LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
I.1. MỤC TIÊU 2
I.2. NỘI DUNG 2
I.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
I.4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN LUẬN VĂN 3
I.5. PHẠM VI THỰC HIỆN 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT NỆM CAO SU
4
II.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT NỆM CAO SU 4
II.1.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở VIỆT NAM
4
II.1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU
5
II.1.3. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT NỆM CAO SU 6
II.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NỆM VẠN THÀNH 11
II.2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 11
96 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty nệm Mousse – cao su Vạn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chất chưa bị oxit hoàn toàn. Sản phẩm của quá trình phân huỷ là khí CO2, nước, N2, ion, sunfat,
Các quá trình sinh học có thể diễn ra trong các khu vực tự nhiên hoặc các bể được thiết kế và xây dựng để phục vụ cho việc xử lý một loại nước thải nào đó.
* Dạng thứ nhất gồm các loại như cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinh học Trong điều kiện xử lý của nước ta thường sử dụng các công trình sinh học, do:
Giải quyết vấn đề làm sạch nước thải đến mức độ cần thiết.
Phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu, làm màu mỡ đất đai, nuôi cá,
* Dạng thứ hai gồm các công trình như: bể aerotank, bể lọc sinh học (biophin), đĩa sinh học (RBC)
Bảng 8: Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải
Loại
Tên chung
Aùp dụng
(1)
(2)
(3)
Quá trình hiếu khí
Sinh trưởng lơ lửng
Quá trình bùn hoạt tính
Thông thường (dòng đẩy)
Xáo trộn hoàn toàn
Làm thông thoáng theo bậc.
Oxi nguyên chất
Bể phản ứng hoạt động giai đoạn.
Oån định tiếp xúc.
Làm thoáng kéo dài
Kênh oxi hoá
Bể sâu
Bể rộng – sâu
Nitrat hoá sinh trưởng lơ lửng
Hồ làm thoáng
Phân hủy hiếu khí
Không khí thông thường
Oxi nguyên chất
Khử BOD chứa cacbon (nitrat hoá)
Nitrat hoá
Khử BOD chứa cacbon (nitrat hoá)
Oån định, khử BOD chứa cacbon
Sinh trưởng gắn kết
Kết hợp quá trình sinh trưởng lơ lửng và gắn kết.
Bể lọc sinh học
Thâùp tải, nhỏ giọt
Cao tải
Lọc trên bề mặt xù xì
Đĩa tiếp xúc sinh học quay, bể phản ứng với khối vật liệu.
Quá trình sinh học hoạt tính:
Lọc nhỏ giọt – vật liệu rắn trúc.
Quá trình bùn hoạt tính – lọc sinh học.
Quá trình lọc sinh học – bùn hoạt tính nối tiếp bậc.
Khử BOD chứa cacbon (nitrat hoá)
Khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon (nitrat hoá)
Quá trình trung gian anoxic
Sinh trưởng lơ lửng
Sinh trưởng lơ lửng. Khử nitrat hoá. Mg cố định khử nitrat hoá.
Khử nitrat hoá
(1)
(2)
(3)
Quá trình kị khí
Sinh trưởng lơ lửng
Sinh trưởng gắn kết
Lên men phân huỷ kị khí
Tác động tiêu chuẩn, một bậc.
Cao tải, một bậc.
Hai bậc.
Quá trình trúc kị khí
Lớp bùn lơ lửng kị khí hướng lên (VASB)
Quá trình lọc kị khí
Lớp vật liệu – thời gian kéo dài
Oån định, khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon
Oån định chất thải, khử nitrat hoá.
Quá trình ở hồ
Hồ hiếu khí
Hồ bậc ba (xử lý triệt để)
Hồ tuỳ tiện
Hồ kị khí
Khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon, nitrat hoá
Khử BOD chứa cacbon
Khử BOD chứa cacbon (ổn định chất thải bùn)
Các quá trình xử lý sinh học trên được áp dụng để:
Khử các chất hữu cơ chứa cacbon trong nước thải, thường biểu thị bằng nhu cầu oxi sinh hoá – BOD, tổng cacbon hữu cơ – TOC hoặc nhu cầu oxi hoá học - COD.
Nitrat hoá.
Khử nitrat.
Khử phospho.
