Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội

 

PHẦN 1 1

I. Quá trình hình thành và phát triển: 1

II. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty: 2

TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 4

III. Đặc điểm hoạt động của công ty XNK máy Hà Nội: 5

1. Những mặt hàng nhập khẩu 6

2. Những mặt hàng xuất khẩu 6

3. Kinh doanh dịch vụ 7

4. Đặc điểm về thị trường: 7

5. Đặc điểm về cạnh tranh: 8

6. Đặc điểm về nguồn cung cấp : 9

IV. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty XNK máy Hà Nội: 9

PHẦN THỨ HAI 16

I. Định hướng, mục tiêu phát triển năm 2004: 16

II. Các chỉ tiêu cơ bản kế hoạch 2004: 16

A. Chỉ tiêu kế hoạch chung của Công ty: 16

1. Xuất khẩu: 1.000.000USD 16

2. Nhập khẩu: 13.500.000USD 17

B. Chỉ tiêu kế hoạch giao cho đơn vị : 17

III. Các biện pháp thực hiện kế hoạch 2004: 17

1. Về xuất khẩu: 17

2. Về nhập khẩu: 17

3. Thực hiện tổng doanh thu: 18

4. Tăng cường các biện pháp quản lý kinh doanh: 18

4.1 Công tác quản lý tài chính: 18

4.2 Công tác tổ chức lao động và tiền lương: 19

5. Công tác cổ phần hoá doanh nghiệp: 19

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Điện thoại :84-4-8289623 fax: 84-4-8289624 Email : machinohanoi@hn.vnn.vn với hệ thống văn phòng, thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhiệt tình năng động am hiểu về kinh tế và giàu kinh nghiệm. Ngoài ra công ty còn có một ban đại diện tại số 3A- Hoàng Diệu- Hải Phòng. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thương mại, từ tháng 6/2003, Công ty đã chuyển giao từ TCT Máy và Phụ tùng về trực thuộc Bộ Thương mại, theo quy chế quản lý và hoạt động mới do Bộ Thương mại phê duyệt. Sau 4 năm hoạt động, đến năm 2003 tình hình Công ty phát triển như sau: Tổng số cán bộ công nhân viên :285 người Số phòng ban quản lý : 03 Số phòng kinh doanh : 05 Số cửa hàng kinh doanh: 01 Số CBCNV kinh doanh và dịch vụ : 86 người Xí nghiệp may xuất khẩu gồm 194 người , cụ thể: Văn phòng: 13 người Gián tiếp : 18 người Trực tiếp sản xuất: 163 người Xí nghiệp dệt len xuất khẩu: Cán bộ quản lý:5 người Chuyên gia: 19 người Không kể 506 công nhân đang chờ việc Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm dương lịch. Vốn điều lệ công ty gồm : Vốn Nhà nước giao tại thời điểm thành lập công ty Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho công ty (Nếu có) Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung theo quy định hiện hành Các nguồn vốn khác (Nếu có) Cơ cấu tổ chức quản lý công ty: Bộ máy quản lý trong doanh nghiệp là nơi đưa ra các quyết định về sản xuất kinh doanh tác động đến mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Vì vậy, bộ máy quản lý trong doanh nghiệp có vai trò tích cực trong việc tạo nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty có cơ cấu quản lý theo kiểu phân cấp, phân quyền rõ ràng không chồng chéo Nhằm tạo ra sự năng động, gọn nhẹ hơn nữa trong bộ máy quản lý, công ty không ngừng tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lý, xác định rõ chức năng của phòng ban sao cho phù hợp nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn đổi mới. Đặc biệt từ khi sắp xếp lại, công việc và vai trò của các thành viên trong công ty đã được định rõ .Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban và người quản lý trong công ty được quy định như sau: Sơ đồ tổ chức công ty Giám đốc Các Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng thị trường và đầu tư Xí nghiệp may xuất khẩu Xí nghiệp dêt len xuất khẩu Phòng Tài chính Kế toán Kế hoạch thống kê [ Phòng kinh doanh 1 Phòng kinh doanh 2 Phòng kinh doanh 3 Phòng kinh doanh 4 Phòng kinh doanh 5 Trung tâm dịch vụ và thương mại Ban Đại diện Hải Phòng Tổ chức bộ máy công ty Bao gồm Giám Đốc, Các Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng và Bộ máy giúp việc Giám Đốc công ty do Bộ trưởng Bộ thương mại quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám Đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ thương mại và trước pháp luật về điều hành hoạt động công ty. