Tình hình phát triển của Công ty TNHH Thương mại Phú Bình

KháI quát về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 1

I. bán hàng và hoạt động bán hàng của công ty tnhh phú bình 1

1. Các quan niệm về bán hàng và hoạt động bán hàng của Công ty. 1

2. Vai trò bán hàng và hoạt động bán hàng của Công ty 2

ii. Nội dung hoạt động bán hàng của doanh nghiệp 4

1. Nghiên cứu thị trường nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường hoạt động của công ty. 4

2. Xác định kênh bán hàng và phân phối hàng hoá vào các kênh. 7

3. Các biện pháp hỗ trợ bán hàng. 10

4. Tổ chức nghiệp vụ bán hàng 12

4.1.Tổ chức khoa học với công tác của người bán hàng 12

a. Chuẩn bị địa điểm: 13

b. Sức hấp dẫn của hàng hàng hoá . 13

4.2. Những yêu cầu đối với người bán hàng. 16

5. Quy trình bán hàng: 16

IIi. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng của công ty tnhh phú bình 17

1. Các nhân tố về cầu 17

1.1 Thị hiếu và tập quán tiêu dùng 17

1.2. Tình trạng kinh tế của người tiêu dùng 18

2. Các nhân tố về cung 18

2.1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 18

a. Công nghệ sản xuất 18

b. Chi phí sản xuất 19

c. Đội ngũ nhân lực 19

d. Địa điểm tiêu thụ sản phẩm. 19

e. áp dụng biện pháp Marketing hỗn hợp. 20

2.2 Sức ép của đối thủ cạnh tranh 21

3. Các nhân tố khác thuộc môi trường kinh doanh 22

3.1. Môi trường kinh tế 22

3.2. Môi trường chính trị và pháp luật 22

3.3 Môi trường văn hoá, xã hội 23

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình phát triển của Công ty TNHH Thương mại Phú Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng bán hàng phải được lựa chọn thật phù hợp. Khi chọn được địa điểm bán hàng thích hợp sẽ làm phát sinh quan hệ mua bán sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm. Khi địa điểm không thích hợp như: ở xa khu dân cư, ở xa các đầu mối giao thông... thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ khó có thể được doanh nghiệp đáp ứng do người tiêu dùng ở xa nơi bán hàng và thiếu các thông tin cần thiết về sản phẩm của doanh nghiệp hoặc do nơi tiêu thụ ở vị trí khó khăn cho các phương tiện vận tải di chuyển và bốc dỡ hàng hoá. Vì vậy, khi xem xét về hoạt động bán hàng đòi hỏi công ty phải tính đến sự tác động của nhân tố địa điểm tiêu thụ sản phẩm để có thể tránh được tình trạng tuy khả năng cung ứng lớn nhưng không đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường. e. áp dụng biện pháp Marketing hỗn hợp. Các biện pháp Marketing hỗn hợp bao gồm 4 nhóm công cụ chủ yếu là chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng, hình thức bao bì, mẫu mã... phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, thông qua chiến lược sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra và đưa ra thị trường các sản phẩm đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ sản phẩm. Chiến lược giá bán sản phẩm cũng tạo ra sức hút lớn đối với người tiêu dùng. Trên thị trường, các quan hệ cung cầu sẽ quyết định giá bán sản phẩm. Nếu doanh nghiệp định giá bán thấp hơn giá thị trường thì sẽ thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm nhưng doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc bù đắp chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp định giá bán cao hơn giá thị trường sẽ khó thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, dẫn đến hàng hoá bị ứ đọng, hoạt động tiêu thụ sản phẩm bị ách tắc. Chiến lược phân phối cũng góp phần đáng kể vào việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Qua chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tạo lập được các kênh phân phối phù hợp để thực hiện việc di chuyển sản phẩm đến các địa điểm tiêu thụ. Với một mạng lưới kênh phân phối thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm không chỉ nhiều về số lượng mà còn nhanh về tiến độ. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp bao gồm các hàng loạt động từ quảng cáo, xúc tiến bán hàng, đến quan hệ với công chúng và dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động này không chỉ mang lại cho người tiêu dùng những thông tin đầy đủ, chính xác về các sản phẩm của doanh nghiệp mà còn mang lại những cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó người tiêu dùng sẽ có ấn tượng tốt đối với doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp trong quan hệ mua bán. 2.2 Sức ép của đối thủ cạnh tranh Chiến thắng trong cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình và mở rộng tương lai đầy triển vọng. Song thất bại trong cạnh tranh sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi đối với doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp rất đa dạng như: các doanh nghiệp cùng ngành, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế, các cơ sở sản xuất sản phẩm giả, sản phẩm “nhái” giống sản phẩm của doanh nghiệp, các cơ sở nhập lậu và tiêu thụ sản phẩm nhập lậu... Sự cạnh tranh có thể diễn ra theo bốn cấp độ với mức độ gay gắt tăng dần như sau: - Cạnh tranh mong muốn, tức là cùng một lượng thu nhập người ta có thể dùng vào mục đích này và không dùng hoặc hạn chế dùng vào mục đích khác. Ví dụ: xây nhà sẽ hạn chế chi cho du lịch... - Cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau để dùng thoả mãn một mong muốn. Ví dụ: bột giặt Omo và Tide... tuy khác về nhà sản xuất nhưng đều thoả mãn mong muốn về giặt đồ. - Cạnh tranh trong cùng một loại sản phẩm. Ví dụ: Sunsilk bồ kết,Rejoice bồ kết... - Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu. Ví dụ: Unilever và P&G... Do đó doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi để nắm bắt tình hình của đối thủ cạnh tranh để có biện pháp cạnh tranh phù hợp và giành chiến thắng trong cạnh tranh. Đối với Phú Bình là nhà phân phối thuộc công ty Unilever Việt Nam thi đối thủ cạnh trạnh trực tiếp và lớn nhất là công ty P&G. Phần lớn các mặt hàng của công ty Unilever,đặc biệt là các sản phẳm dầu gội và nước tẩy rửa đang có sự cạnh tranh rất gay gắt với các sản phẩm của P&G. Chính vì vậy hoạt động bán hàng và các chính sách đối với đối thủ cạnh tranh được công ty Phú Bình rất quan tâm.Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể như có các chính sách ưu tiên cho khách hàng,các chương trình khuyến mãi,hậu mãi…để cạnh tranh một cách hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động bán hàng của công ty. 3. Các nhân tố khác thuộc môi trường kinh doanh 3.1. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế. Môi trường kinh tế cùng với các điều kiện, giai đoạn phát triển nền kinh tế, chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, thuế khoá tăng... người tiêu dùng phải đắn đo để ra quyết định mua sắm. Việc này ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và do đó tạo sự bất ổn trong việc mua bán sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Nhưng khi nền kinh tế trở lại thời kỳ phục hồi và tăng trưởng thì việc mua sắm sẽ sôi động trở lại, làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra suôn sẻ. Trong thời kỳ phục hồi kinh tế, nhu cầu của những người tiêu dùng có thu nhập cao sẽ có xu hướng chuyển từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”. Đây là dịp để các doanh nghiệp nắm thời cơ, tạo ra sự thay đổi về hình thức, mẫu mã, bao bì sản phẩm, chất lượng sản phẩm... để lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp. 3.2. Môi trường chính trị và pháp luật Môi trường này bao gồm hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành của Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội. Khi có sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các chính sách lớn, sẽ tạo bầu không khí tốt cho các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nhưng khi tình hình chính trị bất ổn sẽ gây ra tâm lý lo lắng với phần đông người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng cất trữ tiền chứ không đưa ra lưu thông nhiều, làm cho cầu suy giảm, dẫn đến hoạt động tiêu thụ bị đình trệ. Việc ban hành các đạo luật, chủ trương, chỉ thị cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động tiêu thụ. Khi các bộ luật còn đang trong quá trình hoàn thiện sẽ dễ tạo khe hở cho các đối tượng làm ăn phi pháp tận dụng để tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng với các cơ sở kinh doanh hợp pháp. Ví dụ: hàng lậu, hàng giả... dễ dàng cạnh tranh với sản phẩm thật trên phương diện giá cả, thậm chí cả mẫu mã, hình thức. Do đó, khi xác định lĩnh vực kinh doanh gì cần phải xét đến cả các vấn đề thuộc môi trường chính trị, pháp luật. 3.3 Môi trường văn hoá, xã hội Văn hoá, xã hội cũng là một nhân tố tác động mạnh đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các giá trị văn hoá truyền thống có tính bền vững qua các thế hệ có tác động mạnh mẽ tới thái độ, hành vi mua và tiêu dùng hàng hoá của từng cá nhân, từng nhóm người. Đây là một đặc điểm có tính ổn định, giúp cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp có thể luôn duy trì được mảng thị trường truyền thống này. Tuy vậy, khi có sự xâm nhập của những lối sống mới được du nhập từ nước ngoài vào trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia thì các doanh nghiệp buộc phải từng bước thích ứng theo các nhu cầu mới xuất hiện. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, tỉ lệ kết hôn và sinh để, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và ở tại gia đình, sự xuất của hiệp hội những người tiêu dùng. 3.4. Môi trường kỹ thuật công nghệ Môi trường kỹ thật công nghệ bao gồm các nhân tố gây tác động ảnh hưởng tới công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Những phát minh mới ra đời đã làm thay đổi nhiều tập quán và tạo ra xu thế mới trong tiêu dùng, nhiều sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ, sự hao mòn vô hình của máy móc thiết bị diễn ra nhanh hơn. Những biến đổi này một mặt góp phần nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm song mặt khác lại có những tác động cả bất lợi cả thuận lợi đối với các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có tiềm lực vốn dồi dào sẽ có được công nghệ tiên tiến và do đó tạo ra được các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã tân kỳ đáp ứng được các tập quán tiêu dùng mới. Ngược lại có doanh nghiệp do hạn chế về vốn nên không bắt kịp xu thế chung nên gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm được trình bày trên có thể thấy rằng, khi đã tham gia vào môi trường kinh doanh thì các doanh nghiệp dù muốn hay không đều phải tính đến những tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố để có thể tranh thủ những mặt tích cực và đề ra biện pháp hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực. Chỉ có vậy, doanh nghiệp mới có thể thực hiện tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm. Chương II phân tích thực trạng bán hàng của công ty phú bình I Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại Phú Bình 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại Phú Bình Công ty TNHH thương mại Phú Bình được thành lập theo luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999. Công ty được hình thành bởi các thành viên sáng lập ngày 14/10/2002 Tên của công ty là : Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Phú bình Tên giao dịch quốc tế: Phu Binh Trading Company Limited. Tên giao dịch viết tắt : Phu binh Co.,Ltd. Công ty đặt trụ sở chính tại: P55 – B2 – Tập thể Kim Liên – Phường Kim Liên - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập với chức năng: - Đại lý mua, đại lý bán kí gửi hàng hoá. - Buôn bán mỹ phẩm,bột giặt, rượu,bia, bánh kẹo, thuốc lá,các loại dầu nhớt, mỡ ôtô, xe máy, thiết bị tin học,hàng văng phòng phẩm, tạp hoá. - Buôn bán, chế biến hàng lương thực, thực phẩm,hàng nông, lâm, thuỷ,hải sản. - Kinh doanh bất động sản, dịch vụ cầm đồ - Dịch vụ vận tảI hàng hoá và vận chuyển hành khách. * Chức năng nhiệm vụ của Công ty Phú Bình. - Phân phối trực tiếp các sản phẩm của công ty Unilever Việt Nam trên thị trường Hà Nội,trong đó tập trung tại khu vực Định Công,Văn Điển, Phương Mai,Trường Chinh, Lê Trọng Tấn và một số tuyến phố lân cận * Chức năng , nhiệm vụ của các phòng, trung tâm - Giám đốc : là người đứng đầu trong Công ty, chỉ đạo và điều hành, chịu trách nhiệm trước Bộ thương mại về mọi hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc : là người giúp việc cho giám đốc và phụ trách lĩnh vực kinh doanh thương mại của Công ty. - Phòng tài chính: Tổ chức hạch toán thống kê toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty chuẩn bị vốn cho các hợp đồng kinh tế, tham mưu cho ban giám đốc xây dựng các kế hoạch tài chính, theo dõi việc hạch toán của các chi nhánh và các báo cáo tài chính Công ty. - Phòng tổ chức tổng hợp : Thực hiện các chức năng trên các lĩnh vực hành chính như sắp xếp tổ chức lao động, đào tạo cán bộ,... - Các phòng kinh doanh,: Có nhiệm vụ thực hiện các phương án kinh doanh đã được phê duyệt sao cho các nghiệp vụ kinh doanh đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả cao. Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị nhằm khắc phục các nhược điểm để vươn lên trong hoạt động kinh doanh. - Các văn phòng đại diện: thay mặt Công ty giải quyết các công việc phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty tại các địa bàn được giao, giúp việc cho Công ty trong lĩnh vực thông tin, tiếp thị và được giám đốc trực tiếp giao cho thực hiện từng hợp đồng cụ thể tại địa bàn đại diện. 2. Đặc điểm thị trường kinh doanh của Công ty TNHH thương mại Phú Bình Thị trường là tập hợp nhu cầu của nhiều khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, ý thích, thói quen tiêu dung, phong tục tập quán tôn giáo...Sự khác nhau này có ảnh hưởng rất lớn tới việc mua sắm và tiêu dùng hàng hoá. Những người đàn ông đứng tuổi và những người phụ nữ trẻ rất ít khi mua cùng loại sản phẩm hay các sản phẩm cùng nhãn hiệu. Bởi vậy, thực hiện sự phân đoạn thị trường sẽ giúp cho Công ty có các chiến lược, chiến thuật phù hợp với từng loại khách hàng, mục tiêu, nhờ đó có thể đạt được lợi nhuận tối đa và các mục tiêu quan trọng khác của Công ty Unilever Việt Nam giao cho. Phân đoạn thị trường là yêu cầu của nghiên cứu thị trường. Phân đoạn thị trường là căn cứ vào mục đích nghiên cứu và các tiêu thức cụ thể để chia thị trường thành một số đơn vị nhỏ khác biệt với nhau để các công ty có các chính sách phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường. Để đảm bảo tính chính xác và tính thực hành của phân đoạn thị trường việc lựa chọn tiêu thức phân đoạn thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây là một số phân đoạn thị trường của Công ty Phú Bình a. Quy mô thị trường. Công ty PHú Bình nằm trong phường KIM LIÊN với số dân hiện có 47.109 người tương đương 8.949 hộ gia đình. Ngoài ra thị trường của Công ty dọc theo đường Đào Duy Anh còn phải kể đến phường Trung Tự với 2,5 vạn dân, phường Phương Mai có 2,4 vạn, Trường Chinh 2,3 vạn, Văn Điển có 3 vạn. Tổng số dân trên thị trường tiềm năng của Công ty là 14,6 vạn với mật độ tập trung khá cao ở hai bên đường từ 2,6 - 2,8 vạn người/km. Ngoài ra đường Đào Duy Anh là một trục đường quan trọng nối giữa 2 Quận Đống Đa và Hai Bà Trưng lưu lượng người qua lại là 124.000người/ ngày. b. Đặc điểm người mua hàng Cơ cấu dân cư ảnh hưởng rõ dệt trong chính sách sản phẩm của Công ty. Việc tạo ra một tập hợp sản phẩm theo tập tính tâm lý và văn hoá theo cơ cấu dân cư này là điều kiện thành công đầu tiên Phú Bình.Phần lớn thị trường của công ty là các cửa hàng bao gồm cả các cửa hàng bán buôn và bán lẻ. c. Phân đoạn thị trường nhu cầu tiêu dùng theo mức thu nhập. Mức thu nhập của dân cư ảnh hưởng sâu sắc đến loại hàng bày bán trong Siêu thị, ngoài ra nó quyết định tổng giá trị có thể thanh toán cho lượng hàng hóa đó. Thu nhập của gia đình được chia làm hai phần. Phần tích luỹ và phần tiêu dùng. Các khoản tiêu dùng chính của một gia đình bao gồm thực phẩm, nhà ở, quần áo, đi lại...và tiêu dùng của họ thay đổi tuỳ theo mức thu nhập của họ. Ngoài ra, số nhu cầu có khả năng thanh toán đó sẽ được cộng tăng vì lưu lượng khách qua đây rất lớn d. Đặc điểm và cách mua sắm của dân cư trong vùng. - Sự lo lắng về chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc vào nhóm hàng mà thị trường khu vực Kim Liên cung cấp. cụ thể hàng phổ thông giá bình thường như bột giặt Omo,kem đánh răng P/S....họ rất ít lo lắng. Còn các hàng cao cấp như son phấn, kem dưỡng da vv...thường gây cho họ tâm lý lo ngại về chất lượng sản phẩm. Điều này có thể được côn ty khắc phục bằng cách dần dần thích ứng và lựa chọn nguồn hàng cung cấp bảo đảm chất lượng -Với số thu nhập của đại đa số dân cư trong vùng Định Công , Linh Đàm là công nhân viên chức bởi vậy có sự dè dặt trong khi lựa chọn loại hàng tiêu dùng phù hợp với quỹ chi dùng của gia đình họ là tất yêú. Phú Bình sẽ điều chỉnh chính sách sản phẩm và giá cả để hướng vào các sản phẩm tiêu dùng phổ thông như xà phòng, dầu