Oån định chất thải.
III.2. Những công nghệ đã được nghiên cứu để xử lý nước thải ngành công nghiệp chế biến cao su
III.2.1. Bể lọc sinh học hiếu khí
Công trình nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải (XLNT) ngành chế biến cao su đầu tiên được công bố năm 1957 (Molesworth, 1957) trong đó nước thải mủ Skim được xử lý trong phòng thí nghiệm bằng một bể lọc sinh học hiếu khí. Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm hữu cơ còn rất thấp. Thí nghiệm này được tiếp tục mở rộng trong một công trình khác cũng sử dụng bể lọc sinh học hiếu khí, trong đó hiệu quả xử lý được gia tăng bằng biện pháp hồi lưu nước thải (Molesworth, 1961). Hiệu quả xử lý BOD dưới 60% với thời gian lưu 20 ngày.
III.2.2. Hồ ổn định
Muthurajah và cộng sự (1973) khẳng định rằng xử lý sinh học bằng một bể kỵ khí theo sau là một bể hiếu khí có khả năng đạt yêu cầu cần xử lý nước thải cao su. Theo đó nước thải chế biến cao su chứa đến 80% chất rắn bay hơi, do đó cần phân hủy kỵ khí trước khi khi phân hủy hiếu khí. Phương pháp này thích hợp cho việc xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su cốm.
Nước thải cao su cốm: nước thải từ nhà máy chế biến cao su cốm được nghiên cứu xử lý trong hệ thống này với thời gian lưu nước khoảng 20 ngày thì có thể loại bỏ được 90% BOD, 73%COD, 31% tổng Nitơ và 44% Amonia Nitrogen.
Bảng 9: Tính chất nước thải cao su Crepe trước và sau xử lý
Chỉ tiêu
Trước xử lý
Sau xử lý
Hiệu quả (%)
BOD
COD
TSS
TỔNG NITƠ
AN
pH
305
846
546
75
64
6.3
32
226
445
52
36
7.0
89.5
73.3
18.5
30.7
43.7
-
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Bích – Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến cao su Việt Nam, 2002, tr 50 - 58)
Bảng 10: Tính chất nước thải cao su latex trước và sau xử lý
Chỉ tiêu
Trước xử lý
Sau xử lý
Hiệu quả (%)
BOD
COD
TSS
NITƠ TỔNG
pH
3520
4850
600
465
4.8
150
530
200
135
7.8
96
89.1
66.4
71.2
-
(ghi chú: tất cả các chỉ tiêu được tính bằng mg/l, trừ pH)
(Nguồn: Xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su FACS Ban quản lý môi trường Malaysia)
Cũng đối với nước thải chế biến mủ ly tâm thì khả năng xử lý của hệ thống hồ kỵ khí hồ tuỳ chọn với thời gian lưu nước trung bình khoảng 90 ngày, hệ thống này có khả năng loại 96%BOD, 89% COD, 66% Tổng Nitơ, 71% Amonia và 58% tổng chất rắn lơ lững từ nước thải chế biến mủ ly tâm.
III.2.3. Mương oxy hóa
Nghiên cứu của Ponniah (1975) có thể ứng dụng công nghệ mương Oxy hóa để xử lý nước thải của quá trình chế biến mủ ly tâm. Với công nghệ này có thể đạt được hiệu suất xử lý BOD khoảng 85% với thời gian lưu nước khoảng 17,5 ngày và lượng bùn hồi lưu là 75%. Cùng đó Ibrahim và cộng sự (1979) đã khẳng định rằng khả năng của kênh oxy hoá trong xử lý nước thải chế biến mủ ly tâm. Với thời gian lưu nước là 22 ngày có thể loại bỏ 96% BOD và 93% COD. Tuy nhiên ở công trình này hiệu quả xử lý Nitơ còn thấp, chỉ đạt 46% đối với tổng Nitơ còn 44% là Nitơ Amonia.
III.2.4 Bể đĩa quay
Borchardt (1970): bể đĩa quay là một công nghệ bùn hoạt tính. Đối với nước thải chế biến mủ cao su, hiệu quả xử lý được ghi nhận với COD là 94%, BOD là 98%, tổng Nitơ là 90% và Nitơ dạng Amonia là 92% từ nước thải chế biến cao su cốm đã qua xử lý kỵ khí (John và cộng sự, 1975 [78]). Tuy nhiên, đối với nước thải chế biến mủ ly tâm, vốn có hàm lượng Amonia cao hơn nên không thể thích hợp xử lý loại mủ này.
