Phần I: Điều tra cơ bản 1
I. Điều kiện tự nhiên: 1
1.2. Điều kiện đất đai và khí hậu: 1
1.2.1.Điều kiện đất đai: 1
1.2.2. Điều kiện khí hậu: 4
3. Giao thông, thuỷ lợi: 6
3.1. Giao thông: 6
3.2. Thuỷ lợi: 6
II. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội: 7
2.1. Dân số và lao động: 7
2.2. Tình hình thu nhập và đời sống: 7
2.3. Văn hoá và xã hội: 8
2.4. Các tổ chức chính quyền và đoàn thể: 11
2.4.1.Các tổ chức chính quyền: 11
2.4.2. Các tổ chức đoàn thể: 11
III. Tình hình sản xuất - kinh doanh: 12
3.1.Tình hình sản xuất ngành trồng trọt: 12
3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi: 13
3.3.Tình hình sản xuất lâm nghiệp: 14
3.4. Tình hình sản xuất các ngành nghề khác: 14
3.4.1. Nuôi trồng thuỷ sản: 14
3.4.2. Ngành cơ khí: 15
IV. thuận lợi, khó khăn của Nông trường Hà Trung trong quá trình phát triển sản xuất: 15
4.1. Thuận lợi: 15
4.2. Khó khăn: 17
Phần II: Chỉ đạo sản xuất 18
I. Đặt vấn đề: 18
II. Mục đích, yêu cầu: 19
2.1. Mục đích: 19
2.2. Yêu cầu: 19
III. Nội dung và phương pháp chỉ đạo sản xuất: 19
3.1.Nội dung chỉ đạo: 19
3.2. Phương pháp chỉ đạo: 20
IV. Kết quả chỉ đạo: 21
4.1. Chỉ đạo thu hoạch: 23
4.2. Xử lý sau thu hoạch: 25
4.3. Chăm sóc mía lưu gốc: 28
4.3.1. Bón phân lót: 28
4.3.2. Dặm gốc đảm bảo mật độ: 30
4.3.3. Xới xáo, bón thúc: 31
4.3.4. Phòng trừ sâu bệnh: 33
V. Kết luận và đề nghị: 35
5.1. Kết luận: 35
5.2. Đề nghị: 36
Phần III: Nghiên cứu khoa học 37
I. Đặt vấn đề: 37
1.1.Tính cấp thiết của đề tài: 37
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: 38
1.2.1. Cơ sở lý luận: 38
1.2.2. Cơ sở thực tiễn: 38
1.3. Mục đích, yêu cầu của đề tài: 39
1.3.1. Mục đích: 39
1.3.2. Yêu cầu: 39
II. Tổng quan tài liệu: 39
2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong và ngoài nước: 39
2.1.1. Nguồn gốc và giá trị của cây vải: 39
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước: 42
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới: 43
2.2. Tình hình nghiên cứu và biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải: 46
2.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại nhãn vải: 46
2.2.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch và biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải: 56
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu thiên địch ( kẻ thù tự nhiên). 56
2.2.2.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải: 59
III. Địa điểm, thời gian, đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu: 62
3.1. Địa điểm nghiên cứu: 62
3.2. Thời gian nghiên cứu: 62
3.3. Đối tượng nghiên cứu: 62
3.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu: 63
IV. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 63
4.1.Nội dung: 63
4.2. Phương pháp nghiên cứu: 63
4.2.1. Nghiên cứu ngoài thực địa: 63
4.2.2. Nghiên cứu trong phòng: 64
4.3.2. Xử lý số liệu và công thức tính toán: 65
V.Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 67
5.1. Kết quả điêù tra thành phần loài: 67
5.4.2. Kết quả điều tra các loài thiên địch: 72
5.2. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá: 74
5.2.1.Đặc điểm hình thái: 74
5.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái: 77
5.2.2.1. Tập tính hoạt động: 77
5.2.2.2. Biến động số lượng: 77
5.2.2.3. Nhịp điệu đẻ trứng 80
5.2.2.4.Quá trình phát triển của sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick: 81
5.3. Vai trò của các loài thiên địch trong việc tiêu diệt sâu hại: 85
5.4. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá: 87
VI. Kết luận và đề nghị: 88
6.1.Kết luận: 88
6.2. Đề nghị: 89
VII. Tài liệu tham khảo: 90
97 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình nghiên cứu thiên địch và biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống kê ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải ở một số nước trên thế giơí năm 1990.
Tên nước
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Trung Quốc
Việt Nam
Thái Lan
ấn Độ
Đảo Đài Loan
ôtxtrâylia
Madagaxca
Nam Phi
Moritius
Reunion
Mỹ
161.681
25.000
13.555
11.410
8.386
1.400
800
480
200
200
100
223.680
50.000
8.410
9.186
11.198
1.450
1.200
800
200
180
40
ở Việt Nam, cây vải cũng được biết đến từ khá lâu, khoảng 2000 năm ( theo sách Trung Quốc, quả thụ tài bồi học, tập 3, 1959 ). Theo tác giả Vũ Công Hậu (1996) [5] thì Việt Nam cũng là quê hương của một số giống vải dại mà các nhà khoa học chưa biết đến vì năm 1972 tác giả đã thấy có một số giống vải chua được bày bán dưới chân núi Tam Đảo, thuộc huyện Tam Dương của tỉnh Vĩnh Phúc.
