Tình hình thực hiện công tác năm 1999 của vụ công nghiệp

 

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 2

1-/QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 2

1.1-/THỜI KỲ TỪ THÀNH LẬP NƯỚC ĐẾN NĂM 1986 2

1.2-/THỜI KỲ TỪ 1986 ĐẾN NAY. 2

2-/CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ. 2

2.1-/TRONG THỜI KỲ KẾ HOẠCH HOÁ TẬP TRUNG 3

2.2-/TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI KINH TẾ. 3

3-/CƠ CẤU CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 4

4-/VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH CỦA BỘ TRƯỞNG TRONG CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG VÀ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 6

PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ VỤ CÔNG NGHIỆP 8

1-/SƠ LƯỢC MỘT SỐ NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VỤ CÔNG NGHIỆP 8

2-/CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 8

3-/CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA VỤ CÔNG NGHIỆP 9

4-/TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 1999 CỦA VỤ CÔNG NGHIỆP 12

5-/MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỤ CÔNG NGHIỆP NĂM 2000 13

KẾT LUẬN

 

doc17 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình thực hiện công tác năm 1999 của vụ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như sau : 1.1-/ Thời kỳ từ thành lập nước đến năm 1986 - Ngày 31-12-1945Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78 thành lập uỷ ban nghiên cưú kế hoạch kiến thiết. Uỷ ban này có nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch thực hiện kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hoá đệ trình chính phủ. Đây là tiền thân của hệ thống kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. - Ngày 14-5-1950 Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 68 thành lập ban kinh tế chính phủ thaycho uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Ban này có nhiệm vụ soạn thảo trình chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch những vấn đề quan trọng về kinh tế. - Ngày 8-10-1955 thành lập uỷ ban kế hoạch quốc gia để thực nhiệm vụ từng bước kế hoạch hoá việc khôi phục và phát triển kinh tế -văn hoá - xã hội của đất nước, xây dựng dự án phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, tiến hành công tác thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và từ đó hệ thống kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thành lập. - Tháng 10-1961 đổi tên uỷ ban kế hoạch quốc gia thành uỷ ban kế hoạch nhà nước . Trong thời kỳ này cơ quan hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. 1.2-/ Thời kỳ từ 1986 đến nay. - Sau năm 1986 cơ quan vẫn gọi là uỷ ban kế hoạch nhà nước những cơ cấu và phương thức quản lý có thay đổi cho phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước. - Ngày 21-10-1995 thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ VIII của quốc hội khoá IX sát nhập Uỷ ban kế hoạch nhà nước và uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư thành Bộ kế hoạch và Đầu tư. 2-/ Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan có thay đổi và bổ sung sau mỗi lần đổi tên. Nhìn chung sự thay đổi đó có sự khác nhau rõ nét nhất trong 2 thời kỳ: - Thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. - Thời kỳ đổi mới kinh tế. 2.1-/ Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung - Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn phát triển kinh tế quốc dân về các mặt. - Kiểm tra việc thực hiện và chấp hành kế hoạch ở các Bộ, các cơ quan, uỷ ban hành chính tại các địa phương, rút ra các nhận xét trình Chính Phủ. - Ban hành phương pháp xây đựng kế hoạch, trình tự lập kế hoạch, hệ thống biểu mẫu và chỉ tiêu kế hoạch, phê duyệt và ban hành nhữnh thể lệ, quy tắc có liên quan đến công tác kế hoạch hoá và công tác xây dựng cơ bản. - Các vấn