Tình huống QLNN lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại Hà Nội - Tên tình huống: Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giữa ông Hoàng Văn Thức và bà Nguyễn Thị Lan

MỞ ĐẦU 3

I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4

1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống 4

1.2. Mô tả tình huống 4

II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 6

2.1. Mục tiêu phân tích tình huống 6

2.2. Cơ sở lý luận 6

2.3. Phân tích diễn biến tình huống 16

2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình huống 17

2.5. Hậu quả của tình huống 18

III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 21

3.1. Mục tiêu xử lý tình huống 21

3.2. Đề xuất các phương án 21

3.3. Các giải pháp thực hiện phương án đã chọn 23

IV. KIẾN NGHỊ 25

4.1. Kiến nghị với các cơ quan Đảng, Nhà nước 25

4.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên 25

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

doc27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình huống QLNN lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại Hà Nội - Tên tình huống: Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giữa ông Hoàng Văn Thức và bà Nguyễn Thị Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cho thấy nguồn gốc của số ruộng đất kể trên như sau: Phần diện tích tranh chấp 3.500 m2 nằm trong tổng số 9.520 m2 do hộ ông Thức sử dụng. Toàn bộ diện tích này trước đây là của ông Thắng (bố ông Thức). Năm 1960 ông Thắng công hữu vào họp tác xã. Đến năm 1970 có thực trạng các họp tác xã không còn hoạt động nữa, song UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai vẫn tiếp tục quản lý toàn bộ đất canh tác. Lúc đó các hộ tự sản xuất trên diện tích của mình mà trước đây đã góp vào HTX nhưng không được phép chuyển nhượng, gia đình ông Thắng cũng nằm trong bối cảnh đó. Năm 1974 bà Lan được về nghỉ hưu trí tại địa phưong. Ông Thắng đã chia cho bà 3.500 m2 đất ruộng để canh tác tăng thêm thu nhập cho kinh tế gia đình vốn có khó khăn. Sau đó ông Thắng đề nghị UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai chuyển số diện tích trên cho bà Lan và đã có tên trong sổ quy chủ, sổ thuế của xã (theo báo cáo của ông Lê Văn Đăng - nguyên Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng uỷ xã giai đoạn 1970-1977) Năm 1976 ông Thắng làm giấy giao ruộng cho bà Lan. Điều này được bà Phó Chủ tịch UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai ký xác nhận ngày 03/12/1976, có một số người khác chứng kiến. Theo hồ sơ, bà Lan được chia số ruộng có diện tích là 3.500 m2 nhưng thực tế lại chỉ sử dụng 770 m2 (từ năm 1974). số diện tích còn lại ông Thắng vẫn sử dụng, đến năm 1978 khi phong trào được củng cố lại ông góp toàn bộ diện tích đó vào HTX. Trên thực tế gia đình bà Lan là viên chức nhà nước, các thành viên trong gia đình được hưởng chế độ cung cấp theo chính sách quy định. UBND xã không đồng ý cho bà được sử dụng số diện tích ông Thắng chia cho. Tuy vậy, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn hai ông bà đều đã nghỉ hưu lại đông con, Đảng uỷ, UBND xã cũng đã xem xét và đồng ý cho bà được phép sử dụng 770 m2 để làm kinh tế phụ (trên đất 5%) nhằm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống gia đình. Với những lý do nêu trên, sau khi HTX đã củng cố trở lại và và hoạt động bình thường, bà Lan vẫn được sử dụng 770 m2 mà không thu lại. Thực tế bà quản lý, sử dụng ổn định từ năm 1974 cho đến năm 1993. Năm 1994 ông Thức tiến hành đòi lại số mộng này để sử dụng, kê khai với nhà nước, dẫn đến việc tranh chấp với bà Lan. Từ năm 1994 đến năm 1996 bà Lan nhiều lần làm đơn đề nghị UBND xã Thằn Sa, huyện Võ Nhai xem xét việc ông Thức đòi lại mộng canh tác của bà nhưng không được giải quyết. Sau đó bà làm đơn đề nghị lên UBND huyện Võ Nhai. Vụ việc này được các cấp, các ngành chức năng giải quyết như sau: - Uỷ ban nhân dân xã Thần Sa, huyện Võ Nhai: + Sau khi nhận được đơn của bà Lan từ Phòng Địa chính huyện chuyển đến, ngày 25/8/1997 UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai cho mời hai hộ đến phân tích và động viên họ dàn xếp với nhau để cùng có mộng sản xuất, xong hai bên không đồng ý. + UBND xã có kết luận: " Chưa đủ căn cứ trả số mộng trên cho