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của công ty ghi trong điều lệ công ty. Phó Giám Đốc công ty giúp Giám Đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chiu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công uỷ quyền. PGĐ công ty được Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám Đốc. Kế toán trưởng giúp Giám Đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về kế toán thống kê và được kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Kế toán trưởng được Bộ trưởng bộ thương mại quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc. Văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Giám Đốc trong quản lý và điều hành công ty. Đặc điểm hoạt động của công ty XNK máy Hà Nội: Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội với chức năng là một công ty thương mại có hoạt động chính là kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng mang tính chất công nghiệp theo giấy phép kinh doanh để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Cụ thể sách lược kinh doanh của công ty: Tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu Tăng cường buôn bán với các quốc gia trên thế giới để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng theo hướng đa dạng hoá để đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đổi mới phương thức xuất nhập khẩu kết hợp giữa xuất nhập khẩu uỷ thác với xuất nhập khẩu kinh doanh nhằm đẩy mạnh kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty. Phát triển các mặt hàng nhập khẩu lợi nhuận cao và nhanh thuộc khả năng kinh doanh của công ty như thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất, máy móc hiện đại công nghệ cao, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt ưu tiên nhập khẩu vật tư, kỹ thuật, công nghệ để phục vụ cho phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu chế biến hàng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ. Mở ra các dự án sản xuất và có hướng liên doanh, liên kết. Như đã nói, do tính chất là một doanh nghiệp Nhà nước, nên công ty có chức năng và phương hướng hoạt động thay đổi phù hợp với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Để thực hiện các mục tiêu, sách lược kinh doanh đã đặt ra trong bối cảnh hội nhập sâu với thế giới của nước ta, công ty đã tự chủ hoàn toàn trong hoạt động kinh doanh của mình, không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh: không chỉ thực hiện xuất nhập khẩu các sản phẩm phục vụ cho ngành cơ khí, luyện kim và hoá chất. Công ty còn tiến sang xuất nhập khẩu các mặt hàng đầu tư gia dụng và một số hàng tiêu dùng khác. Hơn nữa công ty còn phát triển sang các lĩnh vực khác như gia công, chế biến hàng xuất nhập khẩu, tiêu dùng trong nước. Những mặt hàng nhập khẩu Các loại máy móc, thiết bị lẻ Thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất Phương tiện vận tải thuỷ bộ Phụ tùng Nguyên vật liệu cho sản xuất Hàng công nghiệp tiêu dùng Những mặt hàng xuất khẩu Hàng công nghiệp: động cơ diesel, động cơ điện, máy biến thế, máy công cụ, xe tải, xe khách, săm lốp, thiết bị làm đường, máy làm gạch, quạt điện, dụng cụ đo điện..... Hàng công nghiệp tiêu dùng: các sản phẩm may, bao bì , đồ nhựa... Nông sản phẩm: gạo, cà phê, hạt tiêu, lạc nhân, đỗ xanh, rau quả tươi khô và chế biến.... Lâm sản: cao su, lâm sản chế biến, gỗ rừng trồng... Hải sản chế biến, đông lạnh, phơi khô.... Hàng thủ công mỹ nghệ... Kinh doanh dịch vụ Bán đại lý Xây dựng và tư vấn xây dựng Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho hàng... Giao nhận vận chuyển, chuyển tải, tạm nhập tái xuất Kinh doanh cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác. đặc điểm về thị trường: trong điều kiện kinh tế thị trường ngày một