Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nhân dân 115

MỤC LỤC

- Nhiệm vụ Đồ án

- Nhận xét của GVHD

- Lời cảm ơn

- Danh mục các bảng biểu , sơ đồ, hình vẽ & các ký hiệu, từ viết tắt.

 Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài : 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu : 3

1.3. Phương pháp nghiên cứu : 3

1.4. Nội dung nghiên cứu : 3

1.5. Phạm vi nghiên cứu : 3

1.6. Ý nghĩa đề tài : 4

Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ VÀ

 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ

2.1. Khái quát về ngành Y tế : 5

2.2. Các biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải và hiện trạng xử lý

 nước thải Y tế, Bệnh viện ở Tp.HCM : 5

2.2.1. Nguồn gốc xả thải : 5

2.2.2. Tính chất đặc trưng & khả năng gây ô nhiễm : 6

2.2.3. Các phương pháp xử lý nước thải Y tế tại Việt Nam hiện nay : 10

2.2.4. Hiện trạng xử lý nước thải Y tế, Bệnh viện ở TPHCM : 20

2.2.4.1. Bệnh viện Nguyễn Trãi : 20

2.2.4.2. Bệnh viện Nhi Đồng I : 21

2.2.4.3. Bệnh viện Da liễu TPHCM : 22

2.2.5. Nhận xét về công nghệ xử lý nước thải của các Bệnh viện : 24

Chương 3 : TỔNG QUAN BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.1. Khái quát về Bệnh viện 115 : 26

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển : 26

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ : 27

3.1.3. Cơ cấu tổ chức : 29

3.1.3.1. Bố trí nhân sự : 29

3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức : 29

3.1.4. Quy mô bệnh viện 115 : 30

3.2. Hiện trạng môi trường Bệnh viện 115 : 31

3.2.1. Vị trí địa lý : 31

3.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải : 31

3.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải : 32

3.2.3.1. Nước thải sinh hoạt: 32

3.2.3.2. Nước thải từ khâu giặt tẩy: 33

3.2.3.3. Nước thải từ các hoạt động khám

 