đề về hợp tác kinh tế với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em, hợp tác khoa học với các nước khác. - Lập kế hoạch động viên trong trường hợp cần thiết. - Chỉ đạo nghiệp vụ đối với các tổ chức làm công tác kế hoạch, công tác xây dưng cơ bản của các Bộ, Cơ quan Trung Ương và địa phương. - Yêu cầu các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc hội đồng chính phủ, uỷ ban hành chính địa phương và cơ quan chuyên môn báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch yêu cầu các đoàn thể cung cấp tài liệu có liên quan đến việc lập kế hoạch. - Bồi dưỡng nghiệp vụ các cán bộ làm công tác kế hoạch và quản lý xây dựng cơ bản, quản lý xây dựng cán bộ, biên chế lao đọng tiền lương, tài sản, tài vụ của uỷ ban kế hoạch nhà nước theo chế đọ chung của Nhà nước. 2.2-/ Trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Bộ kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ. Xác định phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào việt nam, đảm bảo cân đối đầu tư trong nước và nước ngoài để trình Chính Phủ quyết định. - Trình chính phủ ccác dự án luật, pháp lệnh các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ổn định để phát triển kinh tế - xã hội . - Nghiên cứu, xây dựng các quy chế và phương pháp kế hoạch háo hướng dẫn các bên nước ngoài và Việt Nam trong việc đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. - Tổng hợp các nguồn lưc trong và ngoài nước xây dưng trình Chính Phủ các kế hoạch dài hạn,trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội cả nước và các cân đối chủ yếu của nề kinh tế quốc dân. - Hướng dẫn các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương xây dựng các tổng hợp kế hoạch, kể cả kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài,phù hợp với chiến lược phát triển của cả nước, các ngành kinh tế và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt. - Làm chủ tịch hội đồng cấp nhà nước xét duyệt định mức kinh tế kỹ thuật,xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước,là cơ quan đầu mối trong việc điều phối sử dụng nguồn vốn ODA, quản lý đăng ký kinh doanh, cấp các giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh, liên kết của nước ngoài vào việt nam và việt Nam ra nước ngoài.Quản lý nhà nước đôi với dịch vụ tư vấn đầu tư. -Trình Thủ tướng chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước. -Tỏ chức nghiên cứu ,thu thập sử lý các thông tin về dựbáo phát triển kinh tế - xã hội trong nước và ngoài nước phục vụ cho việc điều hành và thực hiện kế hoạch. Tổ chức lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc bộ quản lý. -Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ phát triển và hợp tác đầu tư. 3-/ Cơ cấu của bộ kế hoạch và đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Bộ kế hoạch và đầu tư hiện có 28 đơn vị vụ, viện với cơ cấu tổ chức: - Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư. - Các thứ trưởng - Các cơ quan trong Bộ bao gồm: 3.1-Các cơ quan giúp Bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước 1 - Vụ Pháp luật đầu tư nước ngoài . 2 - Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài. 3 - Vụ Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp. 4 - Vụ Đầu tư nước ngoài. 5 - Vụ Tỏng hợp kinh tế quốc dân. 6 - Vụ Kinh tế đối ngoại. 7 - Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ. 8 - Vụ Doanh nghiệp. 9 - Vụ Tài chính tiền tệ. 10 - Vụ Nong ngiệp và Phát triển nông thôn. 11 - VụCông nghiệp. 12 - VụThương mại dịch vụ. 13 - Vụ Cơ sở hạ tầng. 14 - Vụ Lao động Văn hoá xã hội. 15 - Vụ Khoa học giáo dục môi trường. 16 - Vụ Quan hệ Lào và Cămpuchia. 17 - VụQuốc phòng An ninh. 18 - Vụ Tổ chức Cán bộ. 19 - Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư. 20 - Văn phòng xét thầu quốc gia. 21 - Văn phòng Bộ. 22 - Cơ quan đại diện phía nam. b) Các Tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: 1 - Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương. 2 - Viện chiến lược Phát triển. 