bà Lan (vì biên bản xác minh và giấy tờ mua bán có mâu thuẫn), Uỷ ban nhân dân xã vẫn giao số diện tích này cho ông Thức quản lý, sử dụng và làm nghĩa vụ năm 1997, chờ cấp trên giải quyết...". + Bà Lan không nhất trí với kết luận đó và gửi đơn đề nghị UBND huyện Võ Nhai giải quyết. - Phòng Địa chỉnh huyện Võ Nhai: + Ngày 22/10/1997 sau khi điều tra xác minh Phòng Địa chính huyện mời hai đương sự đến, Phòng Địa chính đã phân tích trên cơ sở có lý, có tình để hai bên tự thoả thuận, thương lượng với nhau đồng thời vẫn giữ được tình cảm hàng xóm láng giềng, nhưng đã không giải quyết được. + Phòng Địa chính căn cứ theo pháp luật và những chứng cứ điều tra thu được và giải quyết như sau: Thu hồi thửa ruộng số 170 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20 có diện tích 770 m2 của ông Thức giao cho bà Lan quản lý, sử dụng từ sau ngày 22/10/1997. Giao cho ông Thức được quản lý, sử dụng số diện tích 2.730 m2 gồm hai thửa 145 và 80 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20. + Với kết luận trên, hai hộ không đồng ý và lại tiếp tục gửi đom đề nghị UBND huyện Võ Nhai giải quyết. - Thanh tra Nhà nước huyện Võ Nhai: + Qua thời gian nghiên cứu xem xét ngày 20/6/1999, Thanh tra nhà nước huyện Võ Nhai có kết luận số 06/KL-XKT về việc giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp giữa hai hộ với các nội dung: Không công nhận việc đòi quyền sử dụng 3.500 m2 đất nông nghiệp gồm các thửa 170, 145, 80 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20 của bà Nguyễn Thị Lan. Giao cho ông Hoàng Văn Thức được quyền quản lý, sử dụng 3.500 m2 đất ở các thửa nói trên từ năm 1999. + Nhận được kết luận đó, bà Lan không đồng ý và tiếp tục gửi đom đề nghị UBND huyện Vố Nhai giải quyết. - Uỷ ban nhân dân huyện Võ Nhai: + Xét hồ sơ vụ việc, căn cứ luật đất đai năm 1993 và báo cáo kết luận số 06/KL-XKT ngày 20/6/1999; Công văn số 22/CV-TTr ngày 15/7/2001 của Thanh tra nhà nước huyện Võ Nhai, UBND huyện Võ Nhai ra quyết định số 125/QĐ-UB ngày 28/11/2001 giải quyết vụ tranh chấp với các nội dung sau: Thu hồi các thửa ruộng 170, 145, 80 có diện tích 3.500 m2 ở tờ bản đồ địa chính số 20, hiện đang có sự tranh chấp giữa hộ bà Lan và hộ ông Thức. Giao cho ông Thức được quản lý, sử dụng 3.500 m2 đất ở các thửa đất trên kể từ vụ mùa năm 2001. + Bà Lan vẫn không đồng ý với quyết định đó và tiếp tục làm đơn khiếu nại. + Ngày 20/4/2002 UBND huyện Võ Nhai ra quyết định số 84/QĐ-UB giải quyết khiếu nại của bà Lan. Tại quyết định này, UBND huyện đã kết luận: Quyết định giải quyết số 125/QĐ-UB ngày 28/11/2001 là phù họp với quy định của pháp luật đất đai và không công nhận nội dung khiếu nại của bà Lan. + Cả hai quyết định giải quyết của UBND huyện Võ Nhai không được sự đồng ý của bà Lan, tiếp đó bà lại làm đơn đề nghị lên cấp trên giải quyết. - Trong quá trình xác minh, bà Ngô Thị Hương có làm đơn đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà hiện đang sử dụng diện tích 690 m2 ở thửa 80 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20 (trước kia bà đã được cấp giấy chứng nhận, nhưng lúc đó diện tích này vẫn đang là diện tích tranh chấp giữa bà Lan và ông Thức). II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống Mục tiêu phân tích tình huống là xác định rõ các vấn đề, mặt được cũng như các tồn tại nhằm giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ trên cơ sở pháp luật đất đai, nguồn gốc đất đai; đồng thời cũng tạo cơ sở nhằm phân tích cho các bên chấp nhận một phương án giải quyết hợp lý, vừa có lý, vừa có tình, đem lại sự công bằng và hoà thuận trong nhân dân. 2.2. Cơ sở lý luận Trên cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, có thể thấy đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước, để có thể nhận thức rõ hơn xin được đưa ra một số khái niệm như sau: * Quản lý Nhà nước: là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Nói cách khác: Quản lý Nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các chủ thể mang quyền lực Nhà nước tới các đối tượng quản lỷ nhằm thực hiện các chức năng đổi nội và đối ngoại của Nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan Nhà nước đều làm chức năng quản lỷ Nhà nước. Trong quản lý xã hội thì quản lý Nhà nước có các đặc điểm sau: - Chủ thể quản lý nhà nứơc là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Đối tượng của quản lý Nhà nước là toàn thể nhân dân sóng và làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. - Quản lý Nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao ... nhằm thoả mãn nhu càu hợp pháp của nhân dân. - Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là phương tiện, công cụ chủ yếu để quản lý Nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. * Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật: - Đối với các nhà nước nói chung: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ỷ chỉ của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tổ điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Quan hệ Nhà nước và pháp luật là mối quan hệ giữa hai yếu tố của kiến trúc thượng tàng. Nhà nước là cơ quan duy nhất ban hành ra pháp luật và pháp luật ban hành ra điều chỉnh cả Nhà nước. Pháp luật tiến bộ sẽ giúp Nhà nước phát triển và ngược lại. Trong nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện theo: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ỷ chỉ của giai cẩp công nhân và nhân dân ỉao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, trên cơ sở giảo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của tổ chức xã hội và nhà nước, là công cụ, phương tiện để Nhà nước thực hiện quyền lực và tuân theo nguyên tắc tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân. - Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục và hình thức nhất định. * Pháp chế - cơ sở để phát huy hiệu lực pháp luật trong quản lý Nhà nước: Bản chất của Nhà nước sẽ được thể hiện như thế nào, sức mạnh của Nhà nước được củng cố và tăng cường đến mức nào, hiệu lực của pháp luật được phát huy ra sao liên quan đến vấn đề pháp chế. Khái niệm về pháp chế được thể hiện rõ trong Hiến pháp Việt nam năm 1992. Điều 12 Hiến pháp quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Điều này khẳng định một trong những nội dung quan trọng của pháp chế là quản lý nhà nước bằng pháp luật, pháp luật là cơ sở chủ yếu của quản lý Nhà nước. Như vậy có thể hiểu: Pháp chế là những yêu cầu, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vú trang nhân dân và mọi công dân phải tuân thủ, chấp hành, thực hiện đúng đắn nghiêm chỉnh pháp luật trong mọi hoạt động, hành vi, xử sự của mình; đồng thời không ngừng đẩu tranh phòng ngừa, chổng các tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, xử lỷ nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật. Pháp chế và pháp luật xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ mật thiết vói nhau. Là hai khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu lực của mình, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế và ngược lại. Pháp chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hoàn thiện về nội dung và hình thức. Pháp luật là tiền đề của pháp chế. Nhưng để có pháp chế, bên cạnh hệ thống pháp luật hoàn thiện phải có sự tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật thường xuyên liên tục, nghiêm minh của mọi cơ quan, tổ chức và công dân. * Quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động tác động bằng quyền lực pháp luật của nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức, chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc kinh tế, văn hoả - xã hội và hành chỉnh - chỉnh trị. Nói cách khác quản lý hành chỉnh nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước. - Tính chất chấp hành thể hiện ở chỗ mọi hoạt động đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế. - Tính chất điều hành được thể hiện ở chỗ bảo đảm cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải được tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền quản lý. Trong quá trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thể buộc các đối tượng quản lý có liên quan phải thực hiện. - Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước, luôn gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt động chấp hành tạo thành hai mặt thống nhất của quản lý hành chính nhà nước. Nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được cụ thể hoá thông qua các mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng hoạt động cụ thể của