Có 3 giống vải chính được trồng ở nước ta đó là: Giống vải chua, vải nhỡ, vải thiều. So sánh về chất lượng quả, năng suất cây trồng thì giống vải được trồng với diện tích lớn nhất hiện nay đó là giống vải thiều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giống vải này có đặc tính sinh học tương đối ổn định, tán cây có hình bán cầu, lá nhỏ, phiến lá dày, quả vải khi chín có màu đỏ rất đẹp, hạt nhỏ, cùi dày, hương vị thơm ngon.
Vải là một trong những loại quả đặc sản của vùng nhiệt đới. Lê Quý Đôn, nhà bác học lớn của nước ta thế kỉ 18 đã viết: “ Làng Thịnh Quang ( mạn Hàng Bột ngày nay) có giống quả vải vị ngọt đậm, ăn vào thấy hương thơm tưởng chừng như thứ rượu tiên trên đời. Vải chữa bệnh yếu tim, lại thêm trí nhớ, bổ dạ dày, lá lách, yên thần kinh nên dễ ngủ ’’ (Sách thượng kinh phong vật trí). “ Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thuỷ tinh, như giáng tuyết ’’ (Vân đài loại ngữ, tập II ). Về thành phần dinh dưỡng thì dinh dưỡng có trong quả vải cao hơn so với một số loại quả khác, phần cùi của quả vải chiếm 70 - 80% khối lượng quả, vỏ quả chỉ chiếm 10 - 15%, hạt chiếm 4 - 8%. Trong một 100g nước ép cùi vải có chứa: 11 - 14% đường, 0,4 - 0,9 axit hữu cơ, 34mg lân, 36mg vitamin C, ngoài ra còn có Ca, Fe, Vitamim B1 , B2 , PP. Trong hạt của quả vải (lệ chi hạch) có từ 1 - 1,5% tannin, 1 - 1,2% độ tro, 10 - 12% độ ẩm, 5 - 6% chất béo (T.S Đường Hồng Dật, 2003)[4].
Ngoài những giá trị dinh dưỡng quý đó, hoa cây vải còn là nguồn mật rất tốt. Nên người ta thường nuôi ong trong các vườn vải để lấy mật. Mật ong được lấy từ hoa vải là mật ong đặc sản. Gỗ vải là loại gỗ quý, bền, không bị mọt đục do đó có thể dùng để xây nhà, làm nội thất, đồ trang trí rất đẹp (Vũ Công Hậu, 1996) [5].
Cây vải thích hợp cả ở nơi đất đồi núi, trung du, phát triển được trên các vùng đất đồi gò, vùng hoang hoá Vì vậy đây cũng là chủ chương, chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trống đồi núi chọc, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân vùng núi, vùng cao.
Mặt khác vải thiều có bộ khung tán đẹp nên có thể vừa trồng để lấy quả vừa làm cây bóng mát, vườn sinh cảnh góp phần làm đẹp cảnh quan, trong sạch môi trường
Như vậy không chỉ quả vải mang lại lợi ích cho con người mà hầu hết các bộ phận trên cây vải đều được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vì thế diện tích trồng vải cũng như nhu cầu tiêu thụ vải của nước ta ngày càng tăng mạnh.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước:
Vùng phân bố tự nhiên của cây vải ở nước ta từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra. Hầu hết vải được trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ và một phần khu 4 cũ, nguyên nhân phân bố mật độ cây vải không đồng đều giữa các vùng miền là do yếu tố ngoại cảnh, điều kiện khí hậu, đất đai ở các vùng nói trên phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây vải. Với các vùng khác: Miền Nam, Tây Nguyên cũng có thể trồng được vải nhưng năng suất và chất lượng không cao vì thế người ta ít trồng.
Những nơi có truyền thống trồng vải của nước ta là: Thanh Hà - Hải Dương, Lục Ngạn - Bắc Giang, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Thanh Hoà - Phú Thọ, Nông trường Đông Triều của Quảng Ninh, vườn quốc gia Cát Bà, với những giống vải quý: Giống tu hú, giống vải thiều. Ngoài ra còn có một số huyện của tỉnh Hà Tây trồng nhiều giống vải chín sớm: Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ.