phát triển mạnh mẽ, là một doanh nghiệp có tuổi đời còn trẻ nhưng công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội bước đầu đã có những kết quả được đánh giá là khả quan.Trước đây hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng công ty Máy và Phụ tùng-Bộ thương mại,và nay là Bộ Thương mại, một mặt công ty được kế thừa truyền thống trên 40 năm xây dựng và trưởng thành của Tổng công ty, mặt khác Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội cũng đã có quan hệ buôn bán và hợp tác với khách hàng trong nước và hàng trăm khách hàng của trên 30 nước khắp các châu lục trên thế giới. Ngoài ra, do công ty phải tiếp xúc với lĩnh vực kinh doanh mà sản phẩm chủ yếu phải nhập từ nước ngoài vào và xuất khẩu từ trong ra nên liên quan tới nhiều khâu phức tạp của quá trình ngoại thương đồng thời sản phẩm cũng chịu sự chi phối của giá cả trên thị trường thế giới, chính vì vậy công ty luôn chủ trương gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước. Đặc biệt , trong bối cảnh hội nhập sâu vào khu vực và quốc tế,thị trường nội địa gắn bó và chịu ảnh ngày càng sâu sắc với thị trường nước ngoài trong việc ổn định giá và cung cầu, công ty đã tăng cường tiếp cận thị trường, ngoài thị trường và khách hàng truyền thống như Bỉ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Tây Ban Nha.... công ty còn chủ trương mở rộng thị trường tìm cách vươn tới các thị trường xa, chú ý hình thành thị trường trọng điểm cho từng mặt hàng theo hướng nhằm vào các địa chỉ lớn, giàu tiềm năng như thị trường Mỹ, Hà Lan...Mặt khác, cũng theo sát sự biến động giá cả, luân chuyển hàng hoá của thị trường trong và ngoài nước. Từ đó phân tích đánh giá sớm đưa ra quyết định để điều hoà thị trường giữ giá ổn định, đảm bảo cân đối nhất là những mặt hàng trọng yếu, hàng có phần nhập ngoại và các yếu tố: sản lượng, giá cả nhập khẩu tiến độ đưa hàng về, năng lực sản xuất trong nước luôn được xem xét để phục vụ cho việc ra quyết định tối ưu nhất. Đặc điểm về cạnh tranh: Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lĩnh vực xuất nhập khẩu của Tổng công ty Máy và Phụ tùng có thể xem là độc quyền, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước, vì vậy đã khắc phục được nhiều khó khăn trước biến động của thị trường, giữ được vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nứơc, thực hiện đúng theo sự điều hành của Nhà nước, giữ cân đối cung cầu, ổn định thị trường. Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội ra đời vào thời điểm đất nước đang có những chuyển biến rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực kinh doanh mà công ty theo đuổi là một thị trường nhiều tiềm năng nên có nhiều hãng trong và ngoài nước tham gia vào thị trường. Mức độ cạnh tranh theo đó cũng ngày càng tăng cao. Hơn nữa việc Nhà nước chủ trương thực hiện AFTA 755 dòng thuế ở danh mục tạm thời sẽ được cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu, Từ năm 2003-2005 , thực hiện tất cả các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ,từ năm2003 ASEAN và Trung quốc đã thiết kế cụ thể Hiệp định khung thành lập khu vực mậu dịch tự do... Như vậy hàng hoá doanh nghiệp nước ngoài sẽ tràn vào thị trường trong nước, tạo một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ. Hơn nữa, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định luật chống cạnh tranh không lành mạnh qua việc bán phá giá, việc hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam còn lạc hậu so với các nước, dịch vụ xuất khẩu chất lượng thấp, giá thành cao, chưa phù hợp yêu cầu thị trường. Về nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu các máy móc, thiết bị công nghệ nguồn tiên tiến còn thấp...Nếu muốn đứng vững và phát triển, vấn đề đặt ra cho công ty là phải nhanh chóng nâng sức cạnh tranh phải lựa chọn mặt hàng kinh doanh, dịch vụ thích hợp và phát triển nó, đổi mới công nghệ quản lý, phương thức kinh doanh hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bằng mọi giải pháp để nắm được đầy đủ các thông tin, nhất là thông tin về khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ cùng loại; về công nghệ mới, về đối thủ cạnh tranh, về cơ chế chính sách, luật lệ của cả nước ta và nước ngoài có quan hê giao dịch cũng như các tổ chức quốc tế hữu quan ...