từng cơ quan hành chính Nhà nước, từng ngành, từng cấp và toàn thể hệ thống hành chính Nhà nước.Các cơ quan hành chính Nhà nước với thẩm quyền được xác định, với cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức tương ứng thực hiện chức năng hành pháp hoạt động trên tất cả các mặt và lĩnh vực, trong đó có quản lý hành chính Nhà nước về đất đai. * Ngành luật đất đai: khái niệm về ngành luật đất đai ở Việt nam như sau: Tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đổi với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt nam, đó là ngành luạt đất đai. * Chế độ quản lý Nhà nước về đất đai: Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai không chỉ chú trọng đến việc hình thành và kiện toàn cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai; mà điều có ý nghĩa quan trọng và thiết thực hơn cả là xác định nội dung quản lý đất đai một cách cụ thể, phù họp và thực hiện nội dung đó trên thực tế thật triệt để. * Luật đất đai: Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số phận pháp lý của đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất; nhằm mục đích sử dụng đất đai họp lý, hiệu quả. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và người sử dụng đất. Nhận thấy được ý nghĩa to lớn của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai; pháp luật về đất đai trong thời gian qua đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cho phù họp với yêu càu mới của nền kinh tế xã hội.Trên cơ sở kế thừa và phát triền các nội dung về quản lý Nhà nước đã được ghi nhận trong Luật đát đai 1993; luật đất đai 2003 đặc biệt quan tâm đến một số nội dung quan trọng trước thực tế cuộc sống đòi hỏi càn phải quản lý mà pháp luật đất đai trước đây chưa đề cập hoặc đề cập chưa cụ thể, rõ ràng như: thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm đát đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. 2.3. Phân tích diễn biến tình huống Trên cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, có thể thấy tính chất phức tạp của vụ việc tranh chấp đất đai nói trên, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, diễn biến kéo dài nhiều năm, qua nhiều cấp ngành xử lý, giải quyết, song chưa dứt điểm, gây dư luận không tốt trong nhân dân. Về tranh chấp đất đai, tại khoản 2 điều 38 luật đất đai năm 1993 đã quy định: "Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền thì do UBND giải quyết theo quy định sau đây: - UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân hộ gia đình với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý cuả mình. - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Tmng ương giải quyết các tranh chấp, giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc Tmng ương. - Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành...”. Sau khi xác minh, thu thập hồ sơ, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vụ việc, đối chiếu với quy định của Luật đất đai, các văn bản pháp quy được ban hành và phân tích điều kiện, hoàn cảnh thực tế của hai gia đình, có thể rút ra nhận xét sau: - Về nguồn gốc đất của ông Thức: Diện tích đất tranh chấp 3.500 m2 nguyên trước đây là của ông Thắng – bố ông Thức sử dụng. Trải qua các thời kỳ thay đổi chính sách đất đai của Nhà nước, diện tích đó không thuộc quyền quản lý của ông Thắng nữa. Mặt khác, khi có chủ trương thay đổi vể hình thức tổ chức quản lý trong nông nghiệp thì bản thân ông Thức cũng chưa được cấp có thẩm quyền giao đất sản xuất nông nghiệp. Lúc này ông Thức sử dụng diện tích trên với ý nghĩa là đất cũ của cha để lại. Mặt khác khi ông Thắng mất năm 1980 không có di chúc thừa kế để lại cho ông Thức. Như vậy số diện tích trên chưa thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Thức. - Về nguồn gốc đất của bà Lan: Tuy được ông Thắng chia cho 3.500 m2 đất, được UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai xác nhận, có tên trong sổ quy chủ của xã vào năm 1976, song bà Lan chỉ sử dụng diện tích 770 m2 từ năm 1974 đến năm 1993. Nhu vậy diện tích 2.730 m2 còn lại không thuộc quyền quản lý sử dụng của bà Lan, do vậy không thể giao số diện tích này cho bà Lan. - Việc UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai đồng ý để ông Thức chuyển nhượng đất nông nghiệp cho các hộ ông Luyện