Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay

Lời nói đầu 1

Chương I. Bảo hiểm xã hội và sự cần thiết phải mở rộng

 đối tượng tham gia 2

 I. Thực trạng bảo hiểm xã hội trong thời gian qua 2

 II. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay 5

 III. Sự cần thiết mở rộng đối tượng tham gia 8

Chương II: Tính khả thi của việc mở rộng đối tượng tham gia

 vào bảo hiểm xã hội ở nước ta 15

 I. Về phía người lao động 15

 II. Về phía người sử dụng lao động 17

 III. Về phía nhà nước 18

Chương III: Giải pháp để thực hiện mở rộng đối tượng tham gia 20

 I. Nhà nước cần đưa ra các điều kiện bổ sung các quy định

 về đối tượng tham gia tự nguyện cũng như bắt buộc 20

 II. Về cơ quan bảo hiểm xã hội 21

 III. Phía người tham gia bảo hiểm xã hội 29

Kết luận 31

Tài liệu tham khảo 32

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng lao động. Các bên tham gia vào bảo hiểm xã hội đều phải đóng một tỷ lệ nhất định của tiền lương. Từ đó hình thành nên quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ này được quản lý bởi cơ quan nhà nước. Khi người lao động tham gia không may gặp phải các rủi ro dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình họ. Nhờ có quỹ bảo hiểm xã hội mà những người này được trợ cấp một phần nào đó đủ để giúp họ vượt qua những khó khăn ổn định cuộc sống. Nhưng số lượng người gặp rủi ro này thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, bảo hiểm xã hội thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang, bằng hình thức trợ cấp. Bảo hiểm xã hội phân phối lại thu nhập giữa những người lao động có thu nhập thấp và thu nhập cao, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu nghỉ việc thông qua hình thức đóng góp tạo nên quỹ chung... Như vậy, bảo hiểm xã hội góp phần tạo ra sự công bằng giữa các thành viên trong xã hội. Tạo điều kiện cho các thành viên trong xã hội có thể gián tiếp giúp đỡ hỗ trợ nhau. Khi một số ít các thành viên không may gặp rủi ro. Từ đó, phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc ta. 4. Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi gặp khó khăn. Khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm thì phần thu nhập này sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần. Theo quy luật sinh học thì con người suy cho cùng cũng là một sinh vật sống cũng trải qua các giai đoạn phát triển sinh học. Khi còn trẻ có đầy đủ sức khoẻ thì có thể lao động tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và gia đình. Nhưng khi về già sức khoẻ bị giảm sút không còn khả năng lao động đây là một tất yếu không một ai có thể tránh khỏi. Như vậy ,sự đảm bảo bù đắp thay thế này chắc chắn sẽ xảy ra. Còn khi người lao động bị mất việc làm hoặc mất khả năng lao động tạm thời (ốm đau, tai nạn....)dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập thì thông qua bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp một phần thu nhập để họ có thể vượt qua những khó khăn. Việc bù đắp phần thu nhập khi người lao động hết tuổi lao động thì phải theo điều kiện quy định cụ thể. Còn mức hưởng trợ cấp tạm thời phải phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết,thời điểm và thời hạn hưởng phải đúng quy định. 5. Bảo hiểm xã hội góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già thì lúc này người lao động gặp rất nhiều khó khăn đồng thời trở thành ghánh nặng cho xã hội nhờ có bảo hiểm xã hội mà họ được trợ cấp, thay thế phần thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm gắn bó với công việc, nơi làm việc. Khi người lao động còn khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền công. Bởi vì, do có sự đảm bảo cho cuộc sống của họ cũng như gia đình họ từ đó họ rất tích cực hăng say trong lao động