tiền) sau đó chạy qua nhật ký chung, máy sẽ tự động phân loại số liệu cho các tài khoản, lên bảng cân đối, bảng tổng hợp và sổ chi tiết liên quan. Quy trình vào số liệu trong máy làm giảm nhẹ công việc ghi sổ rất nhiều đảm bảo tính năng động sáng tạo trong công việc, đòi hỏi người nhân viên phải có trình độ tay nghề cao. Đó là một bước cải tiến lớn trong công tác kế toán ở công ty Trường Thành. Công tác tổ chức kế toán của công ty áp dụng theo hình thức nhập ký chung. Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ của công ty có thể biểu diễn qua sơ đồ sau. Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái tài khoản Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Thành quả của công tác hạch toán kế toán, phản ánh một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua một số năm cụ thể như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 1 Doanh thu 8.133 16.096 20.239 Trong đó + Quốc Phòng 6.857 12.988 14.877 + Kinh tế 1.276 3.108 5.362 2 Chi phí kinh doanh 7.603 15.321 19.238 + Tổng chi phí 7.603 15.321 19.238 + Tỷ suất 93,5% 95,2% 95,05% 3 Nộp ngân sách 151,048 618,759 931,308 + Thuế doanh thu 18,610 424,877 671,951 + Thuế TTĐB + Thuế lợi tức 132,438 193,882 259,357 4 Lợi nhuận thực hiện 530 775,530 1.001 + Lợi nhuận / VKD 14,4% 18,96% 23,3% 5 Thu nhập bình quân 0,568 0,718 0,816 Qua số liệu phản ánh ở bảng trên cho ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trường Thành qua các năm tương đối hiệu quả, luôn ở mức tăng trưởng, chứng tỏ công ty đã thích nghi được với cơ chế thị trường, sản phẩm của công ty làm ra có uy tín với khách hàng. Xét về chỉ tiêu giá trị sản lượng năm 1997 so với năm 1996 tăng (16.096 : 8.133) x100% =197,9%, năm 1998 so với năm 1997 tăng (20.239 : 16.096) x100% = 125,7% từ đó đem đến lợi nhuận của công ty năm 1997 tăng hơn so với năm 1998 (775,530 - 530) =243,530 triệu và năm 1998 tăng hơn so với năm 1997 ( 1001 -775,530) =225,470 triệu đồng. Những thuận lợi: Với quy trình công nghệ tương đối ổn định, các chủng loại mặt hàng của công ty đều là những sản phẩm truyền thống hoặc đã từng sản xuất. Đó là điều kiên thuận lợi để công ty mở rộng thị trưòng, xây dựng các định mức chi phí tưong đối hợp lý và thuận lợi trong việc xác định đối tượng tập hợp chi phí. Vì vậy giá cả phù hợp, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, được khách hàng chấp nhận . Tuy nhiên bên cạnh đó Công ty cũng gặp không ít khó khăn đó là việc phải cạnh tranh rất nhiều với các đối tượng nhất là doanh nghiệp có chức năng nghành nghề giống công ty. Trong công tác sửa chữa xe, công nhân lành nghề hầu như độ tuổi tương đối cao, chủng loại xe đời mới tràn vào nước ta khá nhiều, quy trình công nghệ của công ty đầu tư chưa đồng bộ, nguyên vật liệu gồm nhiều chủng loại, có nhiều mặt hàng phải nhập ngoại. Doanh thu sửa chữa xe ngày một giảm. Thể hiện giữa hai chỉ tiêu so sánh về giá trị sản lượng năm 1998/1997 mức tăng trưởng đạt 125,7% nhưng vẫn thấp hơn chỉ tiêu năm 1997/1996 đạt 197,9%. Trước tình hình đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược tạo hướng phát triển ổn định cho công ty, để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Phần II Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính ở công ty Trường Thành 1. Phân cấp quản lý tài chính: Công ty thực hiện chế độ tự chủ tài chính trong kinh doanh. Phù hợp với luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và nghị định 59/CP của chính phủ. Là một doanh nghiệp độc lập, công ty chịu trách nhiệm thanh toán các khoản công nợ ghi trong Bảng tổng kết tài sản của công ty. Chịu trách nhiệm chính trong quan hệ tín dụng, chịu trách nhiệm nộp các