3 - Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam. 4 - Trung tâm thông tin(gồm cả tạp chí kinh tế dự báo). 5 - Trường nghiệp vụ kế hoạch. 6 - Báo Việt Nam Đầu tư nước ngoài. Nhiệm vụ ,cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định trong phạm vi tổng biên chế đã được Chính phủ quy định. Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư cùng với Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, cơ quan kế hoạch và đầu tư của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. 4-/ Về công tác kế hoạch của bộ trưởng trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và trong cơ chế thị trường * Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Trong cơ chế này nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hiện vật được kế hoạch hóa tập trung cao độ. Nhà nước quán xuyến toàn bộ, triệt để từ xác định chiến lược, xây dựng và quyết định kế hoạch, quyết định các chính sách kinh tế,... đến quyết định giá cả, lãi xuất, tiền lương. Nghị định 49/CP ngày 25/3/1974 đã quy định rõ một trong các chức năng của UBKHNN là: “Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân”. Do vậy mọi hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân (DNNN và DN tập thể) đều phải chịu sự quyết định trực tiếp của UBKHNN thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh và các hướng dẫn thực hiện rất chặt chẽ. Hậu quả của cơ chế này là làm cho trên đất nước ta không có thị trường thực sự, không có tự chủ kinh doanh, các doanh nghiệp trì trệ, nền kinh tế yếu kém, Ngân sách Nhà nước bị cạn kiệt. * Trong cơ chế thị trường (sau 1989): Sau một thời gian dài trì trệ theo cơ chế cũ, tháng 7 năm 1979 Hội nghị TW VI (khóa IV) của Đảng ta đã đưa ra quan điểm đổi mới và phát triển kinh tế hàng hóa. Song phải trải qua một quá trình tiếp tục đấu tranh về tư tưởng (tuy âm thầm nhưng không kém quyết liệt), nhất là lại có những đòi hỏi cấp bách do khó khăn trong thực tế đặt ra (trượt giá) đến năm 1989 chúng ta mới thực sự chuyển sang nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. Kể từ đó, việc chấp nhận cơ chế thị trường không còn là vấn đề bàn cãi nữa, với tư cách là mức độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đã chứng tỏ những ưu thế hơn hẳn cơ chế cũ (thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng tính năng động và tự chủ của nền kinh tế). Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế đó, cơ chế thị trường còn bộc lộ rất nhiều khuyết tật cố hữu của nó như tính tự phát, phân hóa giàu nghèo,... Những khuyết tật này về mặt kinh tế có thể gây ra sự lãng phí xã hội rất lớn, nền kinh tế có nguy cơ mất ổn định nặng nề, làm tăng sự mất công bằng trong xã hội và nảy sinh nhiều tệ nạn. Do vậy, cùng với việc đưa đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước ta cũng khẳng định nền kinh tế mà chúng ta xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, tức là phải có sự kết hợp hợp lý giữa vai trò điều tiết của thị trường với vai trò của Chính phủ. Chính vì nhận thức này, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (được Nhà nước giao phó) đã thay đổi hoàn toàn so với trước. Thay cho nhiệm vụ “Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân”, nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và Đầu tư được xác định lại là: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các dự án tổng sơ đồ phân phối lực lượng sản xuất” (chỉ thị 355 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 5-10-1990). Từ đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không còn quản lý trực tiếp mọi hoạt động của nền kinh tế bằng mệnh lệnh nữa mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ quản lý trên tầm vĩ mô: đề ra các định hướng đường lối, chính sách và tạo các