Tình hình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh trong 10 năm qua.

Lời Nói Đầu 2

CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH THEO

 LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 4

I - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

 KINH DOANH THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 1987 VÀ QUÁ

 TRÌNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG (1990, 1992, 1996) 4

II - HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC

 NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 7

1. Khái niệm 7

2. So sánh hợp đồng hợp tác kinh doanh với các hình thức khác 8

CHƯƠNG II - NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH

 DOANH. 10

I - SỰ HÌNH THÀNH HỢP ĐỒNG VÀ VIỆC XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ. 10

1. Sự hình thành hợp đồng 10

2. Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh 13

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên. 14

CHƯƠNG III - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH

 DOANH TRONG 10 NĂM QUA. 18

1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trong 10 năm qua. 18

Kết Luận 26

Tài Tiệu Tham Khảo 27

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh trong 10 năm qua., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Việt Nam chuẩn y. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được qui định các bên hợp doanh thực hiện việc tự quản và phân chia sản phẩm theo mức độ vốn góp. 2. So sánh hợp đồng hợp tác kinh doanh với các hình thức khác: - Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kế giữa hai bên hoặc nhiều Bên (sau đây gọi là các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân. - Với hình thức doanh nghiệp liên doanh. + Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Hai hình thức này có sự khác nhau: + Thứ nhất: Doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân của nước sở tại, còn hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng mặc dù là sự hợp tác của các bên có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng phân phối, lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro nhưng không phải là một pháp nhân của nước sở tại. + Thứ hai: Các cam kết trong doanh nghiệp liên doanh chặt chẽ hơn cả về mặt kinh doanh lẫn về mặt pháp lý, còn trong hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng các bên thoả thuận với nhau mềm dẻo hơn do các bên tham gia vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của mình. + Thứ ba: Doanh nghiệp liên doanh là một mối liên kết lâu dài giữa các bên để cùng thực hiện các hoạt động kinh doanh với thời hạn kéo dài hàng chục năm (thường từ 15 đến 30 năm, cá biệt có trường hợp từ 60 - 70 năm), còn hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng là một mối quan hệ bạn hàng ngắn hạn diễn ra có tính chất tức thời và thời hạn chỉ khoảng vài tháng đến vài năm để thực hiện các hoạt động kinh doanh đơn lẻ, nhỏ hẹp. + Thứ tư: Các doanh nghiệp liên doanh thường có quy mô của hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (trừ một số trường hợp trong các hoạt động phân chia sản phẩm thuộc ngành dầu khí). Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhiều khi được gọi là liên doanh theo vụ việc. * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với “Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”. “Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài do tổ chức cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh”. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Còn hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng thì các bên không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo hình thức thu lợi nhuận, còn hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng chỉ chia sản phẩm kinh doanh theo tỷ lệ góp vốn. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động đầu tư bao gồm hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân của nước sở tại. Còn hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ hoạt động ở lĩnh vực hẹp, những lĩnh vực thu hồi vốn nhanh và thời hạn đầu tư ngắn. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thời gian hoạt động dài nhưng tối đa không quá 50 năm còn hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng thì thời hạn ngắn, nhiều nhất là 5 năm. * Hợp đồng hợp tác kinh doanh với “hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao” (BOT). “Hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao” là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Hợp đồng BOT: là tổ chức Công ty có tư cách pháp nhân còn hình thức hợp doanh không phải là pháp nhân. * Hợp đồng hợp tác kinh doanh với “hợp đồng xây dựng - chuyển giao kinh doanh” (BTO) “Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh” là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. * Hợp đồng xây dựng chuyển giao” (BT) là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Chương II Nội dung pháp lý cơ bản