CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH 1
1.1. VỐN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1
1.1.1. Khái niệm chung về vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. 1
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ của doanh nghiệp. 2
1.1.3. Các tiêu thức chủ yếu dùng trong phân loại TSCĐ. 5
1.1.3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: 5
1.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng: 6
1.1.3.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế: toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại sau: 6
1.1.3.4. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: bao gồm: 7
1.1.4. Vốn cố định và các đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. 8
TLSX 9
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 10
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 10
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. 11
1.2.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp: 11
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích. 12
1.2.3. Sự cần thiết và yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 14
1.2.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 14
1.2.3.2. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 16
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP. 17
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 17
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 18
1.4. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP. 19
1.4.1. Làm tốt đầu tư xây dựng, nua sắm TSCĐ, xem xét kỹ hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. 20
1.4.2. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 21
1.4.3. Tổ chức thực hiện tốt việc khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao. 22
1.4.4. Bảo toàn vốn cố định. 23
1.4.5. Tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp. 24
1.4.6. Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vốn cố định trong các doanh nghiệp. 24
CHƯƠNG II: THỰC TẾ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY SÔNG ĐÀ 9. 26
2.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 9. 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 26
2.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong những năm tới. 28
2.1.3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Sông Đà 9. 29
2.1.3.1. Đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty. 29
2.1.3.2. Tình hình tổ chức lao động. 30
2.1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất. 31
2.1.3.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán. 32
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Sông Đà 9 34
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 9 NĂM 2001. 35
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 35
2.2.1.1 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn chung: 35
2.2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn đối với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 9 trong năm 2001. 36
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty SĐà 9 năm 2001. 37
2.2.2.1. Đánh giá kết quả chung. 37
2.2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2001. 38
2.2.2.3. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2001. 40
2.2.3. Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty Sông Đà 9 năm 2000 - 2001. 41
2.2.3.1. Cơ cấu các nguồn tài trợ hình thành nguyên giá TSCĐ của Công ty. 41
2.2.3.2. Tình hình sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9 năm 2001. 43
2.2.4. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty Sông Đà 9 năm 2001. 44
2.2.4.1. Tình hình trang bị TSCĐ của Công ty. 44
2.2.4.2. Tình hình đầu tư TSCĐ của Công ty Sông Đà 9 năm 2001. 47
2.2.4.3. Tình trạng kỹ thuật TSCĐ của Công ty Sông Đà 9 năm 2001. 48
2.2.4.4. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. 50
2.2.4.5. Tình hình khấu hao của Công ty. 52
2.3.1. Trong năm Công ty đã chủ động đầu tư mua sắm TSCĐ cũng như việc lập kế hoạch đầu tư TSCĐ để tăng năng lực thi công. 53
63 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty sông đà 9 năm 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn vốn. Bảo toàn vốn có nghĩa là: trong quá trình vận động cho dù vốn cố định được biểu hiện dưới hình thái nào đi chăng nữa thì khi đi được một vòng tuần hoàn, vốn cố định vẫn được tái đầu tư cũng bằng quy mô cũ để có thể trang bị lại cho bằng hoặc hơn cũ ở thời điểm hiện tại.
Để có thể bảo toàn vốn cố định, thông thường người ta sử dụng các biện pháp như: đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của công tác sửa chữa lớn TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo toàn vốn sẽ có một ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc bảo toàn vốn cố định không chỉ là cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, mà còn tạo ra cơ sở để các doanh nghiệp có thể so sánh thực sự đúng đắn giữa chi phí bỏ ra và kết quả do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. Từ đó có thể xác định chính xác được hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
(Việc đánh giá và đánh giá lại TSCĐ của doanh nghiệp cũng đã được quy định rõ trong QĐ 166/1999 và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam tháng 1 năm 2002 của Bộ Tài Chính).
1.4.5. Tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phải được tính toán từ khi lập kế hoạch sử dụng vốn đến quá trình tổ chức thực hiện. Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng vốn cố định luôn gắn với những mục đích cụ thể do đó việc hạch toán kinh tế nội bộ là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Việc hạch toán nội bộ có thể thực hiện từ phân xưởng, tổ, đội sản xuất bằng cách giao một số chỉ tiêu (lợi nhuận, hiệu suất sử dụng TSCĐ, vốn cố định, hệ số sử dụng máy, hệ số ca máy, hiệu suất sử dụng theo thời gian...) và quyền hạn nhất định trong công tác quản lý và sử dụng nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người lao động trong quản lý sản xuất...
1.4.6. Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vốn cố định trong các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của nền kinh tế, công tác quản lý và sử dụng vốn cố định, TSCĐ cũng luôn có những biến động. Do đó các cơ quan chức năng của Nhà nước có thẩm quyền luôn phải bám sát và theo dõi chặt chẽ sự thay đổi này từ đó kịp thời đưa ra các chính sách mới thích hợp với điều kiện thực tế. Cụ thể là quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 03 tháng 12 năm 1999 đã kịp thời mang lại cho doanh nghiệp biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ đúng đắn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
Hoàn thiện các chế độ tài chính, tiền tệ, thuế quan... tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả. Hoàn thiện hơn nữa việc giao vốn, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, đồng thời đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm chỉnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực tế tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9.
2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 9.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Sông Đà 9 là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà, Bộ Xây Dựng. Trụ sở chính của Công ty đặt tại tầng 7 - nhà G10 - Thanh Xuân Nam - Thành phố Hà Nội. Tiền thân của Công ty là Liên trạm cơ giới tại Thuỷ điện Thác Bà. Năm 1960 là Xí nghiệp Thi công cơ giới tại Thuỷ điện Hoà Bình. Từ năm 1975 là Công ty Thi công cơ giới. Từ tháng 1 năm 1981 đến đầu năm 2002 là Công ty Xây lắp và thi công cơ giới Sông Đà 9. Ngày 11 tháng 3 năm 2002, căn cứ quyết định số 285/QĐ-BXD Công ty Xây lắp và thi công cơ giới Sông Đà 9 được đổi tên thành Công ty Sông Đà 9 thuộc Tổng công ty Sông Đà.
Nhận thức được công tác tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, trong quá trình phát triển, Công ty đã cố gắng không ngừng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất. Công ty đã luôn rà soát lại tổ chức các đơn vị trực thuộc từ các đội, các bộ phận trực thuộc chi nhánh, xí nghiệp đến cơ quan Công ty. Đến nay đã có gần chục chi nhánh của Công ty đóng rải rác trên mọi miền của Tổ quốc, từ Bắc vào Nam. Bao gồm các Chi nhánh sau:
- Chi nhánh 901: thi công các công trình tại Yaly, miền trung và năm tới sẽ thi công Thuỷ điện Sê San 3, Sê San 3A.
- Chi nhánh 902: thi công tại Thuỷ điện Cần Đơn (Bình Phước) và các năm tới sẽ cùng 901 thi công Thuỷ điện Sê San 3A.
- Xí nghiệp 903: thi công các công trình phía Bắc như: thi công Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Bắc Ninh, Thường Tín - Cầu Giẽ, đường 10 Thái Bình...
+ Chi nhánh 18/9: thi công tại phía nam đường Hồ Chí Minh đoạn ARoàng - Atép Thừa Thiên Huế.
+ Chi nhánh 904: thi công tại phía bắc đường Hồ Chí Minh đoạn ARoàng - Atép Thừa Thiên Huế trên cơ sở tách các bộ phận của chi nhánh 901.
Tháng 6 năm 2001, sáp nhập Công ty Sông Đà 15 vào Công ty Sông Đà 9, Công ty cũng đã rà soát lại công tác tổ chức sản xuất, thành lập mới 2 xí ngiệp 905 và 906 trên cơ sở 5 xí nghiệp của Công ty Sông Đà 15 cũ.
+ Xí nghiệp 905: thi công tại Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Bình, Hà Nội và sắp tới xí nghiệp sẽ tham gia thi công công trình Thuỷ điện Nậm Mu (Hà Giang).