để vận dụng trong kinh doanh. Đặc điểm về nguồn cung cấp : Do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước. Cho nên cũng giống các doanh nghiệp thuộc Bộ thương mại khác, xuất phát từ hoạt động thuần tuý thương mại , tuy đã có nhiều giải pháp gắn với sản xuất, tạo thêm hàng ổn định, sản phẩm có uy tín đáp ứng yêu cầu của thị trường song do ít có cơ hội ra nước ngoài, tiếp xúc với đối tác nước ngoài nên vẫn chưa thiết lập được một hệ thống bán hàng phân phối và giới thiệu sản phẩm của mình rộng khắp. Công việc này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào người nhập khẩu hoặc nhà phân phối nước ngoài, chính vì vậy nên nguồn hàng thường không ổn định, bấp bênh. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải tìm được thị trường, gắn với sản xuất để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm phục vụ xuất khẩu đồng thời nắm bắt được nhu cầu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời phải cố gắng khắc phục khó khăn trước biến động về giá cả thị trường, giữ được vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện đúng theo sự điều hành của Nhà nước, góp phần giữ cân đối cung cầu. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty XNK máy Hà Nội: Bảng 2.1: báo cáo kết quả kinh doanh đơn vị : đồng s tt Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 2002/2001 A B 1 2 3=2-1 Tổng doanh thu 89335010930 146275763888 56940752958 Trong đó: doanh thu hàng xk 85719062685 -85719062685 Doanh thu thuần 89335010930 146275763888 56940752958 Giá vốn hàng bán 84219533435 139565428713 55345895278 Lợi nhuận gộp 5115477495 6710335175 1594857680 Chi phí bán hàng 845081793 616878284 -228203509 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4139331926 5160436472 1021104546 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 131063776 933020419 801956643 Chi phí hoạt động tài chính 871781012 871781012 Thu nhập hoạt động tài chính 44493769 140683979 96190210 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 44493769 -731097033 -775590802 Tổng lợi nhuận trước thuế 175557545 201923386 26365841 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 56178000 64615000 8437000 Lợi nhuận sau thuế 119379545 137308386 17928841 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty XNK máy Hà Nội năm 2001-2002 *Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty: Hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2001 đến cuối năm 2002 tương đối ổn định. Sự thay đổi của nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn khá hài hoà, Nếu tổng tài sản của Công ty tăng lên rõ rệt từ con số 37764738387 năm 2001 đã tăng lên thành 68510036095 tỷ năm 2002, thì bên nguồn vốn cũng có sự gia tăng đáng kể của khoản mục nợ phải trả, mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Từ bảng cân đối kế toán, có thể thấy công ty đã bố trí cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động tương đối hợp lý Chỉ tiêu đvt Năm 2001 Năm 2002 Cơ cấu tài sản TSCĐ/Tổng tài sản % 4,66 10,29 TSLĐ/ Tổng tài sản % 94,93 87,71 Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 85,05 91,60 Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn % 14,95 8,40 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty XNK máy Hà Nội năm 2001-2002 Xét về chức năng, vai trò của môt doanh nghiệp thương mại thì kết quả này khá khả quan do yêu cầu đầu tiên của công ty là phải có tốc độ quay vòng vốn nhanh để tiết kiệm chi phí , nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh. Tuy nhiên, trong cơ cấu gia tăng của tài sản lưu động, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm, ngoài ra các khoản trả trước cho người bán tuy giảm rõ rệt từ 11944815140đ năm 2001 tới năm 2002 con số này chỉ còn 3466233052đ nhưng phải thu của khách hàng lại tăng vọt trong tổng giá trị các khoản phải thu là do một số hợp dồng thanh toán với người bán nước ngoài. