Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty Vinaconex No7

Chi phí quản lý tăng hơn 400 triệu, tăng bằng năm 2003, liệu sự tăng này có hợp lý không. Có thể giảm được chi phí này không? Có thể kết hợp quản lý thành từng nhóm công trình thay vì từng công trình như hiện nay không. Chi như vậy có lãng phí không khi mà bắt đầu từ năm 2004, thuế doanh thu đã được tính cho doanh nghiệp là 14% so với 0% của năm 2003).

Lợi nhuận khác năm 2004 có tăng, liệu có thể tiếp tục tăng trong năm 2005 không. Nếu không thể tăng thì có thể không bị âm như năm 2003 không?

Lợi nhuận năm 2004 giảm hơn 1 tỷ đồng (0,5 tỷ là do thuế). Trong khi lợi nhuận trước thuế của nhà máy kính vẫn tiếp tục âm. Điều này làm cho tổng doanh thu toàn công ty tiếp tục giảm. Liệu năm nay nhà máy kính đã có lợi nhuận dương để bù đắp được cho bên xây dựng không.

Dự đoán năm 2005: Doanh thu tăng, giá vốn hàng bán tăng do giá trị công trình thực hiện tăng. Doanh thu từ hoạt động tàI chính vẫn thấp so với chi phí tàI chính vì công ty đang tiếp tục đầu tư tàI chính trong các năm tiếp theo, thời gian thu hồi tiền đầu tư chưa tới. Thuế thu nhập vẫn là 14%. Lợi nhuận khác không xét thì lợi nhuận sau thuế của công ty không vượt quá 2,5 tỷ. Doanh thu từ nhà máy kính sẽ tăng, bù đắp được sự thiếu hụt cho xây dựng.

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty Vinaconex No7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc để tính lương cho cá nhân. 2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động. Thời gian lao động là thời gian làm việc theo quy định của người lao động. Ngày nay nhà nước quy định người lao động làm việc 5 ngày trong tuần, mỗi ngày làm việc 8 tiếng (40 tiếng/ tuần). Các công việc giấy tờ được thực hiện theo thời gian quy định của nhà nước, còn ở công trình, tuỳ thuộc đội trưởng quyết định. Thực tế, trong ngành xây dựng cũng như trong các ngành khác, nếu chỉ làm 40 tiếng /tuần thì không thể làm nổi số lượng công việc hiện nay. Đội trưởng công trình căn cứ vào công việc của công trình mà ký hợp đồng với người lao động. Khi cần nhiều người hơn, đội trưởng tự đi tìm người (thông báo), thoả thuận hợp đồng với người lao động. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ theo khả năng thạo việc của người lao động. Khả năng thạo việc do đội trưởng hoặc người trực tiếp quản lý lao động đó nhận xét. Thời gian lao động trên công trường thông thường làm 8 tiếng/ngày, khi công việc đòi hỏi tiến độ cao, đội trưởng có thể huy động công nhân làm ca tối. Thời gian lao động do đó được kéo dài. Việc xắp xếp thời gian cho phù hợp do đội trưởng quy định. Thời gian lao động trên công trường không được tính ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Vào hai ngày này, công nhân vẫn phải làm việc bình thường. Đôi khi công việc được giao cho các tổ là hoàn thiện xong một công việc nào đó. Nếu tổ trưởng làm tốt và hoàn thành trước thời gian thì được nghỉ sớm, nếu không phải làm cho xong và chỉ tính lương theo công việc đó. Kết luận: Thời gian sử dụng lao động: theo quy định của nhà nước. 2.2.4 Năng suất lao động. Cũng không thể xác định được năng xuất lao động. Nếu tính năng năng suất lao động theo công trình thực hiện được (thời gian hoàn thành công trình so với dự kiến) thì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của công ty. Nếu bên chủ thầu không yêu cầu rút ngắn thời gian và có phần thưởng khuyến khích rút ngắn thời gian thì công trình sẽ được thi công đúng như thời gian dự kiến. Nếu công trình cần gấp (sau một thời gian hoạt động cầm chừng) đội trưởng có thể huy động công nhân từ chỗ khác vào tiến hành để rút ngắn thời gian. Năng suất lao động rất mơ hồ nhưng nó vẫn được dùng đến trong công thức tính lương. Thực tế đối với người lao động, chỉ trả lương theo hợp đồng mà không quan tâm đến năng xuất lao động. Chỉ quan tâm đến hiệu quả lao động (khả năng hoàn thành công việc và đúng thời gian) của người công nhân. Chỉ tiêu này được người quản lý công nhân theo dõi. 2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động. Một khi công ty cần người, công ty sẽ thông báo lên trên tổng công ty. Tổng công ty căn cứ vào yêu cầu của công ty mà điều người xuống. Trong trường hợp tổng công ty không có người, công ty sẽ thông báo tuyển người từ bên ngoài. Nếu công việc có tính chất không quan trọng lắm, như tuyển thêm người cho phòng ban, công ty ưu tiên cho người của công ty giới thiệu. Nếu vẫn chưa được, công ty mới ra thông báo tuyển từ bên ngoài. Theo thông tin nội bộ, số lượng nhân viên trong công ty trong 5 năm tới sẽ không tăng. Số lượng người về hưu cũng không có. Chỉ khi nào công ty quyết định mở rộng phạm vi kinh doanh thì mới tuyển thêm người. Về công tác đào tạo lao động, nhân viên trong công ty đều có trình độ đại học và trên đại học, đều có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc. Chỉ khi nào cần có yêu cầu mới mà không muốn tuyển thêm người, công ty mới cử người đi học. Nếu cá nhân nào tự đi học, công ty cũng khuyến khích miễn sao thời gian đi học không trùng với thời gian làm việc. 2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương là số tiền lương được phép chi cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra hoặc cho một đồng giá trị sản phẩm hàng hoá bán ra. Đơn giá tiền lương được dùng để xác định qũy lương thực hiện và dự tính qũy lương kế hoạch. Có hai cách để xác định đơn giá tiền lương là : Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Đơn giá tiền lương cho một đồng doanh thu thu về. Công ty hiện nay đang áp dụng đơn giá tiền lương cho một đồng doanh thu thu về (còn gọi là định mức chi phí tiền lương cho một đồng doanh thu). Có 2 cách để xác định là: C1:Dựa vào quỹ lương và doanh thu thực tế năm trước (áp dụng tai công ty). ĐML/1000đ doanh thu = Quỹ lương thực hiện năm trước * 1000 * k Doanh thu thực tế năm trước K: hệ số điều chỉnh. C2: Dựa vào quỹ lương và doanh thu kế hoạch năm nay. ĐML/1000đ doanh thu = Quỹ lương kế hoạch năm nay * 1000 Doanh thu kế hoạch năm nay Tổng quỹ lương là số tiền doanh nghiệp phải trả cho toàn bộ công nhân viên. Nó bao gồm cả tiền lương và tiền thưởng. Tiền lương có lương làm việc, lương cho ngày nghỉ được hưởng lương, phụ cấp, dự phòng. 