về hợp đồng hợp tác kinh doanh. I - Sự hình thành hợp đồng và việc xin cấp giấy phép đầu tư. 1. Sự hình thành hợp đồng: Quá trình hình thành hợp đồng hợp tác kinh doanh là cả một giai đoạn tìm kiếm, nghiên cứu, tiếp cận thị trường... Nhưng để đi đến ký kết một hợp đồng thì phải thông qua quá trình giao dịch, thương lượng với nhau về các điều kiện giao dịch. Từ những điều kiện sau khi xem xét, đánh giá tình hình chủ đầu tư mới đi đến quyết định đàm phán và ký kết hợp đồng. * Đàm phán và ký kết: a. Đàm phán là cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều bên (bên có thể là cá nhân, nhóm người, đơn vị kinh doanh, quốc gia hay nhiều quốc gia...) Trong cuộc đối thoại thì mỗi bên có quyết định khác nhau về những vấn đề mà họ mong muốn thoả thuận với nhau. Thông qua đàm phán họ đi tới thoả thuận với mức độ nhất trí khác nhau về vấn đề hai bên cùng quan tâm. + Bảo đảm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với nội dung phát biểu trong các cuộc đàm phán và có tính khách quan. + Đảm bảo tính rõ ràng của các sự kiện, tính mạch lạc, logic các lý lẽ đưa ra trong đàm phán, phải loại trừ tính mập mờ bằng dùng sai làm thiếu tính thuyết phục. Đảm bảo tính trực quan trong quá trình đàm phán trong sử dụng tối đa phương tiện nghe nhìn, sử dụng các so sánh minh hoạ để tăng thêm tính cụ thể. b. Ký kết hợp đồng. Qua quá trình đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. ở các nước tư bản, hợp đồng có thể được thành lập dưới hình thức văn bản hoặc hình thức miệng... ở các nước xã hội chủ nghĩa hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn bản. - Hợp đồng dưới hình thức văn bản có thể được thành lập bằng nhiều cách: + Hợp đồng gồm một văn bản trong đó ghi rõ nội dung hợp tác kinh doanh, điều kiện giao dịch đã thoả thuận. * Chữ ký của hai bên. - Hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị hợp tác kinh doanh của ta trong quan hệ với các chủ đầu tư nước ngoài. Hình thức hợp đồng bằng văn bản là hình thức tốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Tránh được những hiểu lầm do không thống nhất về quan điểu. Ngoài ra hình thức văn bản còn tạo thuận lợi cho thống kế theo dõi, kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Ký kết hợp đồng có một số đặc điểm sau: - Cần có sự thoả thuận thống nhất với nhau tất cả mọi điều khoản cần thiết trước khi ký kết. Một khi đã ký kết rồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất khó khăn và bất lợi. - Văn bản hợp đồng thường do một bên dự thảo. Trước khi ký kết bên kia xem xét lại kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thoả thuận đã đạt được trong đàm phán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo những điểm chưa thoả thuận và bỏ qua không ghi vào những điều đã thống nhất. - Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sáng sủa, cách trình bày phản ánh đúng nội dung đã thoả thuận, không để tình trạng mập mờ, có thể suy luận ra nhiều cách. - Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán để giải quyết những điểm hai bên không đề cập đến. - Những điều khoản trogn hợp đồng phải xuất phát từ những đặc điểm của hoàn cảnh tự nhiên, xã hội, ... - Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành. - Người đứng ra ký kết hợp đồng phải đúng là người có thẩm quyền ký kết. - Ngôn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng nên là thứ ngôn ngữ mà hai bên cùng thông thạo. Khi đã đầy đủ thủ tục thì hai bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng. Hợp đồng phải có chữ ký của cả hai bên. Sau khi ký kết hai bên sẽ làm thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư. c. Thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư: Các bên hợp doanh khi làm thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư phải có đầy đủ các giấy tờ sau: 1. Đơn xin cấp giấy phép đầu tư. 2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh. 3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên. 4. Giải trình kinh tế kỹ thuật 5. Các giấy tờ khác: (chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, hồ sơ thuê đất). Sau khi hoàn thiện các giấy tờ trên các bên phải gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan cấp giấy phép đầu tư tổ chức thẩm định dự án. + Thời hạn thẩm định dự án cụ thể như sau: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ kế hoạch và đầu tư về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận nội dung dự án. - Đối với nhóm A, trong thời hạn 48 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ kế hoạch và đầu tư trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đầu tư. - Đối với dự án nhóm B, trong thời hạn 48 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án Bộ kế hoạch và đầu tư hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư. - Trong thời hạn 7 ngày sau khi hết thời hạn qui định nêu trên, mà không cấp giấy phép đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng sao gửi cho các cơ quan liên quan. Thời hạn trên không