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng tồn kho /tổng tài sản chiếm 17% năm 2001 xuống còn 16% năm 2002, chứng tỏ nguồn vốn ứ đọng qua các năm không đáng kể. Từ các chỉ tiêu nêu trong bảng báo cáo tài chính cho phép ta xây dựng nên một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng về khả năng thanh toán của công ty qua các năm thông qua bảng sau: Khả năng thanh toán Đvt Năm 2001 Năm 2002 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.18 1.09 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.13 1.06 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.26 0.10 Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần 1 1 Nguồn : báo cáo tài chính công ty XNK máy Hà Nội năm 2001- 2002 Những điều này cho thấy khả năng thanh toán xét cả phương diện tổng quát và thanh toán nhanh có giảm sút, hơn nữa cũng đánh dấu cho việc xác định điều kiện cân bằng tài chính của công ty đồng thời với số liệu này cũng cho thấy khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của công ty phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng. Cụ thể vốn kinh doanh của công ty gần như 100% vay Ngân hàng, lãi suất vay vốn tăng cao và ngân hàng thắt chặt cơ chế tín dụng, yêu cầu phải thế chấp vay vốn. Mặt khác trong công ty đang trong giai đoạn thực hiện cổ phần hoá, nên công ty cũng muốn hạn chế các hoạt động kinh doanh trả chậm để tránh phát sinh nợ, nhất là nợ khó đòi. Doanh thu thuần tăng mạnh từ 89335010930 đ năm 2001 lên đến 146275763888đ năm 2002, một phần là do nhu cầu nhập khẩu uỷ thác của khách hàng tăng mạnh trong năm và nhờ vào khả năng tiếp cận thị trường nhanh nhạy của công ty. Doanh thu năm 2002 tăng hơn hẳn so với năm 2001 nhưng kéo theo đó, các loại chi phí cũng tăng theo do vậy kéo theo lợi nhuận không cao hơn hẳn so với năm 2001. Cụ thể tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm sút từ 0.13% năm 2001 xuống còn 0.09% năm 2002 trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh ngày một gay gắt trong kinh doanh, . Điều này cho thấy việc nâng cao thu nhập không ngoài mục đích tăng doanh thu mà còn phải tối thiêủ hoá chi phí như các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán...Riêng về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, công ty đã luôn hoàn thành vai trò, trách nhiệm của một DNNN thuộc Bộ Thương mại. Đó là phải thực hiện vai trò chủ đạo của DNNN trên ý nghĩa phải đi đầu trong phát triển kinh tế, thể hiện được định hướng phát triển doanh nghiệp nói chung trong cơ chế mới, phục vụ tốt các mặt hàng thiết yếu thuộc chức năng kinh doanh, giữ ổn định thị trường, đúng theo sự điều hành của Nhà nước. Trong năm 2003 mặc dù công ty luôn nhận được sự giúp đỡ quan tâm, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các Bộ và các Vụ, Cục thuộc Bộ. Nội bộ lãnh đạo và CBCNV của công ty đoàn kết, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể là: Về XNK: Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch của Bộ giao trong đó Nk theo kế hoạch :10,5 triệu USD, thực hiện 11,6 triệu USD vượt kế hoạch 10%. XK vượt 28% doanh thu vượt 26%, nộp ngân sách vượt 39% lợi nhuận vượt 130 tr đồng. Về đầu tư sản xuất: Trong năm 2003, các phòng Quản lý và BGĐ đã có những cố gắng để khai thác tốt hơn cơ sở nhà xưởng của công ty tại Đông anh như hợp tác với đối tác Hông Kông cải tạo Kho A3 thành lập XN Len XK tạo việc làm cho trên 500 công nhân và giúp Công ty hoàn thành chỉ tiêu XK năm 2003. Về dịch vụ nhập khẩu uỷ thác, thế mạnh của