doc88 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 3278 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nhân dân 115, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp quản lý. Theo văn bản bàn giao và tiếp nhận của hai bên, về mặt tổ chức nhân sự trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng của Viện Quân y trước ngày 01-08-1989. Ngày 31-08-1989 UBND Thành phố ra quyết định số 502/QĐ-UB thành lập Bệnh Viện Nhân Dân 115 tại số 520 đường Nguyễn Tri Phương (nay là 88 Thành Thái) – P.12 – Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ cong chức, bác sĩ, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt. Những năm qua, Bệnh viện luôn phát huy thế mạnh của ngành Y tế trong nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Thành phố và các tỉnh phía Nam. Bệnh viện đã tích cực thực hiện các chương trình phục vụ người nghèo, ngăn chặn dịch bệnh. Chú trọng nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật tiến. Từ 1999 đến 2001 Bệnh viện luôn được UBDN Thành phố tặng bằng khen. 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ : Ngày nay, Bệnh viện 115 đã được Bộ Y Tế nâng lên thành bệnh viện hạng một và có 2 mũi nhọn chuyên khoa của TpHCM về Thần Kinh và Thận Niệu đã tạo được uy tín, sự tin tưởng về chuyên môn đối với các Bệnh viện trong Thành Phố và các tỉnh phía Nam. Khám và điều trị cho dân thuộc địa bàn Thành Phố theo phân công phân cấp của ngành và các tỉnh lân cận. Phối hợp với trung tâm Đào Tạo và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế, các trường Đại học và Trung học Y tế Trung Ương và địa phương trong công tác giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng y, Bác sĩ chuyên khoa phục vụ cho các tỉnh thành phố và các tỉnh. Nghiên cứu ứng dụng, phổ biến tiến độ Khoa học kỹ thuật và hợp tác với các tổ chức Y Tế Quốc Tế trong nghiên cứu bệnh viện về Thần Kinh, Thận Niệu, thu hút sự đầu tư chi viện trang thiết bị kỹ thuật nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng, công tác chuyên môn của Bệnh Viện nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ được giao. Giúp y tế địa phương thuộc khu vực Bệnh Viện, hổ trợ Quận 10, Quận 3, Quận 12, Huyện Hóc Môn về việc đào tạo nhân viên, sức khỏe cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ bước đầu cho nhân dân. Quản lý tài sản lao động, kinh phí được giao nhằm nâng cao hiệu qủa phục vụ và thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức Xây dựng bệnh viện đủ tiêu chuẩn là Bệnh viện thực hành cho trung tâm đào tạo cán bộ y tế. Bộ máy tổ chức của Bệnh viện gồm 7 phòng và 18 khoa. Các phòng chức năng : Phòng kế hoạch Phòng tổ chức cán bộ Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư thiết bị Y tế Phòng điều dưỡng Phòng hành chính quảng trị Phòng chỉ đạo tuyến Các khoa : Khoa cấp cứu Khoa ngoại thần kinh Khoa nội Thần Kinh Khoa Thận Niệu Khoa Tim – Khớp – Phổi – Lao Khoa Mạch Vành Khoa Nội tổng hợp Khoa Ngoại tổng hợp 1 Khoa truyền nhiễm gia liễu Khoa Tiết Nội tổng hợp 3 (dịch vụ) Liên Chuyên Khoa Khoa điều trị ban ngày ( Y học cổ truyền , Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng + Nội soi) Khoa chẩn đoán hình