kể thời gian nhà đầu tư được phép sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư. Mọi yêu cầu của Bộ kế hoạch và đầu tư đối với nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Việc thẩm định và cấp giấy phép đầu thuộc thẩm quyền của UBND cấp trình thực hiện như sau: - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, UBND cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư. - Trong thời hạn 7 ngày sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà chưa cấp giấy phép đầu tư, UBND cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho nhà đầu nêu rõ lý do, đồng sao gửi cho các cơ quan có liên qua. Thời hạn trên không kể thời gian nhà đầu tư được phép sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện trong vòng 13 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. - Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư, UBND cấp tỉnh gửi cho Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đầu tư (bản chính) và sao gửi cho Bộ tài chính, Bộ thương mại và Bộ quản lý ngành và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. - Định kỳ hàng quý và hàng năm, UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ kế hoạch và đầu tư về tình hình thẩm định, cấp giấy phép đầu tư. Sau khi có giấy phép đầu tư các bên hợp doanh phải đăng báo Trung ương và báo địa phương. Đăng 3 số liên tiếp. 2. Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh: Theo điều ? luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và theo Điều 8 Nghị định 12/CP ban hành ngày 18/02/97 quy định việc thực hiện đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm: - Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh. - Mục tiêu và phạm vi kinh doanh. - Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng. - Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. - Thời hạn thực hiện hợp đồng. - Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh. - Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng. - Giải quyết tranh chấp. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh được thoải thuận thành lập ban điều phối để theo mỗi bên hợp doanh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, của mình trước pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của các bên là khác nhau. Bên nước ngoài theo qui định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bên nước ngoài theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bên Việt Nam theo quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước. Mỗi bên hợp doanh có quyền chuyển nhượng vốn của mình nhưng phải ưu tiên cho các bên hợp doanh kia. Trong trường hợp các bên hợp doanh không thoả thuận được điều kiện chuyển nhượng. Bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba, nhưng điều kiện chuyển nhượng cho bên thứ ba không được thuận lợi hơn so với điều kiện đã đặt ra cho nên hợp doanh kia. Bên chuyển nhượng phải gửi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hợp đồng chuyển nhượng và các tài liệu về tư cách pháp lý, tình hình tài chính và đại diện có thẩm quyền của mình. Việc chuyển nhượng phải được sự nhất trí của các bên hợp doanh kia có hiệu lực sau khi cơ quan có thẩm quyền về đầu tư của Việt Nam chuẩn y. Việc quy định ngắn gọn nhưng đầy đủ về mặt nội dung đã được các nhà hợp doanh đồng tình ủng hộ, và nó đã đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực lập pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng. Nhưng ban điều phối không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh. Mỗi bên hợp doanh phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên. Quyền và nghĩa vụ của các bên phải xác định ngay trên cơ sở thoả thuận ghi trong hợp đồng. - Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chính thức ghi vào giấy phép đầu tư. a. Vấn đề tuyển dụng lao động: Điều 25 luật đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kd được tuyển dụng lao động công dân Việt Nam; chỉ được tuyển dụng người nước ngoài làm những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật và quản lý mà Việt Nam chưa đáp ứng được, nhưng phải đào tạo lao động Việt Nam thay thế. - Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bảo đảm bằng hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các qui định của pháp luật về lao động. b. Vấn đề bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự. Điều 28 luật đầu tư nước ngoài: Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự tại Công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc tại Công ty bảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt Nam (lệnh số 52/Đ28 L/CTN). c. Vấn đề chuyển giao công nghệ: Điều 29 luật đầu tư nước ngoài Việc chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới dạng góp vốn bằng giá trị công nghệ hoặc mua công nghệ trên cơ sở hợp đồng phù hợp với pháp luật về chuyển giao công nghệ. Chính phủ Việt Nam khuyến khích việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến (lệnh số 52Đ 29 L/CTN). d. Vấn đề về đấu thầu, nghiệm thu, quyết toán. (Điều 30) Công trình: Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp phải nghiệm thu, quyết toán công trình, có xác nhận của tổ chức giám định. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện đấu thầu theo qui định của PL về đấu thầu. e. Phải xác định quyền tự chủ kinh doanh, quyền xuất nhập khẩu tiêu thụ sản phẩm. (Điều 52) Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có quyền tự chủ kinh doanh theo mục tiêu quy định trong giấy phép đầu tư, phương tiện vận tải, trực tiếp hoặc ủy quyền xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm của mình để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải ưu tiên mua sắm thiết bị, máy móc, vật tư phương tiện vận tải Việt Nam trong điều kiện kỹ thuật thương mại như sau. f. Quy định về quyền, nghĩa vụ thu chi cân đối ngoại tệ. Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự bảo đảm nhu cầu về tiền nước ngoài cho hoạt động của mình. Chính phủ Việt Nam bảo đảm việc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu và một số cũng trích quan trọng khác. g. Mở tài khoản tại ngắn hạn:(Điều 35) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam hoặc tại ngân hàng liên doanh hoặc tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt được ngân hàng nước ngoài Việt Nam chấp thuận, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở tài khoản vốn vay tại ngân hàng ở nước ngoài. h. Thuế: Điều 38 luật đầu tư nước ngoài Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh nên thuế lợi tức 25% lợi nhuận thu được; trong trường hợp khuyến khích đầu tư, mức thuế lợi tức là 20% lợi nhuận thu được, trường hợp có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư, thì mức thuế lợi tức là 15% lợi nhuận thu được; trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu tư thì mức thuế lợi tức là 10% lợi nhuận thu được. i. Về môi trường: Căn cứ vào tính chất hoạt động, trình độ công nghệ và mức độ tác dụng của môi trường, Bộ khoa học công nghệ và môi trường công bố danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. k. Về kế toán thống kê: Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện kế toán theo ché độ kế toán Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có lý do chính đáng cần áp dụng chế độ kế toán nước ngoài thông dụng khác thì phải được Bộ tài chính chấp thuận. - Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh ghi chép kế toán theo nội dung phù hợp với từng loại hình hợp tác kinh doanh. l. Chấm dứt hợp đồng. Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau đây: - Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép đầu tư. - Do đề nghị của một hoặc các bên và được cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận. - Theo quyết của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài do vi phạm nghiêm trọng pháp luật và quy định của giấy phép đầu tư. - Do bị tuyên bố phá sản. - Trong những trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Ngoài ra còn quy định thêm khi chấm dứt hoạt động trong các trường hợp 1, 2, 3, 5 điều 52 của luật này các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải tiến hành thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của luật. m. Vấn đề giải quyết tranh chấp: - Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhau trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên. - Trong trường hợp hoà giải không thành, các bên tranh chấp có thể thoả thuận một trong các phương thức giải quyết sau đây. + Toà án Việt Nam + Trọng tài Việt Nam hoặc trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế. + Trọng tài do các bên thoả thuận thành lập. - Tranh chấp giữa các bên nước ngoài hợp doanh với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc toà án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. Chương III Tình hình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh trong 10 năm qua. 1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trong 10 năm qua. Chính sách mở cửa của nền kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong sự phát triển kinh tế, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ phát triển mới. Một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự chuyển biến tích cực đó là việc thu hút có kết quả vốn đầu tư nước ngoài. Sự di chuyển vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thể hiện nỗ lực rất to lớn và có hiệu quả thực tế cuả Việt Nam trong việc thu hút các nguồn lực bên ngoài để khai thác các lợi thế so sánh của đất nước. Những kết quả quan trọng bước đầu của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đánh dấu một bước chuyển biến về chất trong tư duy hoạch định, chính sách khai thác các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra sâu rộng và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang tạo ra sự thay đổi vượt bậc trong cơ sở vật chất của nền kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam có luật đầu tư nước ngoài (1987) đến