+ Xí nghiệp 906: thi công tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Nội, Hà Tây và kinh doanh vật tư.
Nhiều công trình xây dựng lớn của Đất nước đã có sự đóng góp của Công ty Sông Đà 9 như: Công trình Thuỷ điện Yaly với giá trị xây lắp lên tới 245 tỷ đồng /năm; công trình Thuỷ điện Cần Đơn (Bình Phước) với giá trị năm 2001 là 22,2 tỷ đồng; đoạn đường Thường tín - Cầu Giẽ, Hà Nội - Bắc Ninh... đặc biệt là Công ty đang thi công công trình có ý nghĩa chiến lược của Đất nước đó là Đường Hồ Chí Minh, đoạn ở Thừa Thiên Huế với giá trị sản lượng năm 2001 là 37,2 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn thi công nhiều công trình khác cũng có giá trị lớn tới hàng chục tỷ đồng/năm như: công trình kênh xả Thuỷ điện Hàm Thuận; đường vào khu lọc dầu Dung Quất; công trình Thuỷ điện Ry Ninh 2...
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trải qua nhiều khó khăn, thử thách song với những cố gắng của tập thể CBCNV trong lao động sản xuất nên Công ty đã đạt được các mục tiêu kinh tế cao hơn nhiều so với những năm trước. Năm 2001 với tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 231.715.988.625 đồng đạt 108% kế hoạch và tăng 255% so với năm 2000 (90.216.443.000 đồng).
Là đơn vị trọng điểm của Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 9 đã luôn đóng vai trò xung kích trên mọi lĩnh vực, khai phá những công trình mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn của Đất nước, chuyển vai trò từ người làm thuê sang nhận thầu theo hình thức chìa khoá trao tay hoặc làm chủ đầu tư... Vì thế công sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có lãi, lợi nhuận hàng năm trên 2 tỷ đồng (từ năm 1990 - 1999), năm 2001 lợi nhuận đạt 2.497.128.997 đồng đạt 85% kế hoạch, tăng 50% so với năm 2000 và Công ty đã đóng góp vào NSNN 3.381 triệu đồng. Công ty cũng luôn quan tâm đến các công tác tổ chức Đảng, Đoàn, quỹ, hội; xây dựng được một tập thể đoàn kết, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Công ty đã được Nhà nước khen thưởng và trao tặng nhiều huân chương, bằng khen cao quý, được nhận hàng chục bằng khen của UBND các tỉnh Hoà Bình, Gia Lai, Kontum.
2.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong những năm tới.
Bước vào năm 2002, Công ty đã xây dựng được định hướng cho các năm tới 2001 - 2005 tương đối cụ thể, rõ ràng cả về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và công tác đầu tư cho mục tiêu sản xuất và phát triển. Công ty đã được Tổng công ty giao nhiệm vụ thi công các công trình thuỷ điện có sản lượng xây lắp chiếm tỷ trọng lớn như: Thuỷ điện Na Hang (Tuyên Quang) công suất 415 MW, Thuỷ điện Sê San 3, Sê San 3A (Gia Lai) với công suất 273 MW... và chuẩn bị cho các dự án đầu tư mới như dự án Thuỷ điện Nậm Mu (Hà Giang) đã xong giai đoạn chuẩn bị đầu tư để thực hiện xây dựng với giá trị sản lượng dự kiến là 15 tỷ đồng năm 2002.