sản xuất, không ngừng tìm tòi đưa ra những sáng tạo trong lao động sản xuất tiết kiệm được nguyên vật liệu. Từ đó nâng cao năng xuất lao động, giảm được chi phí sản xuất dẫn đến tăng lợi nhuận. Tác dụng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng xuất lao dộng cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội. Điều này làm tăng tổng sản phẩm quốc dân góp phần phát triển nền kinh tế đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước hiện nay. 6. Bảo hiểm xã hội gắn bó lợi ích người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương (người sử dụng lao động thì muốn trả một mức tiền công nhỏ để tối đa hoá lợi nhuận còn người lao động lại muốn có tiền công lao động cao để chi tiêu cho cuộc sống), tiền công thời gian lao động v.v...thông qua việc cùng nhau đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội mà những mâu thuẫn này được giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ bảo hiểm xã hội mà mình có lợi và được bảo vệ từ đó làm họ hiểu nhau hơn và gắn bó được lợi ích được lại với nhau. 7.Một số tác dụng khác của bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động bị ốm đau, bệnh tật, mất việc...nếu không có sự trợ cấp của bảo hiểm xã hội hoặc không có một nguồn nào khác để giúp họ chi tiêu cho nhu cầu tối thiểu thì núc đó sẽ dẫn đến chính bản thân người lao động cùng với người phụ thuộc trong gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn (thiếu ăn con cái không có tiền ăn học ...). Điều này có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội (trộm cắp, cướp giật) nếu xảy ra trong một phạm vi nhỏ thì làm mất trật tự an ninh ở một khu vực. Nếu xảy ta ở diện rộng thì sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của đất nước. Nhờ có bảo hiểm xã hội mà đảm bảo cuộc sống của họ thông qua hình thức trợ cấp từ đó bảo hiểm xã hội đã gián tiếp giúp ổn định an ninh, chính trị của đất nước. Xét trên cấp độ của một xã hội thì thông qua hình thức bảo hiểm nói chung, bảo hiểm xã hội nay riêng đã góp phần làm giảm tổng rủi ro cho xã hội hay nay cách khác nó đã làm giảm tính không chắc chắn.Thông qua việc thu phí bảo hiểm. Dựa trên quy luật số lớn để hình thành nên quỹ tài chính bảo hiểm dự trữ để bồi thường những thiệt hại do những rủi ro gây ra. Như vậy, để đảm bảo quy luật số đông bù số ít thì bảo hiểm xã hội phải mở rộng đối tượng tham gia một cách rộng rãi. Thông qua hình thức bảo hiểm xã hội đã giúp các doanh nghiệp giảm được các khó khăn về tài chính, nhân sự khi người lao động của mình không may gặp rủi ro. Đặc biệt đối với những người lao động có vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Qua đó đảm bảo cho nhà sản xuất ổn định được quá trình sản xuất trong mọi điều kiện xảy ra. Như vậy bảo hiểm xã hội đã tạo điều kiện gần như tốt nhất cho sản xuất về mức độ giá, cấu trúc giá. Đặc biệt nó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vững vị trí cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Do đó, với việc mở rộng đối tượng tham gia ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (ví dụ ở các doanh nghệp có sử dụng dưới 10 lao động. Sẽ phát huy được các tác dụng trên của bảo hiểm xã hội. ở nước ta hiện nay, chế độ bảo hiểm xã hội mới chỉ do nhà nước thực hiện. Bảo hiểm xã hội đã có 61 chi nhánh ở 61 tỉnh thành trên đất nước ta.Số lượng này phản ánh được chủ trương chính sách của nhà nước ta trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội của đất nước ta là rất lớn nó thu hút một số lượng lớn lao động làm việc trong nghành này. Nếu mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội thì nghành bảo hiểm xã hội phải mở rộng công tác thu phí bảo hiểm, công tác quản lý và đầu tư quỹ, công tác chi trả chế độ. Sẽ cần thêm