gội, bột giặt vv... Thời gian mà khách hàng quanh vùng Siêu thị dùng để mua hàng là sáng từ 8 - 9h chiều từ 16 - 19h. Bởi vậy đội ngũ phục vụ của công ty sẽ được phân ca và bổ xung lực lượng bán hàng và các giờ cao điểm Căn cứ vào bảng thành tích tâm lý tiêu dùng theo giới tính cũng như quỹ tiêu dùng và thu nhập của dân cư ta có thể rút ra mặt hàng chủ yếu của Phú Bình các loại chất tẩy rửa như bột giặt nước rửa bát,dầu gội, sữa tắm, xà phòng tắm, kem đánh răng và một số chủng loại hàng mỹ phẩm cao cấp. 3. Cơ cấu mặt hàng trên thị trường của Công ty Phú Bình. Thị trưòng tiêu thụ đòi hỏi các công ty phải luôn luôn đánh giá lại các đặc điểm, tính chất của mặt hàng hiện tại và phải luôn luôn tổ chức cung ứng, chào hàng những mặt hàng mới với những đặc tính mới để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường Nghiên cứu mặt hàng thương mại gồm nghiên cứu phương cách sử dụng tập quán và sự ưa chuộng của người tiêu dùng để giúp cho việc thiết kế lựa chọn mặt hàng, nghiên cứu hoàn tiện các thông số của sản phẩm hỗn hợp và sức cạnh tranh của mặt hàng cho phép nhà quản trị có những quyết định cụ thể về lựa chọn nhãn hiệu mặt hàng, dịch vụ sản phẩm tính kịp thời, cách đóng gói và giá bán của mặt hàng nghiên cứu sự chấp nhận của người tiêu dùng và tiềm năng tiếp thị bán sản phẩm mới trên thị trường. Nếu Công ty thiếu nghiên cứu marketting sản phẩm sẽ không có cơ sở và điều kiện thoả mãn được khách hàng đó chính là công ty tự tiêu diệt mình và để cho các đối thủ cạnh tranh giành khách hàng và đạt thắng lợi dễ dàng trong cạnh tranh trên thị trường. Bởi vậy, việc lựa chọn những mặt hàng để bán hàng trên thị trường phải đáp ứng đúng nhu cầu của các tầng lớp dân cư quanh vùng. sau khi đã xem xét , nghiên cứu khái quát đặc điểm tiêu dùng của tầng lớp dân cư vùng, có thể nhận xét về cơ cấu mặt hàng của công ty cần chú trọng vào một số đặc điểm sau: Tuỳ theo mùa của mỗi năm. và các dịp tết,lễ Giáng Sinh, các mùa khác nhaucông ty sẽ dự báo các mặt hàng hoá lưu kho, VD : Phục vụ mùa hè chủ yếu tiêu dùng nước dầu gội,sữa tắm và xà phòng tắm vv... Mùa đông chủ yếu họ tiêu dùng kem dưỡng da,sáp chống nẻ…. Đặc biệt các dịp Tết âm lịch sẽ tăng đột biến vì cả mấy loại hàng đều có thể tiêu thụ cùng một lúc. Số lượng hàng hoá được thay đổi ở quy mô lớn hơn vấn đề tồn kho để chuẩn bị bán hàng đòi hỏi kho hàng chứa giữ. Về sức mua ở các mặt hàng tiêu thụ mạnh phải gánh chịu về vốn đối với các mặt hàng khác cho nên đòi hỏi Siêu thị KIM LIÊN phải có chính sách ký gửi hay công tác riêng cho từng đối tác cung cấp hàng hoá. Những mặt hàng ít bán chạy có tính chất hướng dẫn người mua lựa chọn, đồng thời các mặt hàng kiểu này có cả ở mấy loại hàng sau: Thực phẩm, mỹ phẩm cao cấp. Hay cụ thể hơn trong một kiểu loại dầu gội cũng chỉ có 1 hoặc 2 loại tiêu thụ được. Nếu chính sách sản phẩm của công ty chú trọng đến các mặt hàng tiêu thụ mạnh mà không tìm tòi các sản phẩm mới sẽ phải chạy theo đuôi thị trường. Trên cơ sở đặc tính dân cư và cơ cấu mặt hàng thì cơ cấu hàng hoá công ty phân phối các mặt hàng sau: Chất tẩy rửa Thực phẩm Các loại dầu gội đầu của Unilever Mỹ phẩm cao cấp, thông thường Kem đánh răng + Sữa tắm,xà phòng tắm 4. Trang thiết bị phục vụ khách hàng. Khi khách hàng bước vào cửa hàng, khách sẽ có cảm giác thoải mái trong một không gian thoáng mát, lịch sự, hàng hoá được trưng bày gọn gàng, đẹp