Với sự chuẩn bị kỹ lượng các kế hoạch từ xác định mô hình tổ chức sản xuất, tuyển dụng lao động, đào tạo chuẩn bị nhân lực, lập dự án đầu tư, chuẩn bị tương đối đầy đủ về máy móc thiết bị thi công cơ giới Công ty đã có đủ điều kiện để thi công với cường độ và năng suất cao hơn các công trình trọng điểm của Đất nước như: đường Hồ Chí Minh, Thuỷ điện Cần Đơn... và nhiều công trình khác. Hơn nữa, Công ty là đơn vị có truyền thống thi công bằng cơ giới các công trình lớn của Đất nước, có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, có bề dày kinh nghiệm và đã trải qua nhiều khó khăn thử thách để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ sắp tới đây của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn do đặc điểm sản xuất đặc thù của ngành xây lắp và nhiều nhân tố khác như: tiến độ công trình thi công đòi hỏi rất căng thẳng và cùng một lúc phải dàn trải khắp các miền của Đất nước; các công trình trọng điểm mà Công ty tham gia thi công các công tác mới bắt đầu cũng sẽ gặp khó khăn về thiết kế mặt bằng, việc chuẩn bị thi công cũng sẽ ở tình trạng bị động; các cán bộ kỹ sư giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu, trình độ quản lý chưa cao sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý và đào tạo cán bộ công nhân để thực hiện nhiệm vụ; công tác tổ chức sản xuất sẽ phải sắp xếp lại; tình hình tài chính, công nợ và khối lượng dở dang lớn trong khi đó vẫn phải vay vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất gây ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặc dù vậy, Công ty cũng sẽ cố gắng thực hiện tốt kế hoạch đề ra và vượt xa so với năm 2001.
Các mục tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty Sông Đà 9 năm 2002.
-Tổng giá trị SXKD: 384.860 triệu đồng, tăng 66% so với năm 2001.
trong đó: Giá trị xây lắp: 269.375 triệu đồng.
- Tổng doanh thu: 377.204 triệu đồng, tăng 61% so với năm 2001.
trong đó: doanh thu xây lắp: 261.719 triệu đồng.
- Các khoản nộp Nhà nước: 6.839 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 2001.
- Lợi nhuận: 3.750 triệu đồng, tăng so với năm 2001 là 50%.
trong đó: + lợi nhuận xây lắp : 13.709 triệu đồng;
+ lợi nhuận từ hoạt động tài chính: - 9.959 triệu đồng.
Đồng thời Công ty cũng phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân, góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, từ đó khuyến khích, động viên tinh thần làm việc, cống hiến hết mình vì Công ty của tập thể CBCNV.
2.1.3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Sông Đà 9.
2.1.3.1. Đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty Sông Đà 9 là một doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức sở hữu vốn nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp do đó nó hội tụ đầy đủ những đặc điểm riêng của ngành này như: là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái tạo TSCĐ cho nền kinh tế, sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ; sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài; khối lượng thi công chủ yếu tiến hành ở ngoài trời. Do vậy quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao làm cho việc quản lý quá trình xây lắp nói chung và đặc biệt là việc tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất thi công càng có những nét riêng biệt của nó.
Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là: san lấp, đào đắp, nạo vét bằng cơ giới; xây dựng công trình công cộng; làm đường giao thông; xây dựng đường dây, trạm biến thế và công trình thuỷ lợi; sản xuất cấu kiện bằng bê tông và cấu kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng; khai thác cát, đá, sỏi.
Chuẩn bị biện pháp thi công, NVL, nhân công
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:
Thanh lý hợp đồng, bàn giao CT
Giao nhận công trình hoàn thành
Lệnh khởi công công trình
Duyệt quyết toán công trình
Tổ chức tại
công trình
Ký kết Hợp đồng kinh tế
Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị
lán trại
Các biện pháp
an toàn, bảo hộ lao động
2.1.3.2. Tình hình tổ chức lao động.
Qua nhiều năm phấn đấu và trưởng thành, Công ty Sông Đà 9 đã tạo nên một đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng lớn mạnh. Đến nay, Công ty đã có 340 cán bộ lãnh đạo khoa học kỹ thuật nghiệp vụ, trong đó bao gồm 251 cán bộ có trình độ Đại học và Cao đẳng thuộc các ngành như: xây dựng, kiến trúc, thuỷ lợi, mỏ địa chất, giao thông, cơ khí, động lực, TCKT, luật... và 1148 công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ công việc sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công tác quản lý cán bộ được thực hiện chặt chẽ theo phân cấp quản lý của Công ty, của Tổng công ty, kiểm kê phê bình, tự phê bình theo quy định. Công ty thường xuyên rà soát lực lượng dôi dư, xem xét lại năng lực chuyên môn để bố trí, sắp xếp việc làm cho phù hợp, đồng thời Công ty cũng giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ cho người lao động như: BHXH, BHYT...