Những năm trở lại đây, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích bà con nông dân sản xuất nông nghiệp, nhằm xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất cây trồng. Cùng với những chính sách đó, việc chuyển đổi giống, đưa những giống mới vào sản xuất được bà con hưởng ứng nhiệt tình. Vì thế, diện tích trồng cây ăn quả (trong đó có vải) của nước ta càng tăng mạnh. Năm 1990, diện tích trồng vải cả nước mới có 5.000 ha, sản lượng đạt 10.200 tấn. Đến năm 1995 riêng ở Hà Tây và Hoà Bình đã trồng 5 vạn ha cả vải, nhãn (Đường Hồng Dật, 2003) [4]. Theo thống kê năm 1997 Miền Bắc có khoảng 25.114 ha trồng vải trong đó 10.313 ha đang trong độ tuổi thu hoạch, sản lượng đạt 27.193 tấn. Những tỉnh có diện tích trồng vải lớn là Bắc Giang 11.785 ha, Hải Dương 9.325 ha, Quảng Ninh 3.077 ha, Hà Tây 604 ha, Lạng Sơn 223 ha. Năm 1998, Bắc Giang có 18.538 ha vải thiều, riêng huyện Lục Ngạn đã có khoảng 10.200 ha, sản lượng đạt 15.000 tấn. Cũng trong năm 1998 Thái Nguyên có 7.839 ha cây ăn quả trong đó vải thiều chiếm 46,58%, là loại cây ăn quả có diện tích lớn nhất so với các loại cây ăn quả khác.
Diện tích trồng vải của các địa phương cũng như cả nước tăng qua các năm, đặc biệt từ năm 2000 đến nay.
Năm 2000 cả nước có 50.000 ha trong đó có 30.000 ha cho sản phẩm, sản lượng đạt được 109.200 tấn quả. Năm 2001 cả nước có 60.000 ha , có 37.000 ha cho sản phẩm. Năm 2003, cả nước có 86.500 ha trong đó có 57.112 ha cho sản phẩm, sản lượng đạt 158.687 tấn. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng lớn là: Bắc Giang, diện tích 34.892 ha, sản lượng đạt 57.296 tấn; Hải Dương diện tích 13.915 ha, sản lượng đạt 29.942 tấn; Lạng Sơn diện tích 7.296 ha, sản lượng đạt 5.662 tấn; Thái Nguyên diện tích 6.942 ha, sản lượng đạt 5.943 tấn.
Nhìn chung năng suất bình quân cây vải thiều của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực: Trung Quốc, Thái Lan Tuy nhiên ngành nông nghiệp nước ta hiện nay đang ra sức cải tiến kĩ thuật công nghệ, chuyển đổi giống, sử dụng chương trình tổng hợp phòng trừ sâu bệnh để tăng năng suất, chất lượng quả vải ngày càng được ổn định, vì thế diện tích và sản lượng sẽ còn tăng mạnh vào những năm tiếp theo.
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới có hơn 20 nước trồng vải, nhưng sản xuất có tính chất hàng hoá thì chỉ có một số nước như: Trung Quốc, ấn độ, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, australia, Mỹ, Nam Phi, Malaixia, Braxin Một số tài liệu nước ngoài cho biết: Năng suất vải bình quân trên thế giới đạt 60 – 70 kg/cây, tương đương 2,5 - 5,4 tấn/ ha. Những cây vải tốt có thể cho năng suất 125 - 130 kg/ cây, tương đương 8 - 10 tấn /ha.
Hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả vải tươi hàng hoá dược buôn bán trên thị trường thế giới, chiếm 5,9% tổng sản lượng quả vải tươi sản xuất được. Những nước có sản lượng vải tươi nhiều nhất là: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Các nước nhập khẩu vải lớn nhất là: Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Nga, Hà Lan, Philippin, Nhật, Singapo. Năm 1993 Đài Loan đã xuất khẩu 6.989 tấn quả vải tươi sang: Hồng Công (1.925 tấn), Canada (1.284 tấn), Nhật Bản (1.227 tấn), Philippin (1.061 tấn), Singapo (990 tấn), Thái Lan (295 tấn), Inđônêxia (215 tấn). Trung Quốc năm 1993 xuất khẩu 533 tấn quả vải tươi. ixaren xuất khẩu quả vải sang thị trường Châu âu, quả vải ở ixaren thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10, đây là ưu thế của nước này vì đây chính là vụ vải duy nhất trong mùa thu. Madagaxca là nơi cung cấp quả vải tươi lớn cho liên minh Châu âu. Nam Phi xuất khẩu quả vải tươi, và vải đóng hộp sang Châu Âu vào khoảng 1500 - 2500 tấn/ năm (Đường Hồng Dật, 2003) [4].
Cuộc cạnh tranh hàng hóa vải tươi đã diễn ra ở một số nước Châu á mà thị trường tiêu thụ là Hồng Kông. Những năm đầu thập kỷ 80, vải tươi ở thị trường Hồng Công được chuyển từ Quảng Đông đến, bình quân 4.500 tấn/năm, đó là những giống vải ngon, quý như: Nuamixu, Quế vị, Bạch Lạp. Những năm tiếp theo Đài Loan bán vào Hồng Kông với số lượng ngày một tăng. Năm 1980 vải từ Đài Loan chuyển đến Hồng Kông chiếm 9,97% lượng vải toàn thành phố. Năm 1981 chiếm 21,85%; năm 1984 chiếm 62,25% và lần đầu tiên vượt hẳn Quảng Đông với khối lượng 4.244 tấn trong khi Quảng Đông chỉ có 2.559 tấn ( Trần Thế Tục, 2003).