hành lang pháp lý cho hoạt động của các đơn vị sản xuất - kinh doanh nhằm bảo đảm cho sự phát triển hiệu quả, cân đối, đồng bộ theo định hướng XHCN của tổng thể nền kinh tế - xã hội. Sau thực tiễn đổi mới những năm qua, đến nay chúng ta nhận thức được rằng sự thay đổi về cơ bản các chức vụ, nhiệm vụ và hoạt động như trên không hề làm giảm vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà lại ngược lại. Hiện nay hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững và có hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Sở dĩ như vậy là vì trong cơ chế cũ tuy nhiệm vụ và hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất rộng lớn, đồ sộ, song cũng chính do nhiệm vụ quá đồ sộ như vậy nên đã vượt quá xa khả năng có thể thực hiện được. Hậu quả là hiệu quả hoạt động của Bộ rất hạn chế, các kế hoạch đề ra cứng nhắc không phù hợp với hiệu quả tổng thể gây lãng phí xã hội và sự trì trệ trong mọi đơn vị sản xuất. Còn hiện nay thì ngược lại tuy nhiệm vụ được giao nhỏ đi những nhiệm vụ đó lại là điểm mất chốt đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế, mặt khác vì khối lượng công việc không còn vượt quá khả năng cho phép nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể hoàn thành tốt một cách thực sự những nhiệm vụ được giao phó. Từ đó giúp Nhà nước kết hợp được tốt và hiệu quả sự tác động của mình với sự điều tiết của thị trường theo đúng chủ trương, đường lối đã xác định. phần ii giới thiệu về vụ công nghiệp 1-/ Sơ lược một số nét về quá trình hình thành vụ công nghiệp Kể từ khi ủy Ban Kế hoạch Nhà nước được thành lập thì chỉ có một số người làm việc về lĩnh vực công nghiệp, cho nên chỉ có pòng công nghiệp và giao thông vận tải. Khoảng năm 1958, vụ Công nghiệp mới được tách ra thành lập riêng. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu của công tác kế hoạch hóa, khoảng năm 1963, vụ Công nghiệp đã tách thành hai vụ: vụ Công nghiệp nặng (tham mưu, theo dõi, điều hành kế hoạch các ngành: điện, than, hóa chất, vật liệu xây dựng, khoáng sản, cơ khí,...), vụ Công nghiệp nhẹ (tham mưu và điều hành kế hoạch các ngành: công nghiệp dệt - may, da giầy, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp gỗ giấy diêm và công nghiệp địa phương). Năm 1975, toàn bộ công nghiệp cơ khí và luyện kim trong công nghiệp nặng được tách ra thành vụ cơ khí và luyện kim. Cùng với việc thực hiện những chính sách đổi mới kinh tế, Chính phủ đã cải cách tổ chức, sắp xếp lại các đầu mối thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng được sắp xếp lại như Nghị định 75/CP. Trong nội bộ cơ quan cũng được sắp xếp lại. Năm 1988, 3 vụ công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí - luyện kim đã nhập lại để thành vụ Công nghiệp như hiện nay. 2-/ Chức năng, nhiệm vụ Vụ công nghiệp là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng làm chức năng theo dõi và quản lý Nhà nước về sự phát triển của ngành công nghiệp với các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch phát triển của ngành Công nghiệp trong phạm vi cả nước và theo vùng lãnh thổ. - Tổng hợp, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển toàn ngành Công nghiệp, trực tiếp phụ trách kế hoạch các ngành Công nghiệp: Điện năng, nhiên liệu, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất thiết bị máy móc, kỹ thuật tiện và điện tử, hóa chất, phân bón và cao su; vật liệu xây dựng; xen luy lô và giấy; sành sứ thủy tinh, dệt may, thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da, giả da, chế biến sữa, dầu thực vật, rượu, bia, thuốc lá. - Đề xuất các cơ chế chính sách và kế hoạch hóa nhằm bảo đảm thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển ngành thuộc vụ phụ trách; trực tiếp tổ chức xây dựng các cơ chế chính sách theo sự phân công của lãnh đạo Bộ. Nghiên cứu phân tích lựa chọn các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước. - Kiểm