2.2.7 Trả lương cho các bộ phận và cá nhân. Để đảm bảo việc trả lương cho cán bộ nhân viên một cách công bằng, hợp lý, đúng với tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ và kết quả công tác của từng người, công ty quy định cách tính, trả lương hàng tháng cho cán bộ nhân viên như sau: Đối với lương gián tiếp CBNV công ty Tổng quỹ tiền lương để trả cho cán bộ nhân viên gián tiếp hàng tháng, Công ty căn cứ kế hoạch định mức quỹ tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh để xác định. Lương trả cho cán bộ nhân viên gián tiếp bao gồm hai phần: a. Lương cơ bản và phụ cấp nếu có, trả đủ theo chế độ tiền lương hiện hành hoặc hợp đồng lao động. b. Tiền lương theo định mức tiền lương, trên cơ sở kết quả lao động sản xuất kinh doanh hàng tháng (lương năng suất lao động) trả cho từng đối tượng theo kết quả phân loại A, B, C, D và các hệ số K1, K2 của từng người. + Hệ số K1: K1 xác định theo nhóm là biểu hiện mức độ trách nhiệm công tác của từng người được giao, trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác. K1 được xác định như sau: Bảng 2.4: Bảng xác định K1 Nhóm Theo công việc K1 Nhóm lãnh đạo 1 - Giám đốc 1,3 2 - Phó giám đốc + Kế toán trưởng 1,1 3 - Trưởng phòng 0,8 4 - Phó phòng 0,7 Nhóm chuyên viên cán bộ thừa hành 5 - Cán bộ chủ trì những phần việc về kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ; có khả năng giải quyết, nghiên cứu đề xuất, soạn thảo và chuẩn bị các văn bản v.v.. - Có nhiều kinh nghiệm công tác 0,6 6 - Cán bộ thừa hành những công việc cụ thể, phức tạp, biết chuẩn bị và soạn thảo các văn bản - Có kinh nghiệm công tác 0,5 7 - Cán bộ đã qua đào tạo bậc đại học, trung học làm công việc không đòi hỏi độ phức tạp cao, thời gian và kinh nghiệm công tác cũng chưa nhiều 0,4 8 - Cán bộ nhân viên đã qua đào tạo trung cấp, ký kết hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên nhưng đang trong thời gian thử việc 0,3 9 - Cán bộ nhân viên hợp đồng lao động dưới 01 năm và các đối tượng khác 0,2 Trích từ quy chế trả lương của công ty VINACONEX No7. + Hệ số K2: K2 xác định theo nhóm chức danh là hệ số biểu hiện mức độ tham gia đóng góp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của từng người, nhằm tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, đồng thời khuyến khích mọi người lao động tích cực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. K2 được xác định trên cơ sở phân loại A, B, C, D: Loại A : K2 = K1 Loại B : K2 = 0,9 x K1 Loại C : K2 = 0,8 x K1 Loại D (khuyến khích) : K2 = 0,5 x K1 + Tiêu chuẩn phân loại A, B, C, D: Loại A: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao - Đảm bảo đầy đủ ngày, giờ công trong tháng - Không vi phạm kỷ luật lao động Loại B: - Hoàn thành nhiệm vụ được giao - Có thời gian nghỉ việc từ 1 đến 3 ngày có lý do chính đáng và được phép - Không vi phạm kỷ luật lao động Loại C: - Hoàn thành nhiệm vụ được giao - Có thời gian nghỉ việc từ 4 đến 5 ngày có lý do chính đáng và được phép - Không vi phạm kỷ luật lao động Loại D: - Loại hình xét khuyến khích do hoành cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hoặc những điều kiện đặc biệt khác làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và thời gian công tác + Về thời gian: - Thời gian đi học bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, nghiệp vụ ngắn ngày do Tổng công ty triệu tập hoặc Công ty cử mà vẫn đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ được giao và thời gian nghỉ theo chế độ nhà nước vẫn được coi là thời gian làm việc để xét hưởng lương năng suất lao động. - Thời gian nghỉ đi học chuyên tu, tại chức, ngoại ngữ để đi hợp tác lao động, học nghề để nhận bằng đại học, trung cấp, công nhân kỹ thuật không được tính là thời gian để xét hưởng lương năng suất lao động. Tiền lương năng suất lao động hàng