Năm 1984, Thái Lan lần đầu tiên dùng máy bay chở giống vải chín sớm nhất dến Hồng Công, giống vải chín sớm hơn 10 ngày so với giống chín sớm Tam Nguyệt Hồng của Quảng Đông. Vào năm 1985, 1986 cũng vậy, Thái Lan đã xuất vải sang Hồng Kông sớm hơn vải của Trung Quốc mặc dù chất lượng quả vải chưa thật tốt nhưng vẫn bán được với giá cao. Những năm tiếp theo Quảng Đông ra sức cải tiến các khâu quan trọng trong xản suất cung ứng thương mại để giành lại vị trí của mình về mặt hàng vải tươi ở Hồng Kông.
Năm 1990, diện tích trồng vải ở Trung Quốc đạt 161.861 ha với sản lượng 223.680 tấn; ấn Độ diện tích trồng 23.442 ha, sản lượng đạt 15000 tấn; Thái Lan diện tích trồng 8.212 ha, sản lượng đạt 14.222 tấn; Australia trồng trên 1 triệu cây, sản lượng đạt 2.000 tấn.
Menzel (1990) nhận định vải nhập vào Australia từ cuối thế kỉ 19, có khoảng một triệu cây trồng chủ yếu ở bang Quynxlen và Newsouth Weles. Theo Ưng Thụ Trương (1998), năm 1990 Australia có khoảng 1,5 vạn tấn quả vải. Mùa thu hoạch ở đây từ tháng 11 - tháng 2 năm sau. Australia rất coi trọng công tác giống, nước này đã nhập nội các giống tốt của Trung quốc, ấn Độ, Mỹ, Nam Phi và đang tiến hành lai vải với nhãn để mong muốn đạt được tính cao sản và ổn định của nhãn, đồng thời kết hợp được phẩm chất thơm ngon của vải .
Theo Tôn Thất Trình (2000) [26], một trăm năm trước thiên chúa giáng sinh, vải đã được nói tới vào thời vua Hán Vũ Đế. ở Trung Quốc, có một cây vải 1200 năm tuổi mà vẫn còn ra hoa, kết trái tại một chùa cổ ở vùng Phụng Tiên, tỉnh Phúc Kiến. Một nhà truyền giáo Mỹ đã đem haạt giống Phụng Tiên về trồng ở vùng Brewster thuộc bang Florida và tuyển chọn một giống vải tốt đặt tên là giống Brewster.
Nhận định của FAO và theo dự báo thì nhu cầu quả vải đặc biệt là quả tươi trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng.
2.2. Tình hình nghiên cứu và biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải:
2.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại nhãn vải:
Trong hai năm từ 1967 - 1968, viện BVTV đã điều tra được 18 loài sâu hại nhãn vải là: Sâu cuốn lá, bọ xít nhãn vải, rệp sáp đen mềm, rệp sáp hình bán cầu, rệp sáp giả cam, rệp sáp Ai Cập, ve sầu bướm, bọ đa lớn hai chấm, bọ dừa nâu, bọ dừa nâu nhỏ, sâu tiện vỏ (2 loại), xén tóc mai rùa, rệp sáp cạnh, rệp sáp đỏ, rệp sáp nâu mềm, bọ xít vằn, rệp sáp Eucalymnatus teselatus [1].
Theo kết quả điều tra của viện nghiên cứu rau quả 1988, có 26 loài côn trùng trên nhãn vải rải rác ở các tháng trong năm , trong đó chú trọng phải kể đến bọ xít Tessartoma papilosa gây hại khá nghiêm trọng đến lộc non và quả [14].
Năm 1970, Viện cây ăn quả, cây công nghiệp và cây làm thuốc đã thống kê được 26 loài sâu hại vải. Trong đó, những loài sâu thường gặp và gây hại lớn là bọ xít nhãn vải, sâu đục quả, và nhện lông nhung. Ngoài ra còn có câu cấu, sâu đục cành, sâu cuốn lá, sâu tơ, bọ dừa, rệp sáp, sâu kèn, bọ trĩ, sâu đo, sâu cuốn lá nâu chấm đen [15].
Theo Hồ Khắc Tín, Nguyễn Văn Viên, Phạm Văn Thắng (1981) [28] thì bọ xít Tessartoma papilosa Drury là loài sâu hại quan trọng đối với cây vải và nhãn. Vòng đời của bọ xít: 11 - 12 tháng, bọ xít trưởng thành cái có kích thước và trọng lượng lớn hơn bọ xít đực. Trứng mới đẻ có màu xanh lục hoặc màu vàng rơm sáng, tuỳ thời gian phát dục mà trứng có màu sắc khác nhau, trứng được đẻ thành từng ổ, thường ở mặt sau lá và có 14 quả/ ổ. Bọ xít có 5 tuổi, tỉ lệ đực: cái là 1: 1,3. Thời gian sinh trưởng, phát dục của pha trứng là 9 - 16 ngày, bọ xít non 57 - 58 ngày, bọ xít trưởng thành là 10 - 13 tháng. Mật độ bọ xít đạt đỉnh cao vào cuối tháng 4 đầu tháng 5.