ảnh (Chẩn đoán hình ảnh + thăm dò chức năng + Nội soi) Khoa xét nghiệm (huyết học – Hoá Học – Vi sinh) Khoa Chống Nhiễm Khuẩn Khoa Phẫu thuật gây mê Hồi Sức Khoa Hồi Sức Tích Cực Khoa Dược 3.1.3. Cơ cấu tổ chức : 3.1.3.1. Bố trí nhân sự : Tổng số cán bộ công nhân viên: 794 người Tổng số bác sĩ : 176 Tiến sĩ : 5 Thạc sĩ : 27 Chuyên khoa II : 8 Chuyên khoa I : 70 Dược sĩ đại học : 5 ( 2 chuyên khoa I ) Tổng số điều dưỡng 253; Cử nhân điều dưỡng : 9; 100% y tá trưởng khoa có trình độ trung cấp trở lên. 76% cán bộ trưởng phó khoa phòng có trình độ sau đại học. 3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức : Về hoạt động: Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115: Bác sĩ Nguyễn Quốc Khánh Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115: Bác sĩ Vũ Bằng Giang Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115: Bác sĩ Lê Điền Nhi Về Đảng bộ Bệnh viện: Bác sĩ Vũ Bằng Giang – Bí thư Bác sĩ Nguyễn Quốc Khánh – Phó bí thư Toàn bộ Đảng bộ có 10 chi bộ Chi bộ Khoa Nội 1 + 3 + 4, BS. Trần Thu Hà, bí thư Chi bộ Khoa Nội 2 + Nội Tổng hợp 3, BS. Phan Ngọc Khánh, bí thư Chi bộ Hành chánh QT – Dinh Dưỡng, CN. Nguyễn Văn Hiệu, bí thư Chi bộ Khoa Liên chuyên khoa + khám bệnh + Y học dân tộc, BS. Lưu Anh Hùng, bí thư Chi bộ phòng Kế hoạch Tổng hợp + Trang bị + Dược + Chống nhiễm khuẩn + Điều dưỡng, BS. Vũ Đức Thịnh. Chi bộ Khoa X quang + Chuẩn đoán chức năng + Xét nghiệm, BS. Nguyễn Duy Lượng, bí thư Chi bộ Phòng Tổ chức cán bộ + Kế hoạch tài chiùnh, CN. Đỗ Hồng Dân, bí thư Chi bộ Khoa Cấp cứu tổng hợp, BS. Nguyễn Ngọc Long, bí thư Chi bộ Phòng mổ + Hồi sức tích cực, BS. Nguyễn Ngọc Anh, bí thư Chi bộ Ngoại Tổng hợp + Ngoại Thần kinh + Thận, BS. Nguyễn Hoàng Anh, bí thư. 3.1.4. Quy mô bệnh viện 115 : Diện tích khuôn viên 28.187m2, có 21 khoa và 7 phòng chức năng, trong đó hai khoa mũi nhọn là Thận – niệu và Ngoại thần kinh. Bệnh viện 115 được giao chỉ tiêu là 700 giường nôi trú và 700 giường ngoại trú. Nhưng có khi lên đến 1000 giường nội trú, 800 giường ngoại trú Các cơ sở dịch vụ : + Cơ sở sạch đẹp, khang trang + Phòng bệnh nhân đủ tiện nghi + Trang thiết bị chuyên môn được đầu tư đầy đủ : 4 máy siêu âm dopler màu; máy kích thích nhĩ để thăm dò chức năng điện sinh lý tim; máy holter Ecg và huyết áp; máy siêu âm mạch máu, gắng sức. Khoa tim mạch được trang bị: máy phá rung 3; Monitoring 6; Máy khí dung 8. Từ năm 1999 đến nay đã có hệ thống oxy tường tiện lợi. Thời gian làm việc : + Buổi sáng : từ 7g00 đến 11g30 + Buổi chiều : từ 13g00 đến 16g30 + Mỗi tuần làm việc 5 ngày, thứ 7 và Chủ nhật nghỉ. + Riêng đội vận chuyển cấp cứu làm việc 24/24 ( theo ca kíp ) + Có xe cấp cứu chuyên dùng để vận chuyển bệnh nhân + Các cơ sở dịch vụ làm thêm ngày thứ 7 3.2. Hiện trạng môi trường Bệnh viện 115 : 3.2.1. Vị trí địa lý : - Bệnh viện 115 nằm ở đường Thành Thái, Phuờng12, Quận 10, TPHCM - Mặt bằng khô ráo, bằng phẳng, khu vực thuộc loại thổ cư, xung quanh có rất nhiều nhà cao tầng. Bệnh Viện Nhân Dân 115 với số lượng bệnh nhân trong ngày rất nhiều nên khả năng sinh nước thải trong ngày là rất lớn. Các nguồn gây ô nhiễm chính sau: 3.