thánh được tính theo công thức sau: Tổng TL tăng lên theo sản lượng tháng Tiền lương NSLĐ người/tháng = x K2 người/tháng ồ K1 Tổng tiền lương hàng tháng của từng người được tính theo công thức sau: Tổng TL tăng lên theo sản lượng tháng Tổng tiền lương = (Lương CB + Phụ cấp) + x K2 người/tháng ồ K1 Đối với cán bộ nhân viên hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc hưởng lương (tiền công) theo hình thức trọn gói thì không áp dụng theo hình thức trả lương trên. Lái xe cơ quan Công ty, tuỳ theo trình độ và vị trí cụ thể của từng người để xếp vào các nhóm cán bộ nhân viên nghiệp vụ hoặc phục vụ và hưởng hệ số K1 tương ứng. Đối với lương các đội công trình. Các đội công trình thực hiện chế độ khoán, việc trả lương cho đội trưởng (chủ nghiệm công trình), đội phó (kỹ sư, kỹ thuật chính cho công trình), kỹ thuật công trình, cán bộ nghiệp vụ, đốc công sản xuất và các cán bộ nhân viên phục vụ khác thực hiện theo phương thức trên nhưng với hệ số K1 được xác định như sau: - Đội trưởng (chủ nhiệm công trình) : K1 = 5 - Đội phó (kỹ sư, kỹ thuật chính cho công trình) : K1 = 4 - Kỹ thuật công trình, cán bộ nghiệp vụ : K1 = 3 - Đốc công sản xuất : K1 = 2,5 - Cán bộ nhân viên phục vụ : K1 = 2 Lương công nhân trả theo sản phẩm hoặc hợp đồng lao động. Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của từng người, lãnh đạo Công ty xếp từng kỹ sư, chuyên viên, cán bộ nhân viên vào các nhóm để được hưởng hệ số K1 tương ứng. Hệ số K1 của từng cán bộ nhân viên không cố định, có thể sẽ được thay đổi tuỳ theo năng lực và vị trí công tác của từng người. Ngày cuối tháng, các phòng nghiệp vụ chấm công và phân loại A, B, C, D chuyển cho phòng Tổ chức hành chính trình giám đốc phê duyệt, sau đó chuyển phòng Tài chính kế toán tính lương. 2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp. Công việc của công ty tăng giảm theo mùa. Số lượng công nhân vì đó cũng thay đổi theo. Việc giữ các công nhân xây dựng ngoài danh sách công ty là một chính sách hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ giúp công ty giảm bớt được lượng chi phí không cần thiết vào lúc dãn việc mà còn giảm tối đa công tác quản lý nhân viên. Tất cả nhân viên trong công ty đều có trình độ đại học hoặc thợ bậc cao. Do công ty không cần đòi hỏi nhân viên phải có bằng giáo sư tiến sĩ nên không cần phải đào tạo thêm. Điều này phù hợp với sự phát triển của công ty. Tiền lương được tính theo quy chế trả lương của công ty. 2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định. Công tác vật tư là một bộ phận của kế hoạch sản xuất – kinh doanh hàng năm. Nhiệm vụ của công tác này là lập kế hoạch cung ứng hợp lý, giảm tồn đọng vật tư, có kế hoạch sử dụng tiết kiệm nhất. 2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp. Vật tư là tên gọi chung của nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoàI, phụ tùng sửa chữa và các loại vật tư khác. Nguyên liệu là sản phẩm của quá trình khai thác hay sản phẩm của ngành nông, lâm thuỷ sản. Vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến Nguyên vật liệu trong xây dựng có nhiều loại. Mỗi loại lại được chia thành các loại nhỏ hơn. Tuỳ từng công trình mà có loại vật tư đi kèm. Ví dụ như công trình làm đường, có vật tư là nhựa đường nhưng công trình xây dựng nhà cao tầng lại không cần đến nó. Thép đổ móng khác thép đổ trần. Thống