hết tháng 6/1988 đã cấp phép cho 2437 dự án, với số đăng ký đạt 32,3 tỷ USD, điều chỉnh tăng vốn 3,86 tỷ USD, nâng tổng số đăng ký cấp mới và tăng vốn bổ sung đạt 36,16 tỷ USD. Trong số các dự án đã cấp phép hiện có 2009 dự án có hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 33,4 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 6/1998, vốn đầu tư thực hiện là 13,233 tỷ USD đạt 40% vốn đăng ký (nếu trích cả liên doanh dầu khí Việt Xô, vốn thực hiện đạt 14,73 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài trong 10 năm qua đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trên một số mặt chủ yếu sau: 1.1. Đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế: - Trong những năm bắt đầu công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột và nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế thì chủ trương thu hút vón đầu tư với việc ra đời luật đầu tư nước ngoài 1987 là đúng đắn và kịp thời, đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư thời kỳ 1991 - 1995 chiếm bình quân 25,7% và từ năm 1995 đến nay chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư xã hội, đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt 8,5% trong thời kỳ 1991 - 1997 và điều quan trọng là nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trogn nước được khai thác và phát huy tác dụng. - Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư trong GDP tăng dần qua các năm: Năm 1992 là 2%, năm 1993 là 3,6%, năm 1996 là 8,6% đến năm 1997 đã lên đến 8,6%; nếu tính cả xây dựng cơ bản và dịch vụ khác tỷ lệ này đạt khoảng 10% GDP. 1.2. Nguồn vốn đầu tư góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển lực lượng sản xuất. Đầu tư chủ yếu vào khu vực công nghiệp, xây dựng (48,5%) và dịch vụ (47,5%) góp phần nâng cao tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. Đặc biệt, nhờ hoạt động đầu tư nhiều ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế đã xuất hiện như thăm dò, khai thác dầu khí; lắp ráp, sản xuất ô tô, xe máy, phát triển viễn thông quốc tế nội hạt... Hiện nay, khu vực đầu tư chiếm 100% về khai thác dầu thô; 53,8% cán thép; 24% xi măng. Trong công nghiệp điện tử, vốn đầu tư chiếm trên 50% trong đó 100% về các sản phẩm như tụ điện, mạch in, máy thu băng, đầu video; 70% về đèn hình các loại... 1.3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tham gia phát triển nguồn nhân lực. Đến nay khu vực đầu tư đã thu hút khoảng 27 vạn lao động trực tiếp. Nếu tính cả lao động gián tiếp (xây dựng, cung ứng dịch vụ...) ước tính lên tới 35 - 40 vạn người. Với mức lương bình quân trên 70 USD/tháng. 1.4. Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá đã góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Hiện có trên 60 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư ở Việt nam, trong đó có nhiều tập đoàn, công ty lớn có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính. 2. Tình hình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh trong 10 năm qua. Trong 10 năm qua thực hiện chính sách cải cách nền kinh tế, nhà nước ta đã thu hút được sự đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày một nhiều nâng tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn bổ sung đạt 36,16 tỷ USD. Nhìn vào con số này ta cũng thấy được nhiều thành quả của nước ta đạt được là vô cùng to lớn. Từ các hình thức đầu tư được qui định trong luật đầu tư như hình thức (hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh...) chúng ta mới có được thành quả như vậy. Sau đây là một số những thành tựu mà nước ta đã đạt được trong hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức mới, vì vậy nó có một số vướng mắc nhất định, khi các nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức hợp tác làm ăn chia sản phẩm, nhưng nó lại có mặt chung với các hình thức hợp đồng khác như (hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự...). Vì vậy các nhà đầu tư không phân biệt được rõ ràng cho nên trong 10 năm qua hình thức này chỉ đạt ở mức độ khiêm tốn. Nó chỉ chiếm 7,1% số dự án và 9,4% vốn đầu tư. Trong khi đó các hình thức khác, như: Hình thức liên doanh chiếm 61% số dự án và 69% vốn đầu tư, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 30% số dự án và 18,9% số vốn đầu tư, các hình thức còn lại chiếm 1,9% số dự án và 2,7% vốn đầu tư. Số dự án liên doanh giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam với nước ngoài rất ít, chỉ chiếm 7,8% về số dự án và 1,8% về vốn đầu tư. Trong số 94 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh có 26 dự án thăm dò dầu khí với vốn đầu tư 1,237 triệu USD chiếm 84,65 số vốn của loại hình đầu tư này. 2.1 Mặt tích cực: Từ kết quả đạt được chỉ chiếm một con số đáng kể nhưng hợp đồng hợp tác kinh doanh đã góp phần vào thu hút được một vốn đáng kể trong nền kinh tế nước ta. Vì vậy hình thức này cũng có những đóng góp tích cực cho sự phát t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0038.doc
Tài liệu liên quan