Trần Huy Thọ, 1996 [6] đã cho biết: Bọ xít nhãn vải phân bố rộng khắp các vùng trồng vải, phát sinh gây hại phổ biến từ tháng 3 đến tháng 6; sâu tiện vỏ phát sinh từ tháng 6 đến tháng 11, chủ yếu phá hại trên cành có đường kính từ 1 - 4cm , vải thiều bị hại nhiều hơn trên nhãn. Sâu đục thân làm cho cây phát triển còi cọc có thể bị chết, ruồi đục quả thường phát sinh mạnh vào tháng 6 đến tháng 7 quả bị hại thường bị thối nhũn và chảy nước. Rệp sáp ( Eucalymnatus teselatus) hình ô van, nhăn, nằm dưới mặt lá chích hút làm cho lá bị tổn thương, bị nặng dẫn đến rụng lá; rệp sáp đỏ hại trên mầm non, cuống quả và mặt trên của quả làm quả phát triển chậm, teo dần và dễ rụng, bộ phận bị hại có lớp muội xốp phủ kín. Nhện lông nhung là loài gây hại cực kỳ quan trọng, phát triển không thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ cao và mưa lớn. Ve sầu bướm phát sinh mạnh vào tháng 4 gây hại cho vải thiều đặc biệt là lúc ra hoa, chích hút làm rụng quả.
Cũng theo Trần Huy Thọ và cộng tác viên (1996), thì nhện vải eriophyes litchi là loài dịch hại cực kì quan trọng đối với cây vải thiều. Tác hại của chúng là rất lớn. Nhện thường tấn công lá non, quả, mầm và cuống hoa, chồi, nụ hoa. Nhện phát sinh mạnh ở thời kỳ cây đâm chồi, nảy lộc, loài nhện này thường phát sinh cùng với hiện tượng lông nhung ở mặt dưới lá, làm cho lá uốn cong, khô và rụng. Cây bị còi cọc, không phát triển, nhện đẻ trứng vào gốc của lông nhung mới nhú. Đến khi lông nhung có màu đỏ, khô thì thì nhện bắt đầu từ bỏ nới đó đến các lá mới để ở. Điều kiện thời tiết bất lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chúng, nếu nhiệt độ cao, mưa nhiều sẽ làm cho nhện chậm phát triển (Trần Huy Thọ, Đào Đăng Tựu, Trương Văn Hàm, 1996) [6].
Theo Trần Huy Thọ, Đào Đăng Tựu, Trương Văn Hàm (1996) đã phát hiện trên vùng nhãn vai Hà Nội, Hà Bắc, Hải Hưng, Nam Hà có 19 loài sâu hại và 4 loài nhện. Trong đó có 8 loài thường gây hại phổ biến như: Bọ xít nhãn vải, rệp, ve sầu bướm, sâu tiện vỏ, sâu đục cành, nhện, sâu đục thân và ruồi đục quả. Đặc biệt là bọ xít nhãn vải, nhện và rệp thường gây hại có ý nghĩa kinh tế lớn [6].
Năm 1997, Nguyễn Danh Vàm và cộng tác viên đã phát hiện trên cây nhãn tại Tiền Giang 8 loài sâu hại, so sánh với kết quả điều tra của trung tâm cây ăn quả Long Định (1995) thì đối tượng sâu hại thu được ít hơn 5 loài, các loài sâu hại phổ biến là: Sâu đục gân lá, sâu đục quả, sâu ăn hoa, sâu đục quả non, bọ xít nhãn, rệp bông, bọ cánh cứng ăn lá, sâu cuốn lá. Đến năm 1998 đã nghiên cứu loài Aphodidus margilellus Fabr thuộc bộ cánh cứng có kích thước như đầu đũa, màu xám nâu. Ban ngày chúng nấp trong lùm cây hay lớp lá khô, ban đêm bay ra cắn lá vải non để lại vết thâm đen trên lá làm giảm khả năng quang hợp [27].
Năm 1997, Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng điều tra phát hiện được nhiều loài sâu hại trên lộc non của vải nhưng gây hại mạnh nhất là hai loài, sâu đục gân lá và vạt sành. Chúng gây hại trên lộc non làm lá bị thâm đen, bị rách dẫn đến cây sinh trưởng còi cọc, giảm khả năng quang hợp [7].