kê chi tiết thì không thể đầy đủ được, chỉ thống kê một vài loại vật liệu xây dựng cho các công trình nhà ở. Bảng 2.5 : Trích một số nguyên liệu dùng trong xây dựng. STT Tên vật tư Mã hiệu Đơn vị STT Tên vật tư Mã hiệu Đơn vị 1 Gạch xây (6,5x10,5x22) 214 Viên 8 Đinh vít 410 Cái 2 Xi măng PC30 390 Kg 9 Sơn 305 Kg 3 Cát mịn ML 0,7 – 1,4 476 M3 10 Thép tròn 337 Kg 4 Cát vàng 081 M3 11 Thép hình 331 Kg 5 Sơn tường, cửa 480 Kg 12 Đá dăm 1x2 428 M3 6 Gạch men sứ 20x15cm 199 Viên 13 Đinh 401 Kg 7 Xi măng trắng 392 Kg 14 Que hàn 286 Kg Trích từ bảng “chênh lệch vật tư của công trình sửa chữa chống thấm, dột mái, sàn vệ sinh trường mầm non Tứ Liên phường Tứ Liên. Hạng mục: sửa chữa chống thấm dột mái, sàn vệ sinh”. Số lượng vật tư còn nhiều, chỉ trích một phần ra đây. 2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu. Mức sử dụng nguyên vật liệu của công ty căn cứ vào từng công trình và thiết kế thi công. Công ty không hề đề ra quy định năm nay chỉ được dùng bao nhiêu viên gạch, bao nhiêu tấn xi măng. Mức sử dụng nguyên vật liệu căn cứ vào bản thiết kế. Một bức tường cần bao nhiêu viên gạch, loại gạch nào, cần bao nhiêu xi măng, cát để tạo vữa. Đội trưởng căn cứ vào kế hoạch xây dựng và tình hình vật tư hiện đại để tổ chức tiến hành thi công. Việc tổn thất nguyên vật liệu luôn luôn có (như vữa xây bị rơi vãi, gạch vỡ không sử dụng được...). Tổn thất này so với giá trị của công trình thì không lớn lắm, có thể coi rất nhỏ và bỏ qua. Chất lượng công trình luôn được theo dõi một cách chặt chẽ. Sự thiếu hụt nguyên vật liệu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Sẽ không hề có chuyện thiếu nguyên vật liệu mà vẫn xây. Với các loại vật tư chính như xi măng, sắt thép, gạch xây... công ty đều đã có hợp đồng cung cấp đối với người bán. Công trình nào cần thì tự đi lấy vật tư. Mọi chi phí đều được thông báo về công ty, công ty trực tiếp thanh toán với người bán. với vật tư phụ như đinh, chổi quét... đội thi công xin tiền tạm ứng và tự đi mua. Tất cả các chi phí này đều được tập hợp và thông báo cho chủ đầu tư. Vì nguyên vật liệu là một phần tạo ra giá thành công trình nên cũng được chủ đầu tư kiểm soát chặt chẽ. Mức sử dụng nguyên vật liệu cho từng công việc cụ thể căn cứ vào bảng quy định chất lượng công trình của bộ xây dung. Tức là thép cho móng công trình nhà 18 tầng phải là loại thép nào, phải đổ bao nhiêu cọc. Tất cả đều đã được bộ xây dựng quy định, công ty căn cứ vào đó để thực hiện, nhà đầu tư căn cứ vào đó để trả tiền. Kết luận: Mức sử dụng nguyên vật liệu căn cứ vào quy định của bộ xây dựng và từng công trình. 2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Như đã trình bày, nguyên vật liệu chính được công ty ký với nhà cung cấp. Công trình cần bao nhiêu và cần loại nào, công trình sẽ thông báo cho nhà cung cấp chuyển đến. Nguyên vật liệu phụ do đội trưởng chỉ định mua. Đội trưởng báo về công ty nhu cầu và xin tiền tạm ứng. Số lượng nguyên vật liệu được dự toán từ trước căn cứ vào bản thiết kế của công trình. Các kỹ sư xây dựng dựa vào số liệu ở bản vẽ để tính ra tổng khối lượng nguyên vật liệu cần dùng. Công ty căn cứ vào số liệu đó và bản tiến độ thực hiện kế hoạch công trình mà phân bổ chỉ tiêu sử dụng nguyên vật liệu cho công trình đó. Kết luận: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu căn cứ vào định mức