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải : Bệnh viện có mật độ bệnh nhân cư trú cao nên nguồn phát sinh chất thải rắn trong ngày rất lớn, do đó bệnh viện 115 đã quan tâm, và có biện pháp xử lý thích hợp đúng quy chế phân loại rác sinh hoạt và rác thải y tế theo quyết định số 2575/ 1999/ QĐ – BYT. Bệnh Viện Nhân Dân 115 đã phân loại rác tại nguồn từ nơi phát sinh: mỗi khoa, phòng đều có 2 loại thùng rác (tách riêng rác thải sinh hoạt và rác thải Y tế). Bệnh viện 115 cũng hướng dẫn nhân viên và thân nhân bệnh nhân bỏ rác đúng nơi qui định. Vấn đề xử lý rác thải, Bệnh viện đã hợp đồng với công ty Môi Trường đô thị mỗi ngày thu gom rác y tế 01 lần. 3.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải : Nguồn nước chính cung cấp cho bệnh viện là nước thủy cục của Thành Phố, phục vụ cho hầu hết các nhu cầu về sinh hoạt, giặt tẩy 3.2.3.1. Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vệ sinh của nhân viên, bệnh nhân điều trị và khu nội trú của bệnh viện. Lưu lượng trung bình khoảng180m3/ngày. Trong nước thải sinh hoạt, các chất bẩn hữu cơ được khoáng hóa bằng oxy hòa tan trong nước với sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí, làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm đến mức độ nhất định. Tuy nhiên, khi xả nước thải vào nguồn với một lưu lượng lớn và nồng độ bẩn cao vượt quá khả năng tự làm sạch của nó thì lượng nước thải này sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nước. Nếu nước thải chưa xử lý bị ứ đọng, tù hãm thì sự phân hủy kị khí chất hữu cơ sẽ xảy ra và bốc mùi hôi thối. Hơn nữa, trong nước thải sinh hoạt còn chứa vô số các vi khuẩn gây bệnh từ chất bài tiết của con người và có thể chứa các độc tố gây nguy hại đến sức khỏe con người và hệ thủy sinh của nguồn tiếp nhận. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt có chứa một lượng tương đối cao các chất chứa Nitơ và Photpho. Khi nguồn nước giàu chất dinh dưỡng (chủ yếu là các hợp chất Nitơ và Photpho), nó sẽ làm kích thích sự phát triển của một số loài sinh vật ưa Nitơ và Photpho. Sự phát triển này sẽ ức chế sự phát triển của các loài vi sinh vật khác, dẫn đến sự mất cân bằng trong môi trường sinh thái nước: tạo nên độc chất hay làm thay đổi tỉ lệ cân bằng của chất hữu cơ (C, N, P). 3.2.3.2. Nước thải từ khâu giặt tẩy Bệnh viện có một phòng giặt tẩy chuyên dùng để giặt quần áo nhân viên, bệnh nhân, ra giường. Đặc điểm chung của nước thải từ công đoạn này có các thành phần chất tẩy cao và huyết tương. Nước thải từ công đoạn này cũng được nhập chung với nước thải sinh hoạt và dẫn chung về hệ thống để xử lý. 3.2.3.3. Nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh và vệ sinh dụng cụ y tế: Đây là nguồn nước thải có thành phần ô nhiễm cao nhất, có các thành phần COD, BOD, và vi sinh vật rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận. 3.2.3.4. Nước mưa: Bệnh viện có hệ thống nước mưa riêng, tách giữa nước mưa và nước thải, có đường cống cập theo đường cống dẫn nước thải sinh hoạt sau đó được thoát ra ngoài chung theo cống sau hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện. 3.2.3.5. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải : Công suất xử lý nước thải của hệ thống 180 m3/ ngày Hệ thống không hoạt động. Bơm hóa chất định lượng đã hư. Tại bể sinh học hiếu khí và lắng 2 không có bùn hoạt tính. Công nghệ xử lý chưa phù hợp do không có thiết bị lọc áp lực. 3.2.4. Đặc tính nước thải : Nước thải bệnh viện có những đặc tính sau: Bảng 3.1: Thành phần và tính chất nước thải Bệnh viện 115 Thông số Đầu vào Dãy giá trị Giá trị trung bình pH 6.0 – 8.0 6.7 BOD5 tổng, mg/L 120 – 180 160 COD tổng, mg/L 140 – 200 190 Cặn lơ lững (SS), mg/L 150- 200 180 Tổng P, mg P/L 2.0 – 4.0 2.5 Tổng Coliform, MPN/100 ml 107 – 108 5.107 3.3. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng mới tuy nhiên vẫn chưa đưa vào hoạt động. Để có biện pháp bảo vệ môi trường trong khu vực của bệnh viện và môi trường chung của Thành phố theo Tiêu Chuẩn Môi Trường Việt Nam, Bệnh Viện cần phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới phù hợp với điều kiện thực tế. Việc đầu tư sửa chửa nâng cấp hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nhằm nhữmg mục tiêu sau: Góp phần Bảo vệ môi trường thành phố, không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt của thành phố. Giảm ô nhiễm môi trường khu vực chung quanh bệnh viện. Chương 4 TÍNH TOÁN – THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 4.1. Cơ sở để lựa chọn phương án xử lý : Hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện 115 được thiết kế dựa trên các cơ sở sau : Thành phần và tính chất nước thải đầu vào Lưu lượng nước thải hằng ngày của bệnh viện, Q = 180m3/ngày Diện tích mặt bằng hạn chế Quy mô và xu hướng phát triển của bệnh viện. Khả năng tài chính của công ty. Yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải bệnh viện Bảng 4.1 – Thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép của TCVN 6772 Thông số ô nhiễm Đơn vị Giới hạn cho phép Mức I Mức II Mức III Mức IV Mức V 1. pH 5 - 9 5 - 9 5 - 9 5 - 9 5 - 9 2. BOD mg/l 30 30 40 50 200 3. Chất rắn lơ lửng mg/l 50 50 60 100 100 4. Chất rắn có thể lắng được mg/l 0,5 0,5 0,5 0,5 KQĐ 5. tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 500 500 500 KQĐ 6. Sunfua (theo H2S) mg/l 1.0 1.0 3.0 4.0 KQĐ 7. Nitrat (NO3) mg/l 30 30 40 50 KQĐ 8. Dầu mỡ thực phẩm mg/l 20 20 20 20 100 9. Phosphat (PO43-) mg/l 6 6 10 10 KQĐ 10.Tổng Colifoms PMN/ 100ml 1000 1000 5000 5000 10000 KQĐ không quy định Nguồn : Tiêu Chuẩn Việt Nam, TCVN 6772 Tùy theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của các bệnh viện mà mức giới hạn các thành phần ô nhiễm trong nước thải được áp dụng theo bảng sau. Bảng 4.2 – Mức áp dụng cho phép đối với từng loại hình bệnh viện 1. Bệnh viện nhỏ, trạm xá Từ 10 đến 30 giường bệnh Mức II Mức I Phải khử trùng nước thải trước khi thỉa ra môi trường 2. Bệnh viện đa khoa Mức I Phải khử trùng nước thải. Nếu có thành phần ô nhiễm ngoài những thông số nêu trong bảng của tiêu chuẩn này, thì áp dụng giới hạn tương ứng đối với các thông số đó quy định trong TCVN 5945-1995 Nguồn : Tiêu Chuẩn Việt Nam, TCVN 6772 Như vậy khả năng áp dụng giới hạn cho phép đối với Bệnh viện 115 là mức I Bảng 4.3 - Các thông đặc trưng mước thải và yêu cầu mức độ xử lý Thông số Đầu vào TCVN 6772-2000 Mức I Dãy giá trị Giá trị trung bình pH 6.0 – 8.0 6.7 5.0 - 9.0 BOD5 , mg/L 120 – 180 160 ≤ 30 COD , mg/L 140 – 200 190 ≤ 80 Chất rắn lơ lửng (SS), mg/L 150- 200 180 ≤ 50 Tổng P, mg/L 2.0 – 4.0 2.5 ≤ 6 Tổng Coliform, MPN/100 ml 107 – 108 5.107 1000 4.2. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải. Bể nén bùn Bể điều hòa Bể sinh học hiếu khí Mương khử trùng Xe chở bùn định kỳ Song chắn rác Bể lắng đứng I Bể lắng đứng II Xả ra nguồn tiếp nhận Bùn lắng Bùn tuần hoàn Máy thổi khí Khí nén Nước thải Bể tiếp nhận Thiết bị lọc áp lực Bể chứa nước sạch Rửa lọc Bể ổn định bùn Nước sau rửa lọc Nước bùn Bùn lắng Bể chứa trung gian Sơ đồ 4-1: Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện 115 4.3. Thuyết minh quy trình công nghệ : Nước thải từ các khoa của bệnh viện theo mạng lưới thoát nước riêng được dẫn đến bể tiếp nhận nước thải. Trước khi chảy vào bể tiếp nhận, nước thải chảy qua mương dẫn có đặt song chắn rác thô bằng thép không rỉ, có nhiệm vụ loại bỏ các chất hữu cơ có kích thước lớn, như bao ny lông, bông băng, vải vụnnhằm tránh gây hư hại bơm hoặc tắc nghẽn các công trình phía sau. Nước sau khi qua song chắn rác chảy vào bể tiếp nhận, sau đó nước được bơm vào bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí. Tác dụng của hệ thống này là xáo trộn nước thải đồng thời cung cấp oxy nhằm giảm nồng độ BOD một phần. Sau thời gian lưu nước, nước thải sẽ được bơm vào bể lắng đứng đợt 1, tại đây những tạp chất thô không hòa tan sẽ được giữ lại ở đáy bể. Nhờ trọng lượng riêng của các tạp chất thô lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên lắng xuống đáy bể. Trong thời gian làm việc 1.5h phần nước chứa các chất lơ lửng không lắng đứng từ từ chảy vào bể sinh học hiếu khí (bể Aerotank), phần cặn sẽ được bơm về bể ổn định cặn hiếu khí. Trong bể sinh học tiếp xúc kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học - quần thể vi sinh vật hiếu khí, có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước thải chảy liên tục vào bể sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Vi khuẩn và vi sinh vật sống nhờ vào oxy cung cấp và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và tế bào mới. Dưới điều kiện như thế, vi sinh vật tăng trưởng sinh khối và kết thành bông bùn. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung dịch xáo trộn (mixed liquor). Hỗn hợp này chảy đến bể lắng đứng 2. Bể lắng đứng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng, một phần được tuần hoàn lại bể sinh học để giữ mật độ cao vi sinh vật tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ và duy trì mật độ sinh vật trong bể sinh học. Phần bùn dư ở đáy bể lắng được bơm sang bể ổn định bùn hiếu khí. Để khử cặn lơ lửng không lắng được ở bể lắng đợt II, nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực. Sau một thời gian vận hành, thiết bị lọc áp lực thường bị ngặt lọc do hàm lượng cặn được giữ lại trong lớp vật liệu lọc. Do vậy, để duy trì được hiệu quả lọc, ta cần tiến hành rửa ngược thiết bị lọc áp lực bằng nước sạch. Nước sau khi rửa được dẫn về bể điều hòa. Sau đó tiếp tục chảy vào công trình cuối cùng là mương khử trùng. Hợp chất chlorine là chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng còn có thể sử dụng để giảm mùi. Hợp chất chlorine sử dụng ở dạng bột calcium hypochoride [Ca(OCl)2]. Hàm lượng hợp chất chlorine cần thiết khử trùng cho nước sau lắng, 3-15mg/l. Hàm lượng hợp chất chlorine cung cấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng hóa chất. Bể nén bùn có nhiệm vụ lắng cô đặc bùn và tách phần nước lắng, phần nước này đước bơm về bể điều để tiếp tục xử lý. Phần bùn lắng được bơm sang bể ổn định bùn. Bể ổn định bùn định kỳ được hút bỏ 10 ngày một lần. Trước khi hút bỏ cặn được nâng lên pH >11 bằng vôi/xút để diệt khuẩn gây bệnh tồn tại trong bùn. 4.4. Ưu điểm phương án lựa chọn : Chịu được tải trọng cao do kết hợp quá trình bùn sinh học bám dính và bùn hoạt tính thông thường Chi phí quản lý và vận hành thấp do ứng dụng quá trình sinh học Hiệu quả khử trùng cao An toàn vi sinh gây bệnh về mặt quản lý bùn thải do áp dụng quá trình phân hủy bùn hiếu khí và nâng cao pH 4.5. Tính toán – thiết kế các công trình đơn vị : 4.5.1. Các thông số tính toán : a) Các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải Bệnh viện 115 + pH : 6.7 + SS : 180 mg/l + BOD5 : 160 mg/l + COD : 190 mg/l + Tổng Photpho : 2.5 mg/l + Tổng Coliform : 5 107 MNP/ml b) Lưu lượng tính toán : - Lưu lượng trung bình 1 ngày đêm : Qtbngày = 180 m3/ngđ - Lưu lượng trung bình giờ : Qtbh = 7.5 m3/h - Lưu lượng trung bình giờ : Qtbs = 0.0021m3/s - Lưu lượng giờ lớn nhất : Qmaxh = QTBh . Kh = 7.5 . 2 = 15 m3/h Hệ số không điều hòa chung : đối với nước thải bệnh viện Kh = 1.8 2.5, chọn Kh = 2 - Lưu lượng theo giây lớn nhất : Qmaxs = (m3/s) 4.5.2. Song chắn rác : a) Nhiệm vụ : Nhiệm vụ của song chắn rác là giữ lại các tạp chất có kích thước lớn (chủ yếu là rác). Song chắn rác được đặt trên đường dẫn nước thải vào ngăn tiếp nhận trước khi được bơm lên hệ thống xử lý nước thải. Việc sử dụng song chắn rác sẽ tránh được tình trạng nghẽn đường ống, mương dẫn và hư hỏng do rác gây ra. b) Tính toán : 1) Diện tích tiết diện ướt. Trong đó: w : diện tích tiết diện ướt (m2) Qmaxs : lưu lượng nước thải theo giây lớn nhất (m3) v : vận tốc chuyển động của nước thải trước song chắn rác (m/s), quy phạm 0.6 – 1 (m/s). chọn v = 0.8 (m/s) Chiều sâu mực nước trong mương dẫn. Trong đó: h1 : chiều sâu mực nước trong mương dẫn (m) Bk : bề rộng mương dẫn nước thải (m), chọn Bk = 0.15(m) 3) Số khe hở cần thiết của song chắn rác Chọn n = 10 khe hở, vậy có 11 thanh chắn (thanh đặt sát bờ) Trong đó: n : Số khe hở cần thiết của song chắn rác Qmaxs : lưu lượng giây lớn nhất, Qmaxs = 0.0042 (m3/s) b : bề rộng khe hở thường lấy từ 16 – 25 (mm), chọn b = 16 (mm) h1 : chiều sâu mực nước qua song chắn rác thường lấy bằng chiều sâu mực nước trong mương dẫn. vmax : vận tốc trung bình qua khe hở của song chắn rác. Thường lấy từ 0,6 – 1 m/s . Chọn vmax = 0.8 (m/s) k : hệ số tính đền khả năng thu hẹp của dòng chảy, thường lấy k = 1.05 4) Chiều rộng của song chắn rác.