mắt có mỹ thuật, khác hẳn với không khí động bức, chật chội, ồn ào. Khách hàng có điều kiện tiếp cận hàng hoá ở trên kệ hàng, giá hàng để có thể dễ dàng chọn lựa trước khi quyết định mua, do hàng bán được sắp xếp gọn gàng trên các dẫy, kệ hàng nhiều tầng có lối đi thông thoáng khác với cách mua bán hiện nay, khách hàng đứng bên ngoài quầy sạp rất e ngại khi yêu cầu chủ hàng cho xem hàng h á Trang thiết bị phục vụ bán hàng, bày hàng đóng vai trò rất quan trọng trong các cửa hàng vì đây là hình thức bày bán khác hẳn so với các cửa hàng bách hoá, các chợ khác. Kinh nghiệm cho thấy hàng hoá nên bày đặt trên các giá hàng , kệ hàng ngang tầm mắt thì bán chạy hơn nhiều. Độ cao lý tưởng khoảng 1,2 - 1, m Mục tiêu của các siêu thị là đạt doanh số cao và lợi nhuận lớn. Để đạt mục tiêu này người ta phải bày hàng như thế nào đó để bán được nhiều hàng hoá có tỷ suất lợihuận cao và bán thật nhanh những hàng khó bảo quản. Hai tiêu thức này là hai tiêu thức cơ bản để chọn các mặt hàng cho những vị trí bày hàng ưu tiên. Tổng số các mặt hàng vào khoảng 300mặt hàng được tung ra thị trường với nhiều chủng loại mẫu mã khác nhau. Bày hàng là một nghệ thuật muốn hàng bán chạy thì phải trình bày cho hấp dẫn, khêu gợi sự chú ý và kích thích ý muốn mua hàng của khách. Các giá để hàng cần sắp xếp sao cho người qua lại dễ thấy, đồng thời luôn tạo cho người ta lý do dừng lại ngắm nghía và vào mua. Kinh nghiệm cho thấy trình bày nhiều chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ bày nhiều hàng, giá hàng, kệ hàng luôn đầy ắp hàng thường bán chạy hơn. Sau đây là một số kết luận quan trọng để phục vụ cho việc sử dụng các trang thiết bị bày hàng trong các cửa hàng: Khi đi, đa số mọi người đều nhìn phía bên phải nhiều hơn là bên trái Tầm nhìn thuận tiện cho khách hàng là hơi chếch xuống (thông thương, đối với đường đi hẹp trong cửa hàng và đối với khổ người không cao như người Việt Nam thì tầm nhìn là 0,8 - 1,3m sau đó là ở khoảng thấp hơn, cuối cùng là khoảng cao hơn) Trong khi đi “dạo” trong cửa hàng, khách hàng thường nhìn bằng cách “quét” chứ không nhìn chăm chú ngay vào mặt hàng nào. Khi quét như vậy nếu gặp phải một màu sắc đặc biệt (ví dụ : một màu phản quang) thì họ sẽ dừng lại tại điểm đó mà quan sát kỹ hơn mặt hàng này. Đối với một cửa hàng thì diện tích bày hàng là một trong những yếu tố quan trọng, vì thế việc trưng bày hợp lý các chủng loại hàng hoá sao cho tiết kiệm được diện tích và “khoe” được những mặt hàng quan trọng là một công việc hết sức cần thiết 5. Trang thiết bị phục vụ quản lý. 100 % mặt hàng của công ty đã được niêm yết giá trên mỗi sản phẩm. Công ty đã trang bị cho mỗi nhân viên bán hàng một máy Paml với nhiều chức năng và chứa được nhiều thông tinvề các sản phẩm, do vậy khách hàng luôn yên tâm về sự chính xác tuyệt đối trong quá trình thu ngân. Công ty cử 1 người chuyên môn để kiểm tra lượng hàng bán được hàng ngày so với báo cáo bán hàng và kiểm tra lượng hàng tồn cuối ngày. Trang thiết bị phục vụ quản lý siêu thị đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hàng, tiền hàng bán trong ngày. II Thực trạng hoạt động bán hàng ở Phú Bình 1. Thực trạng công tác bán hàng ở công ty 1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty Công tác nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu tiêu dùng là cơ sở, để đưa ra quyết định kinh doanh mặt hàng nào, khối