đã có sẵn từ trước mà tiến hành. Khi có phát sinh, đơn vị thi công báo cáo cho công ty và bên chủ đầu tư biết. Chỉ khi nào có sự đồng ý của chủ đầu tư, đội thi công mới tiếp tục thi công phần phát sinh đó. 2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát. Công ty không hề có kho bảo quản bởi vì công trình thi công xong là được bàn giao cho bên chủ thầu, kích thước của công trình cũng quá lớn để có thể xây được kho bảo quản. mà dù có xây được kho thì cũng không thể chuyển công trình vào đó để bảo quản được. Về nguyên vật liệu, công ty cũng không cần phải lưu kho vì hợp đồng ký với nhà cung cấp là khi công trình cần, nhà cung cấp sẽ chuyển đến tận chân công trình. Số lượng mỗi lần chuyển được quy định trong hợp đồng. Khi công trình chưa sử dụng hết nguyên vật liệu, số nguyên vật liệu còn thừa được chính công trường bảo quản. Có thể xây kho tạm, có thể để trong công trình. Công trình nào cũng có bảo vệ, vừa để trông công trình, vừa trông vật tư. Khi công trình có kho bảo quản vật tư, công trình sẽ có thêm cán bộ coi kho, sẽ xuất kho theo yêu cầu của đội trưởng công trình. Khi công trình hoàn thành, nhân viên coi kho cũng không còn. Thời gian sử dụng nguyên vật liệu là rất ngắn, nguyên vật liệu cũng không phải là loại mau hỏng nên không cần phải bảo quản tốt. Chỉ cần có kho để có thể chứa nguyên vật liệu chống mất mát và mưa. 2.3.5 Cơ cấu và hao mòn của tài sản cố định. Tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2004 chiếm 6% tổng số tài sản của công ty. Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản Đơn vị: đồng 2002 2003 2004 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tài sản cố định 28.928.846.430 36,13 5.371.793.739 04,98 7.281.482.525 06,04 Tài sản lưu động 51.133.115.598 63,87 101.188.173.979 95,02 113.217.747.868 93,96 Tổng tài sản 80.061.962.028 100,00 107.867.384.266 100,00 120.499.230.393 100,00 Trích từ thuyết minh báo cáo tài chính năm 2004 Sở dĩ năm 2003 và 2004, phần tài sản cố định giảm đáng kể là do công ty chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp sang bộ phận sản xuất là nhà máy kính. Tổng tài sản mỗi năm tăng gần 20 tỷ đồng. Tài sản lưu động tăng nhanh do xuất hiện khoản phải thu nội bộ lớn từ nhà máy kính. Bảng 2.7 : Bảng phân tích biến động cơ cấu tài sản cố định. (Năm 2004) Đơn vị: đồng Tên tài sản Nguyên giá Số đã KH Mức KH KH năm Giá trị còn lại T Nhà cửa 226.005.292 120.270.686 13.254.991 13.254.991 92.479.615 7.0 Máy móc thiết bị 8.599.568.661 4.558.496.203 1.437.529.106 1.048.721.941 2.992.350.517 3.0 Phương tiện vận tải 1.792.356.422 1.094.822.616 303.319.733 157.061.070 540.472.736 3.4 Trang thiết bị văn phòng 286.324.395 227.334.428 51.679.758 22.720.093 36.269.874 1.6 Tài sản cố định vô hình 483.767.278 28.506.912 96.753.456 96.753.456 358.506.910 3.7 Tổng 11.388.022.048 6.029.430.845 1.902.537.044 1.338.511.551 4.020.079.652 Trích từ thuyết minh báo cáo tài chính năm 2004 Thương hiệu VINACONEX có giá trị là 450 triệu đồng Việt Nam. Giá trị của phương tiện máy móc là lớn nhất, do đó mức khấu hao cũng lớn nhất. Thời gian khấu hao của máy móc chỉ còn khoảng 3 năm. Thời gian khấu hao của nhà cửa lâu nhất (khoảng 7 năm), của trang thiết bị văn phòng là nhỏ nhất (1.6 năm). 