khoản thuế và các khoản nộp khác cho nhà nước và các cấp quản lý theo quy định. Công ty thống nhất quản lý sử dụng và thực hiện điều tiết phân phối các quỹ được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh theo nội dung nguyên tắc quy chế sử dụng quỹ của công ty và theo hướng dẫn sử dụng tài chính của cấp trên. Quản lý tình hình sản xuất kinh doanh tại các phân đội theo quy chế quản lý đội của công ty trên cơ sở của nguyên tắc quản lý tài chính do nhà nước quy định. Các phân đội hạch toán phụ thuộc, thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của đội về công ty, phòng tài chính kế toán công ty có nhiệm vụ thu thập số liệu, xử lý số liệu, phản ánh số chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tổng hợp báo cáo, định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán gửi báo cáo cấp trên xét duyệt. 2. Công tác kế hoạch hoá tài chính công ty: Mục đích hoạt động của Công ty là không ngừng tăng trưởng về kinh tế, muốn vậy hoạt động sản xuất kinh doanh phải được thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được mục đích đó, hàng năm công ty luôn xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, các kế hoạch của hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là công tác kế hoạch hoá tài chính. Việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch được căn cứ trên cơ sở khả năng thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của năm trước, đồng thời căn cứ vào chỉ tiêu quốc phòng giao, căn cứ vào năng lực sản xuất hiện có của công ty, khả năng tự tìm tạo nguồn công việc của công ty cùng với sự biến động của cơ chế thị trường. Công ty luôn chú trọng đến tính khả thi của việc thực hiện kế hoạch, tìm ra các giải pháp kịp thời trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, do đó qua thực tế số liệu các năm cho thấy việc thực hiện luôn bằng hoặc vượt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đem lại hiệu quả lớn cho công ty đảm bảo năm sau tăng trưởng hơn năm trước. Trong công tác kế hoạch hoá tài chính công ty luôn chú trọng xây dựng định mức các kế hoạch sau : a) Kế hoạch về giá trị sản lượng: Việc xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc ổn định tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo đà phát triển trước mắt cũng như tương lai của công ty. b) kế hoạch về nhu cầu sử dụng vốn: Việc xây dựng kế hoạch nhằm chuẩn bị cung cấp đầy đủ kịp thời vốn cho việc sản xuất kinh doanh, chủ động vay vốn khi cần thiết và sử dụng đồng vốn có hiệu quả ... c) Kế hoạch thu chi tiền mặt: Việc xây dựng kế hoạch nhằm cân đối việc thu chi quỹ tiền mặt hợp lý trong năm tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và việc theo dõi thanh toán các khoản công nợ . d) Kế hoạch lao động, tiền lương: việc xây dựng kế hoạch nhằm rà soát năng lực thực tế của đội ngũ công nhân viên công ty, cân đối mức thu nhập của người lao động theo tỷ lệ về lợi nhuận tăng hàng năm của công ty, khuyến khích người lao động, đây cũng là một trong những yếu tố xây dựng giá thành sản phẩm. e) Kế hoạch thu chi các quỹ: việc xây dựng kế hoạch thu chi các quỹ nhằm cân đối trong việc sử dụng quỹ hàng năm đúng theo quy chế của công ty cũng như quy định của cấp chủ quản và nhà nước. f) Kế hoạch trích khấu hao tài sản cố định: qua chỉ tiêu kế hoạch, dự tính tình hình sử dụng tài sản của công ty, phục vụ quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm . * Tóm lại: việc xây dựng kế hoạch hoá tài chính của công ty hàng năm giúp công ty luôn chủ động trong mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh, dự đoán trước khả năng và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch. Để