III.2.5 Bể lọc sinh học kỵ khí
Công trình bể lọc sinh học kị khí với nước thải chế biến mủ ly tâm pha loãng để có hàm lượng COD đầu vào từ 3000 – 6000 mg/l. Hiệu suất xử lý chất ô nhiễm hữu cơ đạt được là từ 89 – 98% COD với thời gian lưu nước tương ứng từ 4 – 26 ngày. Hiệu suất xử lý trung bình là 85% COD với tải trọng hữu cơ ở mức 3kg COD/m3/ngày. Khi tăng thêm tải trọng hữu cơ hàm lượng COD đầu ra tăng lên đáng kể, nhưng bể này có thể vận hành ổn định với tải trọng hữu cơ lên đến 8kg COD/m3/ngày.
III.2.6. Bể sục khí
Một nghiên cứu của Isa (1997), [73], đó là hệ thống hiếu khí đối với nước thải chế biến ly tâm. Hệ thống này sử dụng các thiết bị thổi khí từ đáy đã được dùng để xử lý nước thải chế biến mủ ly tâm ở quy mô công nghiệp. Nước thải này được nâng pH lên đến 9 trước khi đưa vào bể. Hệ thống này với thời gian lưu nước là 32,5 ngày.
III.2.7. Một số công nghệ đã và đang được thực hiện trong nước
Một số công nghệ xử lý nước thải đang được ứng dụng trong ngành chế biến cao su Việt Nam. Cụ thể tại một số nhà máy như sau:
Bảng 11: Hệ thống các công nghệ xử lý nước thải tại các nhà máy
Stt
Nhà máy
Nhóm công nghệ
1
Cua Pari
Bể gạn mủ – bể điều hoà – hồ kị khí – hồ tuỳ chọn – hồ lắng
2
Bố Lá
Bể tuyển nổi – bể gạn mủ – hồ kị khí – hồ tuỳ chọn – hồ lắng
3
Bến Súc
Bể gạn mủ – bể tuyển nổi – hồ sục khí – hồ lắng
4
Dầu Tiếng
Bể gạn mủ – bể tuyển nổi – hồ sục khí – hồ lắng
5
Long Hòa
Bể gạn mủ – hồ sục khí – hồ lắng
6
Phú Bình
Hồ lắng cát – hồ kỵ khí – hồ tùy chọn – hồ lắng
7
Tân Biên
Bể gạn mủ – bể tuyển nổi – hồ sục khí
8
Vên Vên
Bể gạn mủ – bể kị khí tiếp xúc – bể sục khí – bể lắng
9
Bến Củi
Bể gạn mủ – hồ kị khí – hồ tuỳ chọn – hồ lắng
10
Hàng Gòn
Bể gạn mủ – bể UASB – hồ sục khí – hồ lắng
11
Long Thành
Bể gạn mủ – hồ kị khí – hồ tuỳ chọn – hồ lắng
12
Cẩm Mỹ
Bể gạn mủ – bể điều hòa – bể thổi khí – bể lắng
13
Xà Bang
Bể gạn mủ – hồ kị khí – hồ sục khí – hồ tùy chọn - hồ lắng
14
Hoà Bình
Bể gạn mủ – bể điều hoà - bể tuyển nổi – bể thổi khí – bể lắng lam – bể lọc sinh học.
(Nguồn: Bộ môn Chế biến - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam )
Bảng 12: So sánh hiệu quả và yêu cầu xử lý
Chỉ tiêu
Giá trị trung bình từ các hệ thống
Giới hạn của cột B
(TCVN 5945 - 1995)
pH
7,43
5,5 – 9
COD
899
100
BOD
499
50
TSS
152
100
Tổng Nitơ
112
60
NH3 - N
81
1
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam – Báo cáo đánh giá hiện trạng kỹ thuật các hệ thống XLNT Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, tháng 4/2003)
Công nghệ đang được nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam – xã Lai Hưng, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương được thực hiện bởi ThS Nguyễn Ngọc Bích và cộng sự.