và bà Hương trong lúc diện tích chuyển nhượng đó đang có tranh chấp là trái pháp luật (quy định tại khoản 3 điều 30 Luật đất đai năm 1993). - Tại điều 2, luật đất đai năm 1993 quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước ...". Như vậy việc ông Thức đòi lại diện tích 770 m2 đất nông nghiệp mà bà Lan đang sử dụng là trái với quy định này. - Tại điều 6 khoản 7 Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp như sau: "Đối tượng được giao đất nông nghiệp là nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phưong. Đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước nghỉ mất sức, phải nghỉ việc do tinh giản biên chế chỉ được hưởng trợ cấp một lần... Nếu có nhu càu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp thì UBND xã, phường căn cứ vào quỹ đất của địa phương xét và đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố giao đất...". Tại điểm 1 điều 5 của Chỉ thị số 06/CT-TU ngày 20/4/1990 của Tỉnh uỷ Bắc Thái (trước đây) và Quyết định số 106/QĐ-ƯB của UBND tỉnh Bắc Thái ban hành ngày 09/5/1990 có quy định: Ruộng đất là sở hữu của Nhà nước, không có khái niệm mộng ông cha, mộng tổ, mộng cũ. Không giao mộng đất cho hộ phi nông nghiệp... Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên cho thấy việc giải quyết của UBND huyện Võ Nhai tại quyết định số 125/QĐ-UB ngày 28/11/2001 là không đúng pháp luật. - Trong quá trình xem xét giải quyết vụ tranh chấp, các cấp các nghành chức năng của huyện Võ Nhai đã thiếu thận trọng, thiếu hiểu biết về pháp luật đất đai, do đó có những sai sót trong việc xử lý giải quyết, gây ra tranh chấp kéo dài và ngày càng phức tạp. - Bản thân ông Thức cũng như vợ ông Thức đều là cán bộ viên chức nhà nước, không thuộc đối tượng được giao đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993. Đối với số diện tích trước đây ông Thắng (bố ông Thức) theo chính sách đất đai của Nhà nước đã góp vào HTX có nghĩa là toàn bộ số đất đó trở thành tài sản của HTX, do HTX quản lý, sử dụng và thực hiện các chính sách theo quy định. Bởi vậy việc ông Thức đòi quyền sử dụng đối với số diện tích trên là không được thừa nhận. Hơn nữa, trên thực tế cho thấy gia đình ông Thức không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, thể hiện qua việc ông đã bán đi tổng số 5.370 m2 đất cho ba hộ. Cho nên UBND huyện Võ Nhai có quyết định giao 3.500 m2 đất nông nghiệp cho ông Thức sử dụng là không phù họp với quy định của pháp luật. 2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình huống Bản thân nhũng người là đối tượng sử dụng đất đang tranh chấp như đã nêu trên nằm ở khu vực địa bàn thuộc vùng sâu , vùng xa của một huyện miền núi nên sự hiểu biết của họ về chế độ, chính sách, quy định của pháp luật về đất đai còn rất nhiều điểm bị hạn chế. Một mặt do nguyên nhân chủ quan là tự bản thân họ chưa có ý thức, tức là không chủ động tìm hiểu . Mặt khác còn do công tác tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chế độ, chính sách, quy định pháp luật nhà nước về đất đai của cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và triệt để. Ngoài ra, chính bản thân các phòng, ban, cơ quan chức năng tại địa phương cũng chưa nắm bắt các quy định của luật đất đai; các hướng dẫn chế độ, chính sách về đất đai tại các văn bản dưới luật.Trình độ, năng lực về chuyên môn , nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế 2.5. Hậu quả của tình huống Tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng căng thẳng. Trong quá trinh xem xét giải quyết vụ tranh chấp, các cấp các nghành chức năng của huyện Võ Nhai đã thiếu thận trọng, thiếu hiểu biết về pháp luật đất đai, do đó có những sai sót trong việc xử lý giải quyết, gây ra khiếu kiện kéo dài và ngày càng phức tạp. Không giải quyết dứt điểm được vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ trên, gây nên dư luận không tốt trong quần chúng. III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 3.1. Mục tiêu xử lý tình huống Mục tiêu xử lý tình huống là giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ trên và giúp các bên hiểu, chấp nhận một phương án giải quyết hợp lý, vừa có lý, vừa có tình, đem lại sự công bằng theo pháp luật và sự hoà thuận trong nhân dân. 3.2. Đề xuất các phương án Qua quá trình xem