Trong năm 2001, công ty đã chú trọng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất, đã tiếp nhận thêm nhiều kỹ sư, cử nhân và công nhân kỹ thuật, đào tạo và đào tạo lại nhiều cán bộ kỹ sư...; nâng bậc lương cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, công nhân. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đa số cán bộ công nhân viên của Công ty.
2.1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Sông Đà 9 thực hiện việc tổ chức quản lý theo một cấp. Bộ máy quản lý của Công ty xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban và các chi nhánh, đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc. Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty.
- Giám đốc Công ty: do Hội đồng Quản trị Tổng công ty Sông Đà bổ nhiệm, chịu trách nhiệm diều hành chung mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc và pháp luật trong việc ra các quyết định điều hành hoạt động của Công ty.
- Các Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực khác nhau và giúp Giám đốc Công ty trong từng lĩnh vực đó như: Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, Phó Giám đốc phu trách đường Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Miền nam và Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh.
Các phòng ban chức năng gồm có:
- Phòng quản lý - kỹ thuật: giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành xe - máy, vật tư, thiết bị cơ giới của các đơn vị.
- Ban quản lý dự án: giúp Giám đốc trong việc lập và quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: là một bộ phận chức năng giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện công tác hành chính, bảo vệ theo đúng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật và của Công ty. Phòng TCHC đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, đó là:
+ là cầu nối trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới, ngang cấp với chính quyền địa phương.
+ Thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh; tổ chức quản lý, tuyển dụng và điều phối nhân lực đáp ứng cho nhu cầu thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn Công ty theo kỳ kinh doanh.
+ Quản lý nhà cửa và trang thiết bị của cơ quan.
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách đối với người lao động trong Công ty.
- Phòng Tài chính Kế toán: là phòng nghiệp vụ giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác TCKT, thông tin kinh tế, tổ chức hạch toán kinh tế trong nội bộ Công ty theo chế độ chính sách của Nhà nước và Pháp luật về kinh tế, tài chính, tín dụng, điều lệ tổ chức kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và những quy định cụ thể khác của Công ty, Tổng công ty về công tác quản lý tài chính.
- Phòng kinh tế kế hoạch: có chức năng là lập các ké hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất.
- Phòng thị trường: có chức năng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, mở rộng thị trường về cung cũng như cầu và tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho Công ty.
2.1.3.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty đa dạng, trong đó hoạt động xây lắp là chủ yếu; không khép kín và không liên kết chặt chẽ (các xí nghiệp, chi nhánh phải đặt xa nhau và xa công trình) nên Công ty đã áp dụng mô hình kế toán vừa tập trung, vừa phân tán.
- Các chi nhánh và xí nghiệp tổ chức hạch toán độc lập. Công việc kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh do ban kế toán tại chi nhánh, xí nghiệp đó thực hiện, định kỳ hàng tháng tổng hợp số liệu, lập báo cáo gửi về phòng TCKT của Công ty.
- Các xưởng và đội xây dựng không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Tại các đơn vị này các nhân viên kế toán có nhiệm vụ tập hợp chứng từ ghi chép ban đầu, cuối kỳ báo sổ lên phòng TCKT của Công ty.
Phòng TCKT của Công ty Sông Đà 9 gồm 7 người có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện việc tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc, theo dõi các khoản chi phí chung cho toàn Công ty và lập các báo cáo kế toán định kỳ.
1. Kế toán trưởng: điều hành chung mọi công việc kế toán trong công ty.
- Giúp Giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính, tổ chức hạch toán kế toán, sắp xếp, tổ chức bộ máy kế toán từ cơ quan công ty đến các đơn vị trực thuộc; tạo lập, quản lý và sử dụng các quỹ, nguồn vốn kinh doanh đảm bảo đúng chế độ và có hiệu quả; cân đối vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty; phổ biến, triển khai kịp thời và cụ thể hoá các văn bản, chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước, các quy định của Tổng công ty ban hành.