Theo kết quả điều tra trong hai năm 1998 - 1999 của Nguyễn Xuân Thành tại Nông trường Đông Triều ( Quảng Ninh) và Nông trường Hà Trung (Thanh Hoá) thì thành phần côn trùng và nhện hại rất phong phú. Côn trùng hại thu được là 76 loài gồm các bộ: 39 loài thuộc bộ cánh phấn, 13 loài thuộc bộ cánh đều, 1 loài thuộc bộ hai cánh, 4 loài thuộc bộ cánh nửa, 19 loài thuộc bộ cánh cứng. Côn trùng có ích gồm 14 loài ăn thịt thuộc 6 bộ và 4 họ, 13 loài côn trùng ký sinh ( 11 loài thuộc bộ cánh màng, 2 loài thuộc bộ hai cánh) . Nhện hại bước đầu phân loại được 1 loài là eriophyes litchi Keifer thuộc họ eriophyidae số lượng loài nhện ăn thịt thu được là 10 loài. Các loài sâu hại nguy hiểm có: sâu nhớt, sâu cuốn lá, sâu đo, câu cấu, bọ dừa, nhện lông nhung, bọ xít nhãn vải ( Nguyễn Xuân Thành, 1999) [16].
Kết quả điều tra bước đầu thành phần sâu hại ở Luc Ngạn - Bắc Giang và Chương Mỹ - Hà Tây, (Nguyễn Xuân Hồng,1999) [8] đã xác định được 15 loài sâu hại trong đó có 14 loài sâu hại thuộc 5 bộ côn trùng và một loài nhện.
Điều tra trên các vùng trồng vải lớn ở miền Bắc qua các tháng trong năm, đã thu thập được 51 loài sâu và nhện hại, trong đó có 46 loài sâu hại và 5 loài nhện. Các loài sâu haị thuộc 6 bộ: Đối tượng gặp nhiều nhất là bộ cánh vẩy (lepidoptera) 18 loài. Bộ cánh đều (homoptera) 15 loài, bộ cánh nửa (hemiptera) 3 loài , bộ cánh cứng (coleoptera) 8 loài, bộ hai cánh (diptera) 1 loài, bộ cánh tơ (thysanoptera) 1 loài. Trong số 51 loài có 11 loài rất phổ biến như: Bọ xít nhãn vải, rệp muội, rệp sáp, nhện lông nhung, ve sầu bướm nâu, sâu đục quả, sâu đục thân, bướm chích quả trong số 11 loài gây hại chính có 9 loài hại chủ yếu vào thời kỳ từ ra hoa đến thu hoạch gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm. (Đào Đăng Tựu, Trần Huy Thọ cùng các cộng tác viên, 1999) [23].
Vũ Công Hậu (1999) [5] đã nhận xét : bọ xít nhãn vải là một trong 4 loài sâu hại quan trọng nhất ở miền Nam Trung Quốc. Bọ xít nhãn vải là loài bọ xít to, phía lưng có màu nâu, bụng màu trắng. Sâu non và trưởng thành dùng vòi chích hút nhựa ở đọt non, cuống hoa. Nó có thể sống lâu hơn một năm và sống dai nhất vào mùa hè. Bọ xít qua đông ở chỗ lá dày kín, những cây vải quanh nhà có mật độ dày hơn những cây vải trên gò đồi hoặc đứng riêng lẻ 2 - 3 con/1m2 tán cây (tháng 1 - 1997). Số trứng bị kí sinh nhiều, tỉ lệ ký sinh kiểm tra ngày 06/04/1997 là 26,7%, ngày 18/05/1997 là 42,7%.
Theo Nguyễn Xuân Thành (1999) thì xét về mối tương quan và thành phần các đối tượng đã thu được cho thấy các đối tượng có ý nghĩa kinh tế lớn hơn cả gồm: Sâu cuốn lá đầu nâu, sâu cuốn lá đầu đen. Chúng phá hại lộc, hoa và các lá non quanh năm. Nhóm sâu nhớt có sâu nhớt xanh và nhớt nâu ăn lá, ăn lộc thường gây thành dịch. Nhóm sâu đo xanh, sâu đo hình que đầu hai sừng, sâu đo nâu xám phá hại lộc, hoa, lá, chúng xuất hiện quanh năm và có nhiều vào tháng 3, 4, 5. Nhóm bướm chích hút quả có nhiều song hại nhất là: Bướm lớn xám tro hai viền cánh màu trắng đục, bướm hai cánh vệt trắng hình chữ V ở hai đỉnh có vết tràm, bướm cánh sau hai vệt đen ngược chiều, nhóm này chích hút quả khi quả gần chín làm thối quả, thường xuất hiện vào tháng 6, tháng 7. Nhóm bướm đục có: Sâu đục cuống quả, sâu đục gân lá, sâu đục cành chúng làm rụng quả, chết lá, gẫy cành và xuất hiện quanh năm. Ngoài ra còn phải kể đến câu cấu xanh bé, câu cấu xám bé, bọ xít nhãn vải, nhện lông nhung [16].