tra theo dõi việc thực hiện các chương trình dự án, nắm tình hình, lập báo cáo việc thực hiện kế hoạch quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc vụ phụ trách. Đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. - Tham gia thẩm định thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư (cả vốn trong nước và vốn ngoài nước) thẩm định xét thầu; phân bổ nguồn vốn ODA xác định định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành do vụ phụ trách theo quy trình của Bộ. - Làm đầu mối quản lý các dự án, chương trình quốc gia của các ngành và lĩnh vực thuộc vụ phụ trách. - Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành do vụ phụ trách. - Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Công nghiệp và các tổng công ty thuộc ngành, vụ phụ trách: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 3-/ Cơ cấu bộ máy của vụ công nghiệp Vụ công nghiệp có số cán bộ công tác hiện tại là 26 cán bộ có cơ cấu tổ chức như sau: Vụ trưởng Vụ Phó I Vụ Phó II Nhóm Năng lượng Nhóm vật liệu xây dựng, xi măng và CN khác Nhóm Công nghiệp nặng (thép, mỏ, hóa chất) Nhóm Công nghiệp nhẹ Dầu khí 1-/ Vụ trưởng Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước UB về các công việc của Vụ được UB giao. Tổ chức và điều hành để thực hiện nhiệm vụ có chất lượng và đáp ứng yêu cầu công tác. 2-/ Các vụ phó giúp việc được phân công phụ trách theo dõi và trực tiếp tổng hợp các mặt công tác và báo cáo Vụ trưởng cụ thể như sau: Vụ phó 1: Tổng hợp qui hoạch phát triển ngành công nghiệp trong phạm vi cả nước vù vùng lãnh thổ. Phụ trách tham gia thẩm định thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, thẩm định các dự án chủ yếu bằng nguồn vốn vay trong nước, thẩm định xét thầu, xác định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành do vụ phụ trách theo qui trình của ủy ban. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng qui hoạch kế hoạch phát triển công nghiệp. Tổng hợp và phụ trách việc quản lý các dự án. Vụ phó 2: Tổng hợp và phụ trách xây xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển toàn ngành công nghiệp. Phụ trách và tổng hợp đề xuất cơ chế chính sách, kế hoạch hóa nhằm đảm bảo thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển ngành công nghiệp, xây dựng các cơ chế chính sách theo sự phân công của UB. Tổng hợp và phụ trách theo dõi việc thực hiện các chương trình, dự án, nắm tình hình thực hiện kế hoạch quí, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm. Đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. 3-/ Các chuyên viên vụ Các chuyên viên được phân công phụ trách, nghiên cứu tổng hợp các hoạt động (thuộc chức năng nhiệm vụ của vụ: Qui hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách,...) của lĩnh vực CN được phân công. Nhóm năng lượng + Ngành điện: Chuyên viên tổng hợp ngành CN điện. Trực tiếp phụ trách kế hoạch ngành điện thuộc phạm vi phía Bắc. Chuyên viên trực tiếp phụ trách kế hoạch ngành điện thuộc phạm vi miền Trung và phía Nam. + Ngành than: Chuyên viên tổng hợp qui hoạch phát triển ngành than trực tiếp phụ trách các hoạt động thuộc các lĩnh vực đào tạo, khoa học kỹ thuật,... (trừ kế hoạch sản xuất và xây dựng cơ bản hàng năm). Nhóm dầu khí Chuyên viên tổng hợp và trực tiếp phụ trách CN dầu và khí, tổng hợp kế hoạch Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Nhóm công nghiệp nặng Chuyên viên tổng hợp kế hoạch Bộ công nghiệp. Trực tiếp phụ trách CN hóa chất và phân bón. Chuyên viên phụ trách CN cơ khí và trực tiếp phụ trách giao thông vận tải và thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản. Chuyên viên tổng hợp CN cơ khí và trực tiếp phục trách CN cơ khí (trưc cơ khí phục vụ giao thông vận tải và XDCB); CN sản xuất trang thiết bị điện; CN quốc phòng. Chuyên viên tổng hợp và trực tiếp phụ trách CN luyện kim màu khoáng sản quí