III.2.8. Mô hình nghiên cứu đang được thực hiện tại Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
Mô hình Pilot hệ thống công nghệ gồm 5 thành phần:
Bể điều hòa dung tích : 5m3.
Bể gạn mủ dung tích : 3,5m3.
Bể kỵ khí dung tích : 10m3.
Bể tảo cao tải dung tích : 35m3.
Bể lục bình dung tích : 15m3.
Mô hình được xây dựng bằng gạch và xi măng ở qui mô pilot (5m3/ngày) trong điều kiện sản xuất thực tế tại Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam – xã Lai Hưng, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
Mô hình được đưa vào vận hành ở chế độ một dòng. Hằng ngày mô hình tiếp nhận nước thải từ mương đánh đông cao su tờ. Tổng thời gian lưu nước là 13,5 ngày, gồm 1 ngày tại bể điều hoà, 0,7 ngày tại bể gạn mủ, 2 ngày tại bể kị khí cao tải, 7 ngày tại bể tảo cao tải và 3 ngày tại bể lục bình.
Bể điều hoà:
Nhằm mục đích tạo lưu lượng nước thải đều qua hệ thống để khắc phục biến thiên lớn về lưu lượng trong ngày và trong ca sản xuất.
Bể gạn mủ:
Là một bể chứa được chia làm nhiều ngăn để làm cho dòng chảy qua nó bị đổi hướng nhiều lần theo phương thẳng đứng. Nước thải chứa những hạt cao su chưa bị đông tụ trong quá trình đánh bông trước đó. Với thời gian lưu nước 17 giờ và trong môi trường axit (pH < 5.5), các hạt cao su này sẽ tiếp tục đông tụ và nổi lên mặt. Phân hủy kị khí bắt đầu xảy ra ở đây.
Bể kị khí
Sử dụng vi sinh vật kết bám, được duy trì ở mật độ cao bằng vật liệu kết bám làm bằng xơ dừa bố trí trong bể. Bể cũng được chia làm nhiều ngăn giống như bể gạn mủ, nhằm mục đích làm cho dòng chảy lần lượt đi qua tất cả các lớp vật liệu có chứa vi sinh vật dính bám. Quá trình khoáng hoá kị khí xảy ra ở đây.
Bể tảo cao áp
Là nơi tiếp nhận nước thải sau xử lý kị khí. Bể gồm nhiều kênh kề nhau, sao cho dòng chảy đi qua bể bị đổi hướng nhiều lần theo phương nằm ngang. Nước thải trong bể được khuấy trộn bằng dụng cụ cầm tay mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút, vào lúc 7 giờ và 14 giờ. Vi tảo Chlorella sp được gây nuôi trong hồ. Các quá trình khoáng hóa hiếu khí, trao đổi chất và oxy hoá xảy ra ở đây, với oxy do tảo cung cấp từ quá trình quang hợp.
Bể lục bình
Tiếp nhận nước thải sau xử lý ở bể nuôi tảo cao tải. Nước thải này sẽ có hàm lượng chất rắn lơ lững cao do sự có mặt của các tế bào tảo. Với cơ chế lọc tự nhiên và khả năng điều chỉnh pH, lục bình sẽ lọc tảo ra khỏi nước thải đã xử lý. Lục bình cũng có tác dụng làm sạch lần cuối nước thải trước khi xả ra môi trường ngoài. Định kì, lục bình được thu hoạch và thải bỏ hoặc sử dụng.