một số lượng lao động đáng kể làm việc trong nghành này như vậy ta thấy với việc mở rộng thì nó đã góp một phần nào đó trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp hiện nay. Đặc biệt nó đã tạo ra cơ hội việc làm cho các sinh viên chuyên nghành bảo hiểm khi ra trường. Để bảo tồn và phát triển quỹ đảm bảo chi trả thì các công ty bảo hiểm nói chung và cơ quan bảo hiểm xã hội nay riêng phải đem đầu tư quỹ. Hiện nay, trên thế giới nghành bảo hiểm đóng góp từ 10% đến 15% tổng thị trường vốn. Chiếm từ 10% đến 19% GDP. ở việt nam, nghành bảo hiểm cũng chiếm 0,6% GDP. Với đặc thù đất nước ta là một đất nước đang phát triển rất cần các nguồn vốn để phát triển đất nước. Và thực tế hiện nay với chủ trương của Đảng và nhà nước ta, đang có những chính sách kêu gọi, huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau. Đảng ta đã nhận định rằng : phải phát triển nền kinh tế bằng nội lực của chính mình. Vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng nhưng yếu tố quyết định lại là vốn đầu tư trong nước. Để huy động vốn đầu tư trong nước thì phải thông qua các tổ chức tài chính, bằng các công cụ tài chính. Mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội sẽ giúp cơ quan bảo hiểm xã hội thu được nhiều phí hơn, quỹ tài chính chung lớn hơn. Từ đó nó đóng góp vào việc đầu tư phát triển đất nước. Ngoài ra thông qua hình thức đóng bảo hiểm xã hội mà có thể huy động được số tiền nhàn rỗi của người lao động, mặc dù số tiền nhàn rỗi của mỗi một người thì nhỏ nhưng nếu huy động của nhiều người thì đó là một số tiền lớn. Mục tiêu của ngành bảo hiểm nước ta là sẽ đóng góp 2% vào GDP của đất nước Thông qua những tác dụng cơ bản trên chúng ta thấy việc mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Chương II Tính khả thi của việc mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội ở nước ta. I.Về phía người lao động. Người lao động là đối tượng đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội và cũng là đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Như đã trình bày ở các phần trên. Đất nước ta còn một số lượng lớn người lao động chưa tham gia vào bảo hiểm xã hội. Nên việc triển khai việc mở rộng đối tượng tham gia là rất cần thiết và đòi hỏi việc triển khai một cách nhanh chóng. Trong quá trình triển khai sẽ gặp phải những thuận lợi khó khăn gì? phần này chúng ta sẽ đề cập đến những thuận lợi và khó khăn đối với một số đối tượng lao động chủ yếu. Đối với người nông dân và lao động ở nông thôn. Qua một số cuộc khảo sát cho thấy trong số nông dân và lao động nông thôn, số người ở nhóm tuổi từ 25 –55 chiếm đại đa số (87-90%). Đây là nhóm người đang là lực lượng lao động chủ chốt của các gia đình nông thôn. Đồng thời, những người này cũng là nhóm chủ yếu tham gia bảo hiểm xã hội. Số người này có nguyện vọng tham gia bảo hiểm xã hội rất cao. Nguyện vọng tham gia bảo hiểm xã hội của từng nhóm tuổi như sau: Nhóm tuổi Nam Nữ 16 – 24 25 – 40 41 – 54 55 - 60 88,23 87,50 92,41 71,43 100,00 89,02 92,22 88,89 Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội ở nhóm 41-54 tuổi là cao nhất. Có lẽ do nhóm này đã bước đầu bước sang “ngưỡng già” theo quan niệm truyền thống ở nông thôn, và vì vậy họ đã nghĩ đến cuộc sống khi về già dưới sự bảo trợ của quỹ bảo hiểm xã hội. Do chưa được hưởng bảo hiểm xã hội nên nhu cầu tham gia vào bảo hiểm xã hội của người nông dân rất lớn. Qua điều tra cho thấy có gần 90% số người có nguyện vọng tham gia vào bảo hiểm xã hội.So với cuộc điều tra trước đây thì hiện nay nhu cầu của người nông đã tăng nên rất nhiều. Giữa các nhóm lao động, nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội có sự khác biệt nhất định. Những người làm diêm nghiệp có nguyện vọng tham gia vào bảo hiểm