- Tổ chức, chỉ đạo lập kế hoạch tổng hợp tài chính, tín dụng, tiền mặt của công ty hàng tháng, quý, năm và tổ chức giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo kịp thời. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch được giao; tổ chức công tác kiểm tra công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc, của công ty hàng tháng, quý, năm.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, Kế toán trưởng TCT về công tác tài chính kế toán của Công ty.
2. Phó Kế toán trưởng: phụ trách kế toán tổng hợp số liệu báo cáo toàn Công ty và trợ giúp kế toán trưởng; tổ chức chỉ đạo công tác lập, duyệt, xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán để cập nhật hàng ngày; tổ chức lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty, đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức chỉ đạo, lập kế hoạch kiểm tra báo cáo kế toán hàng tháng, quý, năm theo quy định của Tổng công ty theo đúng tiến độ, chính xác; kiểm tra theo dõi công tác ký kết, thực hiện và công tác thanh lý hợp đồng kinh tế đảm bảo đúng Pháp lệnh HĐKT.
- Chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng, Giám đốc Công ty về tính chính xác, tính pháp lý, kịp thời thuộc lĩnh vực được phân công.
3. Kế toán tổng hợp: kế toán tổng hợp của toàn Công ty, kế toán Ngân hàng; tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm ; tập hợp số liệu lập các báo cáo nhanh, định kỳ của Tổng Công ty.
4. Kế toán theo dõi nhật ký chung: hàng ngày căn cứ chứng từ kế toán nhận từ các kế toán viên, phụ trách kế toán, sau khi đã kiểm tra việc xử lý hoàn thiện chứng từ của kế toán viên tiến hành phân loại định khoản kế toán; kế toán tiền mặt.
5. Kế toán thuế và theo dõi công nợ:
- Chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi tạm ứng, thanh quyết toán nội bộ Công ty; kế toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách (kê khai thuế, quyết toán thuế, quyết toán BHXH...).
- Tổ chức công tác quản lý vật tư, tài sản; việc sử dụng và quyết toán vật tư, phụ tùng hàng tháng, từ đó có kiến nghị biện pháp nhằm khắc phục những sơ hở trong công tác quản lý vật tư, tài sản của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
6. Kế toán TSCĐ, vật tư và các khoản phải thu: theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao TSCĐ; tình hình nhập xuất vật tư, công cụ, dụng cụ; tính toán các khoản nộp cho Tổng công ty, các khoản thu cho các đơn vị trực thuộc...
Ngoài ra, các kế toán viên cũng tham gia công tác tổng hợp, quyết toán tháng, quý, năm của toàn Công ty dưới sự chỉ đạo của phó kế toán trưởng; chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, Giám đốc Công ty về tính chính xác, tính pháp lý, kịp thời của lĩnh vực được phân công.
7. Thuỷ quỹ: căn cứ phiếu thu - chi đã được Giám đốc, Kế toán trưởng ký làm thủ tục chi tiền; cuối ngày tổng hợp phiếu thu - chi lập bảng kê giao cho kế toán NKC ghi sổ, sau đó chốt sổ quỹ, kiểm kê quỹ...
Kế toán trưởng
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Sông Đà 9
Phó kế toán trưởng
Kế toán theo dõi NKC
Thủ quỹ
Kế toán TSCĐ và các khoản phải thu
Kế toán thuế và theo dõi công nợ
Kế toán tổng hợp
XN 906
XN 905
CN 904
CN 903
CN 18/9
CN 902
CN 901
2.2. Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Sông Đà 9 năm 2001.
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2.1.1 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn chung:
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển của đất nước đòi hỏi phải có sự phát triển nhất định về hạ tầng cơ sở phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của xã hội. Từ đó kéo theo nhu cầu về xây dựng ngày càng cao như: xây dựng các công trình thuỷ điện, đường xá, nhà cửa, khu đô thị, khu công nghiệp... tạo thuận lợi cho ngành xây dựng nói chung và Công ty Sông Đà 9 nói riêng có nhiều cơ hội phát triển.