lượng, quy cách, kích thước, mẫu mã, chất lượng. Việc xác định nhu cầu tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng. ở Phú Bình hiện nay có 4 nhiân viên tiếp thị thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Đối với công ty thì hầu hết các chủng loại mặt hàng đều phải được khai thác. Tất cả các mặt hàng được lấy về dựa trên khả năng tiêu thụ thực tế của thị trường. Đối với những mặt hàng thường xuyên được tiêu thụ thì số lượng hàng nhập căn cứ trên cơ sở lượng hàng tồn thực tế của công ty. Còn về thị hiếu thì thông qua các ý kiến đóng góp, dư luận của cán bộ công nhân viên và ban giám đốc để có thể quyết định mở rộng mặt hàng. Sau khi quan sát hoạt động kinh doanh mặt hàng đó : Bước đầu tổ chức bán thử, nếu có khả năng tiêu thụ được công ty mới chính thức đặt mua. 1.2. Quá trình mua và quản lý hàng hoá. Công tác mua hàng của công ty cũng cho 4 nhiên viên tiếp thị của công ty đảm nhận. Những mặt hàng được mua về dựa trên nguyên tắc là sau khi đã thông qua ban giám đốc công ty . Công tác vận chuyển hàng hoá tuỳ thuộc vào từng loại mặt hàng và số lượng mặt hàng. Đối với những mặt hàng được nhập thường xuyên thì Unilever Việt Nam vận chuyển đến tận kho của công ty theo đúng hợp đồng dài hạn đã được ký kết. còn đối với những mặt hàng nhập ít thì nhân viên tiếp thị có thể vận chuyển. Mọt chi phí vận chuyển lưu thông hàng hoá sẽ được tính vào chi phí cuối năm để hạch toán ( Chi phí bằng tiền của công ty ) Đối với công tác dự trữ hàng hoá của công ty . Hàng hoá được nhập về kho của công ty chủ yếu là những mặt hàng bán chạy, dầu gội,bột giặt,... hàng mỹ phẩm: Hazeline,Pond’s.... Kho của công ty có diện tích hơi chật khoảng 200m2 mà phải sắp xếp theo hai tầng cũng rất khó khăn trong quá trình xuất nhập. Đối với công tác tiếp nhận thì thực hiện theo nguyên tắc : - Đối với tất cả các loại hàng hóa được nhập về kho của công ty ( Bất kỳ từ nguồn nào; từ chủ thể nào) đều phải có phiếu nhập kho, khi đưa ra bán phải có phiếu xuất kho và thẻ quâỳ hàng để theo dõi chặt chẽ khâu mua bán tìm loại hàng - mã hàng - mầu sắc - Hàng hoá được đại lý phải có hợp đồng đại lý và xác định rõ tỷ lệ % được hưởng của bên bán đại lý. - Hàng nhận bán ký gửi cũng phải có hợp đồng thoả thuận giá bán. * Định giá : Giá nhập ( giá vốn hàng bán) được quyết định trên cơ sở chọn lựa giữa các nhà cung cấp khác nhau trên cơ sở ưu tiên các nhà sản xuất phân phối lớn với gía tận gốc cũng như có ưu đãi đáng kể về khuyến mại, thanh toán, giao nhận những ngày đầu khai trương có tới 80% các hàng hoá được nhập trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc phân phối độc quyền. Chỉ còn ít hàng lấy của Sao Hà Nội và số ít nhà cung cấp là do hết hợp đồng để giảm chi phí vận chuyển. Xét về giá nhập cho đến nay được định theo giá của nhà cung cấp. Đối vơí những mặt hàng mà nhà cung cấp vận chuyển đến tận kho của Siêu thị thìgiá nhập cũng chính là giá vốn hàng bán hay nói đúng hơn giá mua theo hoá đơn đã bao gồm trong đó chi phí vận chuyển. Còn những mặt hàng mà nhân viên phải tự chuyển chở về thì giá vốn cũng chính là giá ghi trong hoá đơn mua. - Giá bán : Được ấn định trước tiên qua tham khảo giá gợi ý của các nhà cung cấp sau đó thăm dò trên thị trường, lấy ý kiến nhân viên cùng những người có kinh nghiệm mua sắm, trên cơ sở đảm bả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0269.doc
Tài liệu liên quan