xã hội rất lớn (98,11%) trong khi đó nhu cầu của những người trồng cây công nghiệp tỷ lệ này lại thấp hơn (76,43%) Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ cho chính bản thân người lao động nông thôn mà còn đối với các thành viên khác trong gia đình. Đây là một đặc điểm trong truyền thống gia đình Việt nam. Do sống nhiều thế hệ trong cùng mái nhà. Các thành viên trong gia đình lo toan cho nhau không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai có một tỷ lệ khá lớn (47%) sẵn sàng tham gia bảo hiểm xã hội cho người thân của mình. Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội của người dân nông thôn mang đậm nét văn hoá. Họ lo toan cho tuổi già hơn cuộc sống hiện tại. Qua kết quả khảo sát cho thấy, trong số những người có nhu cầu tham gia vào bảo hiểm xã hội thì có tới 91,07% có nhu cầu tham gia tuổi già và khoảng 40,02% muốn tham gia chế độ tử tuất. Xét về khả năng tham gia bảo hiểm xã hội ta thấy: khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động nông thôn, thông qua tình trạng làm việc và khả năng tạo thu nhập. Ngoài các công việc chính có một tỷ lệ khá lớn(56,36%) có làm thêm các nghề phụ. Như vậy sự đa dạng hoá công việc ở nông thôn đã tạo khả năng lớn hơn cho người lao động ở nông thôn có thêm thu nhập. Thu nhập bản thân người lao động có sư khác biệt giữa các nhóm lao động.Điều này cho thấy khả năng tham gia vào bảo hiểm xã hội của các nhóm lao động là khác nhau. Người lao động nông thôn chi tiêu khá tằn tiện. Do vậy mà họ đã tích luỹ được ở mức độ nhất định (gần 51% tổng thu). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ khá giả mà chẳng qua họ đã để giành để chi dùng vào những việc khác của gia đình. Bởi lẽ nếu so sánh mức chi tiêu của người lao động với mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thì mức chi tiêu cảu người lao động lớn hơn 1,12 lần. Cũng như các đối tượng chưa tham gia bảo hiểm xã hội khác, khả năng tham gia của người nông dân còn rất hạn chế. Điều này do một phần thu nhập thực tế thấp mặt khác do nhận thức về bảo hiểm xã hội của người lao động ở nông thôn còn rất hạn chế. Đây là những khó khăn chủ yếu khi mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội cho những người nông dân. Đối với những lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lao động tự do. Với việc mở rộng bảo hiểm xã hội có những thuận lợi là: đây là một số lượng lớn lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Bản chất của bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội do đó những đối tượng này rất mong mỏi được tham gia vào bảo hiểm xã hội. Từ đó họ sẵn sàng giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho việc mở rộng, tích cực tham gia vào việc mở rộng. Tuy nhiên, còn một số ít người chưa hiểu rõ về chính sách bảo hiểm xã hội nên họ còn có tư tưởng né tránh không tham gia. Mặt khác, còn cho thấy nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức công đoàn còn rất hạn chế, chưa thấy được ý nghĩa của 5% tiền lương tham gia đóng góp, để được hưởng cao hơn do có phần các chủ doanh nghiệp đóng so với quỹ tiền lương và nhà nước hỗ trợ, là lợi ích thiết thân của chính mình, vì lợi ích của những thân nhân và của cả cộng đồng. Bên cạnh đó những đối tượng lao động này rất khó quản lý. Đây cũng là những khó khăn cho việc mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội II. Về phía người sử dụng lao động. Sau một thời gian nước ta thực hiện quá trình đổi mới nền kinh tế thì nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết quản lý của nhà nước. Từ nền kinh tế chỉ có thành phần kinh tế nhà nước và hợp tác xã. Đã chuyển thành nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế vận động theo quy luật của thị trường. Từ nền kinh