Là một doanh nghiệp nhà nước nên Công ty Sông Đà 9 có những thuận lợi nhất định như được Nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác; có thể nhận được sự trợ giá hoặc ưu đãi về thuế. Hơn nữa, Công ty là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, một TCT có truyền thống lâu năm trong ngành xây dựng và có uy tín lớn trên thị trường.
Công ty có địa bàn hoạt động rộng, có hệ thống các chi nhánh, xí nghiệp trải rộng ở nhiều nơi thuận lợi cho việc nhận thầu các công trình xây dựng ở mọi nơi từ đó giảm được chi phí do phải di chuyển nhân lực, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công.
Là một doanh nghiệp xây lắp nên Công ty Sông Đà 9 hội tụ đầy đủ những thuận lợi cũng như khó khăn của ngành xây lắp nói riêng như: tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng điều này gây ra khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất; chu kỳ sản xuất thường dài làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của Công ty thường bị ứ đọng lâu tại công trình đang còn xây dựng đẽ gặp các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nếu thời gian xây dựng quá dài; sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể nên Công ty bị động trong công tác thi công; sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc thường làm gián đoạn quá trình thi công...
2.2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn đối với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 9 trong năm 2001.
a, Những thuận lợi:
- Bước sang năm 2001 Công ty có nhiều thuận lợi hơn so với năm 2000, khối lượng công việc của Công ty cơ bản đã sẵn có, các đơn vị trực thuộc và các phòng ban chức năng của Công ty đã đi vào nề nếp; xe - máy, thiết bị đã được đầu tư thêm đáp ứng được yêu cầu thi công các công trình lớn.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo Tổng công ty, ngay từ đầu năm Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển sản xuất kinh doanh 5 năm 2001 - 2005, từ đó Công ty đã chủ động thực hiện và tìm kiếm thêm động việc mới, hướng sản xuất mới.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất được chú trọng tăng cường và trẻ hoá. Trình độ, kiến thức của CBCNV ngày càng được nâng cao đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất.
- Công ty đã đầu tư đổi mới nhiều thiết bị thi công hiện đại thay thế dần các thiết bị máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu, năng suất thấp, phục vụ cho các công trình nhằm tạo ra năng suất cao, sản phẩm có chất lượng tốt.
b, Khó khăn:
- Các công trình được giao thầu (kể cả công trình đầu tư của Tổng công ty) đềug tình trạng vừa thiết kế, vừa thi công; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, đã làm cho đơn vị bị động trong công tác chuẩn bị và thực hiện công việc theo kế hoạch.
- Vì lí do môi trường, một trạm bê tông của Công ty đã phải ngừng sản xuất kéo theo toàn bộ dây chuyền, xe-máy, thiết bị, con người phải nghỉ chờ việc. Số thiết bị có công suất lớn phải xếp trong kho bảo quản, bảo dưỡng vì không có công trình phù hợp cho xe-máy, thiết bị lớn làm tăng chi phí trông coi, bảo quản, bảo dưỡng. Còn có một số công trình do năng lực xe - máy, thiết bị chuyên ngành thiếu vì vậy khi trúng thầu phải thuê ngoài hoặc giao thầu dẫn đến chất lượng, tiến độ công trình không đảm bảo.
- Trong triển khai tổ chức thi công, các công trình còn giàn mỏng, phân tán xa nhau dẫn đến thiếu năng lực, thiết bị và cán bộ, đồng thời khả năng huy động để bổ trợ cho nhau bị hạn chế gây ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành kế hoạch.
- Sau khi sáp nhập Công ty Sông Đà 15 vào, nhiều vấn đề tồn tại về lao động, thu vốn, công nợ; giá trị dở dang và công nợ phải thu lớn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Công ty chưa xây dựng được chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế...
Trên đây là những đánh giá khái quát về những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong năm 2001 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần phải tận dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0119.doc