2.3.6 Tình hình sử dụng tài sản cố định. Bảng 2.8 : Bảng tăng giảm tài sản cố định hữu hình Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2003 2004 Chênh lệch I. Nguyên giá 1. Số dư đầu kỳ 9.300.317.239 11.163.525.350 1.863.208.111 2. Số tăng trong kỳ 26.371.997.609 925.705.821 (25.446.291.788) Mua sắm mới 18.271.552.770 141.501.428 (18.130.051.342) Xây dựng mới 7.543.897.933 784.204.393 (6.759.693.540) 3. Số giảm trong kỳ 24.508.789.498 1.184.976.401 (23.323.813.097) Thanh lý 0 0 0 Nhượng bán 0 0 0 Chuyển công cụ dụng cụ 0 400.772.008 400.772.008 Điều chuyển 24.508.789.498 784.204.393 (23.724.585.105) 4. Số cuối kỳ 11.163.525.350 10.904.254.770 (259.270.580) II. Giá trị đã hao mòn 1. Đầu kỳ 4.858.171.527 6.246.991.977 1.388.820.450 2. Tăng trong kỳ 1.388.820.450 1.241.758.095 (147.062.355) 3. Giảm trong kỳ 0 246.068.044 246.068.044 4. Số cuối kỳ 6.246.991.977 7.242.682.028 995.690.051 III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 4.442.145.712 4.916.533.373 474.387.661 2. Cuối kỳ 4.916.533.373 3.661.572.742 (1.254.960.631) Trích từ thuyết minh báo cáo tài chính năm 2004 Trong 2 năm 2003 và 2004, công ty không có tài sản thanh lý hay nhượng bán. Chỉ có tài sản được điều chuyển sang nhà máy kính. Giá trị tăng và giảm của năm 2003 rất lớn do năm đó, nhà máy kính bắt đầu đi vào hoạt động. Toàn bộ phần giá trị tăng thêm đều được chuyển luôn sang nhà máy kính. Đến năm 2004, sự tăng giảm này không còn lớn do nhà máy kính đã đi vào hoạt động ổn định. Phần tăng giảm của giá trị hao mòn do kết quả tính khấu hao của công ty. Bảng 2.9 : Bảng tăng giảm tài sản cố định vô hình Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2003 2004 Chênh lệch I. Nguyên giá 1. Số dư đầu kỳ 33.767.278 483.767.278 450.000.000 2. Số tăng trong kỳ 450.000.000 0 (450.000.000) Mua sắm mới 0 Xây dựng mới 0 3. Số giảm trong kỳ 0 0 0 Thanh lý Nhượng bán Chuyển công cụ dụng cụ Điều chuyển 4. Số cuối kỳ 483.767.278 483.767.278 0 II. Giá trị đã hao mòn 1. Đầu kỳ 6.753.456 28.506.912 21.753.456 2. Tăng trong kỳ 21.753.456 96.753.456 75.000.000 3. Giảm trong kỳ 0 0 0 4. Số cuối kỳ 28.506.912 125.260.368 96.753.456 III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 27.013.822 455.260.366 428.246.544 2. Cuối kỳ 455.260.366 358.506.910 (96.753.456) Trích từ thuyết minh báo cáo tài chính năm 2004 Tài sản cố định vô hình không có biến động. Chỉ có giá trị hao mòn được khấu hao đều theo từng năm. 2.3.7 Nhận xét công tác quản lý vật tư và tài sản cố định. Công ty không trực tiếp quản lý vật tư. Nguyên vật liệu chính và phụ dùng cho xây dựng được bảo quản tại công trình, do đội thi công chịu trách nhiệm. Giảm công tác quản lý kho hàng xuống mức tối thiểu. Rất hiệu quả trong công tác quản lý cũng như trong việc thi công. Công tác quản lý rất hợp lý và đúng trình tự. Nhận hàng (vật tư), kiểm tra hàng, chuyển hoá đơn về công ty, vào sổ theo dõi, trả tiền. Tài sản cố định hữu hình có biến động lớn do có sự thành lập nhà máy sản xuất kính an toàn. Tài sản cố định hữu hình tăng chủ yếu ở thiết bị xây dựng. Tài sản cố định vô hình không có biến động. Kế toán tài sản cuối mỗi quý đều tập hợp số liệu, giám sát sự biến động của tàI sản. Cuối niên độ kế toán thì chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp. Công tác quản lý vật tư và tài sản cố định rất tốt. 2.4 Phân tích chi phí và giá thành. Giá thành sản phẩn là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định. Giá