Các tác giả Đào Đăng Tựu, Trần Huy Thọ và cộng sự (1996 - 2000) đã thu thập được 51 loài sâu hại và nhện hại. Các loài sâu tập trung ở mức độ cao nhất là bộ cánh vẩy 18 loài chiếm 35,7%; bộ cánh đều 15 loài chiếm 29% , bộ cánh cứng 8 loài chiếm 15,7%, bộ hai cánh, bộ cánh tơ 2 loài chiếm 1,9%, lớp nhện 5 loài chiếm 10% [23].
Vào năm 2001, chi cục BVTV Bắc Giang nhận định một số loài gây hại chủ yếu trên cây vải là: Ve sầu nhảy, bọ xít nhãn vải, nhện lông nhung [2].
Theo Nguyễn Xuân Thành (2002), bướm đêm chích hút quả có một số loài gây hại nguy hiểm. Chúng dùng ngòi châm thủng quả để hút dịch, đáng lưu ý là các loài: Bướm nâu cánh sau có vệt móc câu, bướm nâu cánh sau hai vệt đen, bướm nâu vàng cánh sau một vệt đen, bướm xám cánh sau vệt xanh bé, bướm xám đen đỉnh trước một vệt đen, bướm xám cánh sau vệt tím xanh, bướm xám giữa cánh trước mảng vàng lớn, bướm xám diềm cánh tro bạc Một số loài khác chỉ tham gia hút khi quả đã bị tổn thương, còn ấu trùng của chúng chỉ phá hại lá như sâu xanh bướm vàng xám, sâu nâu bướm nâu đỏ Các quả vải bị hút, vỏ quả bị thâm đen một vùng, nước quả chảy ra. Dưới tác động của các chất dịch tiết ra từ miệng của các loài bướm này và dưới sự hoạt động của các loài vi khuẩn, thịt quả bị nhũn ra, từ mùi thơm của quả chín chuyển thành mùi chua rất khó chịu, quả mất phẩm chất [17].
Cũng theo Nguyễn Xuân Thành (2002) [18] thì bọ xít tập trung đẻ trứng vào thời kỳ nhãn vải ra hoa và sau đó mức độ giảm dần, kéo dài đến tháng 6. Tỷ lệ nở của trứng nuôi trong phòng rất cao 91,25 - 100%. Thời gian phát triển bọ xít non qua các tuổi không có sự khác nhau lớn, thường kéo dài 11 - 13 ngày (từ tuổi 1 đến tuổi 4), riêng tuổi 5 kéo dài thêm 1 ngày. Bọ xít xuất hiện trên vải sớm hơn trên nhãn nhưng mật độ trên vải thấp hơn trên nhãn.
Bùi Lan Anh, Ngô Xuân Bình ( 2003), kết quả điều tra sâu hại nhãn vải năm 2002 - 2003 tại Thái Nguyên gồm 19 loài. Trong đó hại lá 12 loài, hại thân cành 1 loài và 6 loài hại hoa và quả. Trong số các loài sâu hại, đáng chú ý là sâu đục gân lá, tỷ lệ hại trung bình 5 - 10%, nơi bị hại nặng có khi lên đến 19 - 26%. Sâu đục quả, tỷ lệ hại trung bình 0,5%, nơi bị hại nặng tỷ lệ hại trên 10%. Các loài bọ xít, sâu ăn lá, sâu đục thân cành gây hại có tính chất cục bộ.
Theo Bùi Công Hiến, Trần Huy thọ (2003), đã điều tra phát hiện được 38 loài côn trùng hại nhãn vải ở nước ta, trong đó có một số loài gây hại chủ yếu là: Bọ xít nhãn, rệp muội, sâu đục quả vải, bướm chích hút quả, sâu tiện vỏ, ve sầu nâu, sâu đục gân lá, bọ nẹt. Nhưng loài bọ xít nhãn vải Tessratoma papillosa Drury là loài sâu hại nguy hiểm nhất.
Cũng năm 2003, Đào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh, Trần Huy Thọ [24] đã điều tra thu thập được 51 loài sâu hại và nhện hại trên nhãn vải. Trong đó có 46 loài tập trung ở 6 bộ côn trùng và 5 loài ở lớp nhện. Bộ cánh vẩy Lepidoptera nhiều nhất với 8 loài chiếm 35,5%, bộ cánh đều Homoptera có 15 loài chiếm 29,4%, bộ cánh cứng Coleoptera có 8 loài chiếm 15,7%, bộ cánh nửa Hemiptera có 3 loài chiếm 5,8%, bộ hai cánh Diptera 1 loài, bộ cánh tơ 1 loài chiếm 1,9%, lớp nhện có 5 loài chiếm 10%. Trong số 51 loài gây hại có 11 loài rất phổ biến, có 9 đối tượng tập trung gây hại từ thời kỳ ra hoa cho tới lúc thu hoạch, bao gồm: bọ xít vải, nhện lông nhung, rệp muội, rệp sáp, ve sâu bướm 2 chấm trắng, sâu đục quả, ruồi đục quả, nhện chổi rồng, bướm chích quả.