tế không có quan hệ thuê mướn lao động sang có quan hệ thuê mướn lao động. Với sự ra đời của luật doanh nghiệp đã khuyến khích hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời, đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường hiện nay. Đi đôi với nó là phát sinh nhiều quan hệ thuê mướn lao động giữa người chủ sử dụng lao động với người lao động. Đặc trưng của các doanh nghiệp này là thường thuê mướn số lượng lao động nhỏ. Trong những năm gần đây với sự các chính sách của nhà nước về khu vực nông thôn thì hàng loạt các mô hình kinh tế trang trại ra đời ở những nơi này cũng xuất hiện quan hệ thuê mướn lao động. Như vậy ta thấy khi mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội thì gặp thuận lợi là: số lao động số đơn vị tổ chức có sử dụng lao động chưa tham gia vào bảo hiểm xã hội còn ở mức khá cao đặc biệt ở những nơi có sử dụng dưới 10 lao động (thuộc đối tượng tham gia tự nguyện ). Bên cạnh đó những người sử dụng lao động này họ nhận thức được bảo hiểm xã hội là một chính sách phi lợi nhuận và việc thực hiện chính sách này cho người lao động của mình là một nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cũng là quyền lợi của chính mình. Bởi vì như đã trình bày ở phần tác dụng của bảo hiểm xã hội. Khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động giúp chủ sử dụng lao động ổn định được mọi điều kiện sản xuất, kinh doanh trong trường hợp sảy ra với người lao động của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi một số khó khăn chủ yếu sau: đây là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ điều này gây khó khăn cho việc quản lý giám sát việc đóng phí định kỳ của người lao động và người chủ sử dụng lao động. Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa thực hiện ký kết hợp đồng lao động hoặc có ký, lại ký hợp đồng lao động ngắn hạn, hay hợp đồng thời vụ để trốn đóng bảo hiểm xã hội. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thậm chí có các doanh nghiệp đang trong tình trạng sụp đổ, đây cũng là khó khăn khi thực hiện vấn đề mở rộng. Chủ sử dụng lao động sẽ né tránh nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Các “ông chủ” không đời nào muốn mất đi 15% tổng quỹ lương là số tiền đã được hoạch toán vào giá thành sản phẩm. Dĩ nhiên, nếu không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động thì 15% lương ấy được xem như là thu nhập của các “ông chủ”. Ngoài ra, phải thừa nhận là hầu hết trong các doanh nghiệp này còn thiếu tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Nên khi người sử dụng lao động chốn tránh không đóng bảo hiểm xã hội thì rất khó có thể đấu tranh buộc chủ sử dụng lao động phải đóng cho người lao động. III. Về phía nhà nước. 1. Việc quản lý thu phí và thực hiện các nghiệp vụ chi trả. Cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội thì đi đôi với nó là việc mở rộng công tác tổ chức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Vấn đề mở rộng tổ chức quản lý sẽ đáp ứng được nhu cầu về quản lý thu, chi trả trợ cấp. Hơn nữa nó đem lại công ăn việc làm cho một số người lao động. Hiện nay ở nước ta số cán bộ làm việc trong nghành bảo hiểm xã hội có trình độ chuyên môn còn thiếu rất nhiều. Còn nhiều cán bộ vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế quan liêu còn có thái độ chưa đúng đối với cán bộ tham gia vào bảo hiểm xã hội. Khi thực hiện mở rộng cũng gặp khó khăn ở việc tổ chức quản lý nhất là trong tình hình hiện nay chúng ta thực hiện việc chuyển bảo hiểm y tế sang bảo hiểm xã hội khiến cho công việc quản lý cũng gặp không ít những khó khăn. Còn nhiều người sử dụng lao động nợ đọng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đối với những người lao động tự do làm việc ở nông thôn có