công ty trước đây, năm nay giảm sút nghiêm trọng, phí uỷ thác chỉ thu được trên 300 triệu đ, so với hàng tỷ đồng các năm trước, nên đã ảnh hưởng lớn tới thu nhập và chỉ tiêu của công ty. Mặc dù vậy, trong năm 2003 công ty cũng còn gặp phải nhiều nguyên nhân khác gây ảnh hưởng không nhỏ tới cơ chế quản lý cũng như năng suất làm việc của CBCNV trong công ty.Về chủ quan, Công ty là đơn vị mới được thành lập, vốn ít, chỉ có 3 tỷ đồng vốn lưu động, CBCNV lên tới gần 300 người , trên 80% là nữ, cán bộ kinh doanh tuỏi đời hầu hết từ 50 tuổi trở lên, còn chậm thích nghi với cơ chế thị trường do quen với cơ chế bao cấp. Năm 2003 Công ty có xí nghiệp may đang trong giai đoạn bắt đầu sản xuất sau đầu tư và xí nghiệp dệt len gia công xuất khẩu mới đầu tư đã gặp khó khăn về cota xuất khẩu nên thiếu việc làm. Việc khập khẩu cũng gặp khó khăn do biến động của tỷ giá ngoại tệ nhất là đồng EURO, đông JPY so với VNĐ. Đồng thời với chính sách hội nhập, việc nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do việc cưỡng chế sai của Hải quan, Công ty đã phải tìm nhiều biện pháp tháo gỡ mới khỏi ách tắc. Về công tác quản lý kinh doanh: Công tác quản lý tài chính: Hàng hoá tồn kho: 2.127 triệu đông, chủ yếu là hàng đang chờ bán Các khoản phải thu đến 31/12/2003 : 45 tỷ đồng Các khoản nợ phải trả đến 31/12/2003: 43 tỷ đồng Trong đó vay ngân hàng: 40 tỷ đồng Công ty đang tập trung để thu hồi các khoản nợ để lành mạnh hoá tài chính chuẩn bị cổ phần hoá tài chính. Bảng 2.3: tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước stt Chỉ tiêu Mã số Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Thuế (10=11+12+13+14+15+16+17+18+19+20) 10 10873981743 16538477387 Thuế VAT hàng bán nội địa 11 7174609370 Thuế VAT hàng nhạp khẩu 12 2529381151 8037379371 Thuế tiêu thụ đặc biệt 13 Thuế XNK 14 3516208798 7833054414 680000000 Thuế TNDN 15 40000000 91262000 75000000 Thu trên vốn 16 96532288 60212877 Thuế tài nguyên 17 Thuế nhà đất 18 30691000 Tiền thuê đất 19 13020000 26762000 Các loại thuế khác 20 2920287 489806725 Các khoản phải nộp khác(30=31+32+33) 30 90000000 Các khoản phụ thu 31 Các khoản phí lệ phí 32 Các khoản khác 33 Tổng cộng (40=10+30) 40 10873981743 16538477387 Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty XNK máy Hà Nội năm 2001-2002-2003 Phần thứ hai Phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2004 Định hướng, mục tiêu phát triển năm 2004: Năm 2004 là năm công ty tiến hành cổ phần hoá vì vậy định hướng kinh doanh sản xuất là lấy mục tiêu hiệu quả là chính, đảm bảo an toàn vốn, tránh phát sinh công nợ nhất là nợ quá hạn và nợ khó đòi, cụ thể như sau: Tập trung đẩy mạnh đấu thầu để nhập khẩu cung cấp các hệ thống dây chuyền thiết bị lớn cho các dự án lớn để tăng nguồn thu. Tập trung kinh doanh cung cấp các loại nguyên vật liệu cho các nhà máy sản xuất đảm bảo khả năng thanh toán, hạn chế kinh doanh trả chậm nhất là các đơn vị khả năng thanh toán không chắc chắn, hạn chế các khoản nợ khó trả phát sinh và tích cực thu các khoản nợ cũ. Tập trung sức củng cố, đẩy mạnh sản xuất của Xí nghiệp may xuất khẩu, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, thu đủ khấu hao và trả vốn, lãi ngân hàng, phấn đấu không để lỗ tiếp. Tiếp tục đẩy mạnh làm dịch vụ nhập khẩu uỷ thác không bỏ vốn, khả năng thanh toán nhanh và hiệu quả cao. Khai thác cơ sở vật chất sẵn có bằng cách hợp tác kinh doanh nhằm tăng nguồn thu chắc chắn. Tích cực triển khai các bước cổ phần hoá theo đúng kế hoạch đã đề ra vào đầu năm 2004. Các chỉ tiêu cơ bản kế hoạch 2004: Chỉ tiêu kế hoạch chung của Công ty: Xuất khẩu: 1.000.000USD Gồm: Hàng may mặc : 600.000USD Hàng nông sản: 200.000USD Hàng khác: 200.000USD Nhập khẩu: 13.500.000USD Nhập khẩu kinh doanh: 9.500.000USD Gồm: thiết bị, Máy móc XD: 5.500.000USD Nguyên vật liệu: 4.000.000USD Nhập khẩu uỷ thác: 4.000.000USD Gồm: Thiết bị, Máy móc: 4.000.000USD Tổng