Năm 2003, Nguyễn Xuân Thành [19] đã công bố kết quả sau nhiều năm nghiên cứu về thành phần côn trùng hại nhãn vải ở miền Bắc Việt Nam, số lượng côn trùng hại và thiên địch của chúng rất phong phú và đa dạng. Số lượng loài gây hại gồm 99 loài, trong đó 98 loài côn trùng hại và một loài nhện hại. Các loài côn trùng hại gồm các bộ: bộ cánh cứng Coleoptera có 30 loài, bộ cánh vẩy Lepidoptera có 42 loài, bộ cánh đều Homoptera có 6 loài, bộ cánh nửa Hemiptera có 6 loài, bộ nhện đỏ Acarina thu được 1 loài, trong đó nhóm ăn thịt 5 loài, bắt mồi 3 loài, ký sinh 5 loài, bọ ngựa 2 loài, nhện lớn bắt mồi có 33 loài.
Theo Đào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh, Trần Huy Thọ, 2003 [24], sâu đục cuống quả là một đối tượng hại quan trọng, qua theo dõi, tỷ lệ quả bị phá hại do sâu đục cuống quả vải chín sớm năm 2001 là: 0,7 - 3,2%, sang năm 2002 tỷ lệ hại là: 23,7 - 36,5%. ở vải chính vụ, tỷ lệ hại là: 37,6 - 45,8%, ở vải thu muộn tỷ lệ hại lên tới 65,2 - 78,4%. Ruồi đục quả phát sinh gây hại từ khi vỏ quả bắt đầu chuyển từ xanh sang vàng cho tới khi chín. Loài ve sầu bướm hai chấm trắng thường làm rụng quả non trên diện rộng. Nhện lông nhung phát triển quanh năm, phát sinh gây hại mạnh nhất vào vụ xuân khi cây vải ra hoa kết quả. Bọ xít vải là đối tượng gây hại nghiêm trọng, chúng phân bố rộng khắp các vùng trồng vải. Bọ xít có một lứa trong năm, mật độ quần thể tăng nhanh cùng với thời kỳ cây nhãn vải ra hoa kết quả, phát sinh gây hại từ tháng 3 dến tháng 6.
Tại vùng vải Mê Linh - Vĩnh Phúc. Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn (2003) đã thu được 179 cá thể nhện của 19 loài thuộc 9 họ. Nhện trú ẩn qua đông được tìm thấy ở cả 3 độ cao trên cây. Chiếm ưu thế là họ nhện nhảy Salticidae bao gồm 6 loài và 121 cá thể ( 67,6% trong tổng số 179 loài nhện thu được). Tiếp theo là họ nhện càng cua lớn Heteropodidae, họ nhện cuốn tổ Clubionidae, họ nhện bụng tròn Arneidae [9].
Nguyễn Xuân Thành (2003), kết quả điều tra bước đầu trên vải ở Hà Nội và một số vùng phụ cận cho thấy thành phần côn trùng và nhện tương đối phong phú. Tổng số có 109 loài, trong đó côn trùng và nhện hại thu được là 54 loài bao gồm: Bọ xít nhãn vải, sâu cuốn lá, sâu đục gân lá, bọ dừa nâu hung bé, bọ dừa nâu nhỡ, bọ gạo xanh bé, bướm chích hút quả, nhện lông nhung là những đối tượng nguy hiểm nhất gây tổn thất đáng kể đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Côn trùng có ích (ký sinh và bắt mồi) thu được là 21 loài trong đó có ý nghĩa nhất là bọ mắt vàng, bọ rùa 18 chấm,, ong ký sinh kén trắng Apanteles sp, bọ ngựa nâu, bọ ngựa xanh. Nhện bắt mồi thu được 34 loài, sự đa dạng về thành phần và mật độ các loài trên vải ở các huyện, tỉnh, vùng trung du, miền núi bao giờ cũng cao hơn ở các huyện, tỉnh vùng đồng bằng. Tại Đông Triều và Hoàng Bồ (Quảng Ninh) nhiều năm gần đây, loài sâu xanh bướm vàng xám ăn lá dã gây thành dịch cho vải thiều. Tại các vùng trung du miền núi của quảng Ninh, Yên Bái, Sơn La, Sao Đỏ (Hải Dương); Yên Định, Như Thanh, Hà Trung (Thanh Hoá); Mê Linh (Vĩnh Phúc); Ba Vì ( Hà Tây); Sóc Sơn (Hà Nội) thường xuyên bị các loài bướm đêm chích hút hại quả. Trong số này nguy hiểm nhất là loài Parallelia fulvotaenia Guenee, Hulodes caranea Gramer, Serodes campan Guene, ischyia inferna Swinhoe. Đây là nhóm có số lượng loài lớn nhất và phát triển nhất trong số các loài gây hại cho nhãn vải. Tuy số lượng loài phong phú, một số loài có mật dộ cao ngây hại nguy hiểm nhưng ít được nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu vì các loài này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5245.doc