thành sản phẩm là một căn cứ quan trọng để xác định giá bán sản phẩm. Giá thành được tập hợp bởi các chi phí, mỗi công ty có một cách tập hợp chi phí khác nhau theo quy định của nhà nước. 2.4.1 Phân loại chi phí. Có rất nhiều loại chi phí khác nhau, người ta phân chúng thành các loại riêng để phân biệt. Mỗi loại có mục đích và công dụng riêng, chúng đều phục vụ cho việc lập kế hoạch giá thành, phân tích giá thành, tìm biện pháp hạ giá thành... Dưới đây là một số cách phân loại chính ở các công ty: Phân loại theo nội dung (yếu tố) có: Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi khấu hao tài sản cố định. Chi phí khác bằng tiền. Công dụng: lập các dự toán sau: Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dự toán chi phí sản xuất chung. Dự toán chi phí sản xuất phân xưởng. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Dự toán chi phí bán hàng. Căn cứ phân loại: dựa vào nội dung kinh tế của chi phí (chi vào việc gì). Phân loại chi phí theo khoản mục có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Chi phí quản lý. Chi phí bán hàng. Công dụng: Lập kế hoạch giá thành sản phẩm. Phân tích việc thực hiện kế hoạch giá thành, tìm biện pháp hạ giá thành. Dùng để xác định cơ cấu giá thành. Căn cứ: dựa vào địa điểm phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Ngoài hai cách thông thường trên, người ta còn chia chi phí thành các loại sau: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Tại công ty đang áp dụng phương pháp tính chi phí theo khoản mục. Nhưng do đặc điểm của ngành xây dựng mà ở công ty chỉ có 4 khoản mục (thay vì 5 khoản mục như trên). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí chung. Chi phí máy thi công. Trong chi phí chung đã bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.4.2 Xây dựng giá thành kế hoạch. Công ty không xây dựng giá thành kế hoạch. Giá thành để công ty chấp nhận thi công là giá đấu thầu. Giá đấu thầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu công ty có thể chấp nhận được giá nhà thầu đưa ra (hoặc công ty có giá thầu được chủ đầu tư chấp nhận) thì công ty sẽ được nhận công trình. Giá bỏ thầu căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư. Công ty sẽ ước lượng chi phí dựa theo yêu cầu chủ đầu tư. Nếu đã có thiết kế thì căn cứ vào thiết kế để tính giá thành công trình. Các chi phí dựa theo chi phí do bộ xây dựng quy định. Giá bỏ thầu do giám đốc công ty quyết định khi tham gia đấu thầu. Đôi khi cũng có một số hợp đồng có giá trị thấp hơn so với thực tế mà công ty vẫn phải làm vì để giữ khách hoặc tìm kiếm khách hàng mới. 2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế. Như đã trình bày công ty tập hợp chi phí theo khoản mục. Có 4 khoản mục được công ty tập hợp để tính giá thành một công trình, phục vụ cho mục đích quyết toán công trình. a. Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành (thường từ 65% - 70%) do vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí vật chất trong thi công, đồng thời tính chính xác giá thành công trình xây dựng, từ đó tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí làm giảm giá thành sản phẩm. Tại công ty, khi có công trình phòng Kế hoạch- Kỹ thuật căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công từng công trìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC883.doc