hiếm. Chuyên viên tổng hợp và phụ trách CN luyện kim đen. Chuyên viên tổng hợp và phụ trách điều tra cơ bản và thăm dò địa chất. Nhóm công nghiệp nhẹ Chuyên viên tổng hợp kế hoạch Tổng Công ty dệt may Việt Nam, Tổng Công ty thuốc là Việt Nam và trực tiếp phụ trách ngành công nghiệp dệt, may, da giầy. Chuyên viên tổng hợp và phụ trách CN giấy, gỗ, diêm, rượu bia, nước giải khát. Chuyên viên tổng hợp và phụ trách CN sành sứ, thủy tinh và CN khác. Nhóm vật liệu xây dựng, xi măng và công nghiệp khác Chuyên viên tổng hợp và phụ trách CN xi măng thuộc Tổng công ty xi măng. Chuyên viên tổng hợp và trực tiếp phụ trách CN TP. Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chuyên viên tổng hợp và trực tiếp phụ trách CN ngành điện tử, tin học, CN các tỉnh phía Bắc (trừ TP. Hà Nội, Hải Phòng). Chuyên viên tổng hợp và phụ trách CN các tỉnh phía Nam (trừ Quảng Nam - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh). Chuyên viên tổng hợp CN ngoài quốc doanh. 4-/ Tình hình thực hiện công tác năm 1999 của vụ công nghiệp Năm 1999 là năm mà vụ Công nghiệp đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được Bộ giao. Điều này được thể hiện tập trung qua một số công việc cụ thể sau: Góp ý thêm để hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển các lĩnh vực công nghiệp Trên cơ sở các quy hoạch đã soạn thảo và sẽ được thông qua cũng như cập nhật các thông tin mới để hoàn chỉnh các quy hoạch. Tổ chức thẩm định các quy hoạch phát triển Công nghiệp, dầu khí, thép, xi măng, dệt may, giấy. Tham gia xây dựng các quy hoạch cùng với các ngành như quy hoạch ngành thép, quy hoạch ngành đường ống khí Tây Nam. Điều chỉnh tiến độ thực hiện các công trình xi măng lớn do ta tự đầu tư. Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch trung hạn xây dựng các cân đối lớn và cần thiết (vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, điều kiện sản xuất,...) đề xuất các giải pháp khuyến khích thực hiện. Triển khai thực hiện nghiên cứu quy hoạt phát triển điện nông thôn đến cuối năm 2000 và hoàn chỉnh báo cáo trình Chính phủ. Tập trung chỉ đạo và cùng các ngành thực hiện các nội dung cho việc xây dựng một số công trình công nghiệp mới: Nhà máy lọc dầu số 1, nhà máy LPG, đường ống dẫn khí, nhà máy thủy điện Sơn La và nhà máy thép, nhà máy xi măng, liên hợp điện đạm, các nhà máy điện Wartsela, Phú Mỹ 2-2. Bám sát kế hoạch và điều hành thực hiện có báo cáo tháng, qúy, 6 tháng và ước tính cả năm. Chủ trì báo cáo Chính phủ về đầu tư cho ngành công nghiệp. Thường xuyên đi sát tình hình sản xuất kinh doanh, nhất là xi măng, thép, điện, than, dầu khí,... kịp thời kiến nghị để giải quyết khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch cũng như đảm bảo cung cầu ổn định xã hội. Một số cơ sở sản xuất nhiều năm thua lỗ hoặc khó khăn về tiêu thụ sản phẩm hoặc về tài chính như: Công ty dệt Huế, dệt Hòa Thọ,... Tổng công ty, thép, xi măng,... đã được tập trung nghiên cứu phối hợp với các vụ trong Bộ và các cơ quan liên quan để đưa ra các kiến nghị đề xuất lãnh đạo Bộ trình Chính phủ giải quyết kịp thời. Đã cùng với Bộ công nghiệp nghiên cứu tình hình sản xuất của công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc và kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm giảm bớt lỗ trong năm 1999 và hoạt động bình thường vào năm 2000. Tham gia phối hợp với các vụ, Viện trong Bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ, tham gia về công nghiệp trong các báo cáo của Bộ để phục vụ Hội nghị Trung ương Đảng, báo cáo tình hình thực hiện các công trình quan trọng tài các kỳ hợp Quốc hội tháng 4 và tháng 10 hàng năm và báo cáo với Chính phủ theo chỉ thị của lãnh đạo Bộ với tinh thần trách nhiệm đúng hạn theo yêu cầu. Phối hợp cùng Bộ công nghiệp tham gia sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn địa phương. Tham gia tổ công tác liên ngành của