doanh thu: 140.000 Triệu đ Doanh thu bán hàng NK: 133.500Triệu đ Doanh thu gia công SX: 3.500triệu đ Doanh thu dịch vụ :3.000triệu đ Tổng quỹ lương:3.929triệu đ Thu nhập bình quân: Kinh doanh: 1.300.000đ/người/tháng Công nhân XN: 600.000đ/tháng Lợi nhuận:300 triệu đ Chỉ tiêu kế hoạch giao cho đơn vị : Các biện pháp thực hiện kế hoạch 2004: Về xuất khẩu: Công ty tập trung vào sản xuất gia công hàng may mặc để xuất khẩu sang EU, Bắc Mỹ và các nước khác. Đồng thời chú ý khai thác các mặt hàng nông sản như: chè, cà phê, cao su, ... Về nhập khẩu: Công ty sẽ chủ động nhập khẩu kinh doanh một số ô tô tải, ô tô khách, thiết bị xây dựng như máy ủi, máy xúc, cần cẩu...để cung cấp cho nhu càu trong nước. Tập trung nhập khẩu các nguyên kiệu cho các nhà máy sản xuất trong nước thực sự sản xuất và có khả năng thanh toán tốt. Trực tiếp đấu thầu và liên doanh với các Công ty nước ngoài để tham gia đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị cho các dự án đầu tư trong nước. Tiếp tục bám sát các địa phương, các tỉnh các dự án để làm công tác nhập khẩu uỷ thác. Tuy nhiên việc nhập khẩu uỷ thác các năm tới sẽ giảm nhiều vì các khách hàng, kể cả các địa phương tự động nhập khẩu không cần thông qua uỷ thác. Tìm nguồn hàng mua bán trong nước đảm bảo chắc chắn và không phải bỏ vốn. Thực hiện tổng doanh thu: Công ty sẽ duy trì nhập khẩu kinh doanh, giữ khách hàng và nâng cao chất lượng công tác nhập khẩu, xem đây là khả năng, thế mạnh sẵn có của công ty để tăng doanh số bán hàng và tăng thu nhập, chuẩn bị cho sau cổ phần hoá. Tích cực khai thác các nguồn hàng trong nước để cung ứng cho các đơn vị trong nước thay thế các mặt hàng nhập khẩu, tăng cường hợp tác kinh doanh, tập trung khai thác kinh doanh cửa hàng hiện có nhằm tăng doanh số bán nội địa, mở hướng đại lý bán hàng trong nước. Đẩy mạnh dịch vụ tiếp nhận và vận chuyển hàng nhập khẩu, khai thác hết năng lực hiện có về kho tàng, nhà xưởng và đất đai để tạo nguồn thu chắc chắn cho công ty. Tăng cường các biện pháp quản lý kinh doanh: Công tác quản lý tài chính: Đảm bảo nguyên tắc tài chính trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong khâu kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động. Coi việc bảo toàn vốn là vấn đề hàng đầu trong công tác kinh doanh. Tăng cường tìm hiểu kỹ khách hàng, chỉ bán hàng trả chậm đối với khách có khả năng thanh toán tốt, hạn chế bán trả chậm đối với công ty TNHH không có bảo lãnh ngân hàng, không để thua lỗ, thất thoát vốn, làm tốt công tác kế toán thống kê. Khai thác các nguồn vốn tín dụng để đảm bảo phát triển kinh doanh và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của Công ty. Có các biện pháp tiết kiệm triệt để trong kinh doanh và tiêu dùng, chống lãng phí, tham ô. Giảm bớt chi phí kinh doanh để tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo tăng thu nhập cho công ty. Công tác tổ chức lao động và tiền lương: Nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức theo hướng tăng cường cho sản xuất, kinh doanh, giảm bớt khâu gián tiếp. Động viên CBCNV phát huy tinh thần tích cực, chủ động tìm việc. Có phương án sắp xếp lao động hợp lý để giảm bớt số CBCNV dôi dư như động viên nghỉ hưu theo NĐ41/CP hoặc các chế độ nghỉ khác. Tuyển dụng thêm các cán bộ mới có năng lực, tăng cường sức trẻ cho công ty và đổi mới lao động. Có chế độ khuyến khích lực lượng trẻ và đảm bảo lực lượng này gắn bó với công ty. Tiếp tục duy trì Quy chế trả lương va thưởng theo cơ chế khoán. Nghiên cứu kiện toàn Quy chế khoán lương theo hướng động viên các đơn vị , cá nhân tích cực kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả cao, hạn chế những cá nhân chưa tích cực tìm việc và lao động. Chú trọng công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ phục vụ kinh doanh và phát triển lâu dài. Thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC965.doc
Tài liệu liên quan