xét, phân tích hồ sơ tài liệu, các số liệu xác minh, thu thập được, có thể nghĩ đến một số phương án giải quyết vụ việc tranh chấp trên như sau: * Phương án 1: Giao cho bà Lan quản lý và sử dụng diện tích 3.500 m2 đất nông nghiệp. Phương án này không hợp lý vì mặc dù bà Lan đã được ông Thắng (bố ông Thức) chia cho 3.500 m2 và đã có tên trong sổ quy chủ của xã, tuy nhiên bà Lan từ năm 1974 đến năm 1993 chỉ sử dụng diện tích 770 m2 ở thửa 170 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20. Do đó không thể giao số diện tích 3.500 m2 này cho bà Lan. Hơn nữa bà Hương hiện nay đang sử dụng diện tích 690 m2 ở thửa 80, tờ bản đồ địa chính số 20 đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hàng năm bà vẫn đóng và nộp thuế đầy đủ. * Phương án 2: Giao cho ông Thức quản lý và sử dụng diện tích 3.500 m2 đất nông nghiệp. Phương án này cũng không hợp lý vì diện tích 3.500 m2 trước đây là của ông Thắng (bố ông Thức) sử dụng, qua các thời kỳ thay đổi chính sách đất đai của Nhà nước, diện tích đó không thuộc quyền quản lý của ông Thắng nữa. Mặt khác, khi có chủ trương thay đổi vể hình thức tổ chức quản lý trong nông nghiệp thì bản thân ông Thức cũng chưa được cấp có thẩm quyền giao đất sản xuất nông nghiệp. Lúc này ông Thức sử dụng diện tích trên với ý nghĩa là đất cũ của cha để lại. Mặt khác khi ông Thắng mất năm 1980 không có di chúc thừa kế để lại cho ông Thức. Trong quá trình sử dụng đất ông Thức đã bán cho bà Hương diện tích 690 m2. Như vậy số diện tích trên không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Thức. * Phương án 3: Xuất pháp từ điều kiện hoàn cảnh thực tế của ông Hoàng Văn Thức và bà Nguyễn Thị Lan, có thể tính đến việc giao quyền quản lý và sử dụng đất cho bà Lan 770 m2, ông Thức 2.040 m2. Đồng thời để tránh tình trạng tranh chấp đất đai sau này giữa ông Thức, bà Lan và bà Hương (do bà Hương đã có đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hợp thức hoá chính thức diện tích 690 m2 cho bà Hương để bà Hương yên tâm quản lý và sử dụng diện tích đất đó. Trên cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu, chứng cứ, căn cứ các quy định của pháp luật đất đai, tôi đề xuất lựa chọn phương án 3. Theo tôi, đây là phương án hợp pháp, hợp lý nhất. Thực hiện theo phương án này sẽ giải quyết dứt điểm được vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ trên, đem lại sự công bằng trong xã hội và sự hoà thuận trong nhân dân. 3.3. Các giải pháp thực hiện phương án đã chọn Giải pháp thực hiện phương án chọn được đề xuất gồm: - Cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của bà Lan là Sở Tài Nguyên và Môi trường Thái Nguyên. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên lập hồ sơ chi tiết vụ việc và đề nghị UBND tỉnh như sau: + Ra quyết định huỷ bỏ Quyết định giải quyết số 125/QĐ-UB ngày 28/11/2001 về việc giải quyết tranh chấp đất đai và Quyết định số 84/QĐ-UB ngày 20/3/2002 về việc giải quyết khiếu nại đối với bà Nguyễn Thị Lan của UBND huyện Võ Nhai + Không chấp nhận việc bà Nguyễn Thị Lan đòi quyền sử dụng đối với diện tích 3.500m2 đất nông nghiệp do ông Hoàng Văn Thắng chia cho bà vào năm 1976 (vì các căn cứ đã phân tích ở trên) - Căn cứ các quy định tại Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 quy định và bổ sung một số điều về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, hộ bà Lan không thuộc diện đối tượng được giao đất nông nghiệp do bà không có hộ khẩu thường trú tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. Nhưng xét thấy điều kiện hoàn cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, để đảm bảo cho gia đình bà đỡ thiệt thòi, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Võ Nhai tiến hành thủ tục thu hồi diện tích 770 m2 đất nông nghiệp mà ông Hoàng Văn Thức đang sử dụng, giao cho hai hộ con trai bà Nguyễn Thị Lan là ông Bùi Văn Lâm và ông Bùi Xuân Trường để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Hiện nay hai hộ này có hộ khẩu thường trú tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai nhưng có ít diện tích canh tác, thực sự có nhu càu sử dụng để sản xuất nông nghiệp. - Do bà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctinh_huong_quan_ly_nha_nuoc_lop_boi_duong_kien_thuc_quan_ly.doc
Tài liệu liên quan