(Bs) d : tiết diện của thanh chắn từ 8 ÷ 10 mm. Chọn d = 8 mm 5) Tổn thất áp lực qua song chắn rác. Tổn thất áp lực qua song chắn rác sạch ứng với lưu lượng nước thải qua song cực đại có xét đến hình dạng của thanh chắn, (theo PGS.TS Hoàng Huệ, xử lý nước thải 2000.) Ta có : Với hs = 0.055 < 0.1 thoả yêu cầu Trong đó : : hệ số phụ thuộc hình dạng thanh chắn (theo Lâm Minh Triết _ xử lý nước thải đô thị và công nghiệp_2001), chọn = 2.42 k : hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc ở song chắn rác, k = 2 ÷ 3, chọn k = 2. d : bề rộng lớn nhất của thanh chắn chọn d = 0.008 (m) =8 (mm) b : bề rộng bé nhất của 1 khe b = 0,016(m) = 16(mm) Va : vận tốc chảy qua khe hở Va = 0.8 (m/s) : góc nghiêng của song chắn rác so với mặt phẳng nằm ngang (theo PGS.TS Hoàng Huệ, xử lý nước thải, năm 2000). Ta có . Chọn 6) Chiều dài ngăn mở rộng trước song chắn rác. Trong đó: Bk : bề rộng mương dẫn, chọn Bk = 0.15m Bs : bề rộng của song chắn rác : góc mở rộng của buồng đặt song chắn rác, 7) Chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn rác. 8) Chiều dài xây dựng của mương đặt song chắn rác. ls : chiều dài phần mương đặt song chắn rác, chọn ls = 0.7m 9) Chiều cao xây dựng mương song chắn rác. Trong đó : h1 : chiều sâu mực nước qua song chắn rác thường lấy bằng chiều sâu mực nước trong mương dẫn. hs : tổn thất áp lực qua song chắn rác. hbv : chiều cao bảo vệ của song chắn rác.Theo quy phạm thì Hiệu quả xử lý của song chắn rác ( theo Lâm Minh Triết, xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. 2006 ) Hàm lượng chất lơ lửng sau song chắn rác đã giảm 4% SS =180 – (180 * 4% ) = 172.8 mg/l Hàm lượng BOD5 sau song chắn rác đã giảm 5% BOD5 = 160 – ( 160 * 5%) = 152mg/l Lượng COD sau song chắn rác đã giảm 5% COD = 190 – ( 190 * 5%) = 180.5mg/l Bảng 4.4 - Các thông số thiết kế mương và song chắn rác STT Tên thông số Đơn vị Số liệu 1 Bề rộng của mương dẫn (Bk) m 0.15 2 Chiều sâu mực nước trong mương dẫn(h1) m 0.035 3 Chiều dài mở rộng trước song chắn (l1) m 0.135 4 Bề rộng mương đặt song chắn (Bs) m 0.248 5 Chiều dài mương đặt song chắn (L) m 0.91 6 Chiều cao mương (H) m 0.59 7 Số thanh song chắn (n) thanh 11 8 Bề rộng khe hở (b) mm 16 9 Bề dày thanh song chắn (d) mm 8 10 Góc nghiêng () độ 60 11 Tổn thất áp lực song chắn (hs) mm 55 12 Chiều dài thu hẹp sau song chắn (l2) m 0.0675 l1 ls l2 h1 Bk Bs 600 hs Hình 4.1 : Song chắn rác 4.5.3 Bể tiếp nhận : Nhiệm vụ Nước sau khi thải ra được thu qua hệ thống cống thoát nước. Sau khi qua song chắn rác nước thải chảy vào bể thu gom. Tùy theo lưu lượng nước thải hố thu gom có chiều sâu từ 5 – 10m, thời gian lưu nước từ 15 – 30 phút. Hố thu gom sau 1 định kỳ nhất định được vệ sinh. Tính toán - Thể tích hố thu gom nước thải : Trong đó: t : thời gian lưu nước t = 10 – 30 phút, chọn t = 15 phút Qmaxh : lưu lượng giơ lớn nhất, Qmaxh = 15 m3/h - Chọn chiều cao công tác của bể tiếp nhận : h = 2 m - Chọn B = 1.25m, L = 1.5m , chiều cao bảo vệ hbv = 0.5m Vậy chiều cao xây dựng bể tiếp nhận là Bảng 4.5 - Các thông số thiết kế hố thu gom STT Tên thông số Đơn vị Số liệu 1 Chiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG DO AN TN.doc
  • doc1_TRANG BIA.doc
  • doc5-MUC LUC.doc
  • doc6_DANH MUC..doc
  • docTOLOT.doc
  • doc2_NHIEM VU.doc
  • doc7_TAI LIEU THAM KHAO..doc
  • doc4_LOI CAM ON.doc
  • doc3_NXET GVHD.doc
  • bakBAN VE HOAN CHINH.bak
  • dwgBAN VE HOAN CHINH.dwg
  • erracad.err