kế hoạch xây dựng được thực hiện tốt thì khoảng 1/2 hoặc 3/4 thời gian thực hiện kế hoạch, công ty tiến hành rà soát xem việc thực hiện đã đạt được hiệu quả đến đâu, giải quyết tháo gỡ những tồn tại để hoàn thành chi tiết kế hoạch và mở hướng phát triển cho năm tiếp theo. 3) Vốn và nguồn vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp: Tình hình vốn của công ty trong những năm gần đây không ngừng được bổ sung thêm từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Về cơ bản công ty đã tự tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vòng quay vốn lưu động được đánh giá cao thể hiện sự biến động qua một số năm cụ thể như sau : Đơn vị tính : 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Ngân sách Tự bổ sung Ngân sách Tự bổ sung Ngân sách Tự bổ sung 1. Vốn cố định Số đầu năm 1.411.831 274.585 2.363.737 487.496 2.172.068 499.462 Số tăng trong năm 1.000.044 212.911 16.578 29.783 63.200 137.416 Số giảm trong năm 48.138 208.247 17.818 556.272 61.405 Số cuối năm 2.363.737 487.496 2.172.068 499.462 1.678.996 575.473 2. Vốn lưu động Số đầu năm 415.304 65.100 415.304 65.100 716.472 82.918 Số tăng trong năm 301.167 17.818 200.000 Số giảm trong năm Số cuối năm 415.304 65.100 716.472 82.918 916.472 82.918 3. Quỹ xí nghiệp 943.036 Quỹ phát triển SX 494.187 Quỹ dự phòng TC 66.609 Quỹ KT - PLợi 382.240 Tổng số (1+2+3) 2.779.041 552.596 2.888.540 582.380 2.595.468 1.601.427 Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Trường Thành qua các năm tương đối đạt hiệu quả, đạt chỉ tiêu tăng trưởng về vốn, vòng quay vốn lưu động nhanh, thể hiện không có sự suy giảm qua các thời kỳ và còn được cấp trên cấp bổ sung hỗ trợ thêm cho công ty, nguồn vốn tự bổ sung tăng điều đó chứng tỏ Doanh nghiệp đã bảo toàn vốn, tình hình tăng giảm nguồn vốn cố định chủ yếu do việc khấu hao tài sản cố định và thu nộp theo quy định của cấp trên, và việc điều chuyển những tài sản không phù hợp với công ty đi đơn vị khác và việc đầu tư mới tài sản từ nguồn vốn của nhà nước hoặc từ quỹ của công ty theo quy định. 4. Tình hình tài chính công ty: (Trích số liệu báo cáo năm 1998). a) Hiệu quả chi phí: - Xét chỉ tiêu : Tổng doanh thu / Tổng chi phí = ( 20.239.299.829 : 19.238.577.362 ) x 100% =105,2% Tổng lợi nhuận / Tổng chi phí = (1.000.722.467 : 19.238.577.362)x100%=5,2% Qua hai chỉ tiêu tính toán trên cho thấy nếu Doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng chi phí thì sẽ thu về 105.2 đồng doanh thu và chênh lệch lãi là 5.2 đồng lợi nhuận . b) Hiệu quả vốn kinh doanh : Doanh thu / Vốn kinh doanh bình quân (không kể vốn vay) = ( 20.239.299.829:4.196.896.705)x100%=482,2% Lợi nhuận / Vốn kinh doanh = (1.000.722.467 : 4.196.896.705)x100%=23,8% Qua số liệu phân tích trên cho thấy nếu chỉ xét về tỷ lệ thôi thì Doanh nghiệp sử dụng đồng vốn hiệu quả cao; cứ 100 đồng vốn thì thu 23,8 đồng lợi nhuận nhưng nếu chỉ có vốn chủ sở hữu của công ty thì hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu vốn, vì vậy công ty phải có kế hoạch vay vốn và quản lý vốn vay thật hợp lý tránh tình trạng lãi giả lỗ thật do khoản tiền lãi vay phải trả lớn. Cùng với việc các công trình gối vụ, thời gian hoàn thành kéo dài nên việc điều tiết công nợ tránh tình trạng nợ đọng là cần thiết tạo khả năng thu hồi vốn nhanh, thì việc sản xuất kinh doanh mới thực sự đạt hiệu quả. * Thu nộp ngân sách: Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các khoản thu nộp cho ngân sách theo quy định. - Thuế doanh thu : 671.951.163 đồng. - Thuế lợi tức : 250.180.616 đồng. * Khả năng thanh toán : - Khả năng thanh toán chung: - Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn = (8.419.473.020 : 6.318.468.796 ) x100% = 133,2% - Khả năng thanh toán nhanh : - Tiền hiện có / Nợ ngắn hạn = ( 1.624.766.971 : 6.318.468.796 ) x 100% = 25,7% Qua số liệu tính toán trên cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn nhưng tình trạng khách hàng nợ công ty còn nhiều, đòi hỏi công ty phải có giải pháp hữu hiệu trong việc đì nợ, tránh tình trạng nợ đọng kéo dài . * Các chỉ tiêu về bảo toàn và tăng trưởng vốn của Doanh nghiệp . Vốn chủ sở hữu ở cuối năm - Mức bảo toàn tăng trưởng vốn hàng năm = ------------------------------------ Vốn chủ sở hữu đầu năm - Tốc độ tăng trưởng vốn hàng năm : 5) Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính trong Doanh nghiệp : Hàng tháng phòng kế toán có nhiệm vụ kết sổ, báo cáo tình hình hoạt động tài chính trong kỳ với ban lãnh đạo công ty, đề xuất những khó khăn vướng mắc và những tồn tại chưa giải quyết được của công tác tài chính trong kỳ để ban lãnh đạo có hướng chỉ đạo giải quyết. Định kỳ cuối tháng tiến hành kiểm quỹ và lập biên bản kiểm quỹ, báo cáo tình hình về quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hiện có của công ty để có phương hướng chỉ đạo cân đối vốn, phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bất thường ban giám đốc có thể chỉ đạo kiểm tra quỹ, xem tình hình quản lý quỹ tiền có nghiêm không. Phòng tài chính có nhiệm vụ rà soát tất cả các hoá đơn chứng từ thanh quyết toán của các đối tượng gửi về phòng tài chính, hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán đảm bảo tính hợp lý, chính xác trong công tác quản lý tài chính của công ty . 6) Công tác kiểm tra kiểm soát của các cơ quan tài chính cấp trên: Định kỳ hàng tháng hoặc quý phòng tài chính công ty kết sổ lập báo cáo tài chính gửi lên cơ quan cấp trên. Căn cứ vào bản báo cáo tình hình tài chính công ty lập gửi lên, cơ quan cấp trên cử cán bộ xuống đơn vị kiểm tra tình hình thực tế và phê duyệt số liệu báo cáo, gửi thông báo trở lại cho Doanh nghiệp. Phần III Tình hình hạch toán các nghiệp vụ kế toán Hoạt động hạch toán kế toán của công ty theo hình thức tập trung do đó để phù hợp với tình hình sản xuất, công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung. Hàng ngày tất cả các nghiệp vụ kinh tế xảy ra được kế toán phân loại, định khoản và vào số liệu trên máy vi tính. * Phương pháp kê khai nộp thuế công ty áp dụng : Công ty đăng ký áp dụng với cơ quan thuế tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Hàng tháng công ty kê khai thuế với Cụ thuế Hà nội theo mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng do Bộ tài chính ban hành, căn cứ vào tờ khai thuế của công ty gửi lên. Cục thuế khấu trừ giữa thuế đầu vào và thuế đầu ra sau đó gửi thông báo nộp thuế hàng tháng cho đơn vị. Để đảm bảo tính chính xác, định kỳ cơ quan thuế cử cán bộ thuế xuống công ty kiểm tra việc khai thuế của công ty và có văn bản . Số thuế thực tế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào. Tài khoản sử dụng : TK133 : phản ánh thuế GTGT đầu vào Trong đó TK1331 : Thuế GTGT của hàng hoá mua vào TK 1332: Thuế GTGT của tài sản cố định mua vào. TK 3331 : Phản ánh thuế GTGT đầu ra . I. Kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng : - Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất , bộ phận cung tiêu và người nhận thầu ứng tiền đi mua vật liệu . - Kế toán hạch toán ghi : Nợ TK141 : Số tiền tạm ứng. Có TK111,112 : Tạm ứng bằng tiền mặt hoặc tiền sửu ngân hàng. Nghiệp vụ được kế toán vào máy và định khoản theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ứng . * Bộ phận cung tiêu mua hàng về nhập kho , hoặc đưa trực tiếp vào công trình sử dụng . căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho được duyệt kế toán ghi : a. Trường hợp chi chưa hết số tạm ứng : Nợ TK 152 , 153 , 621 , 627 , 642 : giá trị hàng hoá thực tế mua về . Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào . Nợ TK 111 , 138 : Số tiền tạm ứng chi không hết. Có TK 141 : Hoàn tạm ứng bằng giá thanh toán hàng mua b. Trường hợp chi quá số tạm ứng: Nợ TK 152 , 153 , 621 , 627 , 642 ... : Giá trị hàng hoá thực tế mua về nhập kho Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào . Có TK 111 , 112 ,331 : Giá trị hàng hoá mua quá số tạm ứng . Có TK 141 : Hoàn tạm ứng bằng giá thanh toán hàng hoá mua . Sản phẩm là đặc trưng do đó lượng vật tư tồn kho rất ít chủ yếu theo kế hoạch sản xuất , căn cứ và nhu cầu để đi mua. Hàng hoá mua về được phân ngay cho đối tượng sử dụng nên giá xuất kho là đích danh, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán nhưng đòi hỏi công ty phải có công tác quản lý chặt chẽ giữa khối lượng vốn ứng ra và lượng hàng mua về để đảm bảo đúng chủng loại , chất lượng tốt , giá cả hợp lý. II ) Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Sản phẩm làm ra của công ty là giá trị từng hạng mục công trình , từng công trình hoàn thành hoặc từng sản phẩm độc lập. Do đó việc tập hợp chi phí tập trung hạch toán trực tiếp cho từng loại sản phẩm hoàn thành. 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Sử dụng tài khoản 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để hạch toán . a. Trường hợp xuất kho nguyên vật liệu vào sử dụng : Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi . Nợ TK 621: Nguyên liệu, Vật liệu trực tiếp (Chi tiết cho đối tượng sử dụng) Có TK 152 : Nguyên liệu , Vật liệu xuất kho . b. Trường hợp mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào sản xuất. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng , giấy thanh toán tiền hàng và số hàng thực tế mua về : Nợ TK 621 : Giá nguyên liệu , vật liệu chưa thuế ( chi tiết theo đối tượng ) Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào . Có TK 111 , 112 , 331 : Giá thanh toán. c. Trường hợp ứng tiền đi mua nguyên vật liệu, trực tiếp hạch toán vào chi phí về làm thủ tục thanh toán . Nợ TK 621 : nguyên liệu , vật liệu trực tiếp Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào. Có TK 141 : Hoàn ứng . d. nguyên vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho. Nợ TK 152 : Giá trị nhập kho. Có TK 621 : (chi tiết theo đối tượng ) * Cuối kỳ hạch toán toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm . - Căn cứ vào sổ chi tiết tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng kế toán ghi kết chuyển: Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 621: Nguyên liệu , vật liệu trực tiếp 2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. - Sử dụng tài khoản 622 : chi phí nhân công trực tiếp để hạch toán. a. Căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng và phiếu báo làm thêm giờ , hợp đồng nhân công và bản thanh lý hợp đồng nhân công các bộ phận gửi về phòng kế toán, sau khi đã được duyệt, căn cứ kế toán tổng hợp và hạch toán vào số liệu tính lương phải trả cho công nhân ghi: Nợ TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 334 : phải trả công nhân viên. b. công ty trích 19% tiền BHXH, BHYT ,KPCĐ vào giá thành sản phẩm . Nợ TK622: chi phí nhân công trực tiếp (đối với sản xuất sản phẩm, dịch vụ) Có TK 338 : phải trả phải nộp khác( 338.2 , 338.3 , 338.4 ) * Ghi chú : Đối với hoạt động xây lắp công ty không trích 19% BHXH, BHYT, KPCĐ tiền nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm xây lắp như quy định. - Cuối kỳ hạch toán toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp được kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành. Nợ TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp. 3. Chi phí sản xuất chung: Vì giá trị sản phẩm lớn , thời gian sản xuất dài do đó chi phí chung được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng sản phẩm. Hoặc phân bổ cho sản phẩm sản xuất theo tỷ lệ công ty tự cân đối . * Chứng từ sử dụng : + Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý , công nhân phục vụ sản xuất . + Phiếu xuất kho vật liệu . + Bảng tính khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất . + Bảng phân bổ, hoá đơn thanh toán tiền điện , nước, điện thoại phục vụ sản xuất +Phiếu chi, giấy báo ngân hàng... -Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung để hạch toán -Trình tự hạch toán: -Tiền lương phải trả cho công nhân quản lý, nhân viên phục vụ sản xuất Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung Có TK 334 : Tiền lương phải trả công nhân viên -Trích 19% BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí (Công nhân thuộc biên chế công ty) Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 338 (338.2,338.3,338.4) Phải trả phải nộp khác - Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất phát sinh trong kỳ: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112,152,331: Chi phí phục vụ sản xuất chung. - Chi phí về công cụ , dụng cụ phục vụ sản xuất phát sinh trong kỳ. + Trường hợp giá trị CCDC nhỏ . Nợ TK 627: giá trị CCDC hạch toán vào chi phí ( giá chưa có thuế GTGT ) Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào ( nếu có) Có TK 111,112,331,153 : giá trị CCDC xuất dùng . + Trường hợp CCDC giá trị lớn , phân bổ nhiều lần Nợ TK 142 : giá trị CCDC phân bổ dần. Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào. Có TK 111,112,331,153 : Giá thanh toán . - Khi tiến hành phân bổ . Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung Có TK 142 : giá trị CCDC phân bổ trong kỳ. - Khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất tính trong kỳ ( tính theo quy định 1062/BTC) Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung. Có TK 214 : giá trị TSCĐ khấu hao Đồng thời ghi nợ TK 009 : nguồn vốn khấu hao. - Các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất (điện, nước, điện thoại ...) Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung. Nợ TK 133 : thuế GTGT đầu vào (nếu có) Có TK 111,112,331 : chi phí dịch vụ mua ngoài ( giá thanh toán) - Các khoản chi bằng tiền khác phục vụ sản xuất nếu phát sinh trong kỳ . Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung. Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào. Có TK 111 : Giá thanh toán. - Trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung. Có TK 335 : Trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản . - Cuối kỳ nếu phát sinh chi phí sửa chữa lớn tài sản : Nợ TK 335 : chi phí phải trả. Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112,331,152,153,334,338 ... : giá thanh toán Nếu số chi phí trích trước về sửa chữa lớn tài sản chi không hết : a. Còn trong kỳ hạch toán Nợ TK 335 : chi phí phải trả. Có TK 627 : chi phí sản xuất chung. b. Sang kỳ hạch toán mới . Nợ TK 335 : chi phí phải trả. Có TK 721 : thu nhập hoạt động bất thường. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho đối tượng các công trình, hạng mục công trình, sản phẩm sản xuất trong kỳ (phân bổ tỷ lệ với chi phí nhân công) Nợ TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 627 : chi phí sản xuất chung. 4. Chi phí hoạt động tài chính , chi bất thường: Tài khoản sử dụng 811, 821. Căn cứ vào số phát sinh trong kỳ kế toán ghi Nợ TK 811,821 : chi phí hoạt động tài chính , hoạt động bất thường. Nợ TK 133 : thuế GTGT đầu vào. Có TK 111,112,331,152,153 : Số phải chi. 5. Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm . Tài khoản sử dụng: TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang . Định kỳ , kế toán căn cứ vào sổ chi tiết theo dõi, tập hợp chi phí và bảng tổng hợp chi tiết từng loại chi phí , bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tiến hành kết chuyển sang tài khoản 154 ( chi tiết cho từng đối tượng ) Trình tự hạch toán. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nợ TK 154. Có TK 621 . - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 154. Có TK 622. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung. Nợ TK 154. Có TK 627. 6. Đánh giá sản phẩm làm dở: Do công ty áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng do đó việc đánh giá sản phẩm làm dở không phải thực hiện mà kế toán hàng tháng hoặc định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm và thực tế của việc sản xuất sản phẩm cùng với giá trị ký kết khi sản phẩm hoàn thành để biết được mức độ sản phẩm đã hoàn thành đến đâu. 7. Kế toán tiêu thụ sản phẩm - bàn giao sản phẩm hoàn thành: Hàng tháng hoặc định kỳ căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng công việc, nghiệm thu sản phẩm sản xuất hoàn thành, bản quyết toán giá trị hạng mục công trình, công trình, phiếu báo giá thanh toán giá trị công trình, biên bản thanh lý hợp động, biên bản bàn giao công trình, sản phẩm sản xuất đưa vào sử dụng cùng các tài liệu khác có liên quan đến việc thanh quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành. Kế toán thực hiện các bước hạch toán: - Giá thanh toán sản phẩm : Nợ TK 131. Có TK 3331. Có TK 511 . - Trị giá vốn sản phẩm hoàn thành . Nợ TK 632. Có TK 154 8. Kế toán thanh toán tiền hàng. - Trường hợp khách hàng chuyển tiền trước : Nợ TK 111,112 Nợ TK 141 Có TK 131 - Trường hợp thanh toán trong kỳ hạch toán. Nợ TK 111,112 Có TK 333.1 Có TK 511. - Trường hợp khách hàng còn nợ. Nợ TK 131 Có TK 333.1 Có TK 511. Khi thanh toán tiền hàng căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng và phiếu báo giá thanh toán số tiền đã chuyển ghi : Nợ TK 111,112 Có TK 131 9. Kế toán thu nhập hoạt động tài chính : Tài khoản sử dụng 711 Ví dụ thu lãi tiền gửu ngân hàng, kế toán hạch toán. Nợ TK 112 Có TK 331 Có TK 711 10. Kế toán thu nhập bất thường : Tài khoản sử dụng :TK 721. Ví dụ thanh lý, nhượng bán tài sản Nợ TK 111,112,152 Có TK 333.1 Có TK 721. 11. Kế toán tài sản cố định. Tài khoản sử dụng 211: nguyên giá tài sản cố định. TK 214 : giá trị hao mòn TSCĐ. * Hạch toán tăng tài sản : trong kỳ hạch toán nếu có phát sinh tăng căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản , hoá đơn mua hàng , giấy thanh toán tiền hàng... a. Tăng do mua sắm: Nợ TK 211 Nợ TK 133.2 Có TK 111,112,331 Bằng quỹ đầu tư phát triển sản xuất Nợ TK 414 Có TK 411. b. Tăng do ngân sách cấp. Nợ TK 211 Có TK 411. * Hạch toán giảm tài sản: tài sản của công ty giảm chủ yếu do thanh lý, điều chuyển đi nơi khác, phá đi làm lại ... a. Do điều chuyển: Nợ TK 411 Nợ TK 214 Có TK 211 b. Do thanh lý nhượng bán . Nợ TK 214. Nợ TK 821. Có TK 211. * Hạch toán khấu hao tài sản : áp dụng tính khấu hao tài sản theo quyết định 1062/KHTS Bộ tài chính quy định Nguyên giá Số KH năm = -------------------------- Số năm sử dụng x 12 Nợ TK 627 Nợ TK 642 Có TK 214 - Kế toán tính , kết chuyển khấu hao theo đối tượng sử dụng , đối với tài sản dùng cho nhiều đối tượng công ty phân bổ theo tỷ lệ quy định phù hợp 12. Kế toán thanh toán lương và các khoản BH. a. Kế to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC889.doc
Tài liệu liên quan