Sơ đồ mô hình hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su tại Viện nghiên cứu cao su Việt Nam:
Bể điều hoà
Bể gạn mủ
Bể kị khí
Bể
tảo cao tải
Bể lục bình
Nguồn
Nước thải vào
Bảng 13: Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình Pilot
CHỈ TIÊU
ĐẦU VÀO
CV%
SAU BỂ KỊ KHÍ
CV%
SAU BỂ CAO TẢI
CV%
SAU BỂ LỤC BÌNH
CV%
HIỆU SUẤT XỬ LÝ
pH
COD
BOD
TKN
AN
TSS
5.27
4831
2922
220
58
357
7.06
27.11
30.18
43.25
90.51
99.96
7.15
148
64
214
203
61
2.85
48.26
71.16
18.43
15.59
96.18
8.42
403
92
42
12
252
6.78
70.88
52.69
57.73
91.00
60.95
7.73
196
52
28
13
88
9.65
139.82
88.30
58.99
79.85
168.36
-
95.94
98.22
87.27
80.88
75.35
Chú thích: đơn vị tính của các chỉ tiêu trong bảng là mg/l (không kể pH)
CV: Coefficient of Variation (hệ số dao động)
Hiệu quả xử lý nước thải
Đối với nhóm chất ô nhiễm hữu cơ, hiệu suất xử lý toàn phần là rất cao (96% đối với COD và 98% đối với BOD). Các giá trị COD và BOD rất thấp (148 và 64mg/l) sau bể kị khí cao tải cho thấy phần lớn chất ô nhiễm dạng này đã được xử lý trong bể này. Do kết quả của quá trình sinh tổng hợp, COD và BOD lại tăng lên sau bể tảo cao tải (4.3 và 92 mg/l), rồi sau đó mới giảm đi sau bể lục bình (196 và 52mg/l).
Trong khi hàm lượng tổng Nitơ không thay đổi đáng kể (khoảng 220 mg/l), sự tăng hàm lượng ammonia sau bể kị khí cao tải (từ 68 mg/l lên đến 203mg/l) cho thấy kết quả của quá trình khoáng hoá kị khí trong bể. Lượng Amonia này giảm đi chủ yếu là do tác dụng đồng hoá của vi tảo trong bể tảo cao tải, biểu hiện bởi TSS, mà thành phần chủ yếu là tế bào tảo, tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, khả năng loại Amonia của bể tảo cao tải thấp hơn dự kiến và thấp hơn những kết quả nghiên cứu trước (Bich etal, 1999). Điều này có thể có nguyên nhân là sinh trưởng của tảo có phần nào bị giới hạn bởi chiều sâu của bể, hạn chế phần nào khả năng quang hợp. Bể lục bình hầu như chỉ đóng vai trò của một bộ lọc chất rắn. Sự giảm COD của nó chỉ dựa trên sự loại bỏ các tế bào tảo, trong khi hàm lượng Amonia trước và sau bể lục bình không thay đổi cho thấy khả năng của bể lục bình trong việc hấp thu chất dinh dưỡng không cao.
Với tổng thời gian lưu nước là 13,5 ngày, chất lượng nước thải sau cùng cho thấy khả năng đáp ứng cột C (TCVN 5945 – 1995), tiêu chuẩn Indonesia và tiêu chuẩn Malaisia cho nước thải chế biến cao su.
Từ các nguồn số liệu trên có thể cho ta thấy đặc tính của nước thải từ quá trình chế biến cao su chứa 2 thành phần gây ô nhiễm nước, đó là chất hữu cơ (thể hiện ở các chỉ tiêu COD và BOD) và chất dinh dưỡng (thể hiện ở các chỉ tiêu Tổng N và NH3-N). Về mức độ ô nhiễm, nếu ta đem so sánh với chất lượng nước thải đô thị thì hàm lượng các chất ô nhiễm này trong nước thải chế biến cao su cao hơn gấp nhiều lần. Sự khác biệt đó thể hiện ở bảng sau:
Bảng 14: So sánh hàm lượng các chất ô nhiễm giữa nước thải chế biến cao su và nước thải đô thị
CHỈ TIÊU
NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ ĐIỂN HÌNH
NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CAO SU
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm vừa
Ô nhiễm nặng
COD
250
500
1000
7084
BOD
110
220
400
3315
TSS
100
220
350
658
TỔNG N
20
40
85
253
NH3-N
12
25
50
78
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam – Báo cáo đánh giá hiện trạng kỹ thuật các hệ thống XLNT Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, tháng 4/2003)
Từ các giá trị trên cho thấy nồng độ ô nhiễm do nước thải cao su cao hơn gấp nhiều lần so với nước thải đô thị loại ô nhiễm nhất và thể hiện rõ nhất đó là chất hữu cơ và chất dinh dưỡng.
CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
IV.1. Nguồn phát sinh và lưu lượng nước thải:
Trên cơ sở khảo sát hoạt động sản xuất và phân tích đánh giá các nguồn ô nhiễm tại phân xưởng sản xuất của Công ty TNHH SX – TM Vạn Thành ta nhận thấy nguồn gây ô nhiễm lớn nhất, cần quan tâm nhất là nước thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Nguồn nước thải sinh hoạt: được thải ra từ các khu vệ sinh, khu vực nghỉ giữa ca, nhà ăn. Trong nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, dễ phân huỷ cũng làm nhiễm bẩn nghiêm trọng nguồn nước, gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá, suy giảm hàm lượng ôxy hoà tan, đồng thời là nguồn chứa các vi rút và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn...
Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính theo quy định 20 TCVN-33-85 của Bộ Xây Dựng là 25lít/người/ca làm việc
Q1 sinh hoạt = 1500 người x 25L/người/ca = 37,5 m3/ngày.
Nước dùng cho nhu cầu ăn uống, chuẩn bị bữa ăn cho công nhân được tính theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-87 là 25lít/người/bữa ăn.
Q2 sinh hoạt = 1500 người x 25L/người/bữa ăn x 1bữa ăn/ngày = 37,5 m3/ngày.
Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt là Qsinhhoạt = 37,5 + 37,5 = 75m3/ngày
- Nguồn nước thải sản xuất: chỉ sinh ra ở khâu ly tâm mủ Latex. Đặc tính của loại nước thải này có hàm lượng chất hữu cơ khá cao, khó phân hủy. Khi thải ra môi trường thì đây là một nguồn ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước. Hơn nữa, sau một thời gian các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nên tạo mùi hôi gây ô nhiễm môi trường không khí.
Lưu lượng nước thải sản xuất là : Qsảnxuất = 225m3/ngày.
=> Lưu lượng tổng cộng = Qsảnxuất + Qsinhhoạt = 225 + 75 = 300 (m3/ngày.đêm)
IV.2. Thành phần tính chất nước thải:
Nước thải sinh hoạt:
Không lấy mẫu tại Công ty để phân tích chỉ tiêu, nhưng do tính chất của nước thải sinh hoạt không thay đổi nhiều nên có thể lấy giá trị điển hình như sau: COD = 500mg/L; BOD5 = 250mg/L; SS = 220mg/L; phospho = 8mg/L; nitơ NH3 và nitơ hữu cơ =40mg/L; pH = 6,8; TS = 720mg/L (trang 32, Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Nga - Giáo trình công nghệ xử lí nước thải – NXB KHKT, 1999).
Nước thải sản xuất:
Kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty do Công ty TNHH SX – TM Vạn Thành cung cấp và được trình bày theo bảng sau:
Bảng 15: Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của Công ty nệm Vạn Thành
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
pH
-
4,7
2
COD
mg/l
891
3
SS
mg/l
1680
4
Tổng Nitơ
mg/l
32,2
5
BOD5
mg/l
740
6
Độ màu
Pt-Co
161000
7
Độ đục
FAU
44500
(Phòng thí nghiệm, trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ)
Kết quả phân tích nước thải sản xuất Công ty nệm mousse - Cao su Vạn Thành cho thấy các đặc điểm chính như sau :
Do nguyên liệu sử dụng là latex cao su đậm đặc 60 – 70% (qua li tâm) nên nước thải rửa bồn có chứa nhiều thành phần cao su ở trạng thái phân tán rất dễ kết tụ.
Nước thải có pH thấp.
Hàm lượng chất ô nhiễm cao thể hiện qua chỉ tiêu COD. Nguyên nhân chính khiến COD cao là pha bị phân tán – các hạt tử cao su thiên nhiên với khối lượng phân tử lớn, mạch dài. Một phần nhỏ nữa là do các hợp chất hữu cơ, khoáng chất trong pha phân tán.
Hàm lượng N-NH3 khá cao, do trong quá trình bảo quản latex có sử dụng dung dịch amonia tạo môi trường kiềm và diệt khuẩn.
Độ màu và độ đục rất cao và dao động mạnh tuỳ vào lượng nước rửa bồn và lượng nguyên liệu còn đọng lại trong bồn phối trộn.
Chất lơ lửng là những cụm cao su có kích thước nhỏ tạo bởi quá trình đông kết tự nhiên và chất bẩn trong quá trình cọ rửa bồn nhúng khuôn. Hàm lượng SS thường từ 1000 – 1700mg/L.