Chính phủ về kiến nghị những giải pháp đối với ngành sản xuất thuốc lá; đoàn kiểm tra và đề nghị đối với các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy. Tổng hợp xây dựng kế hoạch năm 2000 và sau năm 2000 các ngành công nghiệp: điện, dầu khí, than, luyện kim, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện và điện tử, hóa chất, phân bón và cao su, xi măng và vật liệu xây dựng, giấy, sành sứ thủy tinh, dệt may, da giầy, chế biến sữa, dầu thực vật, rượu bia nước giải khát, thuốc lá và điều tra cơ bản địa chất. Tích cực hoạt động trong tổ thư ký của ban chỉ đạo chương trình khí, điện, đạm; Hoàn thành công việc của tổ thư ký của ban chỉ đạo dự án quy hoạch thủy điện quốc gia. Đã cử người tham gia công tác xét thầu của SIDA và NORAD; Tổ chức họp 6 tháng 1 lần với SIDA về công trình thủy điện sông Hinh. Tham gia thẩm định các dự án xét thầu thuộc lĩnh vực vụ công nghiệp phụ trách. Chủ trình phối hợp cùng với các ngành xây dựng chương trình đưa điện về nông thôn sau năm 2000. Tham gia cùng EVN trong việc chuẩn bị tiếp nhận tài trợ của WB cho chương trình đưa điện về 590 xã trong năm 2000. Tích cực tham gia các công việc của Bộ do vụ, viện khác chủ trì theo đúng tiến độ yêu cầu, ví dụ như: Cổ phần hóa về thuê bán khoán doanh nghiệp. Dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, dự thảo luật doanh nghiệp, thương mại, chiến lược phát triển đến năm 2000, chương trình triển khai hội nhập AFTA... 5-/ Mục tiêu phương hướng phát triển vụ công nghiệp năm 2000 Phối hợp tốt với các Bộ, Tổng công ty sớm triển khai kế hoạch năm 2000 đã giao, thực hiện tốt nhiệm vụ điều hành thực hiện kế hoạch và đề xuất kịp thời những vướng mắc, kiến nghị cách xử lý. Tiếp tục rà soát các quy hoạch phát triển các lĩnh vực công nghiệp. Trên cơ sở các quy hoạch đã được soạn thảo và sẽ được thông qua cũng như cập nhật các thông tin mới để hoàn chỉnh các quy hoạch. Quy hoạch phát triển công nghiệp ngành than, hóa chất phân bón, dầu khí, xi măng, dệt may, da giầy, giấy, rượu bia nước giải khát, sữa dầu thực vật, thuốc lá, cơ khí và điện tử - tin học, vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng,... Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch trung hạn xây dựng các cân đối lớn và cần thiết (vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, điều kiện sản xuất,...) đề xuất các giải pháp khuyến nghị thực hiện. Tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung cho việc xây dựng một số công trình công nghiệp mới: Nhà máy lọc dầu, nhà máy LPG, đường ống dẫn khí, nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thép, nhà máy xi măng, liên hợp điện đạm, các nhà máy điện theo hợp đồng BOT. Bám sát kế hoạch và triển khai thực hiện, có báo cáo hàng tháng, qúy, 6 tháng và ước tính cả năm theo yêu cầu của Bộ. Thường xuyên đi sát tình hình sản xuất kinh doanh, nhất là xi măng, thép, điện, dầu khí,... kịp thời kiến nghị để giải quyết khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch cũng như đảm bảo cung cầu ổn định xã hội. Tham gia, phối hợp cùng với các vụ, viện trong Bộ thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ. Xây dựng chương trình công tác hàng qúy và kiểm tra, kiểm điểm tình hình thực hiện, kịp thời rút kinh nghiệm để có chất lượng công tác tốt hơn. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác khi được Bộ giao. kết luận Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về công tác tổ chức, chức năng nhiệm vụ phương hướng hoạt động của Bộ Kế hoạch và đầu tư nói chung và vụ công nghiệp nói riêng, bản báo cáo tổng hợp này phần nào phác họa vị trí và tầm quan trọng của vụ công nghiệp trong bộ Kế hoạch và đầu tư. Bên cạnh đó thông qua những cuộc nói chuyện cởi mở, các cô bác trong vụ, bộ cùng thầy giáo đã giúp em những thông tin hữu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC298.doc
Tài liệu liên quan