thu nhập không ổn định cũng sẽ gây khó khăn cho công tác thu. Do vậy phải chuẩn bị đào tạo được một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, có đủ về trình độ chuyên môn, có tinh thần phục vụ người dân. Điều này cũng ảnh hưởng đến đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, Nhà nước ta chưa có pháp chế quy định sử phạt đủ lớn đối với những chủ sử dụng lao động còn nợ đọng. Do vậy, còn có rất nhiều chủ sử dụng lao động mặc dù họ có đầy đủ khả năng tài chính để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng họ lại cố tình không đóng và sẵn sàng chịu nộp phạt. Bởi vì họ chỉ cần tính toán một lần bị phạt chỉ có khoảng từ 1 đến 2 triệu. Điều này quá rẻ so với đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ngoài việc thu phí bảo hiểm xã hội còn đi đôi với nó là thực hiện việc chi trả các chế độ. Hiện nay ở nước ta có khoảng 2 triệu lao động đang hưởng các trợ cấp bảo hiểm xã hội thường xuyên. Việc tăng đối tượng tham gia thì cũng đồng nghĩa với ciệc tăng đối tượng hưởng và sẽ ảnh hưởng đến quỹ. 2. Thực hiện việc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Như chúng ta đã biết, theo quy luật số đông bù số ít và tính trung bình thì số tiền mà mỗi người lao động đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội sẽ nhỏ hơn tổng số tiền mà người lao động được hưởng trợ cấp từ các chế độ bảo hiểm xã hội. Do vậy để có thể đảm bảo đủ khả năng tài chính cho quỹ bảo hiểm xã hội để đảm bảo có thể chi trả cho các đối tượng trong thời gian dài thì phải tiến hành đầu tư quỹ. Việc đầu tư quỹ phải đảm bảo nguyên tắc an toàn có nghĩa là việc đầu tư phải đảm bảo tăng trưởng quỹ và luôn luôn đảm bảo được khả năng chi trả Nước ta là một nước đang phát triển. Toàn Đảng toàn dân ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chúng ta rất cần các nguồn vốn đầu tư từ ngoài nước và trong nước. Có rất nhiều các công trình dự án đầu tư cần các nguồn vốn. Đặc biệt là các công trình vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đảng và nhà nước ta xác định nguồn vốn trong nước là quyết định. Do đó, việc sử dụng quỹ để đầu tư ngoài việc làm tăng trưởng quỹ còn góp phần vào mục tiêu phát triển đất nước. Như đã trình bày ở trên bảo hiểm xã hội như là một biện pháp huy động thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ người lao động trong xã hội. Khi thực hiện mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội thì quỹ bảo hiểm xã hội sẽ tăng nên làm cho công tác đầu tư được thuận lợi hơn có đủ nguồn vốn để đầu tư vào những dự án lớn. Tuy nhiên, trong qua trình đầu tư cũng không tránh khỏi một số khó khăn như đội ngũ cán bộ có hiểu biết về lĩnh vực đầu tư còn thiếu. Trong quá trình đầu tư chưa đảm bảo được nguyên tắc an toàn hoặc qua chú trọng nguyên tắc an toàn dẫn đến lợi nhuận từ việc đầu tư còn thấp. Chương III Giải pháp để thực hiện việc mở rộng đối tượng tham gia. I. Nhà nước cần đưa ra các điều kiện bổ sung, các quy định về đối tượng tham gia tự nguyện cũng như bắt buộc. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách bảo hiểm xã hội ,tổ chức thực hiện bộ máy bảo hiểm xã hội. Bởi vì, đây là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế xã hội. Cho nên, vai trò của nhà nứôc là rất quan trọng. Thực tế đã chỉ rõ, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, nếu không có sự quản lý vĩ mô của nhà nước thì mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ không được duy trì bền vững mối quan hệ ba bên sẽ bị phá vỡ. Trước hết, phải khẳng định rằng việc khẳng định chính sách bảo hiểm xã hội là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự quản lý của nhà nước về vấn đề này thể hiện ở việc xây dựng các dự án luật, các văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội và ban hành thực hiện. Sau đó là hướng dẫn kiểm tra các tổ chức, các nhân thực hiện chính sách. Đối với việc đảm bảo vật chất cho bảo hiểm xã hội thì vai trò của nhà nước phụ thuộc vào các chính sách bảo hiểm xã hội do nhà nước quy định. Để quản lý bảo hiểm xã hội, nhà nứơc sử dụng các công cụ chủ yếu, như luật pháp bộ máy tổ chức. Theo quy định của bộ lao động về bảo hiểm xã hội ở nước ta về đối tượng tham gia bắt buộc vào bảo hiểm xã hội. Thì hiện nay nước ta có khoảng 15% lực lượng lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội. Đây là một tỷ lệ thấp. Do vậy, để mở rộng đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội thuộc loại bắt buộc. Đòi hỏi, nhà nước phải ban hành các quy định, bắt buộc các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội ví như theo quy định hiện hành là: các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở nên. Thì nay, có thể quy với viẹc sử dụng lao động thấp hơn đã phải tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động (chẳng hạn từ 5 lao động trở lên). Cần ban hành các quy định sao cho phù hợp với hình thức sử dụng lao động hiện nay (ví dụ như hình thức kinh tế trang trại mới chỉ xuất hiện trong một số năm gần đây). Đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội dưới hình thức tự nguyện theo quy định hiện hành. Nhà nước xem xét có thể đưa ra những quy định cụ thể để chuyển một số đối tượng thuộc diện tham gia tự nguyện sang hình thức bắt buộc. Cần có hình thức khuyến khích để số lượng tham gia bảo hiểm xã hội được cao hơn. II. Về bên cơ quan bảo hiểm xã hội việt nam. 1.Cần hoàn thiện và từng bước bổ sung thêm các chế độ hưởng. Bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay bao gồm 5 chế độ: chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất. Chế độ trợ cấp ốm đau: trong qúa trình thực hiện vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu xem xét như: Không quy định thời gian dự bị trước khi hưởng bảo hiểm xã hội, thời hạn hưởng tối đa chưa rõ, thủ tục, danh mục các bệnh dài hạn quy định đã lâu cần phải bổ sung một số bệnh mới.... Chế độ trợ cấp thai sản: qua thực tiễn chế độ này còn một số điểm cần khắc phục như: Còn đam xen giữa chính sách bảo hiểm xã hội với chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình, thời gian dự bị trước khi được hưởng cũng chưa rõ ... Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: chế độ này cần phải xác định rõ hơn tai nạn lao động xảy ra từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại, danh mục bệnh nghề nghiệp cần được bổ xung vì có một số loại bệnh mới phát sinh chưa được xếp vào bệnh nghề nghiệp ... Chế độ hưu trí: chế độ này vẫn còn nhiều điểm nổi cộm cần khắc phục như: tuổi đời về hưu giữa các ngành, các nhóm lao động ,những người hưởng trợ cấp một lần đưa vào chế độ là chưa hợp lý, vì những người này vừa chưa đủ tuổi, vừa không đủ tích luỹ cần thiết để hưởng trợ cấp. Chế độ tử tuất: việc quy định đối tượng được hưổng bao gồm cả bố mẹ bên vợ, bên chồng là chưa hợp lý. Vì bố mẹ bên vợ, bên chồng còn có thân nhân của cả hai bên chịu trách nhiệm. Điều này cần phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để thống nhất quy định Căn cứ vào những điểm còn tồn tại trên trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. Ta thấy, để mở rộng được đối tượng tham gia thì công việc trước mắt là nghành bảo hiểm xã hội phải hoàn thiện các chế độ. Trong nền kinh tế thị trường cần huy động nhiều người ở nhiều thành phần kinh tế tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Để chính sách bảo hiểm xã hội đi vào cuộc sống, mở ra không gian rộng lớn cho tất cả người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0149.doc
Tài liệu liên quan