Nói chung, nước thải sản xuất Công ty nệm mousse - cao su Vạn Thành có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, pH , độ màu, độ đục đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép thải. Nguồn thải này có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân xung quanh nếu không được quan tâm xử lý.
IV.3. Nguồn tiếp nhận và yêu cầu xử lý
Nguồn tiếp nhận: kênh An Hạ, thuộc địa phận huyện Củ Chi. Kênh An Hạ là một nhánh của sông Sài Gòn, nước được sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
à Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6984 – 2001: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.
IV.4. Đề xuất phương án xử lý nước thải:
IV.4.1. Cơ sở đề xuất:
Qua khảo sát hoạt động sản xuất và phân tích đánh giá các nguồn ô nhiễm tại phân xưởng sản xuất của Công ty TNHH SX – TM Vạn Thành tại địa chỉ ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung – Huyện Củ Chi – TP Hồ Chí Minh. Cho thấy: Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất, quan trọng nhất, cần quan tâm xử lý nhất là ô nhiễm nước thải với lưu lượng thải khoảng 300m3/ngày (trong đó sản xuất chiếm 225m3/ngày, sinh hoạt chiếm 75m3/ngày).
Nguồn ô nhiễm này có khả năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, có khả năng ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm và chất lượng môi trường xung quanh khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân xung quanh nếu không được quan tâm xử lý tốt.
Các tác động tiêu cực có thể kể ra như sau :
Các mảng cao su bám dính lên thành mương dẫn, bề mặt các công trình lâu ngày gây tắc nghẽn mương dẫn và giảm mĩ quan của công trình.
Các hạt tử cao su đóng váng trên mặt nước và bao kín bề mặt quang hợp ngăn cản quá trình phát triển của các thực vật nước.
Gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng nguồn tiếp nhận.
Nước thải có pH thấp, chứa các hợp chất dễ bị phân huỷ sinh học như các protêin, lipit, axit béo, đồng thời lại chứa nhiều loại vi khuẩn. Khi thải ra nguồn tiếp nhận có khả năng làm cạn kiệt hàm lượng ôxi hoà tan trong nước do quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh.
Latex cao su phân huỷ trong điều kiện yếm khí tạo ra các sản phẩm như H2S, mecaptan, các axit amin, axit béo, bazơ hữu cơ gây mùi rất khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân cũng như dân cư khu vực xung quanh xí nghiệp, cống xả...
Thêm vào đó, lượng nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, dễ phân huỷ cũng làm nhiễm bẩn nghiêm trọng nguồn nước, gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá, suy giảm hàm lượng ôxy hoà tan, đồng thời là nguồn chứa các vi rút và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn...
Những phân tích trên cho thấy:
Việc xử lý nước thải cho Công ty TNHH SX – TM Vạn Thành là vấn đề cần thiết và cần phải thực hiện ngay.
Đòi hỏi có sự nghiên cứu, đưa ra công nghệ xử lý phù hợp, đạt hiệu quả cao, khả thi trong điều kiện thực tế.
So sánh kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của Công ty nệm Vạn Thành với tiêu chuẩn nước thải TCVN 6984 - 2001, ta có bảng sau:
Chỉ tiêu
Đầu vào (mg/l)
TCVN 6984 - 2001
SS
1680
80
COD
891
60
BOD5
740
30
Như vậy:
Đối với chỉ tiêu SS: vượt ngưỡng cho phép (lần)
Đối với chỉ tiêu COD: vượt ngưỡng cho phép (lần)
Đối với chỉ tiêu BOD5: vượt ngưỡng cho phép (lần)
Đề xuất:
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất sinh ra từ các khâu sản xuất, đặc biệt là khâu ly tâm mủ Latex. Đề xuất sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải như sau:
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sản xuất
Song chắn rác
Mương
vớt mủ cao su
Ngăn tiếp nhận
Máy tuyển nổi
Bể trung gian
Bể UASB
Bể Aerotank
Bể lắng 2
Bể khử trùng
Nguồn
Bơm
Bể tự hoại
Mủ cao su
Thùng chứa
Bán cho các cơ sở tái chế
Máy thổi khí
Máy thổi khí
Clorua vôi